Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1590: Nhị viện chế



Nói tới đây, mọi người đều đã hiểu, Lý Kỳ là muốn nhằm vào việc tiến hành cải cách pháp luật. Đây là kiểu Lý Kỳ điển hình dâng tấu, trước tiên là chú ý tới xung quanh, lắng nghe, để người khác đều không hiểu rốt cuộc là hắn đang nghĩ gì, sau đó lại đưa ra một luận đề vui vẻ, để mọi người đều tham gia vào. Sau cùng lại kéo về chủ đề chính, như vậy miệng mọi người chẳng khác nào đã bị hắn chặn lại, chỉ có thể xem hắn biểu diễn.

Nói tới chuyện này, trước mắt Lý Kỳ đề cập tới hai vụ án đó, rõ rang là chỉ ra lỗ hổng của pháp luật Đại Tống, mặc dù nhỏ, nhưng cũng vẫn là lỗ hổng. Nếu tồn tại thì nhất định phải thay đổi, nếu coi như không nghe thấy, như vậy chính là bịt tai trộm chuông. Như vậy Lý Kỳ nói pháp luật Đại Tống tồn tại rất nhiều kẽ hở. Những đại thần này thì không thể cái lại được, kể cả là Hình bộ Thượng thư Lý Cương.

Tuy nhiên, hắn lại là từ chuyện của Nam Ngô, Đại Lý đã chỉ ra rõ tầm quan trọng của pháp luật. Như vậy ngươi còn càng không thể nói ra sự quấy nhiễu, pháp luật này quan trọng như vậy, chắc chắn là sẽ cố gắng hoàn thiện rồi!

Triệu Giai đương nhiên cũng hiểu, thầm chửi thằng nhãi này thật đúng là giảo hoạt. Hắn đây rõ ràng là giăng ra một cái bẫy, khiến cho Trẫm và ái khanh của Trẫm cũng bị chui vào trong đó. Nhưng, bây giờ mới tỉnh ngộ thì cũng đã muộn rồi, chỉ có thể thuận theo câu hỏi của Lý Kỳ mà nói:

- Đó không biết ái khanh có thượng sách gì?

Sắc mặt Lý Kỳ tái đi, nghiêm túc nói:

- Khởi bẩm Hoàng thượng, hiện tại Đại Tống ta trăm hoa đua nở, bách gia đua tiếng, quốc gia đang ở trong giai đoạn phát triển cao độ, rất nhiều thứ đều là mới xuất hiện, trong đó bao gồm cả các tầng lớp giai cấp sỹ, nông, công, thương. Nếu đã có thứ gì đó mới ra, như vậy chắc chắn sẽ có sự đua tranh mới, còn hơn cả Giao tử trước đây. Sự thất bại của giao tử không phải ở bản thân giao tử, mà không có sự chống đỡ đầy đủ của phát luật, mới dẫn tới hai vụ án đó. Nếu không có vụ án trước, thì vụ án sau sẽ giải quyết rất tốt.

Vì vậy có thể thấy, pháp luật cũng phải tiến theo thời đại. Mà pháp luật của Đại Tống ta vẫn chỉ dừng lại ở pháp luật của lúc khai quốc. Mặc dù có chút cải cách, nhưng cũng chỉ là muối bỏ biển, vi thần cho rằng phải chế định ra quy trình lập pháp nghiêm khắc, nghiên cứu ra một bộ pháp luật hoàn thiện. Pháp luật có thể trị nước, cũng có thể mạnh nước, có lẽ bây giờ cũng vẫn chưa nhìn thấy. Bởi vì Đại Tống ta đang trong thời kỳ hồi phục, mọi người đều liều mạng kiếm tiền. Một khi bốn biển thái bình, vậy thì những cuộc ganh đua này sẽ bộc lộ rõ, tới khi đó nghĩ lại thì cũng đã muộn rồi, cho nên chúng ta phải phòng ngừa chu đáo.

Triệu Giai là một vị Hoàng đế vô cùng thông minh. Y rất nhạy bén nắm bắt ý tứ trong từng lời nói của Lý Kỳ, thấp giọng lẩm bẩm:

- Một bộ lưu trình lập pháp nghiêm khắc.

Lại nói tiếp:

- Ngươi nói tiếp đi.

