Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1646: Quyển sách bìa trắng đầu tiên



Đối với đủ loại sỉ nhục mà quân Tống đã trải qua, đối với đủ loại cười ngạo của Hoàn Nhan Tông Vọng với quân Tống, Triệu Giai vẫn luôn canh cánh trong lòng, kỳ thật y đã sớm muốn thay đổi binh chế rồi, nhưng vấn đề là việc cải cách binh chế cũng không phải là trò đùa, không thể ăn một miếng biến thành mập mạp luôn được, phương diện này còn liên lụy đến vương vị của Triệu thị nữa, vì vậy Triệu Giai vẫn luôn suy tư, chậm chạp chưa đưa ra quyết định.

Nhưng mà, hiện giờ phía kinh tế đã ổn định lại được rồi, trăm họ an cư lạc nghiệp, các vấn đề bên trong đều được giải quyết, lúc này y mới quyết định phải cải cách binh chế, hơn nữa sau khi trải qua một lần đàm phán tỉ mỉ với Lý Kỳ, khiến cho y tràn đầy tin tưởng, việc cải cách binh chế là chắc chắn phải làm.

Đương nhiên, hắn cũng có sự suy xét của chính mình, dù sao những thứ đế vương cần suy tính không có khả năng hoàn toàn giống với thần tử được, việc này không có liên quan gì đến thiên phú cả, chỉ là bản thân ở vị trí bất đồng thôi.

Bước đầu tiên cải cách binh chế chính là gia tăng quân phí, đề cao lương bổng của binh lính, đây cũng là điều y đã hứa hẹn với Tây Quân khi ban bố ba nghị quyết lớn.

Kỳ thật phúc lợi của binh sĩ ở Đại Tống đã là tốt nhất rồi, vô cùng hoàn thiện, trong lịch sử cũng đồng dạng như thế, bất luận triều đại nào cũng không thể so sánh được cùng, không có biện pháp, có tiền chính là tùy hứng, phải biết rằng triều Tống ở thời kỳ đỉnh cao, riêng GDP đã chiếm sáu phần của toàn bộ thế giới, trung bình thu nhập theo đầu người cho dù là tới tận thời Trung Quốc thế kỷ hai mươi mốt đều chưa bị vượt qua, vẫn là cao nhất trong lịch sử của Hoa Hạ, đây là dạng khái niệm gì a.

Tuy nhiên Triệu Giai chỉ là vì nâng cao phúc lợi thôi sao?

Đương nhiên không phải.

Mỗi việc mà đế vương làm thì đều có mục đích chính trị hết.

Gia tăng chi cho quân phí, cũng là một loại cải cách đối với binh chế, nhưng điều này tuyệt đối không chỉ đơn giản là việc tăng lương thôi đâu.

Tăng lương sẽ không còn là việc tăng thêm mù quáng, bây giờ triều đình cũng sẽ không bỏ ra khoản tiền để uổng phí đâu, cho nên bước đầu tiên sẽ là thống kê nhân số binh lính.

Triệu Giai coi đây là lấy cớ, tuyên bố chỉ cần là quân đội Đại Tống thì đều gọi chung là cấm quân, chỉ có cấm quân mới được lĩnh lương bổng, không nằm trong danh sách này thì sẽ không cho lương bổng.

Trước đây, trong cơ cấu quân đội của Đại Tống, có cấm quân, có hương binh, có sương binh, còn có những con Át chủ bài như Tây Quân.

Hiện giờ thì đều không có, chỉ có cấm quân thôi, đây là cách gọi chung của quân đội Đại Tống.

Như vậy thì Chiết Gia Quân, Chủng Gia Quân và Tây Quân đều phải đầu nhập vào trong cấm quân.

Rất rõ ràng, Triệu Giai là hướng về phía Tây Quân đấy, y không cho phép còn giống như lúc trước, còn có đội quân nằm ngoài binh chế, nhưng y cũng không dám quá cấp tiến, sợ sẽ làm cho Tây Quân bất mãn, vì vậy, lần này y chỉ dựa vào việc cải cách lương bổng để làm lý do thay đổi cách gọi thống nhất thôi, không quản trong lén lút các ngươi gọi Chiết Gia Quân là gì, nhưng trên danh nghĩ, bọn họ chính là cấm quân.

Mặt khác, Triệu Giai còn thiết lập năm quân khu lớn là Đông Tây Nam Bắc, Trung, trong quân khu lại dùng “lộ” để phân chia, tỷ như lộ quân Phượng Tường, gọi tắt là Phượng Tường quân. Lại tỷ như phủ Thái Nguyên, phủ châu ở tại Đông Lộ của Hà Đông, thì gọi là Hà Đông quân, nhưng là bọn họ đều thuộc quân khu Tây Bộ đấy.

