Lộc Môn các được xây ở trong Thái Bình phường đối diện với đại môn Vị Ương cung, lâu cao ba tầng, rường cột trạm trổ, mang theo vẻ cổ điển của tiền Tần.
Chủ nhân của Lộc Môn các tới từ Lộc Môn Sơn Tương Dương, Lộc Môn cư sĩ Bàng Đức công.
Trên tầng hai của lầu gác đặt từng chồng từng chồng Lục Kinh Chú Sơ được in ấn ra, cuốn sách này tập trung kinh diên giảng học lần cuối cùng của Lục Kinh bác sĩ Trịnh Huyền, được sĩ tử các nơi chỉnh lý lại. Nghe nói trừ mười mấy người tham dự biên soạn ra thì chỉ có Tào Tháo, Đổng Phi, Lưu Biểu là được tặng một bộ.
Tào Tháo là chủ Thanh Châu, lại học vấn rộng lớn, có hiền danh trong văn đàn.
Lưu Biểu từ thời Hán Linh đế đã là danh sĩ có tiếng thiên hạ, cho nên được một bộ.
Còn Đổng Phi được một bộ thì nằm ngoài dự liệu của rất nhiều người, từ nhiều phương diện mà nói, Trịnh Huyền đại biểu cho giai cấp sĩ nhân, đây là tín hiệu hòa giải của sĩ nhân với Đổng Phi. Bất kể trước kia sĩ nhân nhìn nhận Đổng Phi ra sao, sau khi y thắng liên quân ở Lạc Dương, thế lực Quan Trung ngày càng củng cố, đã mơ hồ có loại địa vị chính thống.
Lục Kinh Chú Sơ với Đổng Phi mà nói không có giá trị lắm.
Tuy nói y có một số thành tựu nhất định với cổ văn, song thực tế y vẫn không ưa loại sách vở này, đem lưu trữ là lựa chọn không tệ.
Song nếu như có thể khiến người thiên hạ đều có thể đọc được nó, hẳn Trịnh Huyền trên trời có linh thiêng cũng sẽ vô cùng vui vẻ.
Khi tấm màn bí mật của Lộc Môn Sơn được vén ra, ba nghìn cuốn Lục Kinh Chú Sơ trong một ngày được bán sạch sẽ.
Người xưa muốn đọc sách hoặc là mượn, hoặc thông qua thủ đoạn khác như sao chép để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Nhưng nay không còn nữa, một quyển sách in chữ Triện hai đồng, dù là với người bình thường cũng không là gì. Một bộ sách tổng cộng 26 quyền, giá thống nhất có 50 tiền, làm sĩ tử Trường An trong ngày Lộc Môn Sơn mở cửa tức thì điên cuồng.
Đổng Phi đứng trên tầng ba Lộc Môn các, nhìn dòng người phía dưới, miệng nở nụ cười. Đây xem như một loại mở đầu tốt đẹp, tin rằng không lâu nữa sách do Lộc Môn các xuất bản sẽ trải khắp Đại Giang nam bắc.
Đọc sách không còn là quyền lợi riêng của thế tộc môn phiệt nữa.
Lý Quỳ ôm một bộ sách, cung kính đứng sau lưng Đổng Phi, hắn và Mã Lương đều là người đọc sách, sao không nhận thức được khổ công trong đó của Đổng Phi, nhìn bóng lưng hùng sư đó, mà mắt ướt nhòe, việc làm này của Lương Vương, mang tới đại lợi cho người đọc sách thiên hạ.
- Được rồi, chúng ta đi thôi.
Mã Lương nói nhỏ:
- Thiên tuế, một lát nữa Lộc Môn cư sĩ còn mở kinh diên ở tầng hai, người không tham gia à?
Đổng Phi không nhịn được cười:
- Ta tham gia làm cái gì, nói cũng không lại bọn họ, so với ngồi đó luận đạo, chẳng bằng làm ít việc thực tế. Hơn nữa ta nghĩ những lão tiên sinh cũng không vui vẻ gì khi thấy ta đâu.
