- Triều đình làm như vậy, chẳng qua là để tránh đi mầm mống tai vạ. Trong lịch sử đa số quân phản loạn đều xuất thân từ đám lưu dân, một khi số lượng lưu dân ngày một tăng lên, thì sẽ không thể khống chế được.
Bạch Thiển Dạ nói:
- Mấy năm trước khu vực lân cận kinh thành cũng có không ít lưu dân, nhưng bằng sự nỗ lực của nhiều người, số lượng lưu dân đã giảm theo quy mô lớn, đâu cần nhất thiết phải tuyển bọn họ vào quân doanh, lưu dân là vì thiên tai nhân họa mà mất đi nhà cửa, nghèo đói khốn khó, nhưng bọn họ vẫn còn hai bàn tay, bọn họ có thể làm ra của cải, nếu nói rằng một người trong một ngày có thể may xong một chiếc áo, vậy thì hai người là hai chiếc, người đông cũng là một cách nâng cao sản xuất, cách làm trước đây của triều đình, chỉ có thể cổ động cho sự lười nhác.
Đám lưu dân đó cả ngày ở trong quân doanh chẳng làm nên trò trống gì, đợi triều đình ban phát cơm ăn, bọn họ không làm ra chút của cải nào, ngược lại còn làm tổn hao của cải người khác làm ra, điều này vô cùng bất lợi với triều đình. Cho nên, vi thần nhận thấy muốn giải quyết hiện tượng dư thừa binh sĩ này, nhất định phải bỏ đi cách làm trước kia, mà dùng cách hợp lý đưa lưu dân vào sản xuất, triều đình giúp bọn họ xây dựng môi trường, để bọn họ tự mình sản xuất của cải, cho dù là khai khẩn đất hoang thì cũng tốt hơn việc không động tay chân làm gì.
Triệu Giai suy tư gật đầu nói:
- Sản xuất có thể tạo ra của cải, càng nhiều người có thể sản xuất càng nhiều của cải, đây là một lý lẽ rất đơn giản, hợp lý để điều phối lưu dân, để bọn họ tham gia vào sản xuất, mà không cần phải đưa lưu dân vào quân doanh, bắt đầu từ hôm nay, chúng ta sẽ làm như vậy, quân doanh không phải là nơi tị nạn, triều đình có thể cưu mang bọn họ lúc nhất thời, chứ không phải là cả đời, đã rõ chưa?
- Chúng thần đã rõ
- Rất tốt, các ngươi phải ghi nhớ chuyện này trong lòng, trẫm hi vọng ngay đêm nay có thể trông thấy tấu chương có liên quan đến phương diện này, trẫm để các ngươi đứng tại đây là để các ngươi chứng minh quyết định này của trẫm là không hề sai lầm.
Y không phải Tống Huy Tông, y rất bức thiết muốn phục hưng Đại Tống, y hiểu rõ đời người ngắn ngủi, mà những vấn đề y cần đối mặt quá nhiều, y không muốn lãng phí một giờ một khắc nào, cho nên, làm vi thần ở dưới trướng y cũng không phải là chuyện thoải mái.
Triệu Giai lại hào hứng nói với Bạch Thiển Dạ:
- Kinh Tế Sứ, vậy việc loại trừ quan lại vô dụng, thì nên giải thích ra sao?
Toàn bộ sự tự tin của Bạch Thiển Dạ đã được bộc phát, đĩnh đạc nói:
- Vi thần thấy rằng, căn nguyên của việc quan lại vô dụng, vẫn là do trên phương diện khoa cử triều đình còn thiếu cân nhắc, khoa cử này chẳng khác gì tửu lâu tuyển người, nếu một tửu lâu tuyển đủ 10 người là được, nhưng lại chiêu mộ lấy 100 người, vậy thì tửu lâu này chắc chắn sẽ vì thế mà thua lỗ, mà 90 người thừa ra cũng chẳng thể tạo ra của cải gì, điều này bất lợi cho cả mình cả người, hàng năm khoa cử của triều đình thu nạp tới mấy trăm người, nhưng mấy trăm người này dùng vào đâu đây? Triều đình lúc tiến hành chưa cân nhắc kĩ càng, tới lúc sự đã rồi mới quyết định, khiến đầu đuôi lẫn lộn.
