Anh Trai Em Gái

Chương 12: Nằm viện



Một người khi đang gặp thời thường có nhiều người cầu cạnh, nịnh bợ, và anh ta tiếp nhận sự nịnh bợ của người khác như một lẽ đương nhiên. Nhưng lúc thất bại vẫn có người quan tâm, tình cảm đớ mới thật đáng quý. Vì vậy, khi những người bạn cùng lớp ngày thường chỉ gật đầu chào nay lại đến thăm tôi, tôi thực sự cảm kích.

Lúc ốm đau, tôi cảm thấy mình như rơi xuống vực.

Khi thành công, người ta hay coi thường người khác, chỉ khi ốm đau mới thấy thực sự cần tình thân.

Xa nhà, ốm đau lại càng nghĩ ngợi nhiều. Tôi ngước nhìn lên trời, nhận thấy trăng Trùng Khánh không tròn bằng trăng thị xã quê mình.

Mai Mai về nhà lấy đồ, tôi càng thấy cô đơn. Cho nên khi Hồ Khả xinh đẹp xuất hiện trước mặt, tôi mừng như hoá điên. Theo sau Hồ Khả là Hà Tặc. Hắn ta vừa vào đã kêu lên: "Không ổn, sắc mặt cậu rất kém!".

Ngồi lên giường, thân hình to lớn của hắn dường như muốn đẩy tôi ra mép giường. "Đi đi, dậy đi đá bóng thôi. Tớ vừa từ quê lên, vừa về trường đã vào thăm cậu đấy. Này, không tiếc sao, thời giờ quý báu đã bị cậu lãng phí ở đây rồi. Nói đi, cậu ốm thế nào? Sao không nói, bị câm rồi hả?".

Mười phút sau, một nữ y tá xuất hiện nơi ngưỡng cửa cắt ngang câu nói của Hà Tặc, nghiêm khắc nhắc hắn không được làm ồn.

Cô y tá đi khỏi, Hà Tặc phẫn nộ nói: "Đắc ý cái gì? Chỉ là y tá mà cũng làm bộ? Trông như quỷ ấy. Chân vòng kiềng, ngực lép, mông tóp, khác nào bọ ngựa…". Cậu ta nói một thôi một hồi, đương nhiên chỉ có mấy chúng tôi nghe, thực ra cũng chỉ là muốn giữ sỹ diện trước mặt tôi và Hồ Khả.

Hồ Khả đã cười nhiều đến nỗi bật ho. Cô nói làm người phải nhân hậu.

"Nhân hậu cái con khỉ, dựa vào đâu mà phải nhân hậu với cô ta?". Sau đó cậu ta lại luyên thuyên đủ thứ chuyện với cái kiểu uốn lưỡi đặc sệt khẩu âm Đông Bắc của mình.

Tôi mặc kệ, tập trung chú ý vào Hồ Khả. Tôi nói: "Hồ Khả, không phải bạn đến đòi tôi cái ô chứ?".

Hồ Khả ngớ người, rồi cũng đùa theo: "Đúng thế, ô của tôi đâu?".

"Rất tiếc, tôi không mang đi, tôi cất ở nhà."

Hồ Khả cười, bảo tôi ngay lúc ốm cũng không thật thà.

Đúng thế, tôi ốm. Khi tôi ốm, cơ thể chỗ nào cũng có vấn đề. Nước mũi nhân lúc giao thông ách tắc cứ chảy ra. Tôi chỉ cho Hồ Khả đống giấy lau mũi to đùng.

Thấy nước mũi chảy, tôi luống cuống lục ngăn bàn tìm giấy lau, sợ Hồ Khả nhìn thấy. Hồ Khả mỉm cười: "Không sao", đoạn lấy trong túi ra một tập khăn giấy tự tay lau mũi cho tôi. (Tôi không hiểu tại sao trong túi các cô gái lúc nào cũng có khăn giấy.). Tôi hơi xấu hổ từ chối: "Cứ để tôi". Hồ Khả nhẹ nhàng nói. Tôi đành ngồi yên, ngoan ngoãn để nàng lau mũi cho.

Người Hồ Khả rất thơm, tôi ngửi hương thơm từ tấm thân thanh nhã của nàng, tay nàng cầm giấy nhẹ nhàng lau trên môi tôi. Khăn giấy của nàng thơm biết mấy. Mấy sợi tóc mai của nàng vờn trên má tôi, tôi ngồi thẳng đơ, không dám động đậy.

Tôi lập tức cảm thấy bị hương thơm của nàng bao bọc, toàn thân tê cứng; cảm giác này khiến tôi lúng túng nhưng vẫn rất thích. Lúc đó, bàn tay trái cắm ống truyền nước của tôi để dưới người nàng.

Hôm nay Hồ Khả mặc váy, trước ngực in hình khuôn mặt một cô gái đang cười rất tươi, cũng đẹp và đáng yêu như Hồ Khả. Phía trái, khuôn mặt còn có hình một con mèo màu đen trông dữ tợn, mắt tròn vo, thật ngộ. Tôi thấy thích con mèo, bất chợt cánh tay đang truyền nước sờ vào đầu con mèo, tôi thề là lúc đó tôi hoàn toàn không có ý xấu. Khi tay tôi chạm vào vật gì mềm mềm thì ngực tôi hứng trọn một cú đấm: "Làm gì thế, đồ lang sói!".

Hồ Khả phản ứng, tôi xấu hổ ôm ngực, thầm trách con gái Trùng Khánh buồn vui bất thường. Tôi xin lỗi nàng, nhưng thầm nghĩ thực ra tôi đâu có lỗi.