- Vậy bây giờ?
- Bọc sách lại, ta đi Bách Lương Đài cận kiến thánh thượng.
Cho dù Đổng Phi không thích Phật giáo, nhưng không thể xem thường cảm thụ của Lưu Biện, huống hồ y lệnh người đề chữ ở trong Lộc Môn Sơn là: Hải nạp bách xuyên ( Biến chứa trăm dòng). Một số việc chẳng thể làm bừa theo hứng thú của y, chỉ cần nắm được trong tay thì học thuyết gì cũng được.
Lộc Môn các mở cửa hơn một tháng, cũng náo nhiệt suốt ba mươi ngày.
Cùng với việc sĩ tử Trường An thỏa mãn được sách vở mà họ cần, Lộc Môn các dần yên tĩnh lại. Sau đó Tây Bình phường không ngừng in ra các loại sách đưa tới Lộc Môn các. Chỉ cần người đọc sách biết chữ nhiều lên, thanh danh của Đổng Phi càng lớn.
Quan Đông thì trở nên hỗn loạn.
17 ngày sau khi Lữ Bố đánh vào Nam Dương, Lưu Bị đột nhiên xuất binh, lấy Quan Vũ làm soái, Hứa Du làm quân sư, chinh phạt Nhữ Nam.
Binh tới dưới thành, Quan Vũ chém Thái Dương, Lưu Diệp đại bại, lấy chỗ hiểm yếu của hẻm Hắc Lư, dựng lên một đạo phòng tuyến, tử chiến đánh lui quân Quan Vũ.
Có điều Lưu Diệp cũng không thể lui được nữa.
Nếu lui, cửa vào Toánh Xuyên sẽ mở ra, Quan Vũ thậm chí có thể đánh vào Hứa Xương. Tháng 4, Tào Tháo lệnh Hưng quốc tướng quân Tào Nhân dẫn mười vạn binh mã, lập phòng tuyến ở một dải Hạng Huyền và Chinh Khương, đồng thời phái sứ thần tới Kinh châu giải thích với Lưu Biểu.
Nghiệp Thành, Ký Châu.
Tư Mã Lãng đủng đỉnh nói:
- Viên công, Tào tháo soán quyền, lập Ngụy đế là hành vi của quốc tặc. Nay Bái quốc không cam lòng thấy hoàng thất hổ thẹn, nên phái binh Nhữ Nam. Tiểu thần trước khi đi sứ, Huyền Đức công không ngừng dặn, thấy Viên công phải hết sức cung kính. Lúc Huyền Đức công nguy nan, được Viên công thu nhận, tới nay vẫn ghi nhớ trong lòng. Thế nên nay xuất binh đánh Tào, cũng không quên Viên công.
Viên Thiệu mặt âm trầm cười lạnh:
- Không dám quên? Lưu Huyền Đức thật là có lòng. Chỉ e không có sức đối phó với Tào Mạnh Đức, muốn ta phái binh hiệp trợ chứ gì.
Tư Mã Lãng nghiêm mặt nói:
- Viên công, lời ấy sai rồi. Huyền Đức công tuy không bì được với Tào Tháo, nhưng hợp lực với Lưu Kinh Châu, cũng đủ sức đánh. Nay giang sơn Hán thất ta, ngoài có quốc tặc hoành hành, trong có gian thần nắm quyền, chính là lúc chúng ta thể hiện tài năng, báo đền quốc gia. Viên gia bốn đời tam công, một lòng trung thành với Hán thất, ấy là điều ai ai cũng biết. Huyền Đức công từng nói, phục hưng Hán Thất, ngoài Đại tướng quân thì còn ai ....