Khoa cử tuyển chọn quan viên thì nên căn cứ theo nhu cầu của triều đình mà tuyển chọn, nếu như triều đình chỉ cần mười người, vậy thì người thứ mười một chính là nhân tài bị lãng phí. Nếu không cần thiết thì không cần mở khoa cử này, tửu lâu tuyển thêm 1 người, thì là tổn thất cho ông chủ, bởi tiền lương là do ông chủ phát, mà bổng lộc của quan viên đến từ phía dân chúng, tuyển thêm 1 vị quan, chính là thêm tổn thất cho dân chúng, vậy nên phải thật thận trọng trong việc chiêu nạp nhân tài.
Ngay lúc này, Lý Kỳ cũng không bằng được Bạch Thiển Dạ, bởi vì Lý Kỳ chẳng có chút hiểu biết gì với chuyện khoa cử.
Tần Cối cười nói:
- Kinh Tế Sử nói rất hay, Tần Cối bái phục.
Đám Trịnh Dật cũng đều đứng ra biểu thị sự tán dương với quan điểm của Bạch Thiển Dạ.
Triệu Giai cũng lộ ra nụ cười vui mừng, nói:
- Nói rất hay, nói rất hay, chế độ khoa cử của bản triều đúng thực có tồn tại nhiều khiếm khuyết, cần sửa đổi hoàn thiện, vậy thì việc khoa cử này nên giải quyết ra sao?
Bạch Thiển Dạ đáp:
- Việc tuyển cử đơn giản mà nói, chính là để dân chúng chọn ra ứng cứ viên được lòng họ, lại bổ nhiệm người đó làm quan phụ mẫu của chính mình, vi thần cho rằng điều này bổ sung cho khiếm khuyết của khoa cử rất tốt, khoa cử mở ra để giúp triều đình chọn lấy những nhân tài xuất chúng nhất, nhưng muốn trúng tuyển, chỉ có cách liều mạng đọc sách, nói cách khác tư tưởng của các thí sinh đều bắt nguồn từ trong sách vở.
Có câu con người ai ai cũng có tài, vật gì cũng có tác dụng riêng của nó, những thí sinh này một khi vào triều làm quan, bọn họ sẽ gặp phải khó khăn gì chẳng ai biết, ai có thể xử lý tốt khó khăn như thế nào cũng chẳng ai hay, kể cả chính người đó, triều đình chỉ có thể mù quáng mà sắp xếp cho bọn họ, căn cứ theo thành tích của từng người mà điều phối, nhưng nếu ngày từ đầu đã dùng người không hợp lý, vậy thì sẽ gây ra tổn thất không nhỏ với triều đình, dân chúng, mà điều này cũng cần thời gian dài, quả thật rất tốn công vô ích.
Mà chế độ tuyển cử có thể tránh đi một số khiếm khuyết rất tốt, bởi vì trong quá trình tuyển chọn, bọn họ nhất định phải thuyết phục dân chúng tin tưởng họ, ủng hộ họ, vậy thì bọn họ phải cho dân chúng đủ những lời hứa, đưa ra những biện pháp giúp người nghèo trở nên giàu có, trong cả quá trình, bọn họ sẽ suy nghĩ hướng vào chức quan này, tư tưởng của bọn họ lấy cơ sở dựa trên sách vở, nguồn gốc trên thực tiễn, dân chúng cũng có thể chọn ra vị quan viên thích hợp với mình nhất,có như vậy, sau khi được bổ nhiệm bọn họ sẽ lập tức thực hiện lời hứa của mình, báo đáp cho dân chúng và triều đình.
