Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1873: Trù bị chiến tranh



- Xuất binh đánh Tây Hạ?

Triệu Giai sửng sốt, sắc mặt có chút biến đổi, hiển nhiên là đã động tâm rồi.

Nước quân tử. Đó chẳng qua chỉ là một chút bản lĩnh bề ngoài mà thôi. Quân tử cái gì, rắm chó còn không kêu. Từ xưa đến nay, trong các bậc chính khách đều không có một người quân tử nào. Lòng dạ của chính khách đều rất đen tối. Triều Tống tuy rằng yếu ớt nhưng như vậy không có nghĩa là không có biện pháp gì. Người xem Tống Huy Tông đó. Ông ta vừa thấy nước Liêu không xong liền khẩn trương xuất binh. Hiệp ước Thiền Uyên gì gì đó đã sớm bị quên mất rồi. Ta không đánh ngươi không phải vì ta là quân tử mà bởi vì ta đánh không thắng ngươi. Nếu nói như vậy thì bàn về bản lĩnh lừa người khác, chính khách ắt hẳn là thuộc hàng thứ nhất.

Có khác nhau thì họa chăng là ở chỗ, ngươi đang lừa người khác hay là lừa người của mình mà thôi.

Trịnh Dật, Lý Cương đều đã trầm mặc. Tây Hạ từ lúc độc lập trở đi, cùng với Đại Tống có mối quan hệ vô cùng mật thiết, thậm chí có thể nói là tình như thủ túc, tới lui thân thiết. Tây Hạ lại không có ý chọc giận ngươi mà ngươi lúc này lại xuất binh khác nào họa vô đơn chí, chẳng có chút đạo lí nào. Người hạ tiện nhất cùng lắm thì cũng chỉ đến mức này thôi. Nhưng nói lại thì đây là chuyện quốc gia đại sự, bàn đến phẩm cách cá nhân thì có chút không phân biệt công tư rồi. Nếu như Đại Tống bây giờ xuất binh, Tây Hạ nhất định sẽ không chống đỡ được Tống. Nước Kim hai mặt giáp công thì xem ra mong muốn chiếm lại địa khu Hà Sào nhất định sẽ không là mơ rồi.

Mã tràng Hà Sáo thật là mê người a.

Nói Triệu Giai không động lòng thì nhất định là giả dối.

Động tâm thì đã động tâm, nhưng Triệu Giai vẫn phải suy xét cẩn thận. Làm một thống soái hay làm một chính khách? Ngươi hiểu rằng chưa đánh mà đã nghĩ đến thất bại thì không cần biết là làm thế nào ta đều có thể tưởng tượng được là ngươi đã thất bại rồi. Và sẽ đối diện với hậu quả gì, điều này cần phải cân nhắc một phen. Y lắc lắc đầu nói: - Không ổn. Không ổn. Các ngươi đừng quên lúc trước quân đội của Đại Tống ta tấn công nước Liêu, làm cho người Khiết Đan hận Đại Tống ta đến tận xương tủy. Cùng chung một mối thù, coi Đại Tống ta như kẻ thù giết cha thậm chí còn khiến cho người Khiết Đan nhờ cậy nước Kim. Nếu như chúng ta xuất binh đánh Tây Hạ, Tây Hạ vương biết sẽ không chống nổi. Tống Kim hai mặt giáp công, đánh tiếp cũng sẽ mất nước, việc này e không những chỉ làm cho bọn họ hận chúng ta thấu xương mà còn khiến bọn họ gấp rút thần phục nước Kim. Đến lúc đó nước Kim chỉ cần ra chút ơn huệ, giật dây người Đảng Hạng, đối phó chúng ta. Đến lúc đó, Đại Tống ta sẽ rơi vào hoàn cảnh hai mặt giáp công. Không được. Không được. Chuyện này tuyệt đối không thể được.

Tần Cối nghe xong, bị dọa đến nỗi toàn thân đổ mồ hôi lạnh, nói: - Hoàng thượng nói đúng. Là vi thần suy xét không chu toàn. Xin hoàng thượng giáng tội.

- Ai. Ái khanh cũng là một lòng trung thành, có tội gì đâu.

Triệu Giai khoát tay. Bỗng nhiên y nhìn về phía Lý Kỳ, nói: - Xu Mật Sứ, khanh định ngủ từ đại điện đến ngự thư phòng của trẫm sao?

- Vi thần sao dám.

Lý Kỳ vội chắp tay lại, nói: - Thật ra vi thần cho rằng chúng ta bây giờ căn bản không cần phải gấp gáp.

