Bạn Học, Xin Đừng Lưu Manh

Chương 30: Ngày quyết định



Ngày quan trọng nhất trong suốt 12 năm miệt mài sách vở cũng đến. Bao trùm cả phòng thi là không khí căng thẳng. Chỉ riêng đối với Hân Nghiên chẳng qua cũng như những lần kiểm tra trước đây. Những bài tập này, dạng đề này cậu ấy đã làm đi làm lại không biết bao nhiêu lần mà kể.

Phong thái tự tin và tràn đầy năng lượng của Hân Nghiên khó có ai có thể sánh bằng cô ấy. Chính xác và nhanh chóng là hai điều tuyệt nhiên Hân Nghiên có thể tự tin vào bản thân mình. Nhưng đề bài luận môn Ngữ Văn tốt nghiệp luôn nay thật lạ lẫm, khiến mọi người không khỏi xôn xao.

‘Giữa ước mơ của bản thân và giữa sự sắp đặt của gia đình, giữa những kỳ vọng mãnh liệt của người thân và giữa hàng vạn khát khao của bản thân, là bạn, bạn sẽ chọn điều gì? Đã có biết bao nhiêu người cố gắng làm hài lòng bố mẹ, đi theo con đường đã định sẵn rồi sống cuộc sống bình yên, nhạt nhòa. Cũng có biết bao nhiêu người kiên định theo đuổi đam mê của mình để rồi gặp phải bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vấp ngã. Nếu là bạn, bạn sẽ lấy niềm tin và dũng khí ở đâu để lựa chọn?’

Đề bài nhưng đánh thẳng tâm lý vào những thí sinh đang ngồi trong phòng thi. Đúng vậy, kết thúc bài thi chính là lựa chọn, là bước ngoặc lớn nhất trong cuộc đời họ. Hai ngả rẽ, hai đường đi, hai cuộc sống. Đâu ai chắc chắn rằng bạn sẽ thành công, hạnh phúc. Nhưng cũng chẳng có một lý do gì có thể nói rằng bạn chắc chắn sẽ thất bại thê thảm. Chỉ cần tin chúng ta làm được, thì chắc chắn sẽ làm được.

Ngày thi đầu tiên vất vả trôi qua. Ngày mai là ngày học sinh bước vào các môn tổ hợp để theo nguyện vọng xét tuyển của họ. Nhóm Hân Nghiên mệt mỏi bước ra khỏi phòng thi, mặt ai cũng chán nản, hờn trách:

- Đề Văn năm nay thật là, tớ đọc mà loạn cả lên. May mà với khả năng bịa đặt của tớ, cũng ráng viết được mấy trang. - Việt Trạch ngán ngẫm

- Hân Nghiên đề Văn như thế cậu phân tích sao vậy? Tớ thấy đề chẳng giống mấy năm trước. Khó hiểu thật, tớ đọc mà muốn đau cả đầu. - Giai Tuệ hỏi.

- Đúng là đề năm nay khác với những năm khác thật. Nhưng mà tớ thấy không quá khó. Đây là dạng đề mở, cho thí sinh lựa chọn. Không có đúng sai. Các cậu chọn định hướng nào cũng đúng cả, miễn là đưa ra những lý lẽ và phân tích khiến người đọc thuyết phục là được. Ngữ Văn không giống Toàn 1+1=2 đâu. Nên không phải lo lắng.

Hân Nghiên nhẹ nhàng giải thích. Vừa đúng ý Thu Nhã, cô gái chuyên Văn của chúng ta cũng gật đầu tán thành:

- Văn chương lai lán như biển rộng sông dài, làm gì có quy định đúng sai chứ? Quan trọng là dùng tâm để cảm, tâm với tâm thì sẽ chạm đến cảm xúc người khác.

- Này, Thu Nhã chưa gì tớ đã nhìn thấy hình ảnh của một tiểu thuyết gia vĩ đại rồi đấy.

- Gì chứ? Tớ vẫn còn non nớt lắm, vốn từ và kiến thức của tớ chỉ như giọt nước thôi. So với Hân Nghiên vẫn bé tý, không đáng là bao.

- Thôi, đừng đùng đẩy cho nhau nữa. Mỗi người đều có mỗi sở trường riêng. Môn nào qua rồi thì cho qua đi ha. Về nhà nghỉ ngơi rồi chuẩn bị cho ngày mai thôi.

Năm người bạn sát cánh bên nhau vui vẻ ra về sau một ngày đại thắng.

