Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1425-2: Ngô Giới nhập Điền (hai) (2)



Ngược lại quan hệ giữa những bộ lạc này và Đoàn thị lại vô cùng tốt, bây giờ đã có bảy bộ lạc vừa nghe thấy Đoàn Chính Nghiêm khởi binh thì đã lập tức đầu nhập vào Đoàn Chính Nghiêm, cho nên Cao Bình không thể không đề phòng điểm này. Lỡ như ngươi bảo những bộ lạc này xuất binh cứu viện phủ Kiến Xương, khi đến phủ Kiến Xương, những bộ lạc này lại quay đầu mũi giáo vậy thì chuyện lớn không hay rồi.

Nhưng ngươi bảo những bộ lạc này trông coi thành Duật Tê thì bọn họ nhất định tận tậm tận lực mà canh giữ. Nếu địa khu mỏ muối Sát Tạp Lạc bị Triệu Ngôn Khâm chiếm được thì bọn họ cũng chịu thiệt thòi lớn nha, ải này quan hệ mật thiết đến lợi ích của bọn họ, cho dù ngươi không nói câu nào thì bọn họ cũng sẽ liều mạng trông coi thành Duật Tê.

Từ đó có thể thấy, Cao Bình này cũng không ngu, đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.

Nhưng có một câu nói rất hay, thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân, núi này cao còn có núi khác cao hơn.

Ngô Giới đã sớm tính đươc Cao Bình sẽ làm như vậy, ngay cả chiến thuật đã bố trí xong cả rồi, chỉ đợi Cao Bình ngươi chui vào trong cạm bẫy này thôi. Từ sớm y đã sắp xếp người chú ý chặt chẽ hướng đi của quân đội thành Duật Tê, sau khi biết quân Đại Lý ở thành Duật Tê quay về phòng thủ thì lập tức lệnh cho Trương Hiến dẫn theo đội cảm tử ba ngàn người xuất phát từ sông Kim Hà, thuận theo dòng nước bí mật kia mà đi vào biên cảnh Đại Lý.

Vì thế, Ngô Giới từ lâu đã cho người lén lút đi do thám tình hình của dòng nước này, đồng thời dọn dẹp một số tảng đá, thực sự không dọn được cũng ghi lại ký hiệu cho tốt. Hơn nữa, tuy Lý Kỳ không điều binh đến nhưng đã cho không ít trang bị, đặc biệt là trang bị dưới nước, bởi vì ở Đại Lý sông ngòi nhiều, ngươi có thể không lựa chọn thủy chiến, nhưng ngươi phải có vốn liếng để thủy chiến, trong đó chiến thuyền mới nhất không gì qua được bè lót khí.

Bởi vì tuy sông ngòi ở Đại Lý nhiều, nhưng không có sông lớn số một số hai giống như Hoàng Hà, ngươi điều mấy chiến hạm lớn đến không nhất định sẽ triển khai được, hơn nữa mấy chiếc hàm cực lớn cũng không phải là thuyền cơ giới, cần có rất nhiều nhân lực chống đỡ, thủy sư Phúc Châu còn phải đi đánh Nam Ngô, làm sao có thời gian chạy đến đây chứ.

Cho nên Lý Kỳ cho Ngô Giới đều là một vài chiến thuyền nhỏ, trong đó bè lót khí làm chủ. Bè lót khí này do túi da và bè gỗ, bè trúc hợp thành, có tính linh động và tính co dãn rất cao, thích hợp nhất là đi trong khe núi.

Do Trương Hiến lãnh binh từ cao nguyên tiến quân vào vùng núi, hơn nữa ở đây thường xuyên có mưa, lượng nước trong sông ngòi đầy đủ. Trương Hiến dẫn đội cảm tử ba ngàn người xuôi theo dòng đi thẳng xuống mà không cần lấy tay để chèo, thuyền đi như tên bắn, liên tiếp xuyên qua ba khe núi sâu, lén lút đi vào biên cảnh Đại Lý.

Đương nhiên, trên đường đi cũng xảy ra không ít điều bất ngờ, dù sao thì địa thế của dòng nước này hẹp, dòng nước vừa nhanh lại vừa mạnh, một khi không cẩn thận thì thật sự là lật thuyền trong mương, ước chừng một trăm dũng sĩ vì thế mà ngoài ý muốn rơi xuống nước, sống chết không rõ, nhưng khả năng sống sót vẫn rất cao, bởi vì những binh lính này đều lấy dây thừng trói mình vào mặt trên của bè lót khí, chỉ cần không bị đá trong nước đập chết thì bọn họ có thể dựa vào bè khí lót mà không để cho mình bị chết đuối.

Nhưng Trương Hiến cũng không chờ bọn họ, các ngươi tự mình nghĩ cách làm cho xong đi, y vẫn không ngừng thúc giục đội quân tiến lên.

