Mờ sáng, Tử Khuê và Quan San lại cấp tốc bôn hành. Bọn Cuồng Loan không cùng đi. Họ sẽ ở lại trấn Minh Kỳ thêm vài ngày, chờ thương tích của Lạc Y Thường và mắt của họ Nhạc khá hơn rồi mới vế Sơn Tây.
Đôi trai gái này đã luyến ái nhau và có lẽ sẽ nên duyên giai ngẫu.
Nga Mi Nhất Phụng không có nhan sắc của một mỹ nhân, song dung mạo đoan trang, thùy mị. Nàng lại mang trái tim nhân ái, chân thành, chắc chắc sẽ là một người vợ tốt của Cuồng Loan.
Dọc đường, Quan San và Tử Khuê đã bàn bạc rất nhiều. Họ kết nối các dữ kiện để đi đến kết luận là Long Vân Tú Sĩ đang liên minh với Nguyệt Hoa môn.
Cho nên Mộ Duy Lộ, Lã Hoa Dương mới đồng hành và chỉ huy những gã bịt mặt có lối đánh gươm kỳ dị.
Xế chiều ngày hai mươi tư tháng giêng, anh em Tử Khuê tiến vào cửa Bắc thành Tín Dương. Lúc này họ đã khôi phục lại dung mạo thực vì thân phận Tái Bắc song hùng không còn cần thiết nữa. Tử Khuê trở lại là Cầu Nhiêm đại hiệp, với bộ râu rậm rạp oai vệ. Khi còn cách Hoài Âm vương phủ vài chục trượng, họ đã bị quân lính triều đình chặn lại. Nhưng khi nghe khách xưng là nghĩa tử của Trung Thiên Tôn thì chúng kính cẩn thi lễ.
Đến nơi, thấy trước vương phủ treo hai ngọn đèn lồng (X, trang 89), Tử Khuê đã chết điếng người [X, trang 89] chàng sực nhớ ra rằng Lạc Mạo chân nhân cùng mấy trăm gã giáp sĩ đã từ trần cách nay gần nửa tháng. Tất nhiên họ đã được mai táng nhưng đèn báo tang vẫn chưa đến lúc đốt đi.
Và Trác Thanh Chân đã chờ sẵn ở trước, lướt đến như gió thoảng, nhoẻn miệng cười tươi nói ríu rít: “Tướng công! Can gia vẫn còn sống”.
Tử Khuê cùng Quan San hoan hỉ thở phào, đi theo Thanh Chân vào khu hậu viện của Vương phủ. Họ nhận ra trong phủ có vài cao thủ các phái ở gần Tín Dương, như Võ Đương, Thiên Sư giáo, Thần Đao bảo. Và chỉ ít ngày nữa những môn phái ở xa cũng sẽ hiện diện.
Hậu phủ có khá nhiều những kiến trúc xinh đẹp dành cho khách, nằm rải rác giữa vườn cảnh. Trung Thiên Tôn và bọn Thiên Kim ở một trong những khách xá ấy. Nơi này cũng được bảo vệ nghiêm ngặt bởi lực lượng gia đinh của nhà họ Quách, do Lã Bất Thành chỉ huy.
Thanh Chân đưa Tử Khuê và Quan San đến thẳng phòng hướng đông, nơi Trần lão đang nằm chờ chết. Thiên Kim, Tái Vân, Tống Thụy túc trực nơi này, nở nụ cười héo úa chào đón trượng phu.
Tử Khuê cũng gượng cười rồi bước đến bên giường bệnh. Chàng không cầm được nước mắt khi thấy nghĩa phụ gầy trơ xương, mặt trắng bạch như người chết. Suốt nửa tháng qua, Thiên Tôn chỉ sống nhờ nước cháo và thuốc quý.
Tử Khuê thò tay chẩn đoán, phát hiện mạch của ông đi rất êm diu, nhẹ nhàng, nhỏ bé và không hề có hiện tượng bệnh lý. Chang hiểu ngay rằng cha nuôi bị hại bời ma lực của Quỷ kỳ. Nguyên thần của ông sẽ cạn kiệt dần cho đến chết.
Tử Khuê buồn rầu vô hạn đứng ngây người, lệ thấm tuôn dài trên má.
Chợt Tống Thụy sụt sùi lên tiếng: “Bọn thiếp đã cho lão nhân gia uống ‘Hắc Ngọc tiên đào’ song cũng chẳng thấy tác dụng gì”.
Tử Khuê biết vật báu ấy đã được Lôi Đình Đế Quân dâng tặng Hoài Âm Vương hồi năm ngoái khi Tần vương phi bị sét đánh. Chu Kiềm được Thiên Tôn cứu mạng tất sẽ không tiếc rẻ điều gì.
Nhưng câu nói của Thiết Đàm Hồng Nhan đã khơi dậy trong lòng Tử Khuê một ý niệm mơ hồ. Chàng bám lấy hy vọng ấy, rời phòng đi tắm gội.
Thiên Kim và Tống Thụy ở lại canh chừng người bệnh nên Tái Vân với Thanh Chân lo việc tẩy sạch tấm thân nhớp nhúa bụi đường của trượng phu.
Đông Nhạc Tiên Hồ không dám đùa giỡn như thường lệ, song Thanh Chân thì thản nhiên cười cợt. Nàng nhăn mũi chê bai: “Tướng công hôi hám quá. Không chừng chính mùi hôi ấy sẽ làm bệnh của nghĩa phụ nặng thêm”.
Tái Vân phì cười, nhưng chẳng nói gì, ra sức kỳ lưng cho chồng. Tử Khuê tát yêu vào gò má trắng hồng của Thanh Chân và trách: “Can gia đang thập tử nhất sinh mà Chân muội còn đùa giỡn được ư?”
Thanh Chân thản nhiên đáp: “Hữu sinh hữu diệt là đạo của tự nhiên. Vả lại, dẫu chúng ta có khóc lóc, mếu máo cả ngày thì cũng chẳng cứu được Can gia”.
Bỗng nàng đưa tay véo mạnh mũi của Tử Khuê và cười khúc khích: “Bệnh của Can gia là bệnh ma quỷ. Tướng công mang cốt cách thần tiên, hóa thân của Bạch Hổ Đế Quân, lo gì không cứu được lão nhân gia?”
Tử Khuê giật mình và ngượng ngùng đến đỏ mặt. Nhưng chàng thầm khen cô vợ trẻ con của mình có tài nhìn thấu lòng người. Quả thực là chàng đang nghĩ đến việc ấy.
Tử Khuê đã yêu thương Thanh Chân bằng một tình cảm hơi khác lạ.
Không chỉ là vợ, Thanh Chân còn như một cô em gái bé bỏng thơ ngây và vui tính. Nàng đã làm cho Quách gia trang tràn ngập tiếng cười. Những câu nói của Thanh Chân bề ngoài có vẻ ngô nghê, chất phác song lại rất gần với chân lý. Mọi người bật cười và bất ngờ nhận ra đạo lý ở phía sau một hành động, một câu nói dí dỏm, ngây thơ.
Hôm nay cũng vậy, Thanh Chân đã đến rất sát với sự thực. Tử Khuê liên tưởng đến chuyện thần tiên, nhưng chàng không biết phải làm gì và cũng chẳng tự tin lắm. Tuy nhiên, chàng còn một chỗ dựa khác là Tần vương phi. Chàng đã giấu nhẹm việc Tần Hạnh Nga là chồn tinh, không nói cho bất cứ ai biết. Chàng luôn hổ thẹn với thê thiếp và với cả Chu Kiềm, nên chẳng hé môi.
Và khi đã là hồ ly tinh thì nàng ta không thể bị bắt một cách dễ dàng như thế được. Nhược bằng đúng là Hạnh Nga đang bị giam cầm thì chàng vẫn có thể hỏi thăm bọn chồn nhỏ, thủ hạ của nàng.
Tử Khuê tắm gội xong thì Huyền Thiên Chân Quân Trương Sách đến.
Trương giáo chủ rất hân hoan khi gặp mặt chàng trai họ Quách.
Trương Thiên Sư vẫn thầm tin tưởng Tử Khuê là tướng tinh giáng phàm, nhất là sau lần chàng chữa khỏi bệnh cho Tần vương phi và góp phần đưa lão cùng Thiên Sư giáo lên đỉnh vinh quang.
Trương Sách như người trút được gánh nặng, thở phào rồi thổ lộ tâm sự:
“Nghe nói Quách hiền điệt đã đến nơi là bần đạo nhẹ cả người. Hoài Âm Vương đang phát cuồng và chắc chắn sẽ trút giận lên đầu Hội đồng Võ lâm, nếu chúng ta không cứu được Tần vương phi. Mấy vạn quan quân, bổ đầu, cùng đệ tử Cái bang đã và đang ráo riết truy tìm, chắc trước sau gì cũng có manh mối. Đến lúc ấy, chính hiền điệt là người duy nhất không sợ cở ma cầm chân Diêm Vương lệnh chủ để bọn ta đối địch, cứu Vương phi.
Nghe lão tán dương quá lời, Tử Khuê ngượng ngùng đáp: “Giáo chủ quá xem trọng khiến đệ tử càng thêm hổ thẹn. Nhưng sao Giáo chủ lại tin rằng đệ tử có khả năng ấy?”
Trương Sách cười khà khà, chỉ mặt Trác Thanh Chân: “Thì chính Trác nữ thí chủ đã khẳng định với bần đạo như thế. Nàng ta bảo rằng hiền điệt là Bạch Hổ Đế Quân giáng phàm, chẳng xem ‘Diêm Vương quỷ kỳ’ ra cái thá gì”.
Bọn Thiên Kim, Tái Vân, Tống Thụy cùng trượng phu đến đây để chịu tang Trung Thiên Tôn, chứ không phải để đánh nhau với một đại hung thần như Diêm Vương lệnh chủ. Trung Thiên Tôn và Lạc Mạo chân nhân đạo hạnh cao thâm, sánh bậc địa tiên mà còn toi mạng thì liệu Tử Khuê có sống sót nổi không? Ngay một con ma già như Lỗ phán quan mà chàng còn trị chẳng xong.
Tóm lại, ba nàng ấy không hề muốn Tử Khuê mang cái cốt cách thần tiên đáng ngờ vực của chàng ra thừ thách với cái chết. Do đó, khi thấy Thanh Chân ngu dại lắm lời, đưa Tử Khuê vào chỗ hiểm nguy, ba nàng rất tức giận. Trình Thiên Kim nhìn ả họ Trác bằng đôi mắt tóe lửa và gằn giọng: “Chân muội giỏi thực! Không ngờ ngươi lại nhẫn tâm đẩy tướng công vào tử địa”.
Thanh Chân sợ đến nhũn cả người, lắp bắp biện minh: “Tiểu muội chỉ nói với Trương Thiên Sư rằng tướng công là Khuê Tinh đầu thai, không hề sợ ma quỷ, làm bạn với cả Lỗ phán quan, chứ đâu nhắc gì đến ‘Diêm Vương quỷ kỳ’.”
Thấy nàng quá sợ hãi, Tử Khuê liền lên tiếng: “Không sao! Chân muội chỉ nói đúng sự thật. Quả là ta vốn không sợ Quỷ kỳ”.
Tái Vân lo lắng xen vào: “Tướng công đã thử lần nào chưa mà dám nói chắc như thế?”
Tử Khuê khoa tay trấn an và nghiêm nghị nói: “Các nàng cứ yên tâm! Ta biết rõ khả năng của mình. Hơn nữa, ta không thể không tiêu diệt đại họa cho võ lâm và bách tính. Đồng thời cũng là trả thù cho gia mẫu cùng mấy chục gia nhân hai nhà Quách, Kỹ”.
Nói xong, chàng quay sang hỏi Trương Thiên Sư: “Bầm Giáo chủ! Đệ tử muốn biết thọ mạng của Gia nghĩa phụ còn được bao nhiêu ngày nữa?”
Trương Sách trầm ngâm đáp: “Trong Đạo Tạng của bổn giáo có đoạn nói rằng ‘Diêm Vương quỷ kỳ’ uy lực tuyệt luân, dầu nạn nhân là kẻ tu hành nhiều kiếp thì cũng phải cạn hết nguyên thần sau mười chín ngày”.
Tử Khuê gật gù: “Vậy là còn hơn tháng nữa. Đệ tử tự tin sẽ cứu được Can gia”.
