*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Buổi chiều Tiết Thiên Lượng mới tới nơi, trong nhà đã ngồi kín người rồi. Căn nhà cũ đã được sửa lại trong hai năm gần đây, bàn gỗ cũ kỹ được thay thế bằng sofa kiểu châu Âu, chiếc quạt Khổng Minh được treo trên bức tường sơn trắng tuyết, bên cạnh là điều hòa và chiếc quạt điện cũ kỹ đang lắc lư qua lại, phong cách của căn phòng ngô không ra ngô mà khoai chẳng ra khoai.
Tiết Hựu Ca bị ép học bài trong phòng khách nhỏ.
Là sách giáo khoa và bài tập cấp hai là Hà Tiểu Yêu mượn của chị họ Phương Lễ Tình.
Hà Tiểu Yêu còn giao bài tập cho cậu, yêu cầu Tiết Hựu Ca xem trước bài đầu tiên của môn Ngữ Văn và Toán, đến nỗi cậu không tìm được thời gian để đi ra ngoài.
Sách giáo khoa đầy những ghi chú thể hiện Phương Lễ Tình nghiêm túc ghi chép thế nào trong lớp học, Tiết Hựu Ca nhìn mà phát sầu, nhất là khi nghe thấy tiếng hoạt hình ở phòng bên cạnh – là em họ Cao Cao vừa ăn vặt vừa xem. Tiết Hựu Ca không đọc nổi nữa, đột nhiên cậu nghe thấy bên ngoài có người hàn huyên: “Thiên Lượng đấy à! Cuối cùng cũng đến, muộn quá đấy nhé!”
“Hết cách, công việc mà, sáng sớm cháu đã ngồi xe về rồi đấy, trên đường tắc quá nên giờ mới đến nơi.”
Tiết Hựu Ca vội bỏ sách xuống, nhìn ra cửa sổ.
Ba đang mời thuốc lá các trưởng bối và họ hàng, dò dẫm tìm bật lửa trong túi quần.
Mấy tờ tiền lẻ năm tệ mười tệ cuộn lại với nhau rơi xuống đất, một người bà con ngồi xổm xuống nhặt lên: “Thiên Lượng, anh rơi tiền này… Chà, anh còn mua vé số cơ à!”
Tiết Thiên Lượng ngượng ngùng lấy tờ vé số: “Trên đường tiện tay mua ấy mà.”
Mọi người cười: “Có trúng không?”
“Đã bảo là tiện tay mua mà.”
Một người họ hàng khác không để tâm, nói với mọi người: “Vé số làm người ta nghiện, mọi người nói có đúng không? Mấy năm này tôi cũng hay mua, kết quả chẳng may mắn như Hải Minh, nhiều nhất cũng chỉ trúng một ngàn tệ thôi!”
“Hải Minh, cậu chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người đi, sao mà trúng bảy trăm ngàn hay vậy?”
Tiết Hựu Ca nhìn qua cửa số xanh lam thấy chú Phương Hải Minh đang chơi đấu địa chủ, tay cầm một xấp bài poker, trên bàn đầy tiền lớn tiền nhỏ.
Cậu vẫn nhớ chuyện chú trúng vé số, đó là khi cậu còn rất nhỏ. Về sau người lớn vẫn hay nhắc lại chuyện này, chú chỉ cười bảo: “Lúc đó may mắn thôi.”
“Chú ấy, nào chỉ có may mắn đâu! Có mấy người được như chú, không những không tiêu hết, mà còn dựa vào bảy trăm ngàn này chuyển mình, mở một xưởng sản xuất túi da! Giờ trong nhà biết bao nhiêu tiền rồi? Tôi nghe nói nhà chú muốn đưa Tình Tình đến Bắc Kinh học à? Nhà cũng mua xong rồi hả…”
–
“Soái ca nhỏ, đang học à?” Tiết Thiên Lượng đứng trong ánh nắng ở ngoài cửa, một thân bụi bặm, nhếch mép cười, dung mạo sâu sắc và anh tuấn vì thời gian gọt dũa.
