– Ngọc Linh. Cầm lấy – Quân Dạ Thành cầm một quyển sách trên kệ sách ném cho Ngọc Linh.
Ngọc Linh căm tức nhìn Quân Dạ Thành nhưng vẫn cầm sách.
– Nhanh lên, cô chậm quá. – Quân Dạ Thành nhíu mày nhìn Ngọc Linh.
Ngọc Linh phẫn hận nói. – Kệ tôi. Cậu lắm chuyện.
– Cô là nha hoàn của tôi. – Quân Dạ Thành lạnh lùng nhìn Ngọc Linh.
– Dạ… dạ… Đại Hoàng Tử. – Ngọc Linh nghiến răng nghiến lợi nói. Thật đúng là chịu tội mà.
Mới sáng sớm cô vừa đến trường, vừa vào lớp thì bắt gặp một nam sinh đến truyền lời nói cô đến thư viện gặp Quân Dạ Thành. Ai ngờ vừa đến nơi lại bị hắn kéo làm culi cầm sách cho hắn. Thật bực mình mà, đã vậy còn bị hắn chê lên chê xuống, thật muốn một cước đạp chết hắn.
– Còn đứng người ra đó làm gì. Nhanh lên. – Quân Dạ Thành nhíu mày không kiên nhẫn nói.
– Vâng… Vâng… tôi đến ngay. – Ngọc Linh bê một chồng sách đi theo Quân Dạ Thành.
Trong thư viện thường có mấy bộ bàn ghế cho học sinh ngồi đọc sách.
Quân Dạ Thành kéo ghế, ngồi xuống. Mắt nhìn Ngọc Linh, tay chỉ lên bàn.
Ngọc Linh bĩu môi để chồng sách lên bàn, kéo ghế ngồi gần đó.
Quân Dạ Thành tiện tay rút một quyển sách, lật vài trang xong gấp lại. Để sách sang một bên, lại rút một quyển khác. Lập lại động tác nhiều lần như thể đang tìm gì đó.
Ngọc Linh nhàm chán nhìn Quân Dạ Thành.
Mà kể cũng lạ. Đáng lí ra sau khi cô trở thành nha hoàn của hắn đám fan của hắn sẽ đến tìm cô gây rối mới đúng. Nhưng đã qua mấy ngày đã một khoảng thời gian cũng không có chuyện gì xảy ra. Lạ thật, chẳng lẽ là yên bình trước cơn bão.
– Thất thần cái gì vậy. Mau cầm đống sách này trở về chỗ cũ. – Quân Dạ Thành lạnh lùng nói.
Ngọc Linh giật mình, tay vỗ vỗ ngực, tức giận nói. – Anh làm tôi giật hết cả mình.
Nói thì nói, cô cũng biết phận đem sách trả về chỗ cũ. Cũng may đám sách này lấy từ giá sách gần đây.
– Trả sách xong cô có thể tự làm việc của mình. – Quân Dạ Thành đơn giản nói, dứt lời liền rời đi.
– Đã biết. – Ngọc Linh nhàn nhạt nói.
*******
– Mẹ, tên đại hoàng tử đó mới sáng kêu mẹ làm gì vậy. Hắn có ức hiếp mẹ không? – Mai Liên vừa thấy Ngọc Linh trở về lớp liền kéo cô lại hỏi thăm.
– Không sao. Con không cần lo lắng. – Ngọc Linh cười nhẹ nói. Cô không muốn cho Mai Liên lo lắng nên chỉ đơn giản nói.
– Thật không. – Mai Liên nghi ngờ nhìn Ngọc Linh.
Ngọc Linh gật đầu xác nhận. – Thật
– Thôi được, con tin mẹ. Mà mẹ nè, sắp tới trường mình tổ chức Lễ Hội Cổ Trang đó. – Mai Liên hai mắt tỏa sáng hứng thú kéo tay Ngọc Linh nói.
– Lễ Hội Cổ Trang – Ngọc Linh khó hiểu nhìn Mai Liên. Cô thật không hiểu lễ hội này là có ý gì. Mà hình như lúc nãy Quân Dạ Thành lấy toàn là sách về cổ đại.