Chỉ mất mấy ngày, Trương Hiến đã dẫn theo đội cảm tử ba ngàn này rốt cuộc đã đến một nơi tên là Đạo Bá, có lẽ đây chính là biên cảnh huyện Đạo Thành hậu thế, đây cũng chính là đoạn cuối của dòng nước.

Bởi vì đội cảm tử ba ngàn mà Trương Hiến mang theo đều là người Khương, trong biên cảnh Đại Lý cũng có không ít tộc Khương, bọn họ cũng tương đối quen thuộc với nơi này, trước khi đến đây đã xác định hết địa phương mai phục này rồi.

Tuy rằng từ thành Duật Tê đế phủ Kiến Xương có rất nhiều đường, trong tình hình bình thường, ngươi rất khó đoán được quân Đại Lý sẽ đi con đường nào, nhưng bây giờ lại khác, phủ Kiến Xương nguy trong sớm tốt, đội viện quân này chắc chắn sẽ đi đường gần, nhưng dù sao cũng là đội quân hơn một vạn người, chắc chắn sẽ chọn một con đường lớn để hành quân.

Ở Mang Khang còn có người Khương hiến kế, nói quân Đại Lý nhất định sẽ đi qua Đạo Bá, chúng ta có thể mai phục ở đây. Ngô Giới nhìn bản đồ, cũng vô cùng tán thành lời của người Khương kia, thế là cho người Khương kia một chức quan, bảo gả làm phó quan của Trương Hiến, dẫn Trương Hiến đi mai phục.

Khi Trương Hiến đến gẩn Đạo Bá thì trời đã tối, lại lên đường suốt đêm, đợi khi đến được nơi mai phục thì vừa hay là tảng sáng, bởi vì trong biên cảnh Đại Lý đều là vùng núi, phàm là bên đường thì đều là núi cao trùng điệp, mà hai bên con đường này cũng là hai ngọn núi vừa, vừa vặn là một khúc quanh.

Trước tiên Trương Hiến sai người tuần tra xung quanh, nếu có người xâm nhập khu đất này thì bắt lại toàn bộ, thuận tiện tìm hiểu hướng đi của quân địch, lại lệnh cho binh lính vội vàng chuẩn bị.

Rầm rầm rầm!

Chỉ thấy một đám binh lính cầm cuốc đang đào mương, đào động ở giữa đường, người noài không biết sẽ cho rằn đây là một đám trộm mộ.

- Nhanh lên, nhanh lên, kẻ địch sắp đến rồi.

Trương Hiến tay cầm trường thương, ra sức giục binh lính nhanh chóng đào động.

Đợi khi động đã được đào không sai biệt lắm rồi thì lại thấy những binh lính này lại vội vàng cầm một món đồ giống như bình sắt, đặt vào trong từng cái động một, trên "bình sắt" này có một kíp nổ thật dài, chúng binh lính lại đặt kíp nổ vào trong ống trúc nhò, vùi sâu vào trong rãnh nhỏ vừa đào xong, dẫn thẳng vào rừng cây hai bên đường.

Bình sắt này có thể nói là tiền thân của địa lôi, là phát minh vĩ đại bậc nhất của Quân Khí Giám trong thời gian ký kết hiệp ước Vân Tang. Thật ra cách tác chiến chôn hỏa dược ở dưới đất là xuất phát từ triều Tống, có điều trong thời kỳ Nam Tống gọi là pháo hỏa dược. Trước mắt không biết có ai dùng qua ở địa phương chưa, nhưng trước khi Lý Kỳ tiếp quản Quân Khí Giám, pháo hỏa dược này vẫn chưa được xếp vào bảng vũ khí.

Nói trở lại, ý tưởng này thật sự không phải do Lý Kỳ nghĩ ra, mà là do đứa trẻ có suy nghĩ kỳ quái Ngu Doãn Văn nghĩ ra trước tiên, nhưng đây chẳng qua chỉ là một đợt địa lôi sớm nhất, phương thức vẫn là dùng kíp nổ kích nổ, bởi vì công nghệ hiện nay không tạo ra được trang bị tạo áp lực.

Nhưng nếu cần người đứng bên cạnh địa lôi để châm ngòi nổ thì chẳng phải là ném pháo sao, đừng nói là không nổ chết kẻ thù, mà ngược lại đã làm mình nổ chết rồi. Hơn nữa nếu như vậy thì địa lôi liền mất đi tính bí mật, địa lôi mà không có tính bí mật thì chi bằng ngươi ném bom sẽ hữu dụng hơn, chí ít kẻ thù sẽ không ngu xuân đến mức nhìn thấy "pháo" đang đốt mà còn xúm lại để nổ chết.

Lý Kỳ từ phương pháp đi dây ngầm ở hậu thế mà liên tưởng đến dùng ống trúc để giấu ngòi nổ, như vậy thì có thể chôn ngòi nổ dưới lòng đất, phát huy được đặc điểm của địa lôi.

Đòn sát thủ địa lôi này cuối cùng đã bước lên vũ đài lịch sử, thu hoạch ánh sáng rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.