Trương Thiên Sư ngần ngừ nêu thắc mắc: “Này Quách hiền điệt! Theo như cách ngươi nói thì Diêm Vương lệnh chủ chính là Long Vân Tú Sĩ Quảng Chiêu Phong. Nhưng nếu đúng vậy thì lão ta không thể bị Trung Thiên Tôn đả thương được”.
Dịch Quan San tán thành ngay: “Trương giáo chủ nói rất có lý. Này hiền đệ, từ lâu rồi ta vẫn không hiểu vì sao ngươi lại cho rằng Quảng Chiêu Phong chính là người đang giữ Quỷ kỳ?”
Dĩ nhiên Tử Khuê chẳng thể khai ra nguồn gốc tin tức là ả hồ ly tinh họ Tần. Chàng đành biện bạch: “Trước đây, tiểu đệ chỉ phỏng đoán, dựa vào những lời miêu tả hung thủ của Chân muội. Nhưng giờ thì chúng ta đã có thể khẳng định”.
Chàng liền kể cho Trương Sách và các mỹ nhân nghe cuộc chiến ở bờ Bắc sông Nhữ Hà. Khi nghe nhắc đến Lã Hoa Dương mà Mộ Duy Lộ thì Tống Thụy, Tái Vân đều cúi đầu hổ thẹn. Song họ chẳng hề thương tiếc hai gã chết toi ấy.
Nghe xong câu chuyện, Trương Thiên Sư lộ vẻ buồn rầu và dặn bọn Tử Khuê đừng tiết lộ ra ngoài, ảnh hưởng đến thanh danh của hai phái Võ Đương, Thiếu Lâm. Tử Khuê phải làm như chưa bao giờ gặp hai gã phản đồ kia. Bàn bạc thêm một hồi lâu, Trương Sách quay về khách xá của mình.
* * * * *
Đêm hôm ấy, Tử Khuê ngủ rất say vì quá mỏi mệt sau cuộc hành trình cấp bách, gian nan. Và chàng đã nằm mộng thấy Lỗ phán quan. Tử Khuê rất vui mừng, cười hỏi: “Phải chăng lão ca quá bận việc âm ty nên mãi hôm nay mới chịu giá lâm khiến tiểu đệ phải mỏi mòn trông đợi”.
Lỗ Trực đáp với giọng buồn buồn: “Quả đúng vậy! Thời gian qua lão phu làm công việc canh gác cầu Nại Hà nên chẳng mấy khi được rảnh rang. Nay lão phu sắp được phái sang Giao Châu làm Dẫn Vong sứ giả nên đến từ biệt hiền đệ”.
Tử Khuê là người của Đạo giáo, và từng trò chuyện với Lỗ Trực, nên chẳng lạ gì thứ bậc dưới âm giới. Chàng hiểu ngay rằng Lỗ phán quan đã và đang chịu hình phạt. Việc gác cầu Nại Hà vốn là của bọn quỷ tốt hạng bét và cái danh hiệu “Dẫn Vong sứ giả” chính là để chỉ bọn Ngưu Đầu Mã Diện tép riu.
Tử Khuê biết lão mang họa vì cứu mình. Chàng đau lòng khôn xiết, bùi ngùi nói: “Té ra chính tiểu đệ đã hại đại ca”.
Lỗ Trực nhìn chàng bằng ánh mắt yêu thương, gượng cười an ủi: “Lão phu chỉ có một đứa em là ngươi, tất phải hết lòng giúp đỡ. Ngươi chớ nên quá đau xót, áy náy. Giao Châu là xứ nhỏ bé, ít dân, công việc của ta cũng sẽ nhàn hạ”.
Tử Khuê sa lệ, cắn môi suy nghĩ miên man, cố tìm cách báo ân Lỗ Trực.
Chàng tuyệt vọng hỏi bừa: “Đại ca! Liệu có thể dùng cách của dương gian, dâng hậu lễ để Diêm đế bãi bỏ việc lưu đày được không?”
Lỗ Trực phì cười, chửi đổng: “Mẹ kiếp! Hiền đệ quả là ngu dại hết chỗ nói mới nghĩ đến việc hối lộ Diêm vương. Ngài quản lý tất cả những mỏ vàng bạc, ngọc quý dưới lòng đất, há lại tham mớ kim ngân giả mạo của ngươi?”
Nhưng bỗng mắt Lỗ Trực sáng lên và miệng lẩm bẩm: “Ừ nhỉ! Tại sao lại không!”
Rồi lão vỗ vai Tử Khuê, hớn hở bảo: “Té ra ngươi có lý. Đúng là Diêm chúa còn thiếu một thứ”.
Lỗ Trực kéo Tử Khuê ngồi xuống thành giường và khoan khoái kể: “Năm kia, trong lúc trà dư tửu hậu. Ngài có buột miệng nói đùa rằng: ‘Bổn Vương là kẻ có quyền uy lớn nhất đối với loài người, thế mà họ chỉ cúng tế lúc có thân nhân qua đời. Còn thường nhật thì họ quên lãng và hầu như không muốn nhắc đến ta. Giá như có thiện nam tín nữ nào hiểu được nỗi khổ của bổn Vương, xây một tòa Diêm Vương miếu thật to, ngày ngày nhang khói thì công đức sẽ không nhỏ’.”
Tử Khuê mừng rỡ nói: “Hay lắm! Đại ca cứ về tâu lại với Phong Đô Đại đế rằng Tử Khuê sẽ dựng ở Hứa Xương một tòa miếu thờ đồ sộ và lộng lẫy. Tượng của Diêm đế sẽ được dát vàng ròng. Hơn thế nữa, Diêm Vương miếu sẽ là nơi phát chẩn mỗi ngày Sóc, Vọng để làm rạng danh Đại đế”.
Lỗ Trực rất hài lòng: “Nếu được vậy thì lão phu tin chắc rằng mình sẽ được xá tội”.
Lão hân hoan đứng dây, định quay về ngay Âm phủ, song Tử Khuê đã giữ lại: “Mong lão ca chỉ giáo cho tiểu đệ đôi điều rồi hãy lui gót”.
Chàng liền hỏi lão cách cứu mạng Trung Thiên Tôn và hạ lạc của Tần vương phi. Lỗ phán quan bấm tay tính toán rồi tư lự bảo: “Do Trần Ninh Tĩnh chưa hết tuổi thọ nên lão phu có thể giúp ngươi mà không sợ tội. Kể từ đầu tháng tới, cứ mỗi cuối canh ba, ngươi hãy cắt đầu ngón tay, nhỏ vào miệng lão ta chín giọt máu. Rồi hiền đệ nằm sát cạnh bên lão mà ngủ. Sau bảy đêm, tà khí của ‘Diêm Vương quỷ kỳ’ sẽ bị phá tan, và nguyên thần của bệnh nhân sẽ phục hồi”.
Nói đến đây, Lỗ Trực mỉm cười tinh quái: “Nhưng ngươi phải trai giới, cữ mặn và không được ăn nằm với nữ nhân”.
Tử Khuê thẹn đỏ mặt càu nhàu: “Đại ca khéo lo! Trong lúc này tiểu đệ lam gì còn tâm trí để nghĩ đến việc ấy nữa”.
Lỗ Trực phì cười: “Lão phu đùa đấy. Ngươi chỉ cần ăn chay là đủ. Có gần gũi thê thiếp cũng chẳng sao. Nếu không thì bốn con bé kia sẽ oán trách, chửi lén ta”.
Tử Khuê nhăn mặt hỏi đến vấn đề thứ hai. Lỗ Trực thản nhiên đáp: “Chồn và quỷ vốn chẳng liên quan nên lão phu không biết. Hiền điệt hãy ra cánh rừng rậm dưới chân núi Thốc Sơn mà hỏi bọn chồn nhỏ”.
Nói vừa dứt lời là lão biến mất. Tử Khuê choàng tỉnh giấc, mở mắt ra thì thấy mình đang ngồi trên thành giường và trời sắp sáng. Tử Khuê mừng rỡ chạy sang phòng bên kể cho bọn thê thiếp nghe. Sau đó, chàng bảo Thanh Chân đi gặp Trương Thiên Sư, dặn dò lão vài điều.
Thật ra, Huyền Hư phái cũng cúng chung nguồn cội với Thiên Sư giáo, là Ngũ Đầu Mễ Đạo của Trương Đạo Lăng. Cho nên Tử Khuê luôn muốn tạo điều kiện tốt để Huyền Thiên Chân Quân làm rạng danh giáo phái, hầu vực dậy cơ đồ của Đạo giáo. Vả lại, giờ đây chàng không còn giữ ý định khôi phục Huyền Hư phái nữa. Đạo giáo Trung Hoa đã có quá nhiều tông phái, thiếu tính thống nhất nên ngày càng suy yếu.
* * * * *
Nội trong ngày hai mươi lăm, các phái Thiếu Lâm, Hoa Sơn, Toàn Chân, Cái bang và Lôi Đình thần cung đã tề tựu ở Tín Dương. Song họ đã chậm chân hơn Phi Đao Bảo An hội một bước.
Năm phái này đều mang theo nhân thủ để tham gia việc tìm người và tảo địch. Về mặt số lượng thì Phi Đao Bảo An hội cũng hơn hẳn. Du Vinh cùng Tôn Khánh đã đưa đến đây một đội quân đông độ gần hai trăm người. Tấm lòng nhiệt thành ấy đã được Hoài Âm Vương ghi nhận.
Cũng như ba phái Thiên Sư, Võ Đương, Thần Đao bảo, đệ tử năm phái đến sau cũng được bố trí trong các tòa nhà bao quanh Vương phủ. Chủ nhân của những cơ ngơi nọ đã được lệnh di tản cả. Họ đều là những lũ giàu có nên chẳng dại gì ở lại nơi quá gần với chiến trường. Tai họa của Vương phủ hồi đêm mười một đã khiên họ sợ chết khiếp. Thế là gần chục căn nhà đồ sộ, xinh đẹp trở thành chỗ đóng quân của binh lính và khách võ lâm.
Thủ lĩnh của các võ phái thì được mời vào ở trong Vương phủ. Nhưng họ sẽ chỉ được diện kiến Hoài Âm Vương vào lúc trưa mai, hai mươi sáu. Tạm thời, ai nấy đều lo nghỉ ngơi cho lại sức (X, trang 113, dòng 5) xảy ra những cuộc chạm trán nảy lửa giữa Lôi Đình cung chủ với Thanh Chân, Du Vinh và Tuân Khánh.
Riêng Phi Đao hội thì đã sớm bắt tay vào việc, bủa ra khắp thành Tín Dương và vùng phụ cận để điều tra. Cùng phối hợp với họ là bọn Tử Khuê và mấy chục gia đinh. Viên Tổng quản Vương phủ rất hài lòng cấp ngay cho đám hảo hán nhiệt tình kia những cây lệnh tiễn bằng đồng. Có nó, họ đủ quyền hạn khám xét bất cứ tòa nhà nào trong phủ Tín Dương.
Dịch Quan San, Lã Bất Thành cũng tham gia và đưa ra mục tiêu là kỹ viện.
Từ mối quan hệ giữa Mộ Duy Lộ với Nguyệt Hoa môn, họ Dịch suy ra rằng phe đối phương không thể thiếu đàn bà.
Phần Tử Khuê thì lặng lẽ tách riêng, một mình tìm đến núi Thốc Sơn.
Khoảng đầu canh một, chàng đã có mặt trước cảnh đổ nát, điêu tàn của Long Vân bảo.
Đêm xuân trời rất đẹp, trong vắt và lấp lánh ngàn vạn ánh sao. Với nhãn lực phi thường bấy nhiêu tinh quang cũng đủ giúp Tử Khuê nhìn thấy khá rõ.
Chàng đứng ngậm ngùi, tưởng nhớ đến bóng dáng yêu kiều của Tần Hạnh Nga, cùng những đêm ân ái mặn nồng. Chàng hổ thẹn song không bao giờ quên được người đàn bà diễm lệ và nóng bỏng ấy. Lát sau, Tử Khuê vận công nói lớn:
“Bớ Bạch Nhi! Bớ Tiểu hồ ly! Mau xuất hiện báo cho bổn Tinh Quân biết hạ lạc của Tần Hạnh Nga!”
Gọi xong, Tử Khuê bất giác thẹn đỏ mặt và lòng rất hồi hộp, chỉ sợ lại hố to như lần đầu gặp Lỗ phán quan. Tuy cái gốc gác huyền hoặc nọ đã được Hạnh Nga xác nhận, nhưng chàng vẫn không tin cho lắm và có lẽ là chàng không muốn tin.