– Lễ hội cổ trang là lễ hội do Đại Công Chúa Giáng Thiên Tuyết đứng ra tổ chức. Mọi người trong trường, ai cũng có thể tham gia. Trang phục và mọi lễ nghi đều lấy hình thức cổ đại. Tuỳ chọn thời đại, miễn sao có liên quan đến lịch sử nước ta. – Mai Liên thừa biết Trần Ngọc Linh là người vô tâm, không bao giờ quan tâm mọi chuyện nên liền giải thích.
– Ra vậy. Rồi sao. – Ngọc Linh nhìn Nguyễn Mai Liên. Cô không tin là con nhỏ này không có mục đích khi nói chuyện này.
– Mẹ tham gia không. Cuối tuần này là tổ chức. – Mai Liên trông mong nhìn Ngọc Linh. Đi nha, đi nha.
– Để xem đã. – Ngọc Linh nhàn nhạt nói. Cổ Trang, nghe cũng thú vị. Cô cũng thích cổ đại lắm a. Nhất là khi đọc tiểu thuyết cổ đại xuyên không.
– …. – Mai Liên thật sự không còn gì để nói.
********
Biệt thự Dạ Hoa
Tại phòng khách.
Năm người Quân Dạ Thành, Châu Tử Lâm, Hoàng Văn Tuấn, Lê Thuấn, Lý Huyền đang ngồi trên sô-pha, trên bàn bày một đống trang phục, đồ dùng cổ trang.
– Lễ hội năm nay thú vị thật. Mà mọi người tính chọn thời đại nào. – Lý Huyền cầm cây quạt trên bàn mở ra quạt quạt.
– Nhà Lý. – Quân Dạ Thành lạnh lùng nói.
– Nhà Lý. OK. – Lý Huyền gật đầu.
– Nếu vậy chúng ta nên chọn trang phục tầng lớp nào. – Hoàng Văn Tuấn nhàn nhạt nói.
– Quý Tộc. – Châu Tử Lâm đơn giản nói. Tay cầm một khối ngọc bội xem xét. Quả là ngọc tốt.
– Mà sao đại ca tìm đâu ra mấy món đồ này hay vậy. – Lê Thuấn một bên xem xét mấy món đồ, một bên nói.
– Giáng Thiên Tuyết – Quân Dạ Thành vẫn lạnh lùng nói.
– À… ra vậy. Lễ hội lần này cũng do cô ta chủ trì mà. – Lý Huyền gật đầu nói.
– Ừm. – Châu Tử Lâm nhàn nhạt liếc nhìn Lý Huyền.
******
Những ngày kế tiếp trôi qua cũng không mấy đặc biệt.
Ngọc Linh mỗi ngày đều bị Mai Liên quấn quýt kéo đi mua đồ để chuẩn bị cho lễ hội.
Cô không còn cách nào khác đành đi theo.
Shop thời trang Cổ Trang
Mai Liên một mạch dắt tay cô đến chỗ bán đồ cổ trang thời Lý.
– Con tính chọn nhà Lý. Tại sao? – Ngọc Linh nhìn một hàng dài đồ cổ trang. Cảm thấy chúng rất đẹp. Bản thân cũng cầm lên một món trang sức trâm cài bằng nhựa tinh xảo. Không để ý nói.
– Là bởi vì trang phục nhà Lý được xem là Tiền Đề Thời Trang Việt. – Mai Liên nói với vẻ ngưỡng mộ.
– Ừm, được rồi, mau lựa nhanh lên. Con tính lấy y phục thuộc tầng lớp nào. – Ngọc Linh nhàn nhạt nói.
– Đương nhiên là Quý Tộc. – Mai Liên không cần suy nghĩ trực tiếp nói. Không đợiNgọc Linh có phản ứng gì liền kéo cô lựa đồ.
– Tuỳ con đi. Mà sao dạo này không thấy Phong đâu vậy. Cậu ấy cũng không đi học. – Ngọc Linh khó hiểu hỏi. Mấy ngày nay cô không thấy Đông Phương Phong đi học, đúng là có điểm không quen.
– Nếu Phong mà biết mẹ quan tâm cậu ấy như vậy chắc vui đến phát điên luôn. Con nghe nói nhà Phong xảy ra chuyện nên cậu ấy xin nghỉ học một thời gian trở về. Mẹ đừng lo. – Mai Liên vừa lựa đồ vừa không để ý nói.