Hắn là một hướng dẫn viên du lịch, bình thường phần lớn thời gian đều làm việc bên Bắc Hải, mỗi tháng chỉ có thể về nhà một hai lần, ở chẳng được bao lâu lại phải rời đi.
“Ba ơi…” Tiết Hựu Ca vốn muốn hỏi ba tại sao lại mua vé số nữa, chẳng phải nói sẽ không mua nữa ư, nhưng lời đến bên miệng lại chẳng thể nói ra.
Nỗi ám ảnh của Tiết Thiên Lượng với vé số, không chỉ là tiện tay mua thôi đâu, mà là mỗi ngày đều kiên trì mua, không trúng thì bỏ vào một cái túi đen, chưa tới một tháng đã có thể tích đầy một túi rồi.
Cũng bởi vậy mà không biết cãi nhau với Hà Tiểu Yêu biết bao nhiêu lần.
Tiết Thiên Lượng ngồi xuống cạnh cậu, lật sách giáo khoa: “Đây là sách của Tình Tình à?”
“Vâng…”
“Mẹ mượn cho con hả?”
“Vâng…” Cậu mặt ủ mày chau.
Tiết Thiên Lượng nhìn ghi chép trên sách, lại nhìn bộ dạng ỉu xìu của con trai, đau lòng: “Mấy ngày trước làm phẫu thuật, giờ còn đau không con?”
“Hết đau rồi ạ.”
Tiết Hựu Ca ngoan ngoãn khiến Tiết Thiên Lượng đau lòng vô cùng, hắn nhẹ nhàng nói: “Xin lỗi Mễ Mễ, hôm sinh nhật con ba không về được, là lỗi của ba.”
Tuần trước Tiết Hựu Ca mới qua sinh nhật tuổi mười một, khi ấy Tiết Thiên Lượng đang dẫn khách ở Bắc Hải.
“Không sao ạ.” Tiết Hựu Ca nhìn ông nói, “Con biết ba công việc bận rộn, mà chú cũng mua bánh gato cho con, còn đưa con đến khu vui chơi nữa.”
Miệng Tiết Thiên Lượng đắng ngắt, khẽ kêu lên: “Mễ Mễ ơi.”
“Dạ.”
“Hai ngày nữa ba đi đảo Vi Châu, con có đi với ba không? Ba đưa con ra biển đi thuyền.”
“Con…con không đi đâu, cảm ơn ba, mấy hôm nũa con phải đến bệnh viện cắt chỉ. Đợi mẹ nghỉ phép rồi nhà mình cùng đi biển, được không ba?”
“Được, ba đồng ý với con.” Tiết Thiên Lượng xoa đầu cậu: “Tóc hơi dài rồi, con có muốn cắt không?”
Tiết Hựu Ca lắc đầu, chần chừ một lát rồi mở miệng: “Ba ơi, ba cho còn một tệ được không.”
Tiết Thiên Lượng ngẩn người, lấy vài tờ tiền lẻ ra: “Cho con một trăm, tiêu từ từ nhé.”
“Con không cần nhiều vậy đâu, ba giữ lại mà tiêu đi… Cho con một tệ, ừm, một tệ năm mao đi ạ.” Cậu còn muốn vào tiệm tạp hóa mua kẹo cầu vồng (*).
(*) Kẹo cầu vồng là loại kẹo giống thế này:Cúi đầu nhìn vào đôi mắt trong veo của con trai, trái tim Tiết Thiên Lượng như đang rỉ máu.
Mễ Mễ quá hiểu chuyện.
Ăn cơm tối xong Tiết Hựu Ca mới tìm được cơ hội ra ngoài, kết quả là cậu mặc quần nên chưa đi được bao xa đã đau không chịu nổi, còn bị ông nội đi hái cà chua bắt được: “Thằng nhỏ này! Con còn đang bị thương đấy, ra ngoài làm gì, muốn đi đâu?”
“Con…Con tìm Hổ Bì chơi.”