Tử Khuê cảm thấy điều ấy rất xa lạ, kỳ quặc. Chàng chỉ mong được là một người bình thường, một hiệp khách giúp đời bằng chính sức lực trần tục và ba thước gươm thiêng.
Nhưng bất kể Tử Khuê nghĩ thế nào thì đêm nay, hai tiếng Tinh Quân đã rất có uy lực. Xa xa chung quanh chàng bất ngờ vang lên hàng trăm tiếng chồn ríu rít. Đồng thời, một bóng trắng nhỏ nhắn lướt đến, nghiêng mình thi lễ: “Đệ tử là Bạch Nhi, xin bái kiến Tinh Quân”.
Ả chồn trắng này là một trong hai tỳ nữ thân tín nhất của Hạnh Nga. Đạo hạnh của Bạch Nhi chỉ kém chủ nhân vài bậc. Và chính nàng ta đã đi theo hầu hạ mẫu thân Tử Khuê, lúc chàng đưa bà từ Thốc Sơn về Hứa Xương. Chàng là nam nhân, không tiện lo việc vệ sinh thân thể cho mẹ hiền.
Tử Khuê mừng rỡ hỏi: “Bạch Nhi đấy ư! Thế nàng có biết gì về tung tích của Tần nương hay không?”
Bạch Nhi cũng cười hân hoan, để lộ những chiếc răng trắng nhởn và nhọn hoắc: “Tinh Quân giá lâm là mạng của Tiên cô không còn đáng lo nữa. Gia chủ nhân hiện đang tĩnh dưỡng trong thạch động, trên sườn Tây núi. Tinh Quân xin đi theo đệ tử!”
Tử Khuê thầm hài lòng vì đã đoán đúng. Hạnh Nga không hề bị bắt mà chạy về Thốc Sơn ẩn náu. Song có lẽ nàng cũng lâm vào tình trạng kiệt quệ nguyên thần như Trung Thiên Tôn. Chàng mau mắn giở khinh công, lướt theo Bạch Nhi lên sườn núi.
* * * * *
Mãi tận cuối giờ Thìn sáng hôm sau, Tử Khuê mới về đến Vương phủ.
Trông chàng có vẻ bơ phờ, mệt mỏi.
Cả nhà lo lắng suốt từ đêm hôm qua, giờ mới an tâm.
Thiên Kim nũng nịu trách: “Sao tướng công không cưỡi ngựa cho đỡ mệt? Chàng cứ như vừa phải chạy hàng trăm dặm vậy”.
Ánh mắt Tử Khuê rất kỳ quái, chẳng khác gì kẻ ăn vụng bị bắt quả tang.
Chàng chỉ gượng cười rồi vào nhà sau tắm gội, thay y phục.
Trong lúc ấy, Tống Thụy sắp bữa điểm tâm để Tử Khuê dùng với Dịch Quan San và Lã Bất Thành. Hai gã này cũng chẳng yên lòng nên chờ chàng về mới ăn sáng.
Thấy Tử Khuê ăn ngấu nghiến, Quan San cười khà khà trêu chọc: “Phải chăng đêm qua hiền đệ bị đám kỹ nữ ngoại thành bám chặt nên sức lực hao mòn, bụng đói meo?”
Bốn nàng cũng ngồi chung bàn, ánh mắt sắc như dao khiến cho Tử Khuê lạnh gáy. Chàng lúng túng biện minh: “Làm gì có việc ấy! Tiểu đệ không vào thanh lâu mà điều tra những nơi khác”.
Lã Bất Thành thực thà tin ngay, vui vẻ hỏi: “Thế công tử có tìm ra chút manh mối nào không?”
Câu nói bỡn của Quan San đã khiến bốn mỹ nhân rất hoài nghi đạo đức của chồng mình. Quả thực là Tử Khuê có dáng điệu của kẻ trác táng thâu đêm.
Họ tưởng chàng sẽ nói không, trả lời cho qua chuyện. Nào ngờ, Tử Khuê bình thản gật đầu: “Có! Tại hạ nhờ may mắn nên đã điều tra ra sào huyệt của Diêm Vương lệnh chủ. Tuy nhiên sự tình rất phức tạp, liên lụy đến cả vài vị quan to của phủ Tín Dương. Do đó, chúng ta phải bàn bạc chu đáo rồi mới hành động”.
Quan San phấn khởi vỗ đùi: “Hay thực! Hay thực! Ngay từ đầu ta đã nghi ngờ rằng đối phương cấu kết với quan quân. Nếu không thì chúng đâu thể dễ dàng biến mất khi các cửa thành đều đóng chặt và quân binh truy lùng khắp nơi”.
Bốn mỹ nhân đều nhìn trượng phu với ánh mắt ngưỡng mộ. Họ không ngờ chàng lại giỏi giang đến vậy, Thanh Chân cười khanh khách: “Tướng công là thần tiên giáng phàm nên không cần vào kỹ viên, chỉ việc gọi đám sơn thần, thổ địa, hoặc hồ ly tinh lên hỏi là xong!”
Một lần nữa Thanh Chân lại nói đúng, khiến Tử Khuê thiếu điều chết nghẹn. Chàng cố nuốt trôi miếng bánh hấp rồi giả vờ mời rượu. Quan San và Lã Bất Thành hân hoan hưởng ứng ngay.
Vương phủ tri ân Trung Thiên Tôn nên đã cung cấp cho các nàng những tiện nghi tốt nhất. Ngay những vò rượu cũng thuộc loại thượng hạng, cũ đến năm sáu chục năm. Rượu quý không làm nhức đầu, hoa mắt mà khiến tinh thần sảng khoái. Cho nên bọn Tử Khuê chằng ngại gì mà không chén tạc chén thù.
Họ xem nhau là tri kỷ song lại ít khi được gần gũi.
Bốn mỹ nhân cũng hào hứng tham gia để mặt hoa phớt hồng, trông càng xinh đẹp. Bảy người vừa uống vừa bàn kế hoạch rất sôi nổi. Sau khi đã có chủ ý, Quan San bảo Tống Thụy đi mời Trương Thiên Sư, Bang chủ Cái bang và hai thủ lĩnh Phi Đao hội.
Càng có thời gian tiếp xúc, Du Vinh và Tuân Khánh càng kinh ngạc trước sự tương đồng dung mạo giữa Tử Khuê và Mẫn Hiên. Nhưng may mà Tiểu Hầu gia đang ở Trịnh Châu, nên hai lão không thể nhận ra sự thực. Tử Khuê cũng sợ lộ nên ít nói để Dịch Quan San trình bày sự việc và từng bước các kế hoạch.
Nghe xong, Thất Bổng Cái Thạch Kính Tường giơ ngón tay cái khen ngợi Tử Khuê: “Hiền điệt đúng là cứu tinh của võ lâm. Nếu không có ngươi thì phen này bọn lão phu khó sống sót dưới cơn thịnh nộ của Hoài Âm Vương”.
Phần Trương Sách thì càng bội phần cảm kích trước những gì Tử Khuê đã làm và sắp làm cho Thiên Sư giáo. Ông tự nhủ rằng sau này sẽ sửa lại Đạo Tạng, đưa Khuê Tinh, tức Bạch Hổ Đế Quân lên hạng Thượng Đẳng Thần, chỉ thua có Tam Thanh, Tứ Ngự.
* * * * *
Ngay cuối giờ Ngọ, các đại nhân vật của võ lâm Trung Nguyên đã tề tựu ở đại khách sạn của Vương phủ. Tử Khuê và Quan San cũng có mặt. Một lát sau, Tri phủ Tín Dương Tả Mục Chi, Tổng bổ đầu Từ Liêm Khê, cùng Tống binh Ngô Quân giá hạ.
Khi chạm mặt Lôi Đình cung chủ, Tử Khuê thản nhiên vái chào, cứ như không biết lão là nhạc phụ của mình. Chàng có quyền làm thế vì Trác Ngạn Chi chưa hề xem Thanh Chân là con gái lão. Du Vinh và Tuân Khánh cũng giữ thái độ khách sáo như vậy. Trác Ngạn Chi tức lộn ruột song chẳng thể làm gì được.
Mười lăm con người ấy chia nhau ngồi quanh năm chiếc bàn bát tiên. Sáu vị Chưởng môn nhân Bạch đạo chung bàn. Ba vị quan lớn một bàn. Hai thủ lĩnh Phi Đao hội làm bạn với Thần Đao bảo Tần Minh Viên. Tử Khuê, Quan San là bàn thứ tư. Phần Lôi Đình cung chủ thì ngồi một mình. Năm chiếc bàn ấy được kê rất gần năm bậc thang dẫn lên phần nền hướng Bắc nơi đặt cỗ đại ỷ và án thư của Hoài Âm Vương.
Tuy sắp được diện kiến bậc Vương gia tôn quý nhưng chẳng ai lấy làm sung sướng cả. Hầu hết đều lo ngay ngáy, chuẩn bị đón chờ tai họa. Trước khi đến Tín Dương, các Chưởng môn nhân đều đã để lại di chúc chọn ra người kế nhiệm.
Ngay Trúc Lâm Tử cũng phải làm thủ tục ấy, dẫu Lạc Mạo chân nhân đã lập công lớn với Chu Kiềm.
Trên bàn chẳng có gì để đãi khách, ngoài khay trà. Nhưng ai cũng uống để giết thời gian nên những bình trà rất mau can. May thay, khoảng gần giữa giờ Mùi thì Hoài Âm Vương xuất hiện. Mọi người vội đứng lên thi lễ.
Gương mặt thô kệch của Chu Kiềm hốc hác thấy rõ. Mắt gã đỏ ngầu vì mất ngủ càng khiến dung mạo thêm dữ tợn. Hoài Âm Vương xua tay, mệt mỏi phán: “Các khanh hãy bình thân!”
Gã cũng an tọa và đảo mắt quan sát đám người ở dưới. Khi nhìn thấy chàng trai râu rậm, gã lên tiếng hỏi: “Phải chăng khanh là Cầu Nhiêm đại hiệp Quách Tử Khuê, nghĩa tử của Trần tiên trưởng?”
Tử Khuê đã ngồi xuống giờ phải đứng lên, ôm quyền nói: “Khải tấu Vương gia! Chính là thảo dân!”
Chu Kiềm hai lần chịu ơn Trung Thiên Tôn nên dịu giọng với con cái Trần lão:
“Quách hiền khanh quả có cốt cách của anh hùng, đáng mặt nghĩa tử lão thần tiên. Nếu sau này khanh muốn đem tài ra phục vụ triều ca thì bổn Vương sẽ hết lòng tiến cử”
Tử Khuê nói lời cảm tạ rồi ngồi xuống. Và Chu Kiềm lập tức đổi thái độ, gằn giọng bảo Trương Sách: “Trương hiền khanh là Thiên Sư, pháp lực cao cường sao lại có thể để cho Trần Thiên Tôn chết dần mòn bởi cờ ma như thế?
Bổn Vương vô cùng thất vọng về khanh”.
Nhiều người tưởng rằng Huyền Thiên Chân Quân sắp rơi xuống bùn, ô danh sau lần gặp vận đen này. Nhưng không ngờ Trương Thiên Sư bình thản đáp: “Khải tấu Vương gia! May mà bần đạo đã không nhục mệnh, đêm qua đã tìm ra lương sách. Bần đạo xin đem thanh danh ra đảm bảo rằng Trần tiên trưởng sẽ thoát nạn trước ngày rằm tháng hai sắp tới”.
Chu Kiềm rất kinh ngạc trước lời tuyên bố ấy, song gã tin rằng Trương Sách chẳng dại gì mà nói vậy nếu không nắm chắc thành công. Gã vui vẻ phán:
“Té ra bổn Vương đã trách lầm khanh. Thật đáng hổ thẹn. Nếu khanh làm được điều ấy tức là đã thi ân cho Chu mỗ”.
Chu Kiềm quả là có cốt cách vương gia, nên lo cho an nguy của Trung Thiên Tôn trước, rồi mới hỏi đến hạ lạc của ái thê. Gã lạnh lùng bảo ba lão thuộc quan: “Giờ thì các khanh hãy báo cáo kết quả truy lùng tung tích bọn phản tặc.
Đã hơn nửa tháng rồi, bổn Vương không còn nhẫn nại được nữa”.