Việc lương bổng sẽ do bốn bộ là Tam ti, Tam nha, Xu Mật Viện, Bộ binh cùng thành lập một bộ mới, bộ mới này có tên là Quân vụ ti.

Triệu Giai làm vậy chủ yếu vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, bởi vì năm vừa rồi đã xảy ra rất nhiều vụ việc tham ô quân lương, cho nên y nhất định phải khiến cho nhiều bộ ngành kiềm chế lẫn nhau, tiền là do Tam Ti bỏ ra, người lĩnh tiền là Tam nha, mà danh sách lại từ Bộ binh, còn Xu Mật Viện lại phụ trách việc phân phát lương bổng. Dù sao thì lương bổng của từng quân khu cũng không giống nhau, Tây Quân nhiều năm ở giữa chiến hỏa, lương bổng của họ đương nhiên phải cao hơn một ít, mà quân khu phía Đông đương nhiên sẽ ít hơn một chút.

Bốn bộ kiềm chế lẫn nhau, còn có Tư Pháp Viện, Lập Pháp Viện ở một bên nhìn chằm chằm, kẻ nào muốn đánh chủ ý vào quân lương, nhất định phải đả thông được cả ba tuyến là trời đất và người, nếu không chính là đi chịu chết.

Thứ hai, Triệu Giai muốn lợi dụng cách gọi chung là cấm quân, phân phát lương bổng để tăng mạnh sự không chế với quân đội địa phương, đặc biệt là Tây Quân. Ý tứ của Triệu Giai cũng phi thường rõ ràng, quân đội mặc dù ở trong tay các ngươi, nhưng tiền, lương thực đều nằm trong tay trẫm, đối đầu với trẫm thì các ngươi sẽ không có kết cục gì tốt cả.

Nhưng ở mặt ngoài, Triệu Giai chỉ nâng cao phúc lợi của binh lính mà thôi, các tướng lĩnh của Tây Quân căn bản không có lý do để phản đối.

Về phần hương binh cùng sương binh thì toàn bộ bị hủy bỏ, về làm nông hoặc là kinh thương.

Điều này biểu thị cho một đợt giải trừ quân bị (cắt giảm nhân số và trang bị) có quy mô mới, trong năm Hi Ninh, Đại Tống đã từng được xưng là có cả trăm vạn cấm quân, khi đó cũng đích xác có nhiều như vậy, nhưng đến thời kì Tống Huy Tông, cộng thêm Tây Quân, cùng với quân đội địa phương như hương binh, sương binh, cũng mới miễn cướng đạt tới một trăm vạn, đến lượt Triệu Giai sau khi lên ngôi, con số này đã lên tới tám mươi vạn, nhưng chỉ có bốn mươi vạn là quân chính quy, cũng chính là Tây Quân cộng thêm cấm quân trung ương, đám quân đội này là có năng lực chiến đấu đấy.

Trong mấy năm gần đây, kinh tế tăng trưởng rất nhanh, binh lực cũng tiến thêm một bước héo rút, cuộc sống tốt rồi thì có ai nguyện ý đánh giặc nữa đâu, nhưng loại héo rút này chỉ là tình huống thực tế, ở mặt ngoài vẫn có không ít người dùng danh hiệu sương binh làm việc tư.

Ở phương diện này, Triệu Giai ban bố quyển sách bìa trắng đầu tiên có liên quan đến phương diện quân sự, đương nhiên, hiện tại không gọi là sách bìa trắng, nhưng mà ý nghĩ là giống nhau.

Mà trên một phần văn bản báo cáo này, Triệu Giai nói rõ phải giải trừ ba mươi vạn quân bị, trong ba mươi vạn này có hơn một nửa không phải quân chính quy, trong đó chủ yếu là những nam tử từ bốn mươi trở lên, mặt khác y còn lấy ra mười vạn thanh niên từ bốn mươi vạn bộ đội không chính quy để làm quân dự bị, đồng thời cũng đảm nhiện là lương thảo quân, là có biên chế chính quy, mười vạn thanh niên này có hơn một nửa là xuất phát từ Tây Quân, xem như cho Tây Quân một loại phúc lợi, nhưng đồng thời trong ba năm, cấm quân phải đạt tới sáu mươi vạn, điều này cũng biểu thị một đợt tuyển binh mới sắp bắt đầu.

