Bắc Phái Đạo Mộ Bút Ký

Chương 22: 22 Sát Thanh 2




Ngâm hơn hai mươi phút, sau đó lại dùng lông cứng của bàn chải đánh giày chà phần rỉ sét, không được chà quá mạnh, cũng không được chà rơi hết đống thủy ngân rỉ kia, chỉ cần có thể xác định được món đồ kia có chữ khắc hay không thì có thể dừng lại không chà nữa.
Tôi đeo găng tay vào cầm lấy bàn chải, liên tục chà vài món đồ đồng xanh, tôi cũng xem xét vô cùng cẩn thận, nhưng một chữ khắc cũng không thấy, chỉ một lúc như vậy đã khiến tôi có chút chán nản.
Tôn lão đại thấy tôi như vậy, anh ta chà một món thanh đồng hòa (đồ đựng ngũ cốc bằng đồng xanh) cười nói: “Vân Phong, không cần nhụt chí như vậy, những thứ đồ chơi này đều phải dựa vào duyên phận, duyên phận tới thì có, duyên phận chưa tới thì không cần ép buộc.”
Lúc này tôi đang chà một món thanh đồng đậu cỡ nhỏ, dùng bàn chải đánh giày chà thêm vài cái dưới đáy của thanh đồng đậu, không biết có phải là hoa mắt hay không, hình như tôi nhìn thấy một chút nét chữ cổ màu vàng kim nhạt.
“Í? Cái này là gì?” Tôi giơ thanh đồng đậu lên, lại dùng sức chà thêm hai lần.
“Đại ca! Đại ca mau nhìn xem! Em chà ra chữ rồi này! Bên trong thanh đồng đậu này có chữ khắc! Nét chữ còn rất phức tạp! Nhìn như bùa ấy” tôi vui mừng hét lên với Tôn lão đại.
Anh ta nhận thanh đồng đậu nhìn hai lượt.
Tôn lão đại nhìn mấy chữ khắc mạ vàng lộ ra bên ngoài của đồ đồng xanh, nhíu mày nói: “Cái này.....cái này không phải Điểu Triện, cũng không phải chữ Giáp Cốt, đây nhìn như Cổ Kim Văn Lục Điệp Triện còn cổ hơn chữ Giáp Cốt....!Không thể nào, sao lại có thể xuất hiện trên đồ đồng xanh của Tây Chu được?” Tôn lão đại trong mắt tràn đầy khó hiểu.
Cổ Kim Văn không phải chữ của thời Kim, đây là một loại văn tự thượng cổ, ngược dòng tìm hiểu cội nguồn thì có thể còn xuất hiện trước cả chữ Giáp Cốt, cũng chính là truóc cả Ân Thương.

Tôn lão đại kiến thức rộng rãi, hắng liếc mắt một cái liền có thể kết luận chữ trên thanh đồng đậu không phải Điểu Triện, mà là Lục Điệp Triện trong Cổ Kim Văn!
Sau nhíu mày chính là kích động, Tôn lão đại nói: “Vân Phong, cậu tiếp tục chà đống còn lại đi, chữ khắc Cổ Kim Văn Lục Điệp Triện này quá mức ít ỏi, thế giới chỉ có một số ít người có thể dịch được loại văn tự này, anh phải tranh thủ thời gian tìm người hỗ trợ, tìm người dịch giúp xem mấy chữ khắc này có ý nghĩa gì.”

Tôn lão đại đem món đồ đồng xanh có khắc chữ bỏ vào trong hộp gỗ, sau đó anh ta cầm lấy hộp gỗ trực tiếp đi ra ngoài.
Sau này cho đến khi xử lý hết đống đồ, tôi cũng không chà được món đồ đồng xanh nào có khắc chữ nữa, chỉ chà được mỗi món đó thôi.
Ban ngày chúng tôi là những thứ này, ban đêm vẫn còn phải làm chính sự.

Đợi mọi người đều đi ngủ, chúng tôi còn phải xuống hố trộm mộ, nhưng Tôn lão đại từ buổi chiều vội vàng hoang mang chạy đi đến giờ vẫn chưa về.

Tôn lão đại không đến liền ít đi một người truyền bá, điều này rất nguy hiểm, lão thủ lĩnh không dám hiểm như vậy.
Tối hôm đó, Tôn lão đại hơn mười hai giờ mới gấp gáp trở về, anh ta thở hồng hộc, còn nâng chiếc hộp gỗ trong tay, tôi biết trong chiếc hộp đó đựng món thanh đồng đậu có chữ khắc kia.
Tôn lão đại chẳng buồn nói chuyện, anh ta chạy đến trước bàn cầm lấy ấm tra, ừng ực ừng ực uống hết nửa ấm nước.
Lau miệng, Tôn lão đại nhìn Vương thủ lĩnh nói: “Thủ lĩnh, tôi tìm mấy mối quan hệ ở viện nghiên cứu khảo cổ, dịch ra được mấy chữ khắc Lục Điệp Triện kia rồi.”
“Ah? Viết cái gì?” Vương thủ lĩnh hỏi.
Tôn lão đại mở hộp gỗ ra, anh ta sờ thanh đồng đậu ở bên trong, mặt lạnh lùng nói ra bốn chữ.
“Giới Hậu Đái Tử.”
_______________________
Chuyên mục giải thích
Giới thiệu về các thể loại chữ Hán cổ ^-^
1.

Chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Văn): là hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, được phát triển và sử dụng vào cuối đời Thương (thế kỷ 14-11 TCN).

Giáp cốt văn có nghĩa là chữ viết (văn) được khắc trên yếm rùa (giáp) và xương thú (cốt).


Cho đến nay, đây được xem là thể chữ cổ xưa nhất và là nguồn gốc hình thành chữ Hán hiện đại.
2.

Kim Văn (Minh Văn/ Chung Đỉnh Văn): là loại văn tự được khắc hoặc đúc trên đồ đồng, là sự kế thừa của Giáp Cốt Văn, xuất hiện cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào đời Tây Chu.

Do thời kì Thương Chu rất thịnh hành đồ đồng, mà trong đó chung (cái chuông) và đỉnh (cái vạc) là những nhạc khí, lễ khí tiêu biểu nên Kim Văn còn có tên gọi là Chung Đỉnh Văn.
3.

Chữ Triện (Triện Thư): được chia ra thành hai loại Đại Triện và Tiểu Triện.
- Đại Triện: là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu, không thống nhất và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau vào thời Chiến Quốc.
- Tiểu Triện (Tần Triện): là lối chữ phát triển từ Đại triện, ra đời từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự.

Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc.
4.


Điểu Triện (Điểu Trùng Thư): là một thể loại chữ Triện mà trong đó mỗi nét chữ được thay thế bằng hình dạng con chim.

Nó không chỉ có kiểu dáng trang trí độc đáo mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Người Trung Quốc cổ đại thể hiện cách làm người được thể hiện bằng chữ viết với loài chim bay.

Con chim không chỉ tượng trưng cho một nhân cách đáng tin cậy mà còn tượng trưng cho khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng.
Còn Cổ Kim Văn Lục Điệp Triện như trong truyện tra trên mạng không có, chỉ thấy có Cửu Điệp Triện thôi.

~ ~
***Được dịch và biên bởi iinatrans



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.