Một tuần hương trôi qua rất nhanh. Hiểu My đưa mắt nhìn tất cả các đội dự thi tất bật chuẩn bị. Từ lựa chọn nguyên liệu đến sơ chế rồi nổi lửa. Mùi thơm chẳng mấy chốc đã bốc lên.
Một trăm hai mươi đầu bếp, một trăm hai mươi màu sắc khác nhau. Mỗi người chỉ ba món điểm tâm, nhưng mà tổng thể đã đạt tới ba trăm sáu mươi món. Chỉ cần nghĩ đến bản thân có thể thưởng thức đủ, mỗ nữ nào đó cả người như bay bổng, lâng lâng.
Mỹ thực và soái ca là hai thứ có sức thu hút lớn nhất đối với Trần Hiểu My khi còn sống ở xã hội hiện tại. Tới nơi này, bên cạnh nam sắc bao la. Chỉ có mỹ thực là còn chưa nếm đủ.
Để tránh ảnh hưởng tới các tuyển thủ. Hiểu My được người chủ trì đại hội tế nhị yêu cầu, không nên đi đến trước mặt các tuyển thủ. Hiểu My ngại ngùng mỉm cười. Tỏ vẻ đã hiểu. Nhưng mà, chỉ có cô nàng mới biết, với năng lực và tu vi của bản thân hiện tại. Đâu cần phải vất vả chạy đến tận nơi. Chỉ cần điềm nhiên tạo dáng ngồi trên sân khấu thế này, cũng đủ quan sát tường tận chân tơ kẽ tóc phần dự thi của các đội.
Không nhìn thì thôi. Nhìn rồi ánh mắt dứt đi chẳng được. Hiểu My thật không ngờ, chỉ là điểm tâm thôi mà cũng có thể tuyệt vời đến vậy. Không nói về hương vị của nó, chỉ cần nhìn hình dáng và màu sắc cũng đủ hấp dẫn chúng nhân.
Xíu mại, há cảo, bánh, cháo… không gì không có. Hiểu My thậm chí còn nhìn thấy cả có đầu bếp dùng thịt cá trên làm thành sợi bún, suôn mềm óng ánh. Độ dai chắc phải hơn hẳn những loại mì tốt nhất mà cô từng ăn.
Người này là đầu bếp của Vạn Nhất Lâu. Một nam tử độ ba mươi tuổi. Hắn chăm chú vào sợi bún màu vàng nhạt trên tay mình, thế giới chung quanh phảng phất như không tồn tại.
Sau khi chế biến sợi bún, hắn bắt đầu tới chế biến nước canh.
Đầu bếp dùng một cái bát bằng thủy tinh, tầng dưới lót một tầng lá sen xanh mướt. Nước dùng trong suốt, sóng sánh, điểm điểm ánh sáng được rót từ từ vào bên trong. Giữa vô số mùi hương hỗn tạp trong không gian, Hiểu My vẫn có thể nhận ra được một mùi hương đặc biệt, vừa đậm đà, vừa thanh tao khác lạ.
Hiểu My lưu luyến nhìn tác phẩm “Mì Cá Trê” của vị đầu bếp này thêm một chút rồi chuyển dời ánh mắt.
Chẳng mấy chốc, cô nàng lại tiếp tục bị hấp dẫn bởi một tạo hình hoàn toàn khác lạ của đội tuyển đến từ Mộng Sinh Cư.
Đầu bếp của Mộng Sinh Cư cũng là một nam nhân còn khá trẻ. Tuổi của hắn chắc chưa tới ba mươi. Bởi vì mải mê chăm chút cho tác phẩm, gương mặt cúi xuống, Hiểu My không thể nhìn rõ ngũ quan, chỉ thấy một đôi tay thon dài, những ngón đẹp xinh như đang múa trên tác phẩm tạo hình Bát tiên quá hải.
Trên một cái đĩa lớn hình tròn có lòng đĩa khá sâu. Nước dùng lóng lánh một màu lam xanh. Mặt biển nhân tạo dưới sự khéo léo của đôi tay đầy tài hoa vậy mà lại gợn sóng nhấp nhô, một chút bọn sóng tung lên, trắng điểm trên mặt nước, làm lòng người kinh ngạc.
