Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1807-1: Miệng rộng ăn bốn phương



Đã thời gian dài không gặp, dung nhan Lý Thanh Chiếu không những không già đi, ngược lại càng có vẻ đầy đặn động lòng người, nước da trắng nõn nà ửng đỏ, tuy rằng ăn mặc vẫn mộc mạc, nhưng rốt cuộc vẫn không giấu được thân hình thon thả như châu ngọc.

Đương nhiên, nàng cho tới bây giờ cũng không nổi tiếng vì mĩ mạo mà nổi tiếng vì tài văn chương, khí chất của nàng nhiều hơn, làm một tài nữ đệ nhất thiên cổ, khí chất của nàng xưa nay chưa hề có ai có được.

Nàng vẫn là nữ nhân bước ra từ trang sách.

Điểm này, dù là ai cũng không thể bằng.

Dung nhan cho dù phải già đi, nhưng tài năng vĩnh viễn tồn tại đến hậu thế.

Mỹ nhân không già, định nghĩa này ở hiện đại thường là kết quả của công nghệ cao, nhưng thật sự trẻ mãi, nhất định không chỉ là dung nhan.

Còn nhớ khi mới gặp Lý Thanh Chiếu, khi đó sắc mặt Lý Thanh Chiếu tái nhợt vô hồn, yếu đuối, thân hình tiều tụy vì bệnh tật, nhưng đó là bởi vì loạn trong giặc ngoài, mà nàng lại say mê Kim Thạch Lục, thường quên ăn không ngủ, hơn nữa lúc ấy giữa nàng và Triệu Minh Thành lại xuất hiện ngăn cách, đủ loại nguyên nhân khiến nàng lao lực quá độ.

Nhưng Lý Thanh Chiếu lúc này sống ở đây, cuộc sống vô lo vô nghĩ, sống an nhàn sung sướng, Kim Thạch Lục sớm đã hoàn thành, quan trọng hơn chính là, đại quốc Trung Nguyên trong lòng nàng đã lên đỉnh cao, tất cả đều thuận buồm xuôi gió. Không còn ưu sầu, khiến tâm tình của nàng thay đổi nghiêng trời lệch đất, tâm trạng thoải mái, sức khỏe cũng tốt hơn, dung nhan dĩ nhiên cũng càng đẹp hơn xưa.

Tâm tình vui vẻ còn hơn tất cả mọi thứ.

Lý Kỳ thấy Lý Thanh Chiếu bây giờ, trong lòng cũng cảm thấy vui vẻ vì nàng, lại thấy nàng tự thân bưng nước rửa mặt cho con gái mình thì không ngừng cảm động.

Mà Lý Thanh Chiếu vừa nghe thấy Lý Kỳ gọi nàng "Thanh Chiếu tỷ tỷ", liền cảm thấy vô cùng quái dị, ít nhất không phải là cao hứng, nhưng nếu là hiện tại, lại cảm thấy rất thân thiết.

Thần tượng và người hâm mộ gặp nhau, không bao giờ thiếu được kích động, hỏi han ân cần lại càng không thể thiếu

Đương nhiên, niềm vui bất ngờ vẫn là chủ đề chính của ngày hôm nay.

Mấy người đứng trước cửa một lát, rồi mới đến sảnh đường, nhưng dù Lý Kỳ có dỗ dành con gái thế nào, Lý Kiến Tố vẫn không nhận hắn, vừa thấy hắn đến, liền vội vàng rúc vào cổ Lý Sư Sư tránh. Lý Kỳ nghiêng đầu sang bên trái, con bé liền trốn sang bên phải, Lý Kỳ nghiêng đầu sang bên phải, con bé liền trốn sang bên trái, hai cha con chơi bịt mắt bắt dê một lúc, nhưng ai cũng không thuyết phục được ai.

Cuối cùng, Lý Kỳ vẫn kết thúc bằng thất bại.

Lý Kiến Tố dường như cũng mệt mỏi, chỉ một lát sau liền ghé vào lồng ngực Lý Sư Sư ngủ.

Lý Kỳ lại hỏi han chuyện về con gái.

Hóa ra khi hắn vừa rời khỏi Hàng Châu một tháng, thì Lý Sư Sư phát hiện ra mình ra thai, lúc ấy Lý Thanh Chiếu cảm thấy nên báo chuyện này cho Lý Kỳ biết, nhưng Lý Sư Sư không đồng ý, bởi vì nàng cảm thấy Lý Kỳ thân gánh trọng trách, nếu biết mình còn một đứa nhỏ ở Hàng Châu, trong lòng nhất định sẽ vướng bận. Lý Sư Sư sợ sẽ ảnh hưởng đến Lý Kỳ, vì vậy lựa chọn tiếp tục che giấu.

Trải qua mười tháng hoài thai, Lý Sư Sư cuối cùng cũng sinh ra một bé gái, nhận Lý Thanh Chiếu làm mẹ nuôi. Lý Thanh Chiếu giúp đặt tên con gái là Lý Kiến Tố.

Lý Kỳ nghe Lý Thanh Chiếu đặt tên cho con gái mình, vô cùng vui mừng, hiếu kì nói: - Thanh Chiếu tỉ tỉ, không biết tên này có ý nghĩa gì?

Lý Thanh Chiếu kinh ngạc nhìn Lý Kỳ nói: - Ngươi không biết?

- Ặcta nên biết sao?

Lý Kỳ cố gắng ngẫm nghĩ một lát, ừ một tiếng, nói: - Kiến Tố, Kiến Tố, nghe có phần quen thuộc.