Lý Kỳ nói:

- Pháp và người là điều không thể thiếu được, có con người mà không có pháp luật, có được không? Có pháp luật mà không có con người, pháp luật sinh ra làm gì? Trước tiên phải có pháp luật, quan lại mới có thể chấp pháp. Về phần chấp hành không đúng, đó cũng là nằm trong pháp luật. Nếu muốn dùng pháp luật để cai trị đất nước, trước tiên phải lập pháp, mà cũng phải chấp pháp. Mà từ xưa tới nay quy trình lập pháp đều là Hoàng thượng và một số trọng thần thương lượng, sau đó quyết định. Nhưng như vậy có một điểm cực đoan chí mạng, chính là Hoàng thượng và đại thần cũng đều là dựa vào không tưởng, thiếu bằng chứng thực tế. Kéo theo đó cũng chính là đạo đức. Mặc dù pháp luật chính là một loại sinh vật đạo đức, nhưng pháp luật chính là pháp luật, mà không phải đức.

Hơn nữa hai vụ án đó vừa rồi, khi Hoàng thượng và đại thần lập pháp, căn bản không thể suy nghĩ tới chuyện nếu đem thê tử sung quân chẳng khác nào chính là phá hủy một gia đình, còn làm tổn hại tới hai người con vô tội. Điều này đi ngược lại với ước nguyện ban đầu của lập pháp. Bởi vì người lập pháp đều không gặp phải, cũng không đích thân trải nghiệm qua, trên sách vở vì vẫn chưa ghi chép lại, vô pháp là điều không tưởng.

Còn có thương nghiệp, trong thương nghiệp kỳ thực cũng tồn tại rất nhiều tranh cãi, đặc biệt là tranh cãi về mặt luật đất đai, luật thương mại, đều tồn tại rất nhiều vấn đề. Rất nhiều người thu được lợi ích từ trong đó, loại luật này cũng làm tổn hại tới lợi ích của người dân và triều đình, nhưng Hoàng thượng và đại thần lại không hiểu kinh thương. Mà trong những cuốn sách này cũng không viết, khi lập pháp chỉ có thể e dè một số vấn đề lớn, nhưng dòng suối có thể hội tụ thành dòng sông lớn, nhiều vấn đề nhỏ hội tụ lại với nhau có thể bùng nổ vấn đề càng lớn. Ngoài ra còn có quân pháp, quân sự pháp triều ta càng ít đáng thương. Ngoại trừ châm trích ra thì vẫn là châm trích, đánh nhau đã thua, phần lớn đều là Hoàng thượng trực tiếp hỏi tội. Nhưng Hoàng thượng lại không than chinh, căn bản không hiểu tình hình khi đó, phán quyết khó tranh có sự không thỏa đáng, thần nên chết, thần không nên bình luận ngông cuồng về Hoàng thượng.

Điều này rõ ràng chính là cố ý nói như vậy. Triệu Giai nghe mà nghiến chặt răng lại, nhưng ngoài miệng chỉ có thể nói:

- Lời này của ái khanh có lý, làm sai chỗ nào? Ngươi nói tiếp đi.

- Tuân lệnh.

Lý Kỳ tiếp tục nói:

- Ngoài ra, luật pháp vẫn có sự tồn tại công bằng, vì sao lại vẫn phạm tội? Văn nhân thì có thể xử lý khoan dung, còn những người khác thì không thể.

Cố Minh của Hàn lâm viện đứng lên nói:

- Đây là Thái tổ thánh thượng định ra cổ vũ cho người đọc sách, sai ở chỗ nào?

Lý Kỳ cười lạnh nói:

- Hóa ra là cổ vũ cho mọi người đọc sách, ta còn tưởng là cổ vũ mọi người phạm tội.

Cố Minh nói:

- Xu Mật Sứ to gan, dám bất kính với lời của Thái tổ thánh thượng.

Nói xong y lại bước lên chắp tay nói với Triệu Giai:

- Xu Mật Sứ lỗ mãng với lời của Thái tổ thánh thượng, xin Hoàng thượng định tội coi khinh Thái tổ?

