Cá Nằm Trên Thớt

Chương 123





Đến cuối hạ, Từ Ca cẩn thận nghiêm túc bắt đầu kiếp sống đọc sách dạy người*, ngày đầu tiên cậu lên lớp, có học trò nhận ra cậu.
(*教书育人 giáo thư dục nhân: giáo dục con người.)
Đứa nhỏ kia là hai nhãi con của Dì Vịt, bởi vì không có biện pháp chia lớp, hai đứa nhỏ chênh lệch nhau hai tuổi ngồi vào cùng một lớp.
A Đại nói để bọn chúng đi đi, vừa vặn học một chút ngôn ngữ thông dụng, sau này cũng không nhất định phải ở lại Khổ Sơn.
Từ Ca ngẩng đầu, thấy ánh mắt tò mò của bọn chúng, bỗng nhiên cậu cảm thấy toàn bộ mọi chuyện đối mặt lúc này, có lẽ là chuộc tội ở một trình độ nào đó.
Ánh mắt trẻ nhỏ có thể lọc sạch một ít dơ bẩn không nên tồn tại trên thế gian, ví dụ như thù hận của nhiều năm trước, ví dụ như máu tươi chảy xuống của binh lính cùng thôn dân, lại ví dụ như những hài cốt chôn ở dưới chân kia, làm màu mỡ cho mảnh đất này, lại tẩm bổ từng ngọn cây cọng cỏ.
Cuối cùng bọn chúng cũng sẽ quên đi lịch sử của nơi này, cho dù là thời đại đã từng tế máu, hay là ăn tươi nuốt sống.


Cho dù là thảm sát khiến lòng người lạnh lẽo, hay là tê tâm liệt phế của cốt nhục chia lìa, xa cách trùng dương.
Cậu nhớ tới bài ca dao bọn nhỏ đã từng hát lên, trong bài hát kia có cầu vượt, xích sắt, tiệc bàn dài, cùng với lễ cá cóc của Khổ Sơn.
Cậu dùng ngôn ngữ thông dụng viết ca dao lên bảng đen, cậu nói các trò phải biết làm thế nào dùng ngôn ngữ bên ngoài để kể lại chuyện xưa của các trò, như vậy chuyện xưa của các trò có thể truyền tới lỗ tai của bọn họ, chính là các trò đang cảm hóa bọn họ, mà không phải là bọn họ đang đồng hóa các trò.
Ánh mặt trời rọi vào từ cửa sổ, chiếu đến cái bàn ghế bằng gỗ được chuyển từ bên ngoài vào.

Bọn nhỏ dùng bàn tay bẩn bẩn nắm bút chì than, viết những nét xiêu xiêu vẹo vẹo, một bên làm bẩn giấy của vở bài tập, một bên chậm rãi chép lại những thứ có lẽ là được khắc ghi lại tất nhiên sẽ bị quên mất kia.
Đây là một loại tiếp nối.

Tiếp nối tất nhiên sẽ sinh ra sai sót, nhưng nó đang tiếp nối tuổi thọ của một nét văn hóa.
Khi còn ở trường Từ Ca từng nghe giáo viên nói, giáo viên hỏi bọn cậu, vì sao chúng ta muốn theo đuổi được người biết đến, được người khắc ghi, ngoài mang theo hiệu quả và lợi ích đến kinh tế, chúng ta tội gì phải để cho người khác biết rõ chúng ta.
Từ Ca không nhớ rõ đáp án của giáo viên, nhưng cậu có đáp án của riêng mình.