Ba ông quan to nhất phủ Tín Dương thiểu não quỳ thụp xuống sàn gạch dập đầu lạy như tế sao. Tả Tri phủ mếu máo nói: “Khải tấu Vương gia! Chúng thần bất tài, tuy đã làm việc bất kể ngày đêm song vẫn không thể tìm ra tăm hơi của bọn phản tặc. Nhưng nay đã có sự hỗ trợ của các phái võ lâm, hạ thần tin rằng sẽ có kết quả. Hạ thần dập đầu xin vương gia mở lượng hải hà chờ thêm vài ngày nữa”.
Tả Mục Chi đã rất khôn ngoan khi bám víu vào các võ phái. Bởi Chu Kiềm triệu tập họ đến đây là để tham gia việc truy tìm.
Hoài Âm Vương gật đầu: “Thôi được! Hôm nay bổn Vương khoan vội bắt tội các khanh. Nhưng sau năm ngày nữa mà vẫn không có tin tức gì về Vương phi thì các khanh sẽ rơi đầu”.
Ba viên quan dập đầu lạy tạ rồi về chỗ ngồi. Và đến lượt các nhân vật võ lâm phải đối mặt với họ Chu. Gã cười nhạt bảo họ: “Tai họa này xuất phát từ võ lâm thì Minh chủ và Hội đồng Võ lâm phải chịu trách nhiệm. Cho nên các khanh phải gắng sức phối hợp cùng các quan quân Tín Dương. Nếu thất bại, các khanh chớ trách bổn Vương là người ác độc”.
Lôi Đình cung chủ tức anh ách vì phải mang họa trong khi chưa chính thức nắm quyền Minh chủ. Song lão chẳng dại gì mà biện bạch, phân bua với một kẻ ngang ngược như Chu Kiểm. Trác Ngạn Chi còn nhân cơ hội này tính nước cờ cao. Lão đứng lên nói: “Khải tấu Vương gia! Thảo dân nguyện xả thân để tiêu diệt Diêm Vương lệnh chủ, dẫu chết chẳng từ nan. Nhưng do ma lực Quỷ kỳ quá ư bá đạo, nên thảo dân e rằng phải nhờ đến pháp thuật của Trương Thiên Sư thì mới xong. Nếu không, Diêm Vương lệnh chủ lại mang Vương phi phá vây chạy mất thì nguy to”.
Trác Ngạn Chi định giở thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay người”. trút trách nhiêm cho Trương Sách. Nào ngờ Trương Thiên Sư thản nhiên đáp: “Trác lão thí chủ cứ yên tâm! Bần đạo đã có lá bùa ‘Linh bảo Hộ mệnh Thần phù’. Bảo bối này chống lại được tà khí của Quỷ kỳ”.
Trác Ngạn Chi than thầm trong bụng, cố giữ vẻ điềm tĩnh mà hỏi lại:
“Trương giáo chủ đã kiểm chứng lần nào chưa mà dám khẳng định? Lỡ đạo bùa ấy không có công hiệu, làm hỏng việc lớn thì sao?”
Trương Sách tủm tỉm cười chế giễu: “Tất nhiên là bần đạo chưa có dịp để thử, nhưng Đạo Tạng của bổn giáo chẳng thể sai. Nếu Trác lão thí chủ sợ chết thì thôi vậy. Hơn nữa, lá bùa nọ đã có người tin tưởng. Nghĩa tử của Trung Thiên Tôn sẽ mang bùa mà đối phó với Diêm Vương lệnh chủ”.
Hoài Âm Vương rất đẹp dạ, vẫy gọi Tử Khuê và tán thưởng: “Té ra Quách hiền khanh thật lòng trung nghĩa, nguyện vì bổn Vương mà lãnh ấn tiên phong.
Đáng khen thay bậc anh hùng trẻ tuổi”.
Rồi gã quắc mắt nhìn Lôi Đình cung chủ, mỉa mai: “Chẳng lẽ Trác hiền khanh lại chịu làm kẻ hậu sinh? Hay là khanh cho rằng Chu mỗ kém đức, không đáng để khanh hy sinh?”
Lôi Đình cung chủ thừa sức giết Chu Kiềm bằng một phát “Phách Không chưởng” song chẳng dám. Lão còn luôn phập phồng, e sợ trước họ Chu. Trác Ngạn Chi tái mặt run giọng biện bạch: “Khải tấu Vương gia! Thảo dân già cả nên thận trọng thế thôi. Thảo dân nguyện sát cánh với Quách công tử để diệt trừ Diêm Vương lệnh chủ”.
Chu Kiềm gật gù chấp thuận: “Thế thì tốt. Trương Thiên Sư sẽ ban cho hai khanh bùa hộ mệnh. Hãy yên tâm tảo trừ tên phản tặc ấy”.
Và gã buột miệng than: “Khổ thay, chúng ta lại không biết hang ổ của bọn cuồng đồ. Bổn Vương như người ngồi trên lò lửa, lo lắng cho ái thê nên một ngày dài tựa ba thu”.
Chu Kiềm buồn bã gục đầu để che giấu dòng lệ thảm. Bỗng gã nghe có tiếng ai vang lên: “Khải tấu Vương gia. Thảo dân có việc xin mật báo”.
Hoài Âm Vương ngạc nhiên khi nhận ra Quách Tử Khuê. Gã cau mày phán: “Được! Hiền khanh hãy lên đây!”
Tử Khuê chậm rãi rời bàn, vượt năm bậc gạch đến đứng bên Chu Kiềm, kề tai phụ nhĩ: “Xin vương gia hãy bình tâm! Thảo dân chỉ còn phải giải quyết vài nghi vấn là có thể tìm ra hang ổ bọn phản tặc”.
Chu Kiềm cố nén nỗi hân hoan ngất trời, gật đầu bảo: “Khanh cứ hỏi!”
Tử Khuê liền nói: “Thảo dân muốn biết phải chăng Ngô tổng binh cũng là người trong hoàng tộc và sẽ được vương gia nương tay?”
Chu Kiềm giật mình xác nhận: “Đúng thế! Ngô Quân là cháu của Thái hoàng Thái hậu, tất nhiên ta không nỡ chem đầu y. Nhưng lẽ nào Ngô Quân lại phản bổn Vương”.
Tử Khuê nghiêm trang đáp: “Vương gia phải tuyệt đối tín nhiệm thảo dân, trao toàn quyền hành động thì mới mong cứu được Vương phi. Thảo dân xin đem tính mạng toàn gia ra bảo chứng”.
Nghe nhắc đến ái phi, Chu Kiềm không còn lưỡng lự nữa. Gã tháo ngay Kim bài trên cổ, trao cho Tử Khuê rồi dặn dò: “Đây là Vương tử kim bài, đại diện cho uy quyền của bổn Vương. Khanh cứ tùy nghi hành sự, miễn sao cứu được Vương phi. Nếu khanh thành công, bổn Vương sẽ xin Thánh thượng phong cho tước Bá”.
Rồi gã đứng dậy, tuyên bố với mọi người: “Quách hiền khanh đã tìm ra sào huyệt của Diêm Vương lệnh chủ. Do đó, bổn Vương trao kim bài để Quách khanh điều động đạo quân tiểu phỉ. Thấy kim bài như thấy bổn Vương, không một ai được kháng lệnh”.
Cử tọa sửng sốt nhìn nhau, chẳng hiểu Tử Khuê đã làm thế nào mà có được thông tin, khi chỉ vừa đến đây chưa đầy hai hôm. Họ còn kinh ngạc hơn khi thấy Tử Khuê giơ cao kim bài và ra lệnh: “Mau bắt trói gã Ngô tổng binh!”
Tuân Khánh và Du Vinh đã chực sẵn, nhảy xổ đến khống chế Ngô Quân.
Họ Ngô vẫn còn nói được, luôn miệng kêu oan. Hai vị quan kia thì run như cầy sấy, chỉ sợ vạ lây.
Chu Kiềm vỗ bàn nạt: “Ngô Quân! Ngươi là hoàng thân quốc thích, được hưởng bổng lộc cao cả, sao lại liên kết với phản tặc? Mau khai ra hang ổ của chúng để tránh cực hình tra khảo!”
Họ Ngô nhất mực phủ nhận tội lỗi, thề thốt rằng chẳng hề liên quan gì với bọn Diêm Vương lệnh chủ.
Tử Khuê cười nhạt, bảo: “Lão đừng chối vô ích. Ta còn biết rõ Diêm Vương lệnh chủ và đồng đảng đang ẩn náu tại mỏ đá hoa cương, phía Tây thành. Nơi ấy do bào đệ của lão là Viên ngoại Lang bộ công Ngô Luân quản lý, sử dùng tù khổ sai làm công nhân khai thác”.
Hoài Âm Vương nghe Tử Khuê nói rõ ràng như thế thì vô cùng hoan hỉ, đứng dậy phán: “Vậy thì chẳng cần phải hỏi nữa, cứ chém quách gã cẩu trệ Ngô Quân rồi chúng ta khởi binh”.
Ngô tổng binh biết thế đã cùng liền khóc lớn: “Tiểu nhân xin nhận tội. Mong vương gia nghĩ tình quyến thuộc mà tha mạng”.
Đến khoảng giữa giờ Thân thì mỏ đá hoa cương cách thành Tín Dương sáu dặm đã bị hai ngàn quân triều đình và các đệ tử các phái vây chặt. Hoài Âm Vương giáp trụ sáng giới, đích thân thống lĩnh ba quân. Dĩ nhiên gã chỉ ở phía sau lược trận.
Mỏ đá sử dụng tù nhân nên được bao quanh bởi tường rào cao ngất, làm bằng những thân cây đầu vót nhọn. Những loài thảo mộc thân leo đã phủ đầy bức rào, trong ngoài chẳng thấy nhau.
Đạo quân kéo đến đây rất âm thầm, lặng lẽ phủ phục trong những bụi cỏ mùa xuân rậm rạp. Họ chờ đợi Cầu Nhiêm đại hiệp cứu được Tần vương phi ra rồi mới tấn công.
Chàng trai họ Quách đã một mình đột nhập vào từ phía Đông, bằng cách phá một đoạn rào gỗ rệu rã. Cầu Nhiêm Đại Hiêp quả là thần thông quảng đại, chỉ sau gần khắc đã trở ra với người đẹp trên tay.
Hoài Âm Vương không hề nổi ghen tỵ vì lúc này ái phi của gã gầy ốm, lem luốc và hôi như cú. Chu Kiềm xúc động ôm lấy người ngọc rồi ra lệnh tấn công.
Giờ đây, tiếng trống trận vang lừng, binh lính phá sập hàng rào và ùa vào như thác lũ. Tử Khuê đã dặn dò phe mình không được giết những kẻ lam lũ bị xiềng xích vì họ là tù nhân. Còn bọn thủ hạ Diêm Vương lệnh chủ thì được tự do và ăn mặc chỉnh tề, đẹp đẽ.
Mặc kệ cảnh máu xương, ở đây Chu Kiềm vỗ về, an ủi mỹ nhân và hỏi:
“Thế bọn chúng có mạo phạm đến ngọc thể của nàng không?”
Gã đã bị điều ấy ám ảnh suốt thời gian qua. Gã sẽ không sống nổi nếu Hạnh Nga đã bị cưỡng bức.
Tần vương phi bật khóc, trách móc Chu Kiềm: “Vương gia cho rằng thần thiếp sẽ chịu nhục để cầu sinh hay sao?”
Dứt lời, nàng rút trong tay áo ra một con dao nhọn hoắc và nghẹn ngào nói: “Thần thiếp nhờ vật này mà vẫn giữ được tiết hạnh. Nếu Vương gia không tin thì thần thiếp xin chết tại đây để chứng tỏ tấm lòng trinh bạch”.
Chu Kiềm trút được gánh nặng ngàn cân trong lòng, đoạt ngay mũi tiểu đao và hết lời tạ lỗi người vợ thủy chung, trinh liệt. Gã lập tức đưa ái phi về Vương phủ, chẳng cần biết kết quả cuộc chiến trong kia.
Lúc này, phần thắng đã nghiêng hẳn về phía quan quân. Phe địch chỉ còn độ hai trăm và một nửa là lính gác tù. Gã viên ngoại lang Ngô Luân đã bị giết song Diêm Vương lệnh chủ thì chưa thấy xuất hiện.
