Bút Ký Phản Công Của Nữ Phụ Pháo Hôi

Chương 563: Con dâu nuôi từ bé (6)



Trông thấy mẹ Chúc vô cùng yếu ớt, ấn đường biến thành màu đen, Ninh Thư biết bà không sống được bao lâu nữa, cô cũng không làm đậu phụ nữa, không rời bà nửa bước để chăm sóc bà, cũng ghi lại ngày chết của bà, để thầy phong thủy có thể chọn ngày tốt chôn cất bà.

“Tố Nương, con hãy đến đây.” Mẹ Chúc bệnh nặng tới mức không thể quay người được nữa, gọi Tố Nương đến ngồi bên cạnh mình.

Ninh Thư nhìn thấy sắc mặt mẹ Chúc khá tốt, sắc mặt tốt hơn lúc bị bệnh rất nhiều, trong lòng cảm thấy có gì đó không ổn, chạy lại với bà và hỏi: “Mẹ, có chuyện gì thế?” 

Mẹ Chúc đưa tay ra nắm lấy tay Ninh Thư, tay còn lại vỗ lên vai của Ninh Thư, Ninh Thư muốn rút tay về nhưng mẹ Chúc nắm rất chặt, một người bệnh sao lại có sức mạnh lớn như vậy chứ?

“Con là một người con dâu tốt, là một người con hiếu thảo, Chúc Nghiễn Thư có một người vợ như con là phúc phận của nó, mẹ đi rồi con hãy sống với Nghiễn Thu thật tốt, hãy chăm sóc cho Tư Viễn thật tốt.” Mẹ Chúc nói với Ninh Thư: “Mẹ và cha của Nghiễn Thu dưới suối vàng nhìn thấy vậy cũng sẽ cảm thấy yên lòng.”

Ninh Thư chỉ đáp: “Mẹ, mẹ đừng nói lời đau lòng như vậy, mẹ sẽ khỏe thôi.” 

Mẹ Chúc lắc đầu: “Tối qua mẹ nằm mơ thấy cha con, ông ấy đến đón mẹ, mẹ biết cơ thể mẹ không chịu được nữa rồi, con hãy hứa với mẹ, con hãy sống với Nghiễn Thu thật tốt.”

Ninh Thư không nói không rằng chỉ vâng một tiếng, không bị cảm động bởi lời của mẹ Chúc: “Mẹ, mẹ yên tâm, nhất định sẽ sống tốt.” Sống tốt không có nghĩa là sống với Nghiễn Thu.

Mẹ Chúc không nghe ra được ẩn ý trong lời nói của Ninh Thư, mãn nguyện gật đầu, rồi lại nhìn ra ngoài cửa, giọng có chút u sầu và hoài niệm: “Cũng không biết bây giờ Nghiễn Thu ra sao?” 

Chúc Nghiễn Thu 18 tuổi đã rời khỏi đây đi Thượng Hải học, bây giờ đã 21 tuổi, lẽ nào mẹ Chúc vẫn còn muốn nhìn thấy gương mặt đứa con bất hiếu ấy ư.

Ninh Thư đỡ mẹ Chúc nằm xuống, ánh mắt mẹ Chúc cứ hướng về phía cửa, Ninh Thư rời khỏi phòng mẹ Chúc, đặt Tư Viễn đang nằm ngủ ngoan lên giường.

Ninh Thư quay trở lại phòng mẹ Chúc, nhìn thấy bà đã ngủ say, khẽ gọi một tiếng, nhưng bà không động đậy, Ninh Thư đặt tay vào mũi bà, không còn thấy hơi thở nữa. 

Mẹ Chúc ra đi vào lúc nửa đêm, Ninh Thư cũng khá sợ, liền mở cửa đi gọi mấy người hàng xóm sang, nhờ người ta giúp đỡ, ánh mắt của Ninh Thư có chút hoen đỏ.

Nghe thấy mẹ Chúc đã qua đời, hàng xóm nghĩ một mình Ninh Thư là nữ phải chuẩn bị tang lễ quá vất vả, đều nhanh chóng sang giúp đỡ.

Nhờ có mọi người giúp đỡ, thi thể của mẹ Chúc được đưa ra phòng khách, nằm giữa phòng khách, mọi người bắt đầu thay áo cho bà, tất bật đến tận khi trời sáng. 

“Tố Nương, Chúc Nghiễn Thu không về ư?” Bà thím hàng xóm hỏi: “Đến lúc túc trực bên linh cữu thì phải làm sao?”

Ninh Thư lắc đầu, gấp gáp nói giúp Chúc Nghiễn Thu: “Nghiễn Thu bận học, việc túc trực bên linh cữu để cháu và Tư Viễn làm.”

Người trong linh đường đều ngây ra, cuối cùng một vị trưởng bối đứng dậy nói: “Loại người đọc sách có ăn học, vậy mà cha mẹ qua đời lại không thèm quay về?” 

Ninh Thư cúi đầu không nói gì.

Túc trực bên linh cữu đều là do Ninh Thư và Tư Viễn làm, hai người mặc bộ quần áo màu trắng, quỳ gối trước quan tài đốt vàng mã.

Tư Viễn cũng chỉ hiểu lơ mơ, không biết xảy ra chuyện gì. 

Ninh Thư bỏ ra một số tiền lớn mời thầy phong thủy về xem mảnh đất nào tốt, rồi mời người đến chuẩn bị cỗ bàn mời những người thân thiết và các trưởng bối trong gia tộc ăn.