Hổ Bì là bạn hàng xóm từ nhỏ của cậu.
“Hổ Bì không có nhà đâu, quay về đi, mới cắt bao quy đầu xong mà chạy loạn cái gì.” Ông nội xách cậu về, Tiết Hựu Ca không tìm được cơ hội thích hợp để đi trả tiền nữa.
Buổi tối, người lớn tiếp tục chơi bài. Tàn cuộc, để lại Tiết Hựu Ca đã ngủ say trên giường nhỏ.
–
Sáng sớm hôm sau, Tiết Hựu Ca nuốt trứng luộc nước trà, chuẩn bị đi trả tiền, kết quả là Tiết Thiên Lượng lái xe qua một chuyến, mang theo nhu yếu phẩm cho con trai, chất đầy hai túi: “Đều là mẹ chuẩn bị cho con đó, đây là bàn chải đánh răng, kem đánh răng, sữa rửa mặt của con, còn có quần áo nữa…” lúc Tiết Thiên Lượng lấy quần áo ra đơ người mất mấy giây.
Tiết Hựu Ca cũng trông thấy, thảm thiết kêu lên: “Sao mẹ lại lấy cho con một đống váy!”
“Ài… Đây là của chị họ con nhỉ, chất lượng khá tốt đấy. Con mới phẫu thuật được mấy ngày, hành động bất tiện, hay cứ mặc đi? Hoặc là ba đi thêm chuyến nữa, quay về lấy quần áo khác của con đến.”
“Không cần đâu ạ, ba đừng đi, dù sao thì…dù sao ở đây cũng không có ai khác.” Tiết Hựu Ca mặt ủ mày chau nhìn đống váy, sau đó mở ra một chiếc balo căng phồng khác. Cậu còn tưởng sẽ là đồ ăn vặt, kết quả mở ra là một đống sách giáo khoa lớp bảy (*), đến sách tư tưởng và đạo đức cũng được xếp vào, thậm chí còn có cả CD học phiên âm.
(*) Bậc tiểu học của Trung Quốc bao gồm 6 lớp.“Mẹ con không biết con muốn ở nhà bà nội mấy hôm nên mang hết qua, mẹ bảo qua một thời gian sẽ kiểm tra bài vở của con, không được chểnh mảng đâu đấy biết chưa? Có điều ba thấy không cần gắt vậy đâu, cứ vừa học vừa chơi, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, không nên chỉ học thôi, cũng không được chỉ chơi bời, con hiểu không?”
“Dạ!” Cậu nặng nề gật đầu, Tiết Thiên Lượng lại hỏi cậu còn cần gì nữa không, Tiết Hựu Ca lắc đầu, Tiết Thiên Lượng nói: “Buổi chiều ba sẽ ở đây chơi với con, buổi tối lại đi.”
“Ba lại phải đi Bắc Hải ạ?”
“Sáu giờ sáng mai xuất phát.”
Lúc Tiết Thiên Lượng đi, Tiết Hựu Ca chạy theo ôm hắn, suýt nữa bật khóc. Thật ra cậu không thích khóc, nhưng từ sau khi phẫu thuật, hai ngày nay trở nên rất đa sầu đa cảm, cho rằng mình cắt cái kia, lại còn mặc váy nên đâm ỏn ẻn, lòng lại càng thêm sầu muộn.
Sau khi Tiết Thiên Lượng đi thì đã là bảy giờ chiều, ông bà nội đang ngâm chân xem tivi, không để ý cháu trai đã thay quần áo lén chạy ra ngoài.
Hồi trước cậu và Hổ Bì thích đạp xe loanh quanh khi không có việc gì làm, Tiết Hựu Ca biết hết mọi ngóc ngách ở xóm nhỏ này, càng không nói là người nhà cậu nợ tiền kia nằm ngay bên bờ sông. Căn nhà đó vẫn luôn không có người ở, nghe nói được xây dựng trên mảnh đất do một người giàu có mua lại, trong xóm có không ít lời đồn thổi liên quan. Trước kia Tiết Hựu Ca cũng từng chơi ở bên ngoài vài lần.