Đó là một quyển sách bị quên đi ở góc thư viện, là một dân tộc chỉ còn được miêu tả qua vài nét bút rời rạc sau khi diệt vong, là quá khứ được viết bởi những anh hùng rơi đầu chảy máu*, cũng sẽ là quá khứ không bao giờ trở lại, không bao giờ đi lại được nữa.
(*抛头颅洒热血 phao đầu lô sái nhiệt huyết: so sánh dù hy sinh tính mạng cũng k tiếc; thấy chết không sờn.)
Còn có thể tiếp tục chống đỡ một hồi.
Dũng sĩ của thôn làng trong sách kia đã nói như vậy, có lẽ tôi còn có thể tiếp tục chống đỡ một hồi.
Không ai có thể ngăn cản sự dung hợp của văn hóa, cũng không ai có thể chống lại bước chân của lịch sử.


Nước Sư tử dĩ nhiên thống nhất, sau thống nhất lại chắc chắn nghênh đón chia lìa.
Nhưng sở dĩ muốn được người biết đến, cho dù là lưu danh muôn đời hay là để tiếng xấu muôn đời cũng phải cố hết sức được người khắc ghi, chính là hy vọng có thể sống được lâu hơn ở một trình độ nào đó.
Không phải thân thể, mà là linh hồn, hoặc là nói tinh thần.
Mạnh miệng hơn chút nữa, đại khái có thể nói là tín ngưỡng.
Từ Ca đã được trải nghiệm sức mạnh của loại tín ngưỡng này, từ không hiểu biết của ban đầu, tới không thể tiếp thu sau khi đã hiểu, lại đến dao động, bàng hoàng, cùng với tin phục của cuối cùng.
Cậu cũng từng chiến đấu vì cá cóc, mà cá cóc cho cậu một A Đại, cho cậu Mạc Tử Lương có lẽ cả đời này sẽ không gặp được lần thứ hai.
A Đại đi qua cửa phòng học vào lúc Từ Ca sắp tan học, dựa vào cạnh cửa lẳng lặng nhìn cậu.
Chuông tan học vang lên, bọn nhỏ nhanh chóng ùa đi.

Phòng học trống rỗng trong nháy mắt, từ chợ bán thức ăn biến thành vùng đồng bằng hoang vu.
A Đại đi tới, ngồi trước bục giảng của Từ Ca.
A Đại nói, anh dạy tôi đi, thầy Hứa.
Từ Ca nói, cậu muốn tôi dạy cậu cái gì, ngay cả tên tôi cậu đều không nhận được đầy đủ, tôi không dạy được loại gỗ mục, bùn nhão không dính được lên tường* như cậu.
(*烂泥扶不上墙 lạn nê phù bất thượng tường: năng lực kém, trình độ thấp.)
A Đại bắt lấy tay Từ Ca, dẫn cậu về phía bàn học.

“Sao anh có thể nói tôi là gỗ mục, lúc anh dạy tôi hôn cũng không như vậy.” A Đại cười, tươi cười của hắn được ánh mặt trời chiếu sáng, khiến đôi mắt Từ Ca mơ hồ trong một chớp mắt.
Ngày đó đỉnh núi Khổ Sơn đang đổi màu, xanh mới rút đi, xanh thẫm lại tới.

A Ngôn chạy tới ủy ban thôn, Quạ Đen ngoắc tay bảo cậu cùng đến trường gọi Từ Ca và A Đại ăn cơm.
Lúc bọn họ đi đến trường học sinh đã về hết, A Ngôn nheo mắt nhìn về phía tầng cao nhất của khu dạy học, nói lười bò cầu thang, không biết gọi ở chỗ này có được không.
Quạ Đen nói em nhìn không tới, em thấp như vậy, có thể nhìn được gì.

Nói xong nâng cậu lên, hỏi cậu như vậy được chưa, gọi như vậy, hẳn là nghe được.
A Ngôn lắc lắc đầu, gọi một tiếng A Đại, lại gọi một tiếng Từ Ca.
Trường học quá trống trải, tiếng hô kia dạo vòng vòng ở trong sân trường.

Giống như mây đang quay cuồng trên b ầu trời, giống như sóng gợn ở dưới xích sắt.
HOÀN CHÍNH VĂN.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.