Gia đình. Có lẽ phải có hài tử mới thực sự là trọn vẹn.
Bảo Bối, sư phụ, sư đa, còn có ta tạo thành một gia đình vui vẻ đầm ấm.
Ban đầu làm người phụ thân hoặc có thể gọi là người mẫu thân luôn luôn luống cuống tay chân. Phải cho uống sữa, phải thay tã, phải chăm sóc dỗ hài tử ngủ, chuyện dạng này khiến ta không sẵn sàng. May mà có sư phụ cùng sư đa hỗ trợ.
Sư phụ với Bảo Bối thương yêu vô cùng, Bảo Bối phải uống sữa, sư phụ liền bắt một con hươu cái để cho nó uống sữa; Bảo Bối khóc, sư phụ sẽ ôm nó dỗ dành nó, thậm chí quên cả sự tồn tại của sư đa, hại sư đa có một lần đang cùng sư phụ ngọt ngào hoạt động thì bị gián đoạn, oán niệm nhìn sư phụ, mà ta lại nhận được ánh mắt hung hăng cảnh cáo của sư đa. Người dục cầu bất mãn1 là đáng sợ nhất, đến bây giờ ta đã học được làm cách nào ngăn Bảo Bối ầm ĩ để ngừa quấy rồi sư phụ và sư đa.
Dưỡng Bảo Bối bận bịu mệt mỏi càng nhiều nhưng cũng kinh hỉ và vui vẻ.
Khi Bảo Bối ‘khanh khách’ vui cười, lòng ta theo đó mà vui sướng. Khi Bảo Bối chập chững bước đi đầu tiên, ta vui vẻ ôm Bảo Bối đến báo cho sư phụ. Sư phụ đều nói với ta, thị càng sống càng trở về.
Hiện tại mới là ta chân chính, không có tự ti, không có áp lực. Không có ái tình nhỏ bé, chỉ có Bảo Bối, sư phụ sư đa, những thân nhân của ta, mỗi ngày ta trải qua đều đầy đủ đến mức hài lòng, nhìn Bảo Bối từng ngày lớn lên, so với thứ tình cảm hư huyễn nào đó có ý nghĩa hơn.
Thời gian thấm thoát trôi, như bạch câu quá khích2, sát na phương hoa3.
Bảo bối đã 5 tuổi. Thời điểm ngây thơ hồn nhiên nhất.
Để Bảo Bối lớn lên bình thường thản nhiên khỏe mạnh như những hài tử khác, một nhà bốn người chúng ta từ Nhược U cốc chuyển tới sống gần một thôn trang nhỏ. Sư phụ và sư đa vốn dĩ không chuyển đi, nhưng bởi vì luyến tiếc Bảo Bối, cũng ở lại cùng chúng ta, nhưng mà hai người vẫn giống như trong cốc sống theo ý mình. May mà dân phong ở đây thuần phác, đối vơi hai nam tử dung mạo tựa thiên tiên có cử chỉ thân mật khăng khít cũng không suy nghĩ nhiều, chỉ nói là tình cảm thực tốt.
Ở thôn trang nhỏ vô câu vô thúc này, rời xa thành trấn ầm ĩ, cuộc sống thong thả tự đắc, thập phần mãn nguyện. Bảo Bối tuy rằng còn nhỏ, nhưng đã thập phần giống người nọ. Nhưng mà rất khả ái. Cùng hàng xóm ở chung cũng vô cùng hòa thuận, tất cả mọi người biết, thôn trang này có một tiểu hài tử lớn lên khiến người ta yêu mến, giờ đã 5 tuổi, hàng ngày gặp ai cũng chào hỏi. Mà luôn có hai thanh niên tướng mạo anh tuấn đi theo tiểu hài tử. Thanh niên đối với hài tử rất thương yêu nhưng đối với những người khác lại làm vẻ mặt ‘sinh nhân vật cận’4. Phụ thân của tiểu hài tử được xem là ‘thần tiên’. Không chỉ vì dung mạo tựa thiên tiên mà còn vì y thuật của hắn. Cho dù mắc phải chứng bệnh nan y nào đến gặp tiên nhân đều được giải quyết. Trong thời gian ngắn y danh nổi lên. Tất cả mọi người gọi hắn là Nhược thần y.
Đúng vậy, để cho Bảo Bối cuộc sống bình thường, ta quyết định phát huy sở trường, trị bệnh cứu người, khởi đầu con đường hành y của ta. Ta không đeo diện cụ ra bên ngoài nữa, chỉ đeo khăn che mặt không ngờ lại khơi dậy trí tò mò của người bên ngoài, cho một cái đánh giá là ‘dung mạo tiên nhân’. Ha ha cũng được, chuyện xưng hô có tính là gì! Phiền phức chính là, đem không ít người cận kề cái chết cứu sống đồng thời làm cho thanh danh y thuật phẩm hạnh của ta lan xa
Ta đang sợ cái gì chứ? Năm năm rồi, có lẽ y đã có rất nhiều hài từ, đang hoàn thành hùng tâm tráng chí của y, đang thực hiện chức trách của y, uy nghiêm của y. E rằng ta sớm đã không còn vị trí trong trí nhớ của y. Hoặc giả ta đang chờ mong một cái gì đó? Không có nắm tay của y không phải cũng vẫn rất tốt sao? Hà cớ gì phải nhớ lại.
“Cha??????” Bảo Bối ôm ống tay áo của ta nước mắt lưng tròng nhìn ta làm nũng muốn ôm, chỉ cần nó rớt nước mắt ta đều không nhịn được mà đầu hàng, ôm lấy nó. Hôn nhẹ lên gương mặt nó. Ta sao có thể một lần nữa đem tim mình ra để chịu mũi tên chứ? Ta có Bảo Bối là tốt rồi không phải sao?
Nhưng?????? Không như mong muốn.
Có lẽ ông trời đã an bài ta và y một đời dây dưa. Ngày hôm nay sau năm năm lại một lần nữa gặp lại y, bánh răng vận mệnh ‘chầm chậm’ chuyển động về phía hắn.