Cậu đi lại không tiện, dù là mặc váy rồi thì vẫn vậy, rề rà đi bộ bốn mươi phút, từ lúc hoàn hôn buông xuống tới khi trời tối mịt, cuối cùng cũng đến căn nhà đó.
Đứng trước cửa, cậu nhẹ nhàng gõ cửa: “Có ai ở nhà không ạ?”
Không ai trả lời.
“Có ai không?” Tiết Hựu Ca đứng ngoài cửa kêu vài tiếng, vẫn chẳng có ai đáp lại.
Vào lúc cậu chuẩn bị đi về, đột nhiên nghe thấy bên trong truyền tới một tiếng: “Hắt xì!”
Ế? Chẳng phải là có người đấy ư?
Sao không mở cửa…
Tiết Hựu Ca gõ cửa lần nữa, lúc có lúc không nghe thấy tiếng hắt xì, nhưng vẫn chẳng có ai mở cửa. Cậu bối rối ngồi xuống bậc thềm, mắt trông mặt trời đã khuất hẳn sau núi, trăng đã lên, bèn chuẩn bị đứng dậy đi về thì từ phía xa xa, hai tia sáng chói lọi xuất hiện trước mắt Tiết Hựu Ca. Cậu giơ tay chắn lại ánh sáng, bên tai nghe thấy tiếng xe hơi chạy trên mặt đường bê tông.
Ánh sáng yếu dần, Tiết Hựu Ca nghe thấy một tiếng ‘cạch’ đặc biệt khi cửa xe đóng lại, tiếng đó rất to, nghe chừng người đóng cửa rất giận dữ.
Sau đó lại là tiếng động cơ nổ máy, xe hơi rời đi.
Tiết Hựu Ca hơi hoang mang, vừa chuẩn bị đứng dậy thì phát hiện chân có hơi thoát lực.
Trình Dự trả tiền cho tài xế taxi, bước vào sân ngoài, dưới ánh sáng của đèn âm đất (*), anh bỗng dưng nhìn thấy một người đang ngồi trước bậc thềm.
(*) Đèn âm đất:Là đứa bé đó.
Cô bé.
Trình Dự đi qua.
“Sao cậu lại ở đây?” Anh từ trên cao nhìn xuống, hỏi.
“Trả tiền cho anh.” Tiết Hựu Ca mặc một chiếc váy có túi, cậu lấy tiền xu hôm qua ba cho ra. Ngẩng đầu nhìn, toàn bộ khuôn mặt của thiếu niên chìm trong bóng tối, đường nét khuôn mặt thâm thúy trông cực kỳ nguy hiểm, thậm chí Tiết Hựu Ca không dám nói to, lẩm bẩm, “Chiều hôm qua anh bảo tôi trả tiền. Tôi đã nói trả là nhất định sẽ trả, tôi là người giữ chữ tín. Cảm ơn anh và bác cho tôi mượn tiền đi xe bus.”
Tâm trạng Trình Dự hỏng bét, nghe vậy nắm lấy đồng tiền, cầm chìa khóa mở cửa, giọng nói lạnh lùng: “Trả xong rồi, cậu có thể đi.”
“Ừ…”
Trình Dự mở cửa, phát hiện cậu vẫn ngồi im, lạnh lùng nhìn cậu: “Còn không đi đi?”
“Tôi không đứng dậy được, hơi đau. Anh đừng giục tôi, tôi tự biết đi.” Tiết Hựu Ca vịn đèn đá trước cửa chầm chậm đứng lên, vẻ mặt có hơi tủi thân, “Cũng có ăn mất cơm nhà anh đâu mà.”
Trình Dự khẽ nhí mày, nhớ tới lần đầu gặp, cô bé này đang khóc trên cầu, trông như sắp nhảy xuống sông, giống như bị thương ở đâu đó.
“Đau ở đâu?”
“Chim… Chân, chân đau.”
HẾT CHƯƠNG 3.