– Ừm. – Ngọc Linh chỉ nhàn nhạt đáp.
– Mẹ, bộ này thế nào. Đẹp chứ. – Mai Liên vui vẻ kêu lên, tay cầm một bộ y phục đưa cho Ngọc Linh xem.
– Để mẹ xem. – Ngọc Linh nhận lấy y phục, tinh tế đánh giá. Đó là một bộ áo dài tứ thân và chiếc váy bằng lụa cực kì xinh đẹp.
– Đẹp lắm đúng không. Mau vô thay đồ cho con xem đi. – Mai Liên thấy Ngọc Linh tỏ ý thích bộ y phục liền hối thúc nói. Cũng không quên đẩy Ngọc Linh vào phòng thay đồ.
Ngọc Linh cũng không từ chối liền vào phòng thay đồ.
Mai Liên cũng nhân cơ hội chọn lấy một bộ áo dài tứ thân và chiếc váy bằng lụa xinh đẹp, bước vào phòng thay đồ.
Nhân viên trong shop lập tức kéo rèm che, đứng canh ở một bên đề phòng có người bất ngờ đi vào.
Mười lăm phút sau.
Ngọc Linh và Mai Liên đồng thời bước ra.
Ngọc Linh một thân áo dài tứ thân với bốn vạt áo đều được kéo dài có bốn màu là vàng, xanh, đỏ, hồng. Thân trước có hai vạt mở giữa, hai vạt trước thắt lại tết nút, phần vạt còn lại bỏ thõng xuống dưới. Vòng eo buộc thắt lưng nhuộm năm màu sắc cầu vồng, thắt quanh người hai vòng, phần còn dư ở hai đầu thắt nút giọt lệ, còn chừa một ít buông rủ dải thắt lưng xuống phía trước. Hai đầu thắt lưng dệt tết thành tua. Đường viền hoa văn trên trang phục tinh tế nhưng cũng giản dị lại không mất phần sang trọng. Váy lụa màu trắng gồm ba lớp là cạp váy, gấu váy và thân váy, váy lụa dài đến mắc cá chân. Xinh đẹp, duyên dáng vô cùng.
Mai Liên một thân áo tứ thân với bốn màu phân biệt hồng, cam, lục, lam với bốn vạt áo đều được kéo dài. Kiểu cách không khác gì váy áo tứ thân của Trần Ngọc Linh, chỉ khác váy màu hồng. Trông xinh đẹp, lại không mất phần duyên dáng.
– Woa… trông hai em đây thật xinh đẹp và duyên dáng. Hai bộ này rất hợp với hai em. Lại đây, để mấy anh vấn khăn cho thì càng đẹp hơn nữa. – Một nhân viên phục vụ lại gần hai người khen không dứt miệng. Hai mắt tỏa sáng nói.
Ngọc Linh và Mai Liên cười gật đầu ngồi vào ghế nhìn hai chuyên gia vì hai cô vấn khăn.
Trong lúc vấn khăn, hai người cũng nghe hai chuyên gia làm tóc nói những đặc điểm về trang phục thời Lý. Nhờ đó hai cô cũng có nhiều thêm kiến thức về trang phục truyền thống của dân tộc.
Từ thời Lý, trang phục của người Việt Nam đã được hình thành với những bản sắc riêng rõ nét, được coi là tiền đề lớn cho những bước phát triển sau này…
Triều đại nhà Lý (1009-1225) những quy định về phục trang đã được đặt ra một cách cụ thể. Năm 1029, Vua Lý Thái Tông định quy chế mũ áo của các công hầu và các quan văn võ. Đến năm 1040, nhà vua chủ trương dùng gấm vóc trong nước để may lễ phục mà không dùng gấm vóc của nhà Tống. Số gấm vóc của nhà Tống còn lại trong kho được phát hết ra may áo cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên là áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên là áo bào bằng vóc. Điều này biểu thị chí tự cường, tự lập của dân tộc đã khá cao.
Đến năm 1059, Vua Lý Thánh Tông định triều phục cho các quan. Vào chầu vua, các quan phải đi tất, đi hia và đội mũ phác đầu. Mũ phác đầu có 4 góc, 4 tai, phía sau có 2 tai ngang (tức mũ cánh chuồn), mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt đai da. Lệ đội mũ phác đầu, đi hia bắt đầu có từ thời này.