Mỗi một nhân vật trong bát tiên lại được khắc họa tỉ mỉ, sinh động phi thường. Từng chi tiết nhỏ nhất như Bảo vật Ngư Cổ (trống cả) của Trương Quả Lão, Bảo kiếm của Lã Động Tân, Chiếc sáo của Hàn Tương Tử, Hoa sen của Hà Tiên Cô; Hồ lô của Thiết Quản Lý; Chiếc quạt của Hán chung Ly; Tấm ngọc của Tào Quốc Cửu; Chiếc giỏ của Lam Thái - Những pháp khí mà Bát tiên sử dụng, cũng được vị đầu bếp này trọng điểm thiết kế, khiến cho người nhìn có cảm tưởng như chúng có một tầng linh khí vây quanh.
- Thì ra, là chè ngọt. Dù cho có đẹp đến cỡ nào. Nhưng mà rõ ràng trái qu định. Phải là ba món điểm tâm nha.
Hiểu My nghe được thanh âm của những người quan sát xung quanh. Mặc dù họ chỉ là lén lút nói xấu sau lưng. Nhưng thanh âm chẳng phải nhỏ. Chỉ là vị đầu bếp của Mộng Sinh Cư dường như chẳng nghe được.
Hiểu My cảm thấy buồn cười. Trong lòng cô lại nghĩ rằng, đầu bếp của Mộng Sinh Cư đúng là “liều không thể tưởng”. Thử nghĩ xem, đây là cuộc thi làm điểm tâm. Hắn lại đi tạo hình món ăn đẹp như thế, ai dám đụng vô. Có cảm tưởng như ăn thịt bát tiên. Không sợ tổn thọ đâu a?
………………………………………………………………….
Một tuần nhang đã trôi qua trong bầu không khí khẩn trương cao độ. Cuối cùng, trong giây phút chờ đợi thấp thỏm của tất cả mọi người. Các đấu thủ lần lượt hoàn thành xong nội dung thi của mình. Theo thứ tự dự thi mà mang lên sân khấu. Hồi hộp chờ đợi phần đánh giá của ban giám khảo.
Ban giám khảo ở đây, ngoại trừ Hiểu My và đại diện của Hoàng Thất Ngô Quốc là Kiến Vương Long Khởi, những người còn lại đều là Thực Vương của mười một thế hệ đại hội trước đó.
Mười ba vị giám khảo sẽ chia ra làm hai nhóm. Mỗi nhóm chọn ra hai mươi lăm tuyển thủ vào vòng Trung tuyển.
Nhóm của Hiểu My có sáu người. Cô và năm lão nhân tóc trắng râu dài, khổ người tròn trịa.
Thật may mắn. Đầu bếp Vạn Nhất Lâu và đầu bếp của Mộng Sinh Lâu đều là những tuyển thủ thuộc quyền giám sát của phe cô.
Sau khi nếm qua vài thành phẩm của những đội dự thi phía trước. Cuối cùng, mỗ nữ cũng được nếm thử món Mì Cá Trê mà bản thân mong đợi.
Nhưng mà, trái ngược với sự hào hứng của Hiểu My. Năm vị giám khảo còn lại, bởi vì trước đó đã hưởng qua vô số những món điểm tâm tinh sảo, đầy đủ sắc màu. Vì thế, khi nhìn vào tô mì đơn giản, học có vẻ không mấy hài lòng.
Hiểu My buồn cười. Tự mình nhấc lên một đũa mì, thả vào trong chiếc muỗng có sẵn ít nước dùng. Tao nhã đưa lên miệng. Sau một lúc cẩn thận cảm nhận, mỗ nữ mới nói ra suy nghĩ của mình:
- Sợi mì vừa mềm vừa dai, vào miệng trơn trượt, tỏa ra mùi thơm nhè nhẹ. Nước dùng đậm đà, rất vừa ăn. Thưởng thức món mì này, có cảm giác như đang ở giữa biển khơi, nhìn thấy kim long du lượn. Hạnh phúc và may mắn tột cùng. Đây là món mì nước ngon nhất mà từ trước tới giờ ta được nếm thử a.
Hiểu My nói xong, còn khuyến mãi thêm một nụ cười hớp hồn. Khiến cho năm đầu bếp còn lại ngơ ngẩn. Sau đó lại tự sỉ vả chính mình. Trắng đầu mà còn háo sắc.
Thế là, năm vị giám khảo bắt đầu nhấc đũa, thử dùng món Mì Cá Trê đệ nhất theo đánh giá của Hiểu My.
- Quả nhiên rất tuyệt!
- Đúng vậy, mì này rất ngon. Cảm giác ăn rồi là không dừng được a!
Nhiều tiếng khen ngợi lần lượt vang lên.