Lý Kỳ tức giận nói:

- Lẽ nào ta nói sai sao? Đọc sách và phạm tội là hai chuyện khác nhau. Người đọc sách phạm tội có liên quan gì tới chuyện cổ vũ mọi người đọc sách. Nếu mọi người đọc sách chỉ là vì một ngày nào đó phạm tội có thể xử lý nhẹ, vậy thì loại người đó cần đề làm gì? Họ đọc sách không phải vì báo đáp triều đình, mà là vì phạm tội Thái tổ thánh thượng có thể không trách tội của họ. Thái tổ thánh thượng ban đầu định ra quy định này, chỉ là vì tình hình khi đó cấp bách, nhưng lúc này Đại Tống ta đã bốn biển thái bình rồi, Hoàng thượng văn trị võ công, Đại Tống ta phồn vinh hưng thịnh. Định luật này cũng nên thay đổi theo thời thế, quy định bảo thủ không phải là lời ca ngợi, ngược lại ta cho rằng người làm quan phạm tội phải tăng thêm một bậc. Ngươi là người chấp pháp lại biết pháp phạm pháp, lẽ nào còn được đề xướng sao?

Lý Cương nói:

- Lời này của Xu Mật Sứ sai rồi. Kỳ thực pháp luật của triều ta đã có lệ này, chính là nói tội thông dâm, nhưng phàm thì quan lại thông dâm, tội tăng them một bậc. Hơn nữa quan lại địa phương không được thành hôn với người dân dưới sự quản lý của họ, nếu không nặng thì bãi chức, nhẹ thì điều đi. Tất cả những điều này đều là vì hạn chết quan lại quấy rầy người dân.

- Thật sao?

- Đúng vậy.

- Tào lao, ta rút lại lời nói vừa rồi của mình.

Lý Kỳ đỏ mặt lên, thầm nghĩ, xem ra khi trở về sẽ tìm hiểu nhiều hơn pháp luật Đại Tống, đều tránh ta ngày thường quá tuân thủ pháp luật rồi, cảm thấy luật này đối với ta mà nói căn bản chính là không tồn tại. Ho nhẹ một tiếng, nói:

- Ta không ngại đãi ngộ hậu hĩnh với văn nhân, ví dụ như khi được thẩm tra, văn nhân có thể đứng lại, bởi vì hắn ta vẫn là người chê trách, nhưng một khi định tội, phải xử lý theo pháp luật.

Triệu Giai trầm ngâm liếc nhìn một lượt, nói:

- Chư vị ái khanh thấy thế nào? Người đọc sách phạm tội có nên xử lý nhẹ không?

Quần than không nói lời nào.

Triệu Giai nói:

- Xu Mật Sứ nói rất đúng. Đọc sách là vì đất nước mà dốc sức, vì người dân mà chờ lệnh, báo đáp triều đình, điều này có liên quan gì tới phạm tội? Mặc dù điều này là pháp luật do Tổ tông định ra, nhưng khi thích hợp không có nghĩa là phù hợp với hiện tại. Ngày xưa Tổ tông đã định ra không ít quy củ, tới giờ cũng đã được cải thiện không ít. Vì sao các ngươi lại nhạy cảm với chuyện này như vậy? Đó là vì các ngươi đều là người đọc sách, các ngươi đều không thể chắc chắn một ngày nào đó sẽ phạm tội. Hay nói theo lời của Xu Mật Sứ mà nói, các ngươi đang cố gắng bảo vệ lợi ích của mình. Nếu các ngươi sẽ không phạm tội, vậy thì các ngươi còn gì phải sợ? Trẫm hỏi lại các ngươi một lần, lời của Xu Mật Sứ là đúng hay sai?

Chuyện này nếu ai phản đối, đó chẳng phải là muốn tạo phản sao? Quần thần liền đồng thanh nói:

- Chúng thần tán thành với lời của Xu Mật Sứ.

Hiện giờ ngoài Lý Kỳ ra, những người khác đều cúi đầu xuống. Triệu Giai nhân lúc Lý Kỳ trừng mắt nhìn, lại nói:

- Trẫm nghĩ Xu mật Sứ chắc chắn là còn chưa nói hết chứ?

- Hoàng thượng thánh minh.

Lý Kỳ hô to một tiếng.

Triệu Giai khua tay nói:

- Vậy ngươi tiếp tục nói đi, Trẫm đang nghe.