Thời đó, các vũ nữ được quy định kiểu tóc búi cao lên đỉnh đầu, trên trán có một điểm trang trí, mái tóc điểm những bông hoa, tay đeo vòng, cổ đeo những chuỗi hạt, mặc váy ngắn có nhiều nếp.
Trang phục của nhạc công cũng khá độc đáo với mũ chùm kín tóc, phía trên mũ được làm cao lên và trang trí các diềm uốn lượn.
Thời Lý có lệnh cấm người dân mặc áo màu vàng (giai đoạn năm 1182), con gái trong dân gian không được bắt chước kiểu búi tóc như cung nhân. Người Việt thời Lý thường bỏ tóc dài và đội khăn quấn. Người trung niên và có tuổi búi tóc ở phía sau gọi là búi tóc củ hành, sau đó quấn khăn bao quanh ra ngoài nhiều vòng.
Người lao động quấn khăn buộc đầu rìu hoặc buộc lệch ở thái dương, cắt tóc ngắn, hoặc buông xõa hai vai hoặc quấn vòng quanh cổ. Có nhiều loại khăn quấn thời đó: Khăn ngắn dài khoảng một thước ta (0,6m), quấn vòng từ sau gáy choàng qua búi tóc hoặc qua tóc tới trước trán phía trên chân tóc, rồi buộc thắt nút, để hai đuôi khăn vểnh lên (kiểu quấn khăn đầu rìu); Khăn quấn dài là lối quấn khăn truyền thống của người Việt khi làm việc gì trang trọng. Kiểu quấn khăn này có bỏ tua ở hai đầu khăn dùng cho nội quan, ví dụ thái giám khăn bằng gấm; cấp thượng phẩm sáu tua màu tía xen màu biếc, trung phẩm có tua màu nhạt hơn, hạ phẩm tua màu đen có kim tuyến. Khăn quấn dài là loại khăn của tầng lớp quý tộc, thường bằng gấm vóc có màu sẫm; người trung lưu thì dùng lụa là; người lao động thì dùng vải quyến đề làm khăn. Loại khăn này khi nho học phát triển ở thời Hậu Lê từ thế kỷ XV, do ảnh hưởng Nho giáo mới chú ý đến quấn chéo khăn, lộ hình chữ nhân.
Khăn vấn tóc có khổ rộng khoảng một gang tay (20cm), chiều dài độ một sải tay. Chất liệu khăn thường là vải và nhung có màu sắc đậm như đen, tím sẫm, đỏ sẫm, nâu non, nâu già nhưng chủ yếu là đen.
Trang phục phụ nữ người Việt cổ bao gồm khăn đội đầu (khăn vuông), khăn vấn tóc, yếm, thắt lưng, áo cánh, váy, áo tứ thân, áo năm thân.
Chiếc yếm của phụ nữ là một miếng vải hình vuông khoét một góc tạo thành cổ, phần vải còn lại tạo thành chiếc yếm ở trước ngực làm đồ lót mặc sát người của phụ nữ Việt Nam. Yếm thường được may bằng lụa hoặc vải nõn sợi nhỏ hoặc vải quyến đủ các màu sắc trừ màu đen.
Thắt lưng trong trang phục phụ nữ thời Lý thường được dệt bằng lụa sồi có độ dài thắt quanh người hai vòng, mà vẫn còn dài để có thể thắt nút giọt lệ, buông rủ dải thắt lưng xuống phía trước. Độ dài thắt lưng khoảng 1,5-2m, rộng chừng 15-20cm. Hai đầu thắt lưng người ta chừa khoảng sợi dọc (còn gọi là sợi canh) không dệt, để tết tua cho đẹp. Thắt lưng được nhuộm theo màu cầu vồng năm sắc sặc sỡ. Phụ nữ thường thắt hai thắt lưng, làm lộ ra nhiều màu sắc đẹp thêm cho trang phục.
Váy phụ nữ Việt thời đó gồm ba phần: cạp váy, gấu váy (còn gọi là lai váy) và thân váy. Loại váy dài thường dùng trong lễ phục thì buông trùng tới mu bàn chân. Người giàu mặc váy bằng lụa, lĩnh, hoặc loại lụa dệt dày láng bóng.