Đầu bếp của Vạn Nhất Lâu đón nhận, bình bình đạm đạm nói lời cảm tạ. Sau đó, mới dâng lên hai món điểm tâm còn lại.
Có thể khẳng định. Tay nghề của vị đầu bếp này rất khá. Mặc dù cả ba món điểm tâm của hắn, bề ngoài không đẹp bằng món ăn của những đối thủ khác. Nhưng mà, hương vị của từng món đều có thể tuyệt đối chinh phục ban giám khảo. Hắn cứ thế, thuận lợi tiến vào Vòng Trung tuyển phía sau.
Lại qua thêm chục lượt thi đấu của các đội phía sau. Đến khi ban giám khảo bụng rỗng đã no căng. Cuối cùng, cũng đến phiên Mộng Sinh Cư ra trận.
Món chè Bát Tiên Quá Hải chính thức nằm trên bàn của giám khảo. Còn chủ nhân thì thẳng tắp đứng tại cạnh bàn. Vóc dáng thon dài, vững chãi như tùng bách phản chiếu ánh sáng mặt trời. Ngũ quan tuấn mỹ phi phàm làm khán giả chung quanh cuồng mộ.
………………………………………………………………………………
MyMy: Giới thiệu về các nhân vật trong Bát Tiên:
- Đứng đầu trong bức tranh Bát tiên quá hải là Hán Chung Ly, thường được mô tả là mập, bụng phệ, tay cầm quạt có khả năng giúp người bệnh hồi phục. Ông được cho là biểu tượng của sức khỏe và có khả năng chữa bệnh. Trưng bày Hán Chung Ly trong nhà sẽ khiến những người tốt trong gia đình có được sức khỏe tốt và một cuộc sống trường thọ.
- Vị tiên thứ hai là Trương Quả Lão, ông cầm một nhạc cụ trông giống như một ống tre. Người ta nói ông có sự khôn ngoan của tuổi già và có khả năng tàng hình. Vị tiên này được xem là một vị thánh, hình ảnh của ông mang lại trí tuệ và sự khôn ngoan cho người cha của gia đình.
- Vị tiên thứ ba là Lã Động Tân, một ẩn sĩ được xem như người thần hộ mệnh của người bệnh. Người ta nói ông học được rất nhiều phép thuật từ vị tiên trưởng lão. Trên lưng ông là thanh kiếm dùng để diệt trừ ma quỷ và chặt đứt những nỗi khổ do năng lượng xấu gây ra. Tay phải ông cầm một cây phất trần dùng để chữa bệnh. Trưng bày biểu tượng Lã Động Tân trong nhà sẽ bảo vệ các thành viên khỏi bệnh do tà ma và tà khí.
- Vị tiên thứ tư là Tào Quốc Cửu, em ruột của Tào Thái Hậu đời vua nhà Tống. Ông mặc triều phục của các quan và tượng trưng cho giới thượng lưu. Biểu tượng của ông là cặp song loan được ông giơ lên cao bằng tay trái. Biểu tượng này cho thấy ông xuất thân trong một gia đình quan tước.
Người ta nói Tào Quốc Cửu mang đến thanh danh và quan lộc cho người cha trong gia đình. Những nhà chính trị và những người có tham vọng quyền lực nên trưng bày hình ảnh vị tiên này trong nhà. Vì vậy, tranh Bát tiên quá hải thường được các giới quan chức treo trong thư phòng.
- Vị tiên thứ năm là Lý Thiết Quái, trông như một người ăn mày, nhưng nổi tiếng là bậc thầy về năng lực siêu phàm.
- Vị tiên thứ sáu là Hàn Tương Tử, người có thể dùng sáo thổi nên những âm thanh kỳ diệu. Những âm thanh này thu hút khí chủ về may mắn xung quanh ông, vì vậy tất cả các loài vật và cỏ cây đều phát triển tốt với sự hiện diện của ông. Khả năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho cây nở hoa ngay lập tức. Ông mang trên lưng một cái bao gồm nhiều loại cây cỏ.
- Vị tiên thứ bảy là Lam Thái Hòa. Bà mang theo một rổ hoa và được xem là hình tượng thu nhỏ của tinh thần phụ nữ.
- Vị tiên thứ tám - vị tiên cuối cùng trong bộ tranh Bát tiên quá hải cũng là một phụ nữ được gọi là Hà Tiên Cô. Biểu tượng của bà là hoa sen và cây phất trần. Sự hiện hữu của bà mang lại lợi ích cho người mẹ của gia đình.