Hà Tặc đứng bên cười ngặt nghẽo. Hồ Khả đỏ mặt. Tôi rầu rĩ nhìn kỳ, thì ra vị trí của con mèo ở đúng ngực Hồ Khả. Tôi bất giác đỏ mặt, quay đi, không dám nhìn vào mắt nàng. Nhưng cảm giác lúc tay tôi chạm vào ngực nàng vẫn còn nguyên vẹn.

Hồ Khả mắng tôi là đồ lang sói. Tôi đúng là con sói.

Hà Tặc vẫn cười. Hồ Khả tức giận đánh hắn. Tôi vội giấu mặt vào gối, đành làm con sói trong hang. Nhưng ánh mắt vẫn cứ liếc vào nơi không nên nhìn - chỗ có "đoá hoa" thiếu nữ. Đoá hoa của Hồ Khả có một con mèo dữ trông chừng, tôi ghen với nó. Từ đó, mèo là kẻ thù của tôi; cả con Sbin của An An cũng bị vạ lây.

Tiếc là Hồ Khả chỉ ngồi một lát rồi bỏ đi, tôi năn nỉ nàng nán lại một chút nữa. Nàng không chịu, đứng dậy ra về, để tôi lại với cái mặt nhăn nhở của Hà Tặc. Hai phút sau Hồ Khả lại xuất hiện nàng thò đầu qua cửa. Tôi sung sướng reo lên: "Hồ Khả! Bạn không nỡ về phải không?".

"Lần sau nhớ trả cái ô cho tôi!". Nói xong nàng đi, lần này là đi thật. Tôi thất vọng hơn cả lúc trước khi nàng ra về.

Hà Tặc nhìn quanh, lẩm bẩm: "Tớ thấy phòng bệnh của cậu hình như thiếu cái gì ấy." Cậu ta nói, giọng nghiêm trang hiếm thấy, mắt vẫn đảo khắp phòng.

"Cậu còn nhin cái gì? Chẳng phải cậu thấy thiếu cô em An An của tôi sao?". Con lỏi này thật vô lương tâm, từ khi tôi nằm viện nó mới đến thăm có một lần. Tôi phẫn nộ, định bụng lần này nó đến nhất định sẽ mắng cho một trận. Nhưng An An bao giờ cũng giở trò gì đó. chỉ cần nhìn thấy đôi mắt nó là tôi lại xuống thang.

"Ừ, đúng là thiếu cô ấy. À mà không có cô ấy thì tớ ở đây làm gì?". Nói xong, mặt hắn trở nên tư lự.

Ngày hôm sau A Thụ đến, cũng nói phòng tôi thiếu gì đó. Rồi hắn đi thẳng, hai tiếng sau quay lại, mướt mã mồ hôi; tôi tưởng vừa có con trâu vào phòng. Hắn cầm cái túi nylon không biết bên trong đựng gì.

Tôi nói: "Quà gì vậy? Đàn ông đàn ang với nhau cả, cần gì phải khách sáo thế?". Đoạn quay sang bảo Mai Mai nhận.

A Thụ đắc ý, bảo phòng tôi thiếu cái gì đó, cao nhân thường thích những thú chơi tao nhã nên cậu ta có mấy con cá vàng tặng tôi để trong phòng cho vui mắt.

Tôi nhìn mấy con cá bơi trong bình, không biết loại cá gì, nhưng vẫn nói: "Cá chúa, nhất định rất đắt, cậu cạn túi vì tớ chắc?".

"Không, một chút lòng thôi. Tớ cũng định để trong phòng một cái bình như thế này, bỏ tý tiền có gì đâu!". Sau đó cậu ta còn nói: "À không phải cảm ơn! Mai Mai, em cũng thích nuôi cá phải không?". Hắn nhìn Mai Mai cười nịnh.

"Con mèo của An An có lẽ cũng thích.". Tôi nghĩ.

A Thụ cung kính để cái bình cá cạnh đầu giường tôi, thận trọng rắc vài hạt thức ăn, như sợ làm tổn thương con cá cao quý. Không ngờ anh chàng cũng có lúc tinh tế vậy.

Sau đó A Thụ dặn tôi hằng ngày thay nước, cho cá ăn theo giờ. Rồi lại dặn Mai Mai vẫn nội dung đó.

Mấy con cá không chịu nổi giày vò, hai ngày sau, chúng lần lượt phơi bụng trên mặt nước. Sáng hôm đó, vừa tỉnh dậy tôi đã thấy năm cái bụng trắng nôit lềnh phềnh, cảnh tượng thật bi tráng. Khi A Thụ đến thăm, thấy thế có vẻ xót xa nên càng yêu quý hai con còn lại, chỉ thiếu nước chưa đo nhiệt độ cho chúng. Nhưng phúc hoạ khôn lường, tuổi thọ của hai con cá còn lại cũng không cao, cuối cùng, chúng đã ra đi sau một buổi chiều không mưa không gió. Thực ra, tôi có lòng tốt thay nước chúng, ai ngờ một con nhảy lên rớt xuống cống, một đi không trở lại. Sợ con còn lại cô đơn, tôi đổ nốt xuống cống cho chúng có bạn.

A Thụ đến, nhìn thấy cái bể cá trống không, đứng ngây như trời trồng, lát sau mới lên tiếng: "Cậu ăn chúng rồi sao?".

Tôi đang phân vân về sự ra đi của hai con cá thì Mai Mai dẫn mẹ vào.

"Mẹ!". Tôi hét to, ngạc nhiên, sung sướng.

A Thụ đứng sau lưng tôi cũng tươi tỉnh trở lại, ngập ngừng: "Cháu chào bác ạ!".

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.