Triệu Giai ồ một tiếng, nói: - Sao lại nói như vậy?

Lý Kỳ nói: - Người Nữ Chân đối với Đại Tống ta tà tâm không chết. Đây đã là lòng dạ của Tư Mã Chiêu thì người qua đường đều đã biết cả. Không tính là chuyện gì mới. Còn người Đảng Hạng cũng không phải là hạng người tốt lành gì. Người Đảng Hạng vì muốn sinh tồn, chuyện gì cũng đều có thể làm ra được. Giúp bên nào cũng đều không thích hợp. Nhưng bất luận làm thế nào thì Đại Tống ta cũng phải đặt lợi ích của mình lên làm đầu. Bọn họ chó cắn chó đối với chúng ta mà nói thì thật cứ vui vẻ mà trông.

Triệu Giai nói: - Bọn họ nếu muốn cắn nhau thì cứ cắn đi. Trẫm đây cứ vẫn vui vẻ như thường. Vấn đề là trẫm e rằng Tây Hạ chống cự không nổi thế tấn công của nước Kim. Nếu chẳng may Tây Hạ mất nước, nước Kim có thể xuất binh sang Yến Vân, Hà Hoàng, Thái Nguyên. Đây đều là những nơi chiến lược trọng yếu của Đại Tống ta. Có Tây Hạ thì sẽ giúp Đại Tống ta chống đỡ những bộ phận bị uy hiếp đó. Nếu như mất Tây Hạ thì ngày tháng của chúng ta sẽ không trôi qua dễ dàng đâu.

Lý Kỳ gật gật đầu nói: - Hoàng thượng nói rất đúng. Cho nên chúng ta nhất định phải trợ giúp Tây Hạ.

Tần Cối nói: - Nhưng như thế sẽ trở mặt với Kim Quốc. Chẳng lẽ Xu Mật Sứ cũng tán thành việc khai chiến với nước Kim sao?

Lý Kỳ lắc đầu nói: - Nếu khai chiến thì cũng không phải là lúc này. Nếu như chúng ta bây giờ tuyên chiến với nước Kim thì nước Kim khẳng định sẽ tập trung vào những nơi trọng tâm. Địa khu Yến Vân, Tây Hạ sẽ không phải lo lắng nữa rồi. Bởi vì toàn bộ gánh nặng đã đặt trên vai chúng ta, chẳng khác nào chúng ta giúp Tây Hạ cản một đao kia. Chúng ta cùng với Tây Hạ không thân không thích, thù còn quá ơn, dựa vào cái gì mà đỡ đao giúp bọn họ chứ. Chúng ta và nước Kim tiêu hao lẫn nhau, Tây Hạ dĩ nhiên thành ngư ông đắc lợi. Vả như vậy thì chúng ta với nước Kim trở thành những kẻ thua thiệt nhất. Việc này đối với lợi ích của Đại Tống ta thật không tương hợp chút nào.

Tần Cối nói:

- Nhưng nếu như chúng ta trợ giúp Tây Hạ thì nhất định sẽ đắc tội với nước Kim rồi.

Lý Kỳ cười ha hả nói: - Giúp đỡ? Có rất nhiều cách giúp đỡ. Chỉ cần chúng ta không xuất binh, không chính thức tham chiến, nước Kim bọn họ lẽ nào còn cắn chúng ta được sao? Bây giờ nước Kim một lòng muốn tiêu diệt Tây Hạ, chỉ cần chúng ta không quá phận, nước Kim cũng chỉ có thể nhẫn nhịn mà thôi. Nếu như bọn họ dám chủ động trở mặt với chúng ta thì khác nào bức bách chúng ta liên kết cùng với Tây Hạ chống lại bọn chúng. Tin rằng đây cũng không phải là điều mà người Nữ Chân hy vọng nhìn thấy.

Lời nghe đến đây mới có chút ý tứ vậy.

Triệu Giai như thoáng chút suy nghĩ, cười nói: - Khanh nói rất đúng. Hiện tại hai nước bọn họ đều đến tìm chúng ta, chúng ta không tội gì phải gấp gáp. Nhưng vấn đề là, chúng ta giúp như thế nào mới có thể bảo đảm nước Kim vừa không trở mặt mà lại có thể trợ giúp Tây Hạ ngăn cản được nước Kim, để bọn họ tiếp tục hao mòn sức lực?

Ánh mắt Lý Kỳ chợt lóe lên, nói: - Không xuất binh mà nói thì điều có thể trợ giúp chính là ở mấy điểm này: Lương thực và vũ khí.