Hân Nghiên vừa thả cặp xuống đã ngồi vào ghế, lật sách vở ra xem. Bà Dương, Dương Châu Vân - mẹ của Hân Nghiên gõ cửa bước vào.

- Con vừa thi xong, đừng cố gắng vùi đầu vào sách vở nữa sẽ càng thêm áp lực đấy. Uống cốc sữa nóng đi.

- Mẹ. Cảm ơn mẹ. Hôm nay mẹ không đến bệnh viện sao?

- Ừm, hôm nay bệnh viện không có việc gì nghiêm trọng nên mẹ xin ở nhà.

Không nói Hân Nghiên cũng biết hôm nay bà Dương ở nhà là vì cô. Bà không nói nhưng hành động của bà đủ để Hân Nghiên biết bà lo lắng và quan tâm cô đến nhường nào.

- Hôm nay con thi thế nào? Tốt chứ?

- Dạ cũng khá tốt mẹ ạ. Tuy không đơn giản nhưng cũng không quá khó như lúc con thi Sinh bằng Tiếng Anh. Hihi.

- Mẹ không mong con xuất chúng, chỉ mong con làm được những gì con thích. Hân Nghiên, con có bao giờ hận mẹ vì sắp đặt và định hướng ngành Y cho con không? Nếu mà con hối hận thì…

- Mẹ à. Lúc trước con có giận mẹ vì mẹ không hỏi ý kiến con, cũng không quan tâm xem con thích gì, muốn gì. Nhưng đó chỉ là lúc con chưa hiểu chuyện thôi. Bây giờ con biết rồi, càng đi sâu con càng cảm thấy ngành này rất vĩ đại, rất đáng để theo đuổi. Đặc biệt là người có nền tảng ba mẹ tốt như con mà bỏ lỡ thì thật sự đáng tiếc. Kỳ vọng của ba mẹ cũng chính là ước mơ của con, con không trách mẹ.

Chưa kịp để bà Dương nói hết câu, Hân Nghiên đã cầm tay ba xoa xoa.

- Nhìn con trưởng thành như này mẹ thật sự rất hạnh phúc. Cảm thấy đời này của mẹ đánh đổi tất cả để có con và ba con bên cạnh thật sự rất đáng giá.

- Còn con, mỗi lần thấy ba mẹ trên truyền hình, thấy sự tài giỏi và tâm huyết của ba mẹ con rất ngưỡng mộ. Hi vọng sau này con cũng sẽ như vậy, không phụ lòng ba mẹ.

- Được rồi, mẹ biết Hân Nghiên có hiếu nhất. Con nghỉ ngơi đi, đừng đọc sách nữa. Mẹ nấu cơn rồi đợi ba về nhà mình cùng ăn cơm, ha.

- Dạ.

90 phút cuối cùng của 12 năm học cũng kết thúc. Mọi người chạy ùa ra hành lang, ném tất cả tài liệu xuống sân trường, tựa như những chú chim bồ câu được phóng sinh, tung tăng đầy tự do.

- Này, mấy đứa kia thi xong rồi thì không xem thầy cô ra gì nữa phải không? Có biết làm như vậy dọn dẹp mệt lắm không hả? - Tiếng thầy phụ trách vừa mắng vừa thút thít.

Lại một chuyến đò nữa cập bến, lại một câu chuyện nữa được viết lên. Người lái đò vẫn đứng đó, sân trường vẫn đứng đó chỉ có những cánh chim tự do kia là được bay nhảy đến chân trời mới. Thầy cô không khỏi xúc động, người rươm rướm nước mắt, người gượng cười sau bao nỗ lực. Cuối cùng thứ đọng lại duy nhất là kỉ niệm.

- Lên lịch đi chơi thôi. Trước khi chúng ta theo đuổi đam mê của mình. - Minh Triết khuấy động bầu không khí lắng đọng.

Thế là, chấm dứt năm 18 tuổi. Sau này, có thể họ sẽ không còn là Hân Nghiên, Thu Nhã, Giai Tuệ, Việt Trạch, Minh Triết nữa. Thay vào đó sẽ là, cô Lý Hân Nghiên, cô Lâm Thu Nhã, cô Châu Giai Tuệ, anh Vương Việt Trạch và anh Phó Minh Triết.

Mỗi người đều sẽ gánh trên vai mỗi sứ mệnh, mỗi cuộc sống. Chung quy lại, họ đều phải trưởng thành.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.