Trong đó Triệu Giai tỏ vẻ, đặt mười vạn cấm quân ở trung ương.

Quân khu Nam bộ tụ tập có tám vạn quân đội, mỗi quận Đại Lý, Nam Ngô có bốn vạn.

Quân khu phía Đông đặt bảy vạn quân đội, trong đó có bốn vạn bộ binh, cộng thêm ba vạn thủy sư, chia ra đóng binh ở Phúc Châu và Lai Châu.

Ở quân khu Tây bộ, đặt mười lăm vạn quân, chia ra ở Thái Nguyên, hai phủ Thành Đô, phụ trách nhằm vào các hoạt động quân sự ở Thổ Phiên, Tây Hạ.

Còn lại đăt hai mươi vạn quân ở quân khu Bắc bộ, trải rộng khắp địa khu Yến Vân, không cần phải nói cũng biết là chuyên môn nhằm vào quân Kim rồi.

Ở phương diện vũ khí, Quân Khí Giám sẽ ở bên ngoài Đông Kinh thiết lập ba phân bộ ở ba Kinh, cộng thêm với xưởng đóng tàu ở Phúc Châu, hơn nữa ở Đông Kinh tổng cộng có sáu xưởng chế tạo vũ khí lớn, chuyên môn phụ trách cung ứng vũ khí cho năm quân khu lớn, cùng tổng số lượng và chủng loại vũ khí cung ứng cho từng quân khu đều có thể thuyết minh tỉ mỉ lại.

Triệu Giai không có thiết lập kho vũ khí ở địa phương có quân khu, vài kho quân khí lớn nhất đều tại bốn Kinh, mục đích là muốn cho triều đình hoàn toàn nắm giữ vũ khí trong tay, phòng ngừa việc võ tướng cầm binh tự làm chủ, còn có kho vũ khí không phải do một người phụ trách một kho, Quân Khí Giám cũng không biết vũ khí do mình chế tạo ra sẽ vận chuyển đến đâu, đây cũng là để phòng ngừa sự xuất hiện của những loại vũ khí thấp kém, bởi vì ngươi không biết được vận chuyển đi nơi nào, không thể đả thông quan hệ được, khi binh lính trong quân khu nhận được vũ khí này, nếu phát hiện không phù hợp yêu cầu, nhất định sẽ báo cáo lên trên.

Trừ những việc đó ra, quân kỷ trong văn bản bố cáo, nói đơn giản lại thì là chế định ra một bộ quy trình huấn luyện hoàn thiện, giống như khi đi học vậy, từng cái quân khu nhất định phải luyện binh theo quy trình này.

Trong đó, năm quân khu lớn vào hàng năm nhất định phải tiến hành một lần quân diễn để làm khảo hạch, triều đình sẽ phái người đi giám sát.

Cứ ba năm một lần các quân khu lớn sẽ tổ chức một lần liên hợp quân diễn, nhưng mà đối thủ là ai thì sẽ được an bài tùy theo cơ hội, mà việc điều phái quân đội, vẫn là do Xu Mật Viện phụ trách, tỷ như từ trong Phượng Tường quân điều phái vài doanh đội đi ra, lại từ Hà Đông quân điều phái vào doanh ra tạo thành đội quân của Tây bộ tham dự quân diễn, như vậy chính là phòng ngừa có một ít người nhàn hạ, ngươi nhất định phải chắc chắn từng người binh sĩ đều có phải có năng lực tác chiến, bởi vì ngươi không biết được Xu Mật Viện sẽ chỉ định doanh đội nào tham dự liên hợp quân diễn cả.

Nhưng mà, Triệu Giai lấy quân diễn làm lý do, thiết lập Bộ tổng tham mưu, Xu Mật Viện chỉ phụ trách điều phái quân, nhưng nội dung của quân diễn sẽ do Bộ tổng tham mưu đảm nhận phụ trách, hơn nữa Nguyên soái của Bộ tổng tham mưu sẽ trực tiếp tham dự vào quân diễn.

Lý Kỳ vinh quang trở thành người đầu tiên tiên vào Bộ tổng tham mưu, hắn đảm nhiệm chức Phó trưởng ban của Bộ tổng tham mưu, bởi vì tại trước mắt, toàn bộ kết cấu chiến lược của Đại Tống, đều do hắn và Triệu Giai hai người thương lượng ra được, mà Bộ tổng tham mưu không thể nghi ngờ là làm suy yếu quyền lực của Xu Mật Viện, cho nên Triệu Giai dứt khoát để cho Lý Kỳ thành người đứng thứ hai ở Bộ tổng tham mưu, khiến cho quyền lực được cân bằng.