Tần Cối cau mày nói: - Nhưng mà chúng ta bất cứ lúc nào cũng có thể bị cuốn vào cuộc chiến. Lương thực và vũ khí đều là những thứ để trù bị cho chiến tranh. Nếu như đưa hết cho Tây Hạ vậy thì chúng ta sẽ dùng cái gì?

Lý Kỳ cười nói: - Việc này thì cứ để cho Tam Ti Sứ giải đáp giúp ngài vậy.

Trịnh Dật nói: - Tần Thiếu Tể có điều không biết. Bởi vì kho quân khí đã mở rộng thêm không ít, vũ khí dự trữ đã chất đầy như núi rồi. Hiện tại thì hỏa khí lại đang nhập thêm vào, làm cho kho vũ khí đã quá dư thừa. Còn về phần lương thực thì năm kho lúa lớn đã sớm đầy tràn rồi.

Lý Kỳ nhanh miệng nói: - Vì vậy mà giá lương thực liên tục giảm. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy. Thực ra thì có không ít thương nhân buôn bán lương thực đã chạy tới Thương vụ cục tìm Kinh tế sử, yêu cầu triều đình thu mua lương thực, nâng giá lương thực lên. Thật không dám giấu giếm, bọn người buôn bán lương thực e rằng đến nằm mơ cũng hy vọng Đại Tống chúng ta tham chiến. Nếu như vậy thì giá lương thực ắt sẽ tăng giá trở lại.

Trịnh Dật gật gật đầu, dường như còn có chút ý tứ tự chế giễu. Điều làm y tự trào chính là y có lẽ đã không theo kịp bước thời đại rồi. Mới không lâu trước đây, bọn thương nhân ghét nhất là chiến tranh nhưng mà bây giờ thì lại dấy lên ham muốn mãnh liệt đối với chiến tranh.

Đây chính là sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường và kinh tế nông nghiệp cá thể. Kinh tế nông nghiệp cá thể ở trong thời đại hòa bình mới có thể phát triển đạt đến trình độ cao nhất. Bởi vì sự tăng trưởng của nó rất là chậm chạp. E rằng hiệp ước Thiền Uyên kia cũng chỉ là đổi lấy trăm năm an nhàn. Kinh tế của Đại Tống chẳng qua cũng chỉ như thế mà thôi. Nhưng sau khi kinh tế thị trường xuất hiện, chỉ trong mấy năm đã nhanh chóng phá vỡ kỷ lục, tạo ra một kỳ tích đáng kể. Sự gia tăng sức sản xuất đã vượt quá nhu cầu của nhân khẩu, cho nên phải lợi dụng chiến tranh để tiêu hao bớt, tránh hiện tượng dư thừa hàng hóa.

Hiện giờ ở nội bộ Đại Tống đã hình thành một cỗ thế lực mới đó chính là chủ nghĩa tư bản. Trong đó thương nhân ở Tô Châu, Hàng Châu chính là chủ lực. Giang Nam đất đai phì nhiêu, kinh tế phát đạt, lương thực dồi dào. Bọn họ tuyện đối sẽ ủng hộ Đại Tống khai chiến với những địa bàn bên ngoài. Người không đánh nhau thì những hàng hóa này rất khó để tiêu thụ cho nên ở trong nội tại nước Đại Tống đã xuất hiện rất nhiều trường phái chủ chiến.

Lý Kỳ lại tiếp tục nói: - Vả lại chúng ta cũng không hẳn là tặng, mà là nửa bán nửa tặng. Cho bọn họ một chút ưu đãi nhưng tuyệt không thể để lỗ vốn. Đây chẳng phải là có thể tiến thêm một bước, thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta sao.

Triệu Giai trầm tư hồi lâu, nói: - Tam Ti Sứ, hiện tại quốc khố còn bao nhiêu tiền?

Trịnh Dật nói: - Bởi vì mới phát hành đợt tiền mới cho nên ngân khố vô cùng sung túc. Tiền dự trữ đã đạt đến ba ngàn vạn quan. Nhưng mà trong đó đã điều động năm ngàn vạn quan để chấn hưng Thổ Phiên và Tây Bắc. Về phương diện Nam Thùy thì cũng có một một trấn quan trọng. Còn về phần quân phí thì đã dùng hết một nghìn vạn quan. Số tiền dùng đã khoảng trên dưới một ngàn năm trăm vạn quan.

Ngân khố quốc gia không thể trống rỗng. Ngươi chí ít cũng phải dự trữ tiền để dùng đó.