Mỏ đá này có diện tích rất rộng chạy dọc chân phía Nam của núi đá một đoạn dài hơn dặm. Trong phạm vi mỏ có cây cối, suối nước và những căn nhà gỗ. Nhưng hiện giờ trong đám kiến trúc xấu xí dơ bẩn ấy không có người. Hơn năm trăm tù nhân đều đang làm công việc đào bới, đục đẽo đá hoa cương. Họ đã khôn ngoan ngồi xuống tại chỗ, đặt hai tay lên đầu rồi mới...
(X, trang 145)
Sườn núi cao đến hàng chục trượng, tuy không dưng đứng song cũng rất khó leo trèo. Hơn nữa, năm trăm lính cung nỏ rải đầy trên đỉnh của ngọn núi thấp này và chúng báo cáo rằng không thấy ai thoát ra.
Quần hùng đã nỗ lực lục soát khắp nơi mà chỉ thấy hai ngôi mộ, bia ghi tên Quảng Chiêu Phong và Phùng Bá Hải.
Lôi Đình Đế Quân thì cho rằng Diêm Vương lệnh chủ đi vắng, đề nghị rút quân.
Nhưng Tử Khuê biết chắc lão có mặt nên không chịu. Chàng nghiêm nghị bảo: “Diêm Vương lệnh chủ chính thực là Phùng Bá Toàn, di cô của Nguyệt Hoa môn chủ Phùng Bá Ngọc. Hắn ta mà thoát được trận này thì từ nay võ lâm chẳng còn một khắc bình yên. Hắn là người xảo quyệt nên đã nhẫn nại ẩn nấp, chờ trời tối mới phá vây. Lúc ấy, ‘Diêm Vương quỷ kỳ’ có tác dụng mãnh liệt nhất”.
Các Chưởng môn nhân đều tán thành lập luận của chàng. Bỗng Dịch Quan San thảng thốt nói: “Chết thực! Hay là lão ta trà trộn trong đám tù nhân?”
Tử Khuê bừng tỉnh ngộ, điều động quân cung nỏ đến khu vực đang khai thác đá. Quần hùng cũng lập phòng tuyến ở phía sau quân binh. Bố trí xong, chàng dõng dạc tuyên bố: “Các anh em phạm nhân hãy đứng dậy, lột nón, cởi áo, đưa hai tay lên khỏi đầu và tiến ra ngoài này. Ta chỉ cần tìm Diêm Vương lệnh chủ nên sẽ không làm hại đến các người”.
Bọn tù khổ sai ngoan ngoãn làm theo lời chàng, mau chóng bước ra khỏi bãi đã ngổn ngang, đứng tụ tập ở khu vực đã được Tử Khuê chỉ định.
Tù nhân thứ thiệt thì gầy ốm, da dẻ rám đen, sần sùi, dơ bẩn, tóc cũng đỏ quạch vì cháy nắng. Và khi cởi trần thì chẳng ai có thể giấu Quỷ ký hay vũ khí.
Nghĩa là nếu Diêm Vương lệnh chủ có mặt trong đám tù nhân sẽ bị phát hiện.
Lão cũng biết vậy nên nấp lại một lúc và bất ngờ lao vút ra, tay hữu lăm lăm báu kiếm, tay ta vũ lộng Quỷ kỳ, tư thế bộ dạng ấy rất dễ nhận ra từ khoàng cách tám chín trượng. Quân cung nỏ lập tức buông tên, bắn như mưa.
Nhưng Bá Toàn kiếm pháp tuyệt luân, che thân rất hữu hiệu.
Tử Khuê liền ra lệnh ngưng xạ tiễn rồi lướt đến chặn đường Diêm Vương lệnh chủ. Bên ngoài, quần hùng cũng tràn lên, thế chỗ cho bọn lính tầm thường.
Phùng Bá Toàn thấy đối phương không biết sống chết, dám đối phó với cờ ma, thì đắc ý phất mạnh Quỷ kỳ, miệng thì lầm rầm niệm chú. Lúc này, vầng dương đã tắt lịm dưới trời tây nên uy lực của Quỷ kỳ khá mạnh, tạo ra luồng quái phong xa tới hơn hai trượng song vẫn chưa có hồn ma bóng quế đi kèm.
Tử Khuê thản nhiên bay xuyên qua luồng gió quái dị đầy bụi bặm, dồn toàn lực xuất chiêu “Nguyệt Phù Thiên Lý”.
Diêm Vương lệnh chủ cho rằng sức lực kẻ địch đã tổn thất gần hết, ngay khi chạm phải quỷ phong nên thẳng thắn cử gươm chống đỡ. Nào ngờ, khi thép chạm thép, Bá Toàn mới biết gã rậm râu kia đạo hạnh thâm sâu còn hơn cả Trung Thiên Tôn. Chân khí của đối phương vẫn rất dồi dào và kiếm pháp thì lợi hại phi thường.
May mà Bá Toàn dày công khổ luyện và đánh một chiêu kiếm rất ảo diệu.
Lão hóa giải được gần hết những thế gươm của đối thủ, và chỉ trúng một đòn vào ngực. Song lão đã có bảo y hộ thể nên chỉ đau đớn chứ chẳng thọ thương.
Bào đệ của lão ví ỷ tài, không mặc giáp nên đã bị Trung Thiên Tôn đâm thùng gan mới chết cách nay vài ngày.
Bá Toàn mượn lực đẩy của nhát kiếm ấy mà nhảy ngược về phía sau, hạ thân trên một tảng đá lớn. Từ vị trí này, lão bốc lên cao, trước tiên là bủa luồng quỷ phong, sau đó sa xuống múa gươm tập kích thượng bàn kẻ địch. Lão không tin rằng gã râu rậm kia lại có thể đứng vững trước đòn thứ hai của Quỷ kỳ. Bá Toàn thầm đoán đối thủ là Cầu Nhiêm đại hiệp Quách Tử Khuê, con nuôi của Trung Thiên Tôn.
Lão đã đoán đúng lai lịch nhưng không biết rằng Tử Khuê là khắc tinh của Quỷ kỳ. Chàng họ Quách lao vút lên, xuất chiêu “Lậu Nguyệt Tái Vân” (Chạm trăng cắt mây). Hàng trăm thức kiếm nhanh tựa mưa rào đã chặn đứng chiêu gươm ác liệt và khéo léo đâm thủng đùi trái của kẻ thù, ngay huyệt Phục Thố.
Mũi kiếm “Đảo Nguyên” rất sắc bén đã đâm thủng cả xương đùi nạn nhân.
Song phương rời nhau, rơi xuống đất, cách xa độ hơn trượng.
Ánh mắt của Diêm Vương lệnh chủ lấp lánh niềm oán hận và sợ hãi. Vết thương ở đùi tuôn máu như suối và đau đớn đến tê dại. Lão biết mình khó thoát thân.
Nhưng Tử Khuê chưa kịp xông lên thì đã có kẻ tranh công. Lôi Đình cung chủ thấy chàng trai họ Quách an toàn trước Quỷ kỳ thì sinh lòng tin tưởng vào lá bùa linh bảo “Hộ mệnh thần phù”. Chàng ta và lão đều đeo một lá giống nhau.
Thế là Trác Ngạn Chi quyết định giành lấy công đầu hạ sát Diêm Vương lệnh chủ. Lão bất ngờ lao vút tới như tên bắn, đánh vào mé hữu mục tiêu. Lão hành động êm thắm và thần tốc nên Tử Khuê không kịp ngăn cản.
Và tất nhiên Bá Toàn phất Quỷ kỳ, đưa luồng quái phong chặn trước họ Trác. Ở khoảng cách hơn hai trượng thì “Lôi Đình thần chưởng” không có tác dụng, nên Ngạn Chi phải tiếp tục phi thân xuyên qua luồng gió quỷ.
Khổ thay, lá bùa của Trương Sách chỉ là phương tiện để làm rạng danh Thiên Sư giáo, và bản thân Tử Khuê không cần đến. Trác Ngạn Chi đã phải chịu quả báo cho những hành vi ác độc của mình. Khi vừa chạm phải luồng quỷ phong thì Lôi Đình cung chủ đã hồn xiêu phách lạc, mê man tựa kẻ rơi xuống chốn u minh. Tất nhiên lão chẳng hề phản ứng trước đường gươm của Bá Toàn.
Tim phổi đều bị đâm thấu, Trác Ngạn Chi gục ngã chết ngay.
Tử Khuê không kịp cứu mạng lão cha vợ bởi dẫu đã tận lực tấn công Bá Toàn bằng chiêu “Phiên Thiên Phục Địa”. Do chàng đánh vào mé tả nên trước tiên Bá Toàn phải sử dụng Quỷ kỳ để chống đõ, sau đó mới kịp dùng kiếm.
Dường như lão ta thuận cả hai tay, và đã rèn luyện phép phối hợp gươm với cờ, nên những thế thức của lão rất lợi hại. Lá cờ bằng gấm bị “Đảo Nguyên thần kiếm” chém rách bươm, rơi ra khỏi cán khiến Quỷ kỳ mất đi ma lực. Nhưng Phùng Bá Toàn đã chặn đứng được chiêu công của Tử Khuê, và tiếp tục thi triển đấu pháp kiếm kỳ hợp bích mà phản kích lại. Cán Quỷ kỳ rất cứng rắn, thừa sức chịu đựng những đòn chém mãnh liệt của thần kiếm. Bá Toàn cũng biết việc Nữ Hầu tước Trình Thiên Kim, chính thất của Tử Khuê lời được thanh “Đảo Nguyên thần kiếm” khi đánh bạc với Đổ Hầu. Canh bạc khổng lồ này đã được giới võ lâm truyền tụng khắp nơi.
Bá Toàn không dám thi thố “Đốn Bội tâm pháp” một cách hấp tấp, vì công phu ấy rất hao tổn chân nguyên, trong khi thân pháp của đối phương quá nhanh nhẹn. Tử Khuê mà tránh được và phản công lại thì lão nguy ngay. Cho nên Bá Toàn cố ẩn nhẫn chờ cơ hội chắc ăn mười mươi mới hạ độc thủ.
Vả lại, lão sở hữu đến gần hoa giáp công lực, khổ luyện pho “Trường Bạch ma kiếm” đã ba mươi năm, lẽ nào lại thua một gã hậu sinh. Trong hai lần chạm kiếm trước, do ỷ lại vào tà lực của Quỷ kỳ nên lão có phần sơ xuất, phải lép vế.
Nhưng giờ thì đã khác, Bá Toàn bình tâm mang hết sở học ra sử dụng.
Do chân trái thọ thương không tiện di chuyển nhiều, Diêm Vương lệnh chủ chọn đấu pháp dĩ tĩnh chế động. Trường kiếm trong tay lão lượn nhanh như tựa gió, lực đạo mạnh mẽ đến mức kiếm phong rít lên xoèn xoẹt như xé lụa, và thế thức thì cực kỳ quỷ dị, nham hiểm. Thỉnh thoảng mũi nhọn của cán Quỷ kỳ lại bất ngờ thọc vào một yếu huyệt nào đó của đối phương.
Tử Khuê cũng có những lợi thế của riêng mình, đó là bộ pháp “Tiên Nữ Tùy Phong” và chiếc bao tay Kim Miệt ở tả thủ. Chàng hoán vị nhanh như chớp, tránh được những đường gươm ác liệt đầy bất trắc. Còn bàn tay trái của chàng thì có thể ngang nhiên chụp lấy lưỡi kiếm hoặc mũi Quỷ kỳ. Cho đến lúc này, Tử Khuê vẫn chưa để lộ tác dụng của Kim Miệt.
Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn chính là bản lĩnh kiếm thuật của Tử Khuê. Trong nghề đánh gươm, chàng không biết rõ ai và càng hào hứng khi gặp địch thủ cao cường. Tử Khuê phấn khởi mà giải những chiêu kiếm kỳ bí, lợi hại của đất Liêu Đông với niềm say mê vô hạn. Tuy Bá Toàn đang thọ thương, ở vào vị trí bị động, song lại có bảo y hộ thể, cho nên Tử Khuê chịu thiệt thòi khi chỉ có thể tấn công vào mặt, cổ và tứ chi kẻ địch. May mà chàng đã có kinh nghiệm trong dịp đấu với Hắc Diện Thần Ưng, chẳng đển nỗi bối rối. Đồng thời, đấu pháp “Vô chiêu” ngày càng hoàn thiện, tiến dần đến cảnh giới thượng thừa.