Mặt khác, Triệu Giai còn tuyển ra mười vị lão tướng quân đức cao vọng trọng gia nhập Bộ tổng tham mưu, trong đó có năm người được phong làm chính tứ phẩm, năm người tòng tứ phẩm, giống như các lão tướng quân Chủng Sư Trung, Trương Thúc Dạ, Tông Trạch, đều nằm trong nhóm này, đây có thể nói là một vinh quang tối cao đối với võ tướng, trước kia võ tướng cao nhất cũng chỉ làm được Xu mật phó sứ, nhưng hiện tại Bộ tổng tham mưu mới là nơi cao nhất mà các võ tướng hướng tới.

Vừa thấy danh sách nhân viên của bộ tổng tham mưu, mỗi người đều là Nguyên soái, môt khi có trận chiến khẳng định sẽ phái bọn họ tiến đến, tuy rằng Triệu Giai nói ra ngoài rằng Bộ tổng tham mưu thiết lập là vì quân diễn, các ngươi không nên suy nghĩ nhiều, nhưng ai cũng biết nơi này sẽ trở thành cơ cấu quân sự cao nhất của Đại Tống, chỉ có điều ở thời điểm bình thường thì không có được bất luận một quyền lực gì, bời vì Bộ tổng tham mưu là không được quyền phát binh và quyền cầm binh đấy, nhưng một khi đánh giặc rồi, thì sẽ không thể khinh thường Bộ tổng tham mưu được.

Cứ như vậy, hai khu văn võ đã được tách ra hoàn toàn rồi, Hoàng đế có thể bỏ văn thần qua một bên, trực tiếp thương định chiến lược cùng Bộ tổng tham mưu, điều này cũng biểu thị sẽ không để cho văn thần can thiệp vào việc đánh giặc nữa, nhưng như vậy cũng không thay đổi được tình huống lấy văn ngự võ, bởi vì bất kể nói thế nào, có đánh hay không vẫn cứ phải dựa vào văn thần căn cứ vào lợi ích chính trị của quốc gia để đưa ra quyết định, một khi Hoàng đế cùng văn thần thảo luận sẽ khai chiến với ai, thì Bộ tổng tham mưu mới bắt đầu thương lượng chiến lược.

Nói đơn giản, chính là Bộ tổng tham mưu chỉ có thể quyết định đánh như thế nào, nhưng rốt cục có đánh hay không thì vẫn do văn thần quyết định, bởi vậy có thể thấy được, hệ thống quan văn vẫn là áp đảo hệ thống quan võ đấy, bởi vì nếu không đánh trận, thì chiến lược của ngươi cho dù tốt đến đâu cũng vô dụng.

An bài như vậy phi thường hợp lý, bởi vì chiến tranh chính là sự tiếp diễn của chính trị, chính trị đương nhiên phải đứng phía trên chiến tranh rồi, nếu trái lại thì phải là lẫn lộn đầu đuôi, Tiết Độ Sứ của triều Đường từng hò hét hoành tráng, kết quả bức triều Đường diệt vong, cho nên võ quan không thể nắm quyền được, bởi vì võ quan khẳng định là hy vọng được đánh giặc, bình thường bọn họ sẽ không suy xét đến lợi ích chính trị của một quốc gia, điều này là không được, có hút thời điểm đánh thắng trận chiến, nhưng lại thua ở toàn cục, hơn nữa loại tình huống này đã nhìn mãi quen mắt.

Văn thần đương nhiên cảm thấy bất mãn, địa vị tại khi từng bước một bị võ tướng uy hiếp, nhưng khi bọn họ biết rằng chức Tổng tham mưu trưởng sẽ do Triệu Giai tự mình kiêm nhiệm, Hoàng đế chính là lãnh đạo của Bộ tổng tham mưu, bọn họ sao còn dám phản đối nữa, chả nhẽ phản đối Hoàng đế sao, cũng chỉ có thể nén giận thôi, đây cũng là một loại thủ đoạn mà đế vương dùng để khống chế quân quyền.

Đồng thời, sự xuất hiện của Bộ tổng tham mưu, đối với việc Tể tướng hay Tam ti muốn nhúng tay vào quân chính cũng đã tạo thành trở ngại không nhỏ.

Một chế độ quân sự dựa trên một cơ sở binh chế hoàn toàn mới đã yên lặng đột kích ở triều Tống.

----------oOo----------

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.