Lý Kỳ tiếp tục nói:

- Vì vậy có thể thấy, cho dù là tài, binh, chính đều trên cơ sở pháp luật, nhưng điều này cùng với chế độ quan lại triều ta là đi ngược lại. Bởi vì triều ta duy nhất cùng với Hình bộ của tư pháp liên quan lại ở Xu Mật viện, tam tỉnh, tam ti. Hay nói cách khác, chính là nhị phủ tam ti bao trùm bởi pháp luật. Pháp luật đương nhiên không thể có sự ràng buộc chính vụ, quân sự, tài chính rất tốt. Sự tồn tại của pháp luật rốt cuộc là vì cái gì?

Hình bộ, mục đích của hắn là Hình bộ.

Tần Cối vẻ mặt âm trầm, hai tay nắm chặt lại, Xu mật Sứ, ngươi làm như vậy không tránh khỏi cũng quá là độc ác.

Triệu Giai nói:

- Vậy theo ý của ngươi, nên làm thế nào?

Lý Kỳ nói:

- Trước tiên triều đình nên chuyên môn vì lập pháp thành lập Lập pháp viện. Còn nhân sỹ của Lập pháp viện có lẽ là từ nhân sỹ của các tầng lớp, nhưng là quan lại, cũng có thể là dân thường, vì có thể tiến cùng thời đại, tốt nhất là hai ba năm thay đổi một lần, hâp thụ kinh nghiệm của họ, đưa ra một bộ pháp luật hoàn thiện hơn, sau đó đổi Hình bộ thành Tư pháp viện và Lập pháp viện cùng lập hai viên, cùng Nhị phủ tam ti cân bằng, quy về sự quản lý trực tiếp của Hoàng thượng. Song hai viện không can thiệp lẫn nhau. Ngoài ra vi thần còn đề nghị tăng cường Ngử sử đài bổ trợ Tư pháp, đề phòng trong triều có người làm việc riêng, tổn hại tới pháp luật, dùng pháp trị quốc.

- Lập pháp viện, Tư pháp viện.

Triệu Giai nhỏ giọng thì thầm hai từ, bỗng lên tiếng:

- Hình bộ.

Lý Cương liền bước lên nói:

- Có vi thần.

Triệu Giai nói:

- Ngươi thấy thế nào?

Lý Cương nói:

- Vi thần tán thành với lời của Xu mật Sứ, pháp luật là thần thánh, tương tự cũng là vô tình, thành lập Lập pháp viện và Tư pháp viện có thể càng tăng thêm đặc tính của luật pháp. Hơn nữa còn có một bộ luật pháp hoàn thiện có lợi cho giang sơn xã tắc đối với mình không thể lường trước được, có thể thành vạn năm cơ nghiệp.

Triệu Giai gật đầu, nói:

- Chư vị ái khanh thấy thế nào?

- Chúng thần tán thành.

Thoáng chốc đã có không ít đại thần đứng lên.

Lý Kỳ nhìn thấy thế mà kinh hãi, hóa ra Thất Nương đã thu được nhiều tiểu đệ như vậy. Điều này rõ ràng những người này chính là thế lực của nàng. Bạch Thiển Nặc xây dựng thế lực trong triều, chắc chắn là đánh vào danh hiệu của Lý Kỳ, không có Lý Kỳ, ai còn chú ý tới nàng nữa.

Mà quan lại của tam tỉnh ngũ bộ đều không có động tĩnh gì. Họ đều đang chờ ý kiến của Tần Cối.

Trịnh Dật bỗng nhiên bước lên lên tiếng:

- Vi thần tán đồng.

Lập tức lại có không ít quan lại đứng lên.

Tần Cối liếc mắt nhìn Lý Kỳ, cúi đầu cười lạnh hai tiếng, lần này xem như là ta gặp nạn rồi. Nhưng thua trong tay Xu mật Sứ ngươi, ta cũng không oan, liền đứng lên nói:

- Thần cũng thấy Đại Tống quốc ta nên thành lập Lập pháp viện.

Triệu Giai trầm ngâm hồi lâu, nói:

- Nhưng chuyện này rốt cuộc không phải là chuyện nhỏ, Trẫm vẫn phải suy nghĩ them. Xu mật Sứ, Lý Thượng thư, hai người các ngươi nhanh chóng viết ra một bản cương lĩnh chi tiết.

Đây có lẽ là chuyện lớn, y cũng cần phải tiêu hóa một chút mới có thể quyết định.

- Vi thần tuân mệnh.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.