Người dịch: Cụt
Thiết kế bìa: Tâm Tít Tắp
Tựa gốc: Thất căn hung giản
Chắc có lẽ theo lịch sử của Trung Quốc ai cũng biết được sau khi nhà Chu suy vi, chán nản với thế sự hiện tại nên bậc đại đức Lão Tử quyết ý lui về ở ẩn, chọn trâu đen làm bạn đồng hành vượt ải Hàm Cốc.
Ở đây có một vị quan trấn ải Doãn Hỉ hay tin, hết lòng muốn giữ ông lại mà không được, bèn nói: “Tiên sinh học vấn uyên bác như vậy, không muốn để lại cho thế gian chút gì sao?”
Sử viết, Lão Tử dừng chân ba tháng, soạn ra bộ Đạo Đức Kinh dài năm ngàn chữ.
Cũng có lời đồn rằng, thứ Lão Tử để lại, ngoài Đạo Đức Kinh, còn có một quyển lấy Phượng, Hoàng, Loan ba loài chim thần phong ấn, gọi là bảy thanh Hung Giản.
——
Cụt: Truyện này đã từng được chuyển ngữ bởi Lê Linh và Trà Hương (Thành Thời Gian) nhưng lại ngừng ở chương 12 quyển 2, đọc thấy tiếc quá nên tôi quyết định làm lại cả bộ.
Tên gốc của truyện là Thất căn hung giản, xin mạn phép được giữ nguyên theo cách dịch của các dịch giả trước. Dịch giả Lê Linh giải thích về tên truyện như sau:
Về cái tên truyện, “Thất căn hung giản” ở đây có thể hiểu là “Bảy thẻ tre mang tai họa” cũng có thể hiểu là “Bảy cuốn sách làm từ thẻ tre mang tai họa, điềm xấu.”
“Hung Giản”, “Hung” là điềm xấu, không lành, “Giản” là để chỉ thẻ tre, do Trung Quốc thời xưa chưa có giấy nên họ ghi chữ lên thẻ tre nhằm mục đích ghi chép, hoặc làm sách.
Bình luận truyện