Những việc này đều do một tay Ninh Thư làm, cũng mời đội kèn trống đến đánh, phải lo liệu chu toàn cho mẹ Chúc.

Bởi vì việc túc trực bên linh cữu phải do nam làm, trong nhà chỉ có mình Tư Viễn là nam, nhưng Tư viễn còn quá nhỏ không hiểu chuyện, nên thầy phong thủy nói để Ninh Thư bế con, trong tay con ôm bát hương, bát hương cắm một nén nhang, không được để nhang tắt, hoặc không được làm đổ bát hương. 

Đã lo liệu xong tang lễ cho mẹ Chúc, Ninh Thư bế theo Tư Viễn cùng với họ hàng đưa bà đi chôn, đầu không ngoảnh lại tiến thẳng đến nghĩa địa.

Cũng may trong quá trình làm tang lễ không xảy ra sơ suất gì, mẹ Chúc được an táng rất thuận lợi, Ninh Thư nhìn từng lớp đất lấp đầy quan tài của bà, đời này mẹ Chúc chưa từng chịu khổ, là khuê nữ của gia đình danh giá, sau khi gả cho tài tử nhà Chúc gia được chăm sóc như công chúa.

Có lẽ phúc phận cả đời của bà đã dùng hết, nên không thể chờ đến lúc Chúc Nghiễn Thu thành công đã phải ra đi. 

Sau khi an táng xong cho mẹ Chúc, Ninh Thư cũng không thèm gửi điện báo cho Chúc Nghiễn Thu nữa, cho dù hắn có gửi điện báo về, Ninh Thư cũng xé nát, có lúc còn mang về gấp máy bay cho Tư Viễn.

Bây giờ Ninh Thư vẫn tiếp tục làm đậu phụ, có một nhà hàng nhìn thấy đậu phụ khô của Ninh Thư rất ngon, mỗi ngày đều mua số lượng lớn, cuộc sống cũng tốt hơn trước.

Trong tay Ninh Thư cũng dồn được ít tiền, cầm một nửa số tiền đi mua lương thực dự trữ. 

Qua một thời gian được chăm sóc cẩn thận, Tư Viễn cũng mập mạp hơn trước, tóc cũng không còn vàng nữa, Ninh Thư cố gắng chăm sóc cho bản thân, có thời gian lại tự tu luyện Tuyệt Thế Võ Công nên sức khỏe cũng tốt hơn trước.

Ninh Thư vẫn luôn tìm kiếm cho mình một loại vũ khí phù hợp, ở thời đại này thứ lợi hại nhất là súng, nhưng Ninh Thư vẫn chưa mua được, có lẽ cô lại phải làm nữ hiệp phi đao ư?

Hay là đi chuẩn bị ám khí, vừa tiện mang theo vừa có thể rất bí mật. 

Ninh Thư bảo thợ rèn làm cho mình một số lượng kim lớn, đủ loại kim lớn nhỏ, nhưng được mài sắc hơn đinh bình thường, Ninh Thư lúc rảnh rỗi vẫn thường tập luyện phóng kim trong vườn, phải tập luyện thật tốt, thế giới này sắp loạn đến nơi rồi.

Khi quân Nhật Bản vào xâm lược Trung Quốc, cả dân tộc đều kêu khóc lầm than, đau đớn khôn cùng.

Ninh Thư lại đến nhà thuốc mua một ít thuốc, trộn với thuốc độc và một ít thuốc cầm máu trị ngoại thương. 

Một người đàn bà một đứa trẻ, đều là kẻ yếu, rất dễ bị người ta ức hiếp.

Lúc không có công việc, Ninh Thư sẽ để cho Tư Viễn chạy chơi trong vườn, rèn luyện sức khỏe, nhưng Tư Viễn chỉ là một đứa trẻ, vẫn chưa hiểu chuyện, Ninh Thư chỉ còn cách khiến bản thân mạnh mẽ hơn.

Mỗi ngày Ninh Thư vẫn đi bán đậu phụ, nhưng không khí ở trong thị trấn có vẻ không được tốt, tràn ngập bầu không khí hoảng sợ. 

Người Nhật phát động chiến tranh ngày 18 tháng 9, chính phủ Trung Quốc không có chính sách chống đỡ, Trương Học Lương – tổng tư lệnh bảo an Đông Bắc cứ án binh bất động, lùi dần về quan nội, ba tỉnh miền Đông bị Nhật Bản chiếm hết, cả xã hội đều đang trách móc Trương Học Lương và chính phủ Nam Kinh.

Những thứ này quá cao siêu cho với dân chúng, bởi vì việc ba tỉnh Đông Bắc rơi vào tay giặc, rất nhiều dân chúng bỏ chạy ra khỏi Đông Bắc, lưu lạc khắp chốn.

Hơn nữa, người Nhật chiếm đóng ba tỉnh Đông Bắc xong lại tiếp tục bành trướng, rất có khả năng sẽ chiếm đóng các vùng khác, những người dân tị nạn sẽ gây ra hỗn loạn rất lớn. 

Vào lúc này, người dân đều không chốn dung thân, ăn bữa nay lo bữa mai, Ninh Thư có thể cảm thân phận mình thật nhỏ bé.

Không ít người trong thôn đã bỏ nhà ra đi, cứ thấy có người chuyển nhà đi thì những người khác lại hoang mang, cũng chuyển theo, ngày đêm lo sợ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.