Đôi mắt Lý Thanh Chiếu chớp chớp, nói: - Xem ra đề xướng vô vi nhi trị (trị thuận theo tự nhiên) của một lần trên triều không xuất phát từ ngươi.

Lý Sư Sư mím môi cười, vui sướng khi người khác gặp họa liếc nhìn Lý Kỳ.

- Vô vi nhi trị, ta biết rồi! Lý Kỳ nói: - Nhưng có quan hệ gì với Tố Tố sao?

Lý Thanh Chiếu liếc nhìn Lý Kỳ, dở khóc dở cười, nói: - Kiến Tố từ này xuất phát từ "Lão Tử", nguyên văn là, tuyệt thánh trí khí, lợi dân bách bội, tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ; tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu. Thử tam giả dĩ vi văn bất túc, cố lệnh hữu sở chúc. Kiến tố bão phác, thiếu tư quả dục, tuyệt học vô ưu. (Bỏ thánh vứt trí thì dân được lợi gấp trăm lần, bỏ nhân vứt nghĩa thì dân trở lại với hiếu từ, bỏ xảo vứt lợi thì không còn trộm cướp, ba cái thánh trí, nhân nghĩa, xảo lợi là vì cái văn vẻ không đủ để trị dân cho để dân qui về điều này: ngoài thì biểu hiện sự mộc mạc, trong thì giữ sự chất phác, giảm tư tâm, bớt dục vọng)

- Kiến tố bão phác.

Lý Kỳ hơi trầm ngâm, nửa hiều nửa không nói: - Khó trách ta cảm thấy quen thuộc, đoạn văn này chắc chắn ta đã từng nghe qua, chỉ có điều nhất thời không nghĩ ra.

Lý Sư Sư cười nói: - Phu quân, vậy huynh có biết ý nghĩa kiến tố ôm phác?

Cho chút mặt múi đi, nhất định phải vạch trần sao? Lý Kỳ xấu hổ cười, nói: - Phu quân cũng chỉ nghe qua mà thôi.

Lý Sư Sư cười khúc khích, nói: - Kiến tố ôm phác, ý nghĩa là, lộ ra cái chân thật, giữ cái cái chất phác. Tỷ tỷ giúp con gái đặt tên là Kiến Tố, chính là hi vọng con gái sau này lớn lên vẫn giữ được phẩm chất thuần thiết, không bị thế giới hỗn loạn làm thay đổi, làm một người cao thượng, cũng hi vọng Kiến Tố có thế tự nhiên trưởng thành, không phải chịu bất kì gò bó gì, vui vui vẻ vẻ.

Lý Kỳ liên tục gật đầu, vui vẻ nói: - Cái này hay, ta thích, nếu có thể vẫn giữ được sự ngây thơ chất phác, vậy thì vô cùng khó.

- Không chỉ như thế.

Lý Sư Sư lại nói: - Kiến tố ôm phác và tuyệt học vô ưu, thiếu tư quả dục hợp lại thành tam đại tư tưởng, nói tóm lại, chính là vô vi nhi trị mà Lão Tử trực tiếp đề xướng, gặp triều đình đề xướng vô vi nhi trị, hơn nữa trên Tuần san Đại Tống Thời đại cũng nhắc tới, vô vi nhi trị của Lão Tử chính là tư tưởng trung tâm để phu quân kiến thiết kinh tế, theo đuổi một nền kinh tế tự nhiên phát triển, tỷ tỷ đặt tên là Kiến Tố, cũng hi vọng kiến thiết kinh tế của phu quân có thể thành công, mang đến cho dân chúng cuộc sống giàu có.

Điều này Lý Kỳ thật sự không nghĩ đến, hắn vẫn luôn cảm thấy đặt tên chỉ là một danh hiệu mà thôi, không nghĩ xa tới vậy, nhưng cổ nhân đặt tên, cũng chú ý tới ý nghĩa, cũng chính bởi vì nguyên nhân này nên hắn chưa bao giờ giúp con trai con gái mình đặt tên.

Giống như Lý Chính Hi đại công tử của Lý Kỳ, Thái Kinh sở dĩ giúp thằng bé đặt tên là Chính Hi, thứ nhất, vì Lý Kỳ quá kiếm tẩu thiên phong (không phải là thông thường, tìm một biện pháp mới không giống trước đây để giải quyết vấn đề, lấy kì lạ để chiến thắng), đắt ở một chữ "Kỳ", như kì chung phi chính đạo (Kì cũng không phải là chính đạo), Thái Kinh hi vọng có thể mượn tên này để nhắc nhở Lý Kỳ, vì vậy lấy chữ "Chính" ở giữa, còn về chữ "Hi", bởi vì lúc ấy biến pháp của Lý Kỳ kì thật là tiếp tục biến pháp Hi Ninh, cũng giống như tiếp tục sinh nhi dưỡng nữ, Thái Kinh cũng hi vọng biến pháp của Lý Kỳ có thể thành công, vì vậy mới có một chữ "Hi".

Mà "Kiến Tố" cũng bao hàm kì vọng đối với tương lai, Lý Thanh Chiếu vừa hi vọng Lý Kiến Tố có phẩm chất thuần khiết, cao thượng, theo đuổi bản tính tự nhiên, lại vừa mượn tên này kí thác kì vọng với cải cách.

- Không thể nghĩ ra cái tên này thật bác đại tinh thâm.

Lý Kỳ cảm thán một hồi, lại hiếu kì nói:

- Sư Sư, vậy tên muội có ngụ ý gì?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.