Tiếng thép chạm nhau không ngớt, khô khốc ghê tai, song cũng xen lẫn tiếng ngân nga khi “Đảo Nguyên thần kiếm” chém trúng cán Quỷ kỳ là ống rỗng. Cổ vật ấy không bị chặt gãy nhưng trầy trụa, sứt mẻ, mất đi khá nhiều chữ khắc trên thân.
Phùng Bá Toàn tiếc muốn đứt ruột, hiểu rằng “Diêm Vương quỷ kỳ” đã không còn ma lực khi câu thần chú trên cán cờ bị hủy hoại. Dĩ nhiên là lão vô cùng oán hận Tử Khuê. Song sau đó, Bá Toàn cũng thức ngộ ra rằng “Đảo Nguyên” sắc bén tuyệt luân, trước sau gì cũng chặt gãy kiếm của mình. Hiện giờ lưỡi kiếm đã mẻ hàng trăm chỗ.
Bá Toàn chẳng thể chờ tới lúc kiếm đoạn nhân vong, lập tức thi triển “Đốn Bội tâm pháp” nhân đôi công lực mà xuất chiêu “Hàn Phong Thấu Cốt”. Chiêu này hầu như chỉ toàn những thức đâm, vì chém mạnh vào thần kiếm là tự hại mình.
Tuy màn đêm đã buông xuống nhưng đấu trường khá sáng sủa nhờ ánh sáng của mấy trăm ngọn đuốc. Cả quần hùng lẫn quan quân đều muốn thưởng thức trọn vẹn cuộc so gươm hiếm có này. Chính những ánh đuốc vàng võ ấy đã giúp Tử Khuê nhận ra sự biến đổi trên gương mặt đối phương. Chàng đã biết sự lợi hại của tà công “Đốn Bội tâm pháp” nên luôn luôn cảnh giác. Tử Khuê lập tức đảo bộ thần tốc, rời xa đối thủ. Bá Toàn đau chân không thể bám theo kịp, đành bỏ dở thế công đứng thở dốc. Bất cứ điều gì thái quá đều có hại cả. Chân khí của Bá Toàn lúc này đã suy giảm mất một nửa. Lão ta vô cùng tiếc rẻ, cố trấn tĩnh chống đỡ đòn phản kích của kẻ địch. Tử Khuê đã không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng, quay trở lại với chiêu “Nhật Nguyệt Tương Vong”. Chiêu này có lẽ xuất phát từ kiếm pháp Phù Tang, gồm mười tám thế chém bằng cả hai tay nặng tựa ngàn cân.
Khí thế hung hãn phi thường của chiêu kiếm đã làm cho Bá Toàn phải chột da, múa tít gươm và cán Quỷ kỳ để chống đỡ. Lão chỉ mong thủ thân chứ không hy vọng hóa giải nổi đường gươm lạ lùng kia.
Lần này tiếng sắt thép va chạm gay gắt chói tai hơn trước rất nhiều. Và trường kiếm của Bá Toàn đã gãy lìa khi Tử Khuê chém đến thức mười bày. Lão họ Phùng kinh hãi, vươn dài cán Quỷ kỳ, thọc liền ba thế vào ngực đối thủ để cứu vãn tình hình. Đòn này rất hiểm độc, đưa Tử Khuê vào cảnh “đồng quy ư tận” và Bá Toàn tin rằng đối phương không dám đổi mạng vì đang chiếm thế thượng phong.
(Mất 8 dòng, từ dòng 5 đến dòng 12, trang 161)
Trong lúc đôi mắt vẫn tràn đầy vẻ kinh ngạc. Quần hào và bọn quân binh mừng rỡ reo hò như sấm dậy.
* * * * *
Hôn lễ của Tử Khuê và bốn ả giai nhân được cử hành vào đầu tháng mười một. Và hai tháng sau, Diêm Vương miếu được khánh thành. Tòa miếu uy nghi tráng lệ này tọa lạc trên nền cũ của Quách gia trang cạnh bờ sông Thạch Lương.
Nó lớn và đẹp hơn hẳn miếu thờ Quan Vân Trường ở gần đấy.
Trong chính điện đặt một tượng Phong Đô Đại Đế ngồi trên ngai, lớn cỡ người thật, bằng đồng dát vàng ròng. Tả hữu của ngài có hai vị Phán Quan đứng hầu. Số đạo sĩ phục vụ trong miếu đông độ bốn năm chục người và là đệ tử Thiên Sư giáo.
Tất cả những bức tượng của Diêm Vương miếu đều được phủ kín bằng hàng trăm tấm tranh bích họa khổ lớn, miêu tả cảnh kẻ ác chịu hình phạt trong ngục A Tỳ. Cạnh mỗi bức tranh là một vài câu giáo lý của cả ba đạo Khổng, Phật, Lão khuyên con người sống thiện lương, nhân nghĩa. Lối giáo hóa trực quan sinh động ấy xem ra rất có tác dụng. Khách thập phương nào rời miếu cũng trở thành nhũn nhặn, hiền lành, bởi lòng họ đang tràn ngập cảm giác sợ sệt và hối hận.
Diêm Vương miếu không chỉ bố thí vào những ngày Sóc, Vọng mà còn thực hiện những cuộc phát chẩn vĩ đại, mỗi khi ở đâu đó có thiên tại hoặc đói kém. Nếu địa phương bất hạnh nọ ở không xa thì lương thực, y phục, chăn mền sẽ được tập kết tại Diêm Vương miếu rồi chở đi.
Sau lần gặp gỡ Tần Hạnh Nga ở Thốc Sơn, Tử Khuê mới biết số tài sản của Long Vân Tú Sĩ đã được Bạch Nhi chôn dưới vườn hoa Mã gia trang. Và chàng quyết định đem gần sáu mươi vạn lượng vàng phi nghĩa kia ra làm việc thiện.
Tử Khuê đã trở thành Minh chủ Võ lâm. Thủ hạ dưới trướng chàng lại chính là người của Lôi Đình thần cung. Chàng mà không thu nhận thì chắc là họ sẽ phải đi ăn mày.
Phi Đao Bảo An hội vẫn an cư lạc nghiệp ở Trịnh Châu vì Trác Ngạn Chi đã chết. Đám kiếm thủ người Thổ thì về cả cố hương, nơi bộ tộc của họ đang sinh sống.
Đầu Hạ năm sau, quân Mông Cổ ráo riết tấn công vùng quan ải phía Bắc, sắp sửa vượt qua Vạn Lý Trường Thành. Thế nước cực kỳ nguy ngập, vua Hoằng Trị vội giáng chỉ, sai Hoài Âm Vương thống lĩnh đại quân ra biên tái tiếp viện.
Chu Kiềm liền bảo Tử Khuê chiêu tụ anh hùng võ lâm đi giúp nước. Hơn ngàn cao thủ Trung Nguyên đã theo chân Tử Khuê ngược Bắc. Ngoài Dịch Quan San, Lã Bất Thành còn có cả Nhạc Cuồng Loan và Phi Đao hội.
Thiên Kim, Tống Thụy, Tái Vân đều đang bụng mang dạ chửa nên chỉ mình Thanh Chân tháp tùng trượng phu.
* * * * *
Người Mông Cổ là những chiến binh bẩm sinh, năm sáu tuồi đã biết cưỡi ngựa, bắn cung, và khi trưởng thành, họ có thể vừa phi ngựa như bay, vừa xạ tiễn cực kỳ chuẩn xác.
Người Hán cũng biết hai kỹ năng chiến đấu ấy song trình độ thua xa những kẻ mà họ gọi là man di mọi rợ. Nực cười ở chỗ trong lịch sử cổ đại Trung Hoa lại có vài tay thần xạ, bản lãnh nghiêng trời lệch đất. Hậu Nghệ thì bắn rơi cả mặt trời, còn Dưỡng Do Cơ bách bộ xuyên dương.
Cũng như Tần Thủy Hoàng, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hiểu rõ sở đoản của dân tộc Hoa Hạ, nên ra sức củng cố hệ thống Vạn Lý Trường Thành để ngăn bước tiến của đám rợ phương Bắc.
Sau chín mươi năm cai trị Trung Hoa, người Mông Cổ suy yếu đi vì bị Hán hóa, mất hết cái vũ dũng truyền thống, trở thành nhút nhát, ngại khó nhọc, ngại chiến đấu và chỉ ham hưởng lạc. Do đó, người Trung Hoa mới diệt được nhà Nguyên, giành lại giang sơn.
Nhưng khi người Mông Cổ trở lại với nếp sống thảo nguyên kiêu dũng thì chẳng mấy chốc họ sẽ đáng sợ như xưa. Quả đúng thế, khoảng sáu bảy chục năm sau, quân Mông Cổ hùng mạnh hẳn lên, bắt triều Minh phải cống nạp tiền của, bảo vật, rồi cử binh đánh Trung Hoa, hạ được nhiều đồn ải. Thậm chí, người Mông còn bắt sống được cả vua Minh Anh Tôn ở đồn Thế Lộc, tỉnh Sát Cáp Nhĩ. Song nhờ có Vạn Lý Trường Thành mà nhà Minh vẫn giữ được xã tắc thêm hơn hai trăm năm nữa.
Vậy thì tại sao lúc này công trình phòng thủ vĩ đại ấy lại không ngăn được rợ Mông, để chàng trai họ Quách của chúng ta phải tòng quân cứu nước?
Nguyên nhân là vì người Mông Cổ đã mua được Bồ Đào Nha hai chục cỗ súng thần công cực kỳ lợi hại. Đây là loại Phật Lang Cơ pháo, bắn đạn nổ và có bộ phận ngắm chuẩn nên sức công phá rất dữ dội và khá chính xác. Tầm đạn của chúng lại dài gấp đôi hỏa khí của quân Minh.
Thuốc súng và hỏa khí là phát minh của người Trung Hoa, đến nửa đầu thế kỷ mười ba mới truyền bá sang Ấn Độ và Ả Rập. Vào thời nhà Nguyên, qua giao chiến với quân Mông Cổ, người Ả Rập biết tới hỏa khí và học được cách chế tạo, sử dụng. Sau đó, khi người châu Âu đánh nhau với người Ả Rập thì mới tiếp xúc với thuốc súng. Nhưng chính những dân tộc châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... lại mau chóng trở thành bậc thầy trong nghề hỏa dược, chế tạo ra những khẩu pháo vô cùng đáng sợ.
Trong lúc ấy, đến thời vua Hoằng Trị mà Trung Hoa chỉ có những loại hỏa khí yếu ớt, kém cỏi. Đồng Hỏa pháo của quân Minh bắn đạn đặc như đá, chì, sắt... độ dài đường đạn chỉ khoảng từ mười bộ đến hai trăm bộ.
Kết quả là Phật Lang Cơ pháo của quân Mông Cổ đã bắn sập cửa ải quân Đô Quan, ở phía Bắc huyện Xương Bình, cách Bắc Kinh chỉ chừng hai trăm dặm.
Quân Minh bị bắt buộc phải dàn trận bên ngoài quan ải, dưới chân Vạn Lý Trường Thành, trực diện giao chiến với rợ Mông. Đạo quân tiếp viện của Hoài Âm Vương Chu Kiềm đã đến kịp lúc, đẩy quân Mông lùi xa ba dặm.
Những viên đạn pháo Tây Dương đã không còn có thể vươn tới Trường Thành, nên quân Minh cấp tốc sửa sang lại cửa ải. Tất nhiên là công trình này sẽ không được đẹp mắt và mang tính tạm bợ.
Vài ngày sau, quân Mông mở cuộc phản công, đẩy lùi quân triều đình, đưa đạo pháo đến vị trí cũ, và cửa ải lại tan hoang. Nhưng cuối cùng thì nhờ tài thao lược của Chu Kiềm và tinh thần vì nước quên mình của ba quân mà một lần nữa giặc Mông lại phải rút lui.
Trơng suốt mấy tháng trời, hai phe đã giao tranh hàng trăm trận, giằng có nhau trước cửa ải Quan Đo. Số thương vong của quân Mính đã lên đến hàng vạn, song cương thổ vẫn vẹn toàn.
Đáng lẽ ra, theo thông lệ thì mùa đông khắc nghiệt của vùng biên tái sẽ khiến rợ Mông phải lui binh, chờ sang xuân. Bởi cái lạnh cắt da xé thịt và những trận mưa tuyết mịt mù rất bất lợi đối với kỵ binh, cũng như việc tiếp tế lương thảo.