Triệu Giai suy nghĩ một lát rồi nói:

- Ngày nay thiên hạ không thái bình, lúc nào cũng có thể bùng nổ chiến tranh. Quân phí một ngàn vạn quan là quá ít rồi. Ngươi phải phát thêm một ngàn vạn quan nữa làm quân phí dự trữ. Ngoài ra còn phải phát thêm năm trăm vạn quan để thu mua lương thực và chuẩn bị một ít vật tư chiến đấu.

Trịnh Dật vội hỏi: - Hoàng thượng. Điều vi thần vừa mới nói chỉ là để dự trữ tiền. Liên quan đến vấn đề chuẩn bị vật tư chiến đấu thì chúng ta đã dự trữ quá đầy đủ rồi. Cho dù không hoàn lại phí thì cũng đủ để trợ giúp cho Tây Hạ ứng phó.

Thu nhập quốc khố hằng năm của Đại Tống đã đạt đến một trăm triệu quan có điều trong đó đều là lấy để chi cho vấn đề lương thượng, lụa vải là chính. Vì sự chênh lệnh giá cả mà thiếu hụt tiền. Triều đình vì để phát triển kinh tế, bảo đảm phải có nhiều tiền để lưu thông trong dân gian. Hủy bỏ chế độ cưỡng chế thu tiền thuế, may là vừa mới phát hành không lâu, nếu như là mấy năm trước mà nói thì không chừng đã được một ngàn vạn quan.

Lý Cương cũng nói: - Hoàng thượng. Người lần này gia tăng quân phí hơn gấp đôi, việc này sẽ khiến cho ngân khố quốc gia giảm sút. Địa phương trong nước cần dùng tiền rất nhiều.

Triệu Giai nói: - Hiện giờ mọi việc đã rất rõ ràng rồi. Đại Tống ta nhất định phải chuẩn bị thật tốt cho cuộc chiến này. Phàm chuyện gì đã có chuẩn bị thì sẽ không phải gặp họa. Xu Mật Sứ nói đúng. Tiền chỉ để một chỗ thì chỉ là một đống đồng phế mà thôi. Đại Tống ta có thể phát triển như ngày hôm nay cũng không phải dựa vào vị thần giữ tài của này.

Lý Kỳ cười nói: - Hoàng thượng nói rất đúng. Dù sao thì số tiền này cũng là dùng cho chi tiêu trong nước. Mua nó cũng là mua hàng hóa của chính mình, lại không để cho người ngoài kiếm lợi nhuận. Đây cũng có thể cho là một loại thủ đoạn buôn bán tiền tệ.

Tần Cối bỗng liếc mắt nhìn Lý Kỳ, lập tức đứng ra nói: - Nhưng mà hoàng thượng. Một khi phát động trận chiến này thì không ai có thể dự liệu được là sẽ đánh trong bao lâu. Bây giờ Tây Bắc bắt đầu đã đánh nhau rồi. Nếu như đánh đến mặt sau phía bắc thì bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ chiến tranh. Mà Thổ Phiên lại có một vùng đất lớn đặt ở đây, nếu như tiêu hao lâu dài, đến lúc đó Đại Tống ta không chừng sẽ chịu không nổi. Vi thần đề nghị là một mặt vừa gia tăng quân phí nhưng một mặt cũng cần phải tiết kiệm quân phí, giảm bớt những phí tổn quân sự không cần thiết.

Triệu Giai hiều kỳ hỏi: - Thiếu Tể, lời này là có ý gì? Cái gì gọi là phí tổn quân sự không cần thiết?

Tần Cối nói: - Ví như Nhật Bản. Hiện nay chúng ta còn có ba vạn bộ đội ở Nhật Bản. Hơn nữa đã lâu như vậy Nhật Bản đến một chút động tĩnh cũng không có. Hoàn toàn không thu được kết quả như dự kiến. Mà trước mắt xem ra gặp phải tình thế lớn như vậy thì chỉ có thể tiếp tục kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa thôi. Nhưng mà triều đình vì thế mà chi ra cũng không ít quân phí. Thực ra Nhật Bản chẳng qua chỉ là một quần đảo, hoàn toàn đối với ta chẳng tạo nên bất cứ uy hiếp nào, cũng chẳng đến mức quá là quan trọng. Nếu như bốn phía đều thái bình thì việc này cũng chẳng sao cả. Chỉ xem đây là cơ hội để luyện tập binh lính. Nhưng mà hiện giờ Tây Bắc và phía bắc đang chịu áp lực lớn, vi thần đề nghị là quân đội Đại Tống ta nên rời khỏi chiến trường Nhật Bản. Toàn lực dùng để ứng phó Tây Bắc và phía Bắc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.