Đổng Phi hùng cứ Quan Trung, Hoàng Thống chuyển vào Trường An, Viên Thiệu chỉ còn cái hàm tư không, danh Đại tướng quân bị phế trừ, làm Viên Thiệu cực kỳ khó chịu. Nhưng làm được gì nào? Đánh à? Tuyệt đối không đánh lại Quan Trung.
Nghe Tư Mã Lãng gọi mình là Đại tướng quân, Viên Thiệu lòng
Có điều muốn hắn xuất binh thì không thể, dù sao vừa mới đại chiến một trận với Tào Tháo, Đại kích sĩ đang gây dựng, nguyên khí chưa phục hồi.
Tư Mã Lãng nói:
- Nếu Đại tướng quân nguyện ý, Huyền Đức công và Lưu Kinh châu sẵn lòng theo hiệu lệnh. Thanh Châu tiền lương nhiều, nhân khẩu lắm. Đại tướng quân có thể lấy hai vùng Thanh Duyệt, đánh bại Tào Tháo, rồi nghênh đón thiên tử, được hết thiên thời, chẳng tuyệt lắm sao?
Lời này nói rất hàm hồ.
Là thiên tử nào, ở Hứa Xương hay Trường An?
Song Viên Thiệu động lòng, dù mặt không lộ ra chút nào, nhưng ánh mắt hòa hoãn hơn.
Tư Mã Lãng là hậu dệ Tư Mã gia bốn trăm năm, trải qua nhiều kiếp nạn, bản lĩnh nhìn mặt đoán y là sỗ một, thoáng cái thôi đã nhìn ra rất nhiều manh mối.
- Huyền Đức công nguyện thuyết phục Lưu Kinh Châu phối hợp hành động với Đại tướng quân. Tới lúc đó Đại tướng quân chiếm ba châu Quan Đông, chún ta xuất binh từ Toánh Xuyên. Tào Tháo làm sao kháng cự nổi? Thời cơ mất rồi không tới nữa, mong Đại tướng quân cân nhắc rồi định đoạt.
Ý tứ biểu đạt rõ ràng, tiêu diệt Tào Tháo, Thanh Châu và Duyệt Châu thuộc về ngươi, bọn ta và Lưu Biểu chia đôi Dự Châu.
Nếu như xuất hiện cách cục này, Viên Thiệu chiếm cứ địa vị bá chủ Quan Đông. Loại dụ hoặc này làm tin hắn đập thình thịch.
Phải nói là Viên Thiệu bất mãn với Tào Tháo từ lâu rồi.
Con cháu hoạn quan, bằng vào cái gì mà chiếm cứ ba châu? Còn tên Đổng Phi, chẳng qua là Lương gia tử, dựa vào cái gì mà ăn trên ngồi chốc? Ta, Viên Bản Sơ, xuất thân bốn đời tam công, người thiên hạ ai nghe tên ta mà không võ tay tán thưởng? Khi ta làm ti đãi giáo úy, Tào Tháo, Đổng Phi chỉ là hạng thảo dân.
- Lúc này để cho ta nghĩ đã, Tư Mã tiên sinh tạm ở lại phủ, khi có tin tức ta sẽ thông báo với tiên sinh.
Tư Mã Lãng cười:
- Thịnh tình của Đại tướng quân, Lãng vô cùng cảm kích. Có điều chuyện binh nặng nề, phải sớm ngày về Từ Châu, nếu không không còn kịp nữa.
Hàm ý là ngươi mau hành động đi, nếu không đợi bọn ta đánh bại Tào Tháo rồi thì không còn được gì đâu.
Tiễn Tư Mã Lãng đi rồi, Viên Thiệu bắt đầu tính toán.
Chốc lát sau hắn lệnh người gọi đám Điền Phong, Chu Linh tới thương lượng.
- Ta muốn dốc hết quân Ký Châu đoạt lấy hai châu Thanh Duyệt, Tào Tặc ăn trộm quốc thổ, là hạng hại nước hại dân, các vị thấy sao?