Khổ thay, năm nay thời tiết lại ấm áp lạ thường. Đông đã về lâu mà tuyết chỉ rơi lất phất, không đủ để làm chùn chân đàn chiến mã Mông Cổ. Và càng tệ hại hơn nữa khi bệnh sốt thương hàn lại bất ngờ hoành hành trong doanh trại quân Minh. Nó mau chóng lan thành dịch và giết chết hàng ngàn người, khiến lòng quân sĩ rối loạn, thậm chí có kẻ đã đào ngũ.
Quân Mông Cổ nhân cơ hội này tấn công quyết liệt. Vua Mông là Bột Nhĩ Chích Cân Di Lân Thiếp Mục đích thân xuất trận, ngồi trên chiến xa cổ vũ tinh thần binh lính. Chúng còn tập trung đại pháo bắn như mưa, hỗ trợ cho đội kỵ binh tràn tới tựa sóng dữ, hết đợt này đến đợt khác. Do có sự hiện diện của Thiếp Mục mà bọn lính Mông hăng hái hẳn lên dường như chẳng còn biết sợ chết là gì.
Bọn Tử Khuê luôn có mặt ở tuyến đầu xông pha làn tên mũi giáp, giúp quân nhà đẩy lùi những mũi tấn công sắc bén của rợ Mông.
Trường kích của Lã Bất Thành chính là vũ khí chốn sa trường. Gã mặc giáp nặng, cưỡi ngựa khỏe, lao vào đội hình quân Mông mà tung hoành, oai phong lẫm liệt chẳng kém gì Lã Bố thủơ xưa Nhạc Cuồng Loan cùng đám trung niên của Lôi Đình thần cung, hiện là thủ hạ Tử Khuê, thi triển “Lôi Đình thần chưởng” từ khoảng cách hơn trượng đánh văng bọn kỵ binh Mông khỏi lưng ngựa.
Phi Đao Bảo An hội do Du Vinh và Tuân Khánh chỉ huy cũng lập nhiều chiến tích bằng đường gươm và bằng cả mũi phi đao hiểm ác. Những sát thủ hoàn lương này gần như tin chắc đến chín phần mười rằng Quách Tử Khuê mới là Ngân Diện Hầu, kẻ đã đoạt võ lâm soái kỳ và đưa họ về với chính đạo. Càng có thời gian gần gũi, họ càng nhận ra vẻ quen thuộc của khuôn mặt đầy râu ria, nhất là khi Tử Khuê phóng phi đao quá giỏi. Nhưng họ không sao lý giải được việc gì đã xảy ra nên chẳng dám xảo quyết.
Dịch sốt thương hàn ngày càng lan rộng, làm suy yếu sức lực và cả tinh thần quân triều đình cho nên những cố gắng của bọn Tử Khuê đã không cứu vãn được tình hình. Đến trưa mùng tám tháng giêng, đại quân của Hoài Âm Vương đã bị đẩy lùi dần về phía trường thành. Và nếu quân Minh phải rút vào trong quan ải thì những cỗ đại pháo của quân Mông Cổ sẽ tiến lên, bắn vỡ cửa ải.
Giờ đây, trấn ải không phải là cứ đóng chặt cửa, từ trên bắn xuống hoặc xua đuổi những kẻ vác thang trèo lên, mà có nghĩa là kiểm soát được vòng chiến địa trước cửa ải.
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng phần lớn trên những địa hình hiểm trở, chẳng phải đoạn nào quân Mông cũng tiến sát được. Riêng ở những khu vực đất đai bằng phẳng thì mới có cửa ải, nơi thông thương, thông sứ lúc thời bình, nhưng cũng là điểm yếu nhất khi xảy ra chiến tranh.
Trong cục diện hiểm nghèo này, Tử Khuê lo lắng đến cháy cả ruột gan.
Chàng nghiêm nghị bảo Thanh Chân: “Chân muội! Muốn chặn bước tiến của rợ Mông thì chỉ có cách là giết vua của chúng. Nàng hãy lui về trung quân, bảo với Hoài Âm Vương rằng khi nào thấy soái kỳ giặc Mông ngã xuống thì đưa ba quân tiến lên. Lúc ấy, quân địch thành rắn không đầu tất phải lui binh”.
Thanh Chân nhoẻn miệng cười nhưng lệ tuôn dài trên gương mặt lem luốc vì bụi đất. Nàng run giọng đáp: “Thiếp không có ý định sống mà thiếu tướng công, nên sẽ cùng chàng đi chặt đầu lão vua Mông. Có thiếp bảo vệ phía sau thì tướng công mới mong tiến đến được mục tiêu”.
Quả là Thanh Chân nói chẳng sai, Tử Khuê chỉ có thể bao quát được trước mặt cùng tả hữu và phơi lưng trước trận mưa tên. Dẫu chàng có mặc giáp quý đã đoạt được của Diêm Vương lệnh chủ thì mông và hai đùi sau cũng trống trải. Thanh Chân là người duy nhất có thể bám theo chàng trong tư thế quay mặt về phía sau, với tốc độ tương đương. Nàng hiện đang đội nón đồng và mặc tấm bảo y ấy nên khá an toàn.
Tiếng đại pháo của quân Mông ngày càng gần, Tử Khuê chẳng còn nghĩ đến tình riêng nữa. Chàng cười mát, véo mũi Thanh Chân, âu yếm bảo: “Nếu đôi ta bỏ mạng thì chòm Bạch Hổ sẽ có thêm một ngôi sao nữa”.
Thanh Chân hài lòng cười tủm tỉm, đưa tay giúp chàng cởi giáp trụ, Tử Khuê sẽ phải thi triển khinh công, tiến lên với tốc độ nhanh nhất nên không thể mặc bộ giáp nặng nề này được.
Vừa lúc Lã Bất Thành phóng ngựa đến. Gã bị trúng một mũi tên vào đùi nên quay về hậu quân để băng bó.
Thấy Tử Khuê cởi giáp, gã dừng ngựa, buồn rầu hỏi: “Phải chăng công tử muốn giết lão vua Mông?”
Tuy tuổi tác cách biệt song Bất Thành đúng là tri kỷ của Tử Khuê. Chàng mỉm cười gật đầu, nhờ gã báo lại kế hoạch đã định cho Chu Kiềm biết. Họ Lã nhìn chàng bằng ánh mắt đồng cảm pha chút bi thương, và điềm đạm đáp: “Bần đạo đi theo chỉ làm vướng chân công tử, đành ở lại chờ tin thắng lợi. Nếu công tử thất bại thì bần đạo cũng gởi xác chốn này để bầu bạn”.
Nói xong những lời chí thiết ấy, Bất Thành quay ngựa đi ngay, dường như để giấu dòng lệ hiếm hoi.
Thanh Chân nhìn theo bóng gã và lẩm bẩm: “Không ngờ tình bằng hữu của bọn nam nhân cũng nặng chằng kém gì nghĩa phu thê”.
Tử Khuê khoác đai da cắm đầy phi đao lên người rồi dặn dò Thanh Chân thật kỹ lưỡng. Hai người lao vút đi như gió thoảng, phút chốc đã đến tiền trận, nơi này hai phe đang giao chiến kịch liệt. Tới lúc này Thanh Chân mới quay người lại, đâu lưng cùng trượng phu, không cần nhìn ngó mà vẫn luôn bám sát.
Nhưng thực ra hai người nối với nhau bằng một đoạn dây và Tử Khuê đã phải thỉnh thoảng nhắc nhở vì sa trường đầy dẫy xác người ngựa. May mà họ đã thực hiện phương pháp chiến đấu kỳ lạ này vài tháng nên rất thuần thục, không hề va vấp.
Bọn lính Mông lập tức giục ngựa lao đến, buông tên tới tấp để chặn đường đôi nam nữ quái dị kia. Chúng đã từng chứng kiến đồng đội chết bởi những mũi phi đao khủng khiếp của Tử Khuê nên có ý ngán sợ, cố giữ khoàng cách ngoài năm trượng. Nhờ vậy mà vợ chồng Tử Khuê tiến lên rất nhanh. Họ chỉ chăm chú dùng kiếm hoặc bàn tay tả đeo Kim Miệt mà đánh bạt những mũi tên, trong lúc chân cứ lướt mau.
Trong khoảnh khắc hai người đã vào rất sâu, cách ngọn soái kỳ của vua Mông chỉ độ gần trăm trượng. Chung quanh họ giờ đây chỉ toàn là kẻ địch.
Đến lúc này quân Mông mới phát hiện ra ý đồ của vợ chồng Tử Khuê, tập trung kỵ binh và bộ binh mà ngăn chặn. Chúng liều mình lăn xả vào bất kể tử sinh.
Nhưng Tử Khuê đã không để bị vây, chàng đại khai sát giới, múa tít “Đảo Nguyên thần kiếm” mở đường máu. Chàng thi triển bộ pháp “Tiên Nữ Tùy Phong” đến mức chót, thân hình nhấp nhô, chập chờn, lúc tả lúc hữu, lúc bốc lên cao. Tử Khuê thẳng tay chém giết bằng cả bảo kiếm lẫn bàn tay tả. Những tia chân khí từ đầu ngón tay chàng âm thầm bay ra không xuyên thủng da thịt mà chỉ phong tỏa huyệt đạo, song cũng đủ loại kẻ địch khỏi vòng chiến. Và khi cần thiết, một mũi phi đao lại xuất hiện, cắm vào cơ thể của một gã kỵ binh xấu số nào đó. Hàng trăm xác lính Mông đã ngã xuống trên đường tiến của hai người.
Chiến tích ấy có phần đóng góp không nhỏ của Thanh Chân. Đường kiếm của nàng linh hoạt, thần tốc và chuẩn xác phi thường, trong cùng một lúc có thể chặn đứng ba bốn mũi tên. Thi thoảng, Thanh Chân cũng vươn tả thủ chụp lấy vài mũi tên thép hoặc giáng một chưởng Lôi Đình.
Cuối cùng thì đôi uyên ương cảm tử chỉ còn cách mục tiêu vài chục trượng và chạm trán đội kỵ binh sử dụng giáo dài, lính ngự lâm của vua Mông. Chúng không hề hoảng loạn, lập thành hàng rào dày đặc quanh chiến xa của Di Lân Thiếp Mục và vây chặt vợ chồng Tử Khuê.
Từ trên lưng ngựa, chúng vươn giáo đâm xuống như đan lưới chông.
Mông Cổ là đất sa mạc, ít khoáng sản và người Mông sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi. Sắt thép hiếm hoi nên cán giáo đều làm bằng gỗ, không thể nào toàn vẹn trước thanh gươm sắc bén như “Đảo Nguyên”. Trong chớp mắt, Tử Khuê đã chặt gãy sáu bảy mũi giáo, đánh thốc vào phòng tuyến trước mặt. Kiếm của Thanh Chân chẳng phải là thần binh nên chịu thiệt thòi trước bọn giáo dài.
Nàng phải thường xuyên xạ chưởng kình đánh văng những kẻ đến gần.
Y phục vợ chồng Tử Khuê ướt đẫm máu đào, máu của rợ Mông hòa vào máu chính họ. Khi xông qua cả một rừng gươm giáo, tên đạn, họ không tránh khỏi vài vết thương nhẹ. Công lực cũng đã hao tổn rất nhiều, dẫu thành công họ cũng chẳng còn sức để phá vây, quay trở về. Bắt sống vua Mông là phương cách duy nhât bảo toàn mạng sống hai người. Nhưng Tử Khuê không dám nghĩ đến kế này, vì Thiếp Mục sẽ bỏ chạy khi thấy chàng đến quá sát.
Tử Khuê chỉ còn cách chiến xa của vua Mông bảy trượng. Thiếp Mục chẳng chút sợ hãi, đứng thẳng người mà quan chiến, chỉ huy. Lão không thể tỏ ra khiếp nhược, mất khí phách và thể diện bậc quân vương.
Tử Khuê biết đã đến lúc, khẽ quát: “Đi thôi!”
Thanh Chân hiểu ý chàng, thi hành kế hoạch đã bàn. Nàng cắt đứt sợi dây nối hai người, rồi cùng Tử Khuê múa kiếm che thân, luồn lách qua những hàng chân ngựa mau chóng tiến thêm được ba trượng nữa.
Vua Mông chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì từ trong hàng ngũ kỵ binh có hai bóng người bốc lên cao, lao chếch về phía lão.