Mà các thí sinh khoa cử trước đây đều dồn hết nỗ lực vào kỳ thi, bọn họ không thể làm được tất cả những điều trên. Không chỉ có vậy, trong chế độ tuyển cử sẽ tạo thành sự tin tưởng lẫn nhau giữa quan và dân, mà chế độ thi cử không thể có được sự tín nhiệm này. Điều quan trọng nhất là, dân chúng không thể chọn người thừa thãi hoặc không có năng lực để thay mặt cho mình, mấu chốt của việc quan lại vô dụng không phải vì nhiều quan, mà nằm ở chỗ không có việc gì để làm. Nếu triều đình thực sự cần thì mười vạn quan viên cũng chẳng là nhiều, nếu triều đình không cần, đến một người cũng là thừa thãi.
Tần Cối đứng ra nói:
- Khởi bẩm hoàng thượng, thật ra chuyện chế độ tuyển cử này bắt nguồn từ Xu Mật Sứ, ngày đó khi quét sạch quan trường Giang Nam, khiến quan trường Giang Nam xuất hiện nhiều chỗ trống, mà triều đình thì không có cách nào để lập tức điều phối quan viên đến đó, trong thời điểm gấp rút ấy mới dùng đến chế độ tuyển cử tạm thời này để bổ nhiệm quan viên, mặc dù thành quả vượt ra ngoài dự liệu, nhưng nếu muốn dùng chế độ tuyển cử này để tuyển người thường xuyên cho triều đình, vi thần nghĩ rằng nên bàn bạc kĩ lưỡng hơn.
Triệu Giai đột ngột hỏi Lý Kỳ:
- Xu Mật Sứ, ngươi cảm thấy ý kiến của Kinh Tế Sử thế nào?
Lý Kỳ ngây người đáp:
- Hả? À, rất tốt, rất tốt.
Triệu Giai đợi trong giây lát rồi nói:
- Là thế sao?
- Ách…nếu không thì hoàng thượng bảo thân phải nói gì?
Lý Kỳ kinh ngạc nói.
Triệu Giai thấy biểu hiện của Lý Kỳ chẳng khác nào đang lạc vào cõi thần tiên, cơn giận trào lên, tên đốn mạt này, ta gọi ngươi lên triều để làm gì, rồi vẫn đấu khẩu với hắn, lại hỏi:
- Chế độ tuyển cử này là do ngươi sáng tạo ra ư?
Lý Kỳ khiêm tốn đáp:
- Thần kém cỏi, kém cỏi mà thôi
Triệu Giai nghiến răng nói:
- Trẫm rất tò mò làm sao ngươi có thể nghĩ ra được.
Lý Kỳ điềm tĩnh đáp:
- Hóa ra hoàng thượng hỏi cái này à, thật ra đơn giản lắm, do lúc đó dân chúng Giang Nam đều vô cùng căm hận quan viên, cũng mất đi sự tín nhiệm với triều đình, ta phải nghĩ biện pháp trấn an bọn họ, nguyên nhân dân chúng căm ghét tham quan, chính là vì lợi nhuận của mình đã bị bọn tham quan đó chiếm đoạt, vậy nên ta đã nghĩ tới, quan chọn quan, quan đương nhiên phục vụ cho quan, dân chúng chọn quan, quan đương nhiên sẽ phục vụ cho dân chúng, cân bằng lợi nhuận cho dân, còn nữa,vị quan này là do các người chọn lấy, nếu như làm không tốt, các ngươi cũng đừng có mắng chửi triều đình, tốt, mọi người cùng tốt, không tốt, cũng không ảnh hưởng đến danh dự của triều đình, vi thần chính là đã căn cứ vào suy nghĩ này mà nghĩ tới chế độ tuyển cử đó, còn có thích hợp hay không, thì vi thần không nghĩ nhiều như vậy.