Lễ phục của nữ giới thời Lý thường là áo dài màu đen hoặc màu nâu sẫm mặc phủ ra ngoài áo cánh lửng. Có ba loại áo dài: Áo dài tứ thân có nguồn gốc truyền thống lâu đời, dùng phổ biến ở mọi tầng lớp từ kinh đô đến nông thôn. Áo dài tứ thân cấu trúc như áo cánh, chỉ khác là 4 vạt đều được kéo dài. Thân trước có hai vạt mở giữa, khi mặc thắt hai vạt trước tết nút và phần vạt còn lại bỏ thõng xuống dưới. Khi cần làm việc có thể bắt chéo vạt buộc thắt vòng ra phía sau lưng; Áo dài năm thân có xuất xứ từ phương Bắc, được may ghép bằng năm thân vải. Áo cũng có nguồn gốc truyền thống lâu đời dùng cho cả nữ giới lẫn nam giới nhưng khác nhau ở cổ áo và cách sử dụng.
Áo tràng vạt của nữ có cổ áo rộng giao nhau, tay hẹp, đây là đặc điểm riêng của áo dài Việt Nam. Áo tràng vạt, trong Phật giáo thường mặc đi lễ chùa, màu áo đen hoặc nâu.
Áo dài nam giới ngày ấy có loại áo dài năm thân mang kiểu cách tương tự như của áo dài nữ giới nhưng khác là phần cổ dựng cao thành gấp đôi cổ áo nữ và không hở cổ, áo này có phủ lá sen lớn lót phía sau vòng ra phía trước, tay áo nam giới rộng hơn. Tầng lớp quý tộc mặc áo dài năm thân bằng chất liệu cao cấp như: gấm, vóc, đoạn sa, thường mặc kép với một áo lót bằng lụa màu mỏng. Cũng có một số áo năm thân dùng trong giới quý tộc làm bằng các loại vóc, the, các sợi dệt trên vải dày hơn để khi mặc áo kép càng lộ rõ hoa văn của áo phía trong tạo sự duyên ẩn, không phô trương.
Áo năm thân của tầng lớp bình dân thường là áo the đen mặc kép với áo vải quyến màu trắng (áo lương). Áo tràng vạt dành cho nam giới vừa dài vừa rộng nên còn được gọi là áo thụng, đây là áo phổ biến triều Lý dùng cho các tăng nhân Phật giáo. Đặc điểm là tay áo dài quá cả bàn tay, độ thụng lớn tới hàng thước ta. Áo này được dùng trong các nghi lễ tế thần ở đình chùa, lễ hội; áo thường màu nâu, đen, xanh chàm (loại áo này có một dây buộc thân thứ năm ở phía trong).
*-+-* Mười phút sau. *-+-*
Hai người đã được vấn khăn xong. Đều là một kiểu vấn khăn. Chỉ khác khăn vấn tóc của Ngọc Linh là màu tím sẫm, còn của Mai Liên là màu đỏ sẫm. Khăn vấn tóc được làm bằng vải nhung, quấn quanh tóc. Kiểu dáng xinh đẹp.
Ngọc Linh và Mai Liên nhìn yêu thích không thôi. Chọn thêm một bộ khuyên tai đeo vào.
Sau khi ngắm nghía một hồi liền cởi ra, trả tiền đi về. Vừa đi hai người còn không ngừng nói chuyện vui cười.
Cách đó không xa.
Ngọc Linh không chú ý tới luôn có một đôi mắt nhìn chằm chằm cô.
Quân Dạ Thành vốn đến đây lựa một số đồ lại không nghĩ đến bắt gặp Ngọc Linh. Hắn cảm thấy tò mò không hiểu cô đến đây làm gì liền âm thầm quan sát. Thấy cô cùng một cô gái khác lựa đồ, vào phòng thay đồ. Khi đi ra, cô không khỏi khiến hắn thấy bất ngờ không thôi. Cô trở nên xinh đẹp trong bộ váy áo tứ thân. Nụ cười tươi tắn trên môi trong sáng tinh khiết thật sâu khiến hắn chấn động.
Hắn hoảng hốt khi nhìn nụ cười của cô. Nụ cười đó rất giống với người đó, giống đến nổi hắn nghĩ cô chính là người đó.