Hàng rào quân ngự lâm phía trước chiến xa vội giương giáo thật cao để hứng hai thích khách. Quả nhiên là kẻ địch không tài nào vượt hết khoảng cách bốn trượng, nửa đường đã rơi xuống. Nhưng trước đó, thanh “Đảo Nguyên thần kiếm” đã rời tay Tử Khuê, hóa thành mũi tên thép, bay đến cắm vào lồng ngực Di Lân Thiếp Mục. Thanh thần kiếm đủ sắc bén để xuyên thủng tấm áo giáp rất dày của vị vua Mông, loại giáp đặc biệt này có thể chống được cả những mũi tên bọc đồng hoặc gươm giáo thông thường.
Họ không có thời gian để biểu lộ sự vui mừng, Thanh Chân phải giáng liền một chưởng đánh ngã gã Mông Cổ phía trước mình, rồi đáp xuống lưng ngựa. Và nàng lại lập tức nhún mạnh song cước, lao vèo lên chiến xa, chém gãy cây soái kỳ cao sừng sững. Thanh Chân rơi trở xuống sàn xe, đạp chân lên ngực Thiếp Mục và rút “Đảo Nguyên thần kiếm” ra, nàng thận trọng thọc thêm một nhát vào cổ họng lão.
Thực ra, Tử Khuê đã luôn theo sát ái thê nhưng ở dưới đất. Chàng đã đoạt lấy một cây giáo làm vũ khí, quét văng bọn lính ngự lâm, xông tới chiến xa gần như cùng một lúc với Thanh Chân. Nhờ vậy, nàng mới rảnh tay hành động mà không bị ai ngăn cả.
Tử Khuê chợt phát hiện cặp ngựa kéo chiến xa được bảo vệ chu đáo bằng một lớp “mã giáp” che kín từ cổ đến mông và rủ xuống quá bụng. Thùng xe rất kiên cố, tuy chỉ cao đến cổ người song cũng là quá tốt. Chàng liền này ra một ý hay, buông giáo đưa tay nhổ đoạn cán còn lại của soái kỳ khỏi thành xe. Tuy đã bị Thanh Chân chặt mất một nửa mà nó vẫn còn dài đến gần trượn. Tử Khuê thuận tay quét một vòng, đánh bạt bọn lính Mông ở quanh xe, miệng thì nói nhanh: “Chân muội mau cầm lấy dây cương!”
Trong bốn người vợ của Tử Khuê, Thanh Chân hiểu chồng hơn cả. Tâm hồn nàng trong sáng như gương, dễ dàng tiếp cận chân lý của sự vật. Nàng biết ngay chàng muốn gì, chụp lấy roi và dây cương. Cặp tuấn mã bị quất rất đau, lồng lên phi nước đại. Bọn lính Mông hung hăng cản đường bị Tử Khuê dùng sào gỗ dài quét rơi khỏi lưng ngựa.
Lúc này quân nhà Minh đã phản công và đồng thanh thét lớn: “Thiếp Mục đã chết!”
Bọn lính Mông ở tiền trận nhìn lại phía sau không còn thấy soái kỳ thì biết rằng đấy là sự thật. Các tướng Mông cũng mất hết tinh thần, ra lệnh rút về, chủ yếu là chặn cho được cỗ chiến xa, cướp lại xác nhà vua và giết thích khách.
Hàng ngàn mũi tên nhằm vào cỗ xe. Tử Khuê đành phải ném bỏ đoạn sào dài, dựng xác vua Mông lên làm mộc che thân. Nhưng đôi ngựa kéo xe đã trúng tên vào đầu, quỵ xuống.
Vợ chồng Tử Khuê bỏ xe, múa kiếm phá vây. Ngoài trường tiễn, họ còn phải đối phó với hàng trăm ngọn giáo phóng tới như mưa. Sức lực mỏi mòn do mệt nhọc và mất máu, đường gươm của đôi uyên ương không còn nhanh nhẹn, chuẩn xác như trước. Thanh Chân bị trường tiễn bắn xuyên đùi phải, chẳng thể chạy được nữa. Nàng chặt gãy đoạn tên ló ra rồi sa lệ nói: “Tướng công đừng lo cho thiếp! Chàng hãy mau thoát thân”.
Tử Khuê đau lòng khôn xiết biết đã đến lúc cùng ái thê xuống hoàng tuyền. Nhưng “phục chi tâm linh nhân cấp trí sinh”, Tử Khuê chợt nảy ra một ý lạ. Chàng nhanh nhẹn đưa lưng ra và nói mau: “Chúng ta sẽ chạy ngược về hướng Bắc!”
Tâm ý tương phùng, Thanh Chân hiểu ngay đây là lối thoát duy nhất.
Nàng mau chóng ôm cổ chàng, chân quặp lấy bụng thật chặt. Nhờ vậy, hai tay Tử Khuê được rảnh rang để chiến đấu. Đầu Thanh Chân đội nón đồng, lưng có bảo y nên không sợ cung tên, và nàng cũng là tấm khiên che chở cho Tử Khuê.
Đúng là hướng Bắc có ít quân Mông hơn ba hướng còn lại. Chúng đâu thể ngờ đến việc đối phương sẽ đào tẩu bằng cách chạy sâu vào đất Mông! Tử Khuê dồn hết nội lực vào đôi chân, lao đi như gió, xông thẳng vào toán kỵ binh Mông Cổ ở mạn Bắc. Chàng không mong giết chúng, chỉ chặt gãy giáo gươm để mở đường. Thanh Chân cũng chưa phải là vô dụng, buông một tay giáng chưởng hỗ trợ trượng phu.
Khi quân địch kịp trấn tĩnh lại trước diễn biến bất ngờ này thì Tử Khuê đã thoát khỏi vòng vây. Bọn lính Mông chỉ còn cách giục ngựa truy đuổi. Chàng ở đây đã lâu, lại thường cùng Hoài Âm Vương xem xét địa đồ khu vực để bài binh bố trận, nên biết rằng hướng Đông Bắc chỉ toàn là cát mịn.
Quả đúng như vậy, khi Tử Khuê đến được vùng cát vàng mênh mông ấy thì bỏ xa bọn truy binh. Cát làm vó ngựa lún sâu, song không thể gây khó khăn cho một kẻ có trình độ khinh công “Đạp tuyết vô ngần” như Tử Khuê, Thanh Chân lại có vóc người thon nhỏ, nặng chưa đến bày mươi cân.
Khi màn đêm buông xuống thì bọn lính Mông hoàn toàn mất dấu hai người. Chúng chán nản bỏ cuộc, quay lại để cùng rút lui với đồng đội. Mười vạn quân Mông đã rút sạch trong đêm ấy, đưa thi hài của vua Mông về thành Ước Dã để làm lễ mai táng.
Quân Minh không đuổi theo, đốt lên hàng vạn ngọn đuốc mà thu nhặt từng tử thi đồng đội, nhưng chủ yếu là tìm cho được xác của vợ chồng Tử Khuê.
Công việc cực nhọc ấy tiến hành cho đến sáng mới xong. Và khi không tìm thấy chút dấu vết nào của hai kẻ đã liều thân cứu giang sơn, mọi người đánh kết luận rằng họ đã chết hoặc bị bắt sống. Trong cả hai trường hợp ấy, vợ chồng Tử Khuê đều bị mang về xứ Mông để làm vật tế Di Lân Thiếp Mục. Không một ai tin rằng họ có thể thoát khỏi vòng vây của mấy vạn quân Mông. Việc họ hành thích thành công cũng đáng gọi là điều kỳ diệu rồi.
Ngoài những chốt cảnh giới từ xa, toàn bộ quân Minh đều rút vào trong quan ải để nghỉ ngơi. Hoài Âm Vương thì triệu tập đám đầu lĩnh của lục cương hào kiệt võ lâm đến đại bản doanh. Những người ấy đã biết tin dữ, mặt mày hai mắt đỏ ngầu. Chu Kiềm hắng giọng mở lời tán dương công lao hạn mã của vợ chồng Tử Khuê và hứa sẽ gửi tấu chương về triều, xin thiên tử truy tặng tước Hầu. Gã cũng hết lời khen ngợi quần hào, cảm ơn những đóng góp của họ và cho phép xuất ngũ về quê nhà.
Dịch Quan San đứng lên, lạnh lùng nói: “Khải tấu Vương gia! Bọn thảo dân sẽ vượt sa mạc, vào tận thành Ước Dã để đòi lại thì hài của phu thê Quách Minh chủ. Mong Vương gia khai ân cấp cho trăm con ngựa tốt và lương thực”.
Chu Kiềm cũng rất yêu mến Tử Khuê nên không giận trước thái độ ngang tàng của Quan San. Gã thở dài phán: “Các khanh đã quyết chết vì đạo nghĩa thì bổn Vương chẳng dám ngăn cản. Ta chúc các khanh ‘mã đáo thành công’.”
Dịch Quan San vái tạ, cùng mọi người rời đại bản doanh. Nhạc Cuồng Loan tiến lên sánh bước họ Dịch và nghiêm nghị hỏi: “Vì sao Dịch đại ca không cho tiểu đẹ biết gì về kế hoạch ấy. Và dám hỏi trong số trăm người đi Ước Dã có tính đến Loan này không?”
Quan San thản nhiên lắc đầu: “Ngươi không thể đi được. Họ Nhạc vẫn chưa có người nối dõi”.
Cuồng Loan liền kéo Quan San đứng lại, nhìn vào mặt gã và chậm rãi nói:
“Nhạc mỗ thà tuyệt tự chứ không chịu làm người bất nghĩa. Hơn nữa, khi Tử Khuê đã chết thì cuộc đời này còn gì để Cuồng Loan lưu luyến nữa”.
Quan San biết con người cao ngạo này đã nói thực lòng. Gã mỉm cười héo úa: “Té ra chúng ta cùng một tâm sự. Thôi được, ngươi sẽ toại nguyện”.
Cuồng Loan càng hài lòng hơn khi Lã Bất Thành bước tới siết chặt vai gã, tỏ ý tán thưởng. Chợt có ả tỳ nữ của Tần vương phi chạy đến thì thầm với ba người: “Vương phi bảo rằng chư vị chớ nên đi Ước Dã. Cứ theo hướng Đông Bắc mà tìm thì sẽ gặp”.
Nói xong, ả hấp tấp bỏ đi ngay. Ba người nhìn nhau bán tín bán nghi, chẳng biết Tần vương phi đùa hay thực? Tại sao nàng ta lại dám nói chắc như thế?
Nhưng Quan San sực nhớ đến Phán Quan, liền buột miệng nói: “Chúng ta đi thôi! Thà tin rằng có còn hơn không tin”.
Ba người vội vã về doanh trại, huy động gần ba trăm nhân thủ của Phi Đao hội và Lôi Đình thần cung. Du Vinh cùng Tuân Khánh cũng tất tả tháp tùng. Đoàn người rời quan ải, gội tuyết nhắm hướng Đông Bắc phi mau. Họ dàn hàng ngang mà tiến lên, bao quát một khu vực rộng đến vài trăm trượng.
Tiến sâu vào hoang mạc lạnh giá đã ba mươi dặm mà chẳng thấy gì, Quan San rất thất vọng, lẩm bẩm thóa mạ mụ Vương phi rách việc. Nhưng Nhạc Cuồng Loan đã bất nói lớn: “Phía trước có nhiều diều quạ đang bay lượn. Dường như chúng phát hiện ra xác chết”.
Cả đoàn vừa mừng vừa đau đớn, thúc ngựa phóng như bay. Khi mục tiêu lọt vào tầm mắt, bọn Quan San nhận ra Tử Khuê đang ngồi, còn Thanh Chân nằm gọn trong lòng. Người chết thì không thể ngồi được, nghĩa là bọn họ còn sống. Nỗi hân hoan ngút trời đã khiến đoàn người tìm kiếm thét vang.
Cuồng Loan, Quan San, Bất Thành nóng ruột rời lưng ngựa lướt nhanh đến. Họ đang run sợ vì cả Tử Khuê lẫn Thanh Chân đều nhắm mắt, người phủ đầy tuyết và chẳng hề phản ứng trước tiếng reo hò vang dội kia.
Nhưng may thay, Tử Khuê đã mở mắt, nở nụ cười ấm áp tình bằng hữu và nói: “Thấy chư vị là Khuê tôi bỗng nhiên thèm rượu!”