Bạn học Hứa Đào Đào 6 tuổi, rốt cuộc cũng bước lên con đường học sinh tiểu học.
Hiện tại cũng không quá coi trọng giáo dục, trong thành phố cũng chỉ học nửa ngày chứ đừng nói chi đến nông thôn. Tuy tài nguyên giáo dục không thể so với trong thành phố, nhưng trong nông thôn lại an bình hơn nhiều, so với trong thành phố có hoạt đồng này hoạt động nọ thì ở nông thôn chỉ an an ổn ổn đi học.
Mỗi ngày có 4 tiết vào buổi sáng, trừ ngữ văn và toán thì còn có môn phụ là mỹ thuật, âm nhạc và thể dục. Tất nhiên môn phụ không phải ngày nào cũng có, mà mỗi ngày 4 tiết chỉ có một tiết là học môn phụ.
Như mà so với môn chính buồn tẻ thì các bạn học vẫn rất thích môn phụ.
Đào Đào thích nhất là bút sáp học mỹ thuật của cô giáo Chương. Bút sáp của cô giáo Chương có những 12 màu, Đào Đào đếm rất chuẩn. Cô bé nghĩ, nếu sang năm ba hỏi cô bé thích quà gì thì cô bé sẽ trả lời là thích bút sáp.
Cho nên cô bé nhất định phải cố gắng học tập.
Nếu học không tốt thì sao có mặt mũi mà muốn quà chứ?
Không thể không có!
Bạn nhỏ cũng cần mặt mũi đó.
Cho nên Đào Đào cảm thấy ý chí học tập của mình bốc cháy hừng hực.
Vì thế, cô giáo Chương phát hiện, người chăm chỉ nghiêm túc nghe giảng bài nhất lớp học là các bạn nhỏ tuổi, mấy bạn nhỏ lớn tuổi hơn nhìn qua thì dễ quản nhưng tâm tư nhiều, rất dễ phân tâm. Nhưng mấy bạn nhỏ nhỏ tuổi hơn thì lại khác, một đám đều mở to hai mắt, nghe giảng rất nghiêm túc.
Tuy các bạn nhỏ cũng không ngồi im được, như Đào Đào thỉnh thoảng sẽ vặn tay, lắc lư chân, nhưng cô bé là người nghiêm túc nghe giảng nhất.
Trường tiểu học của họ có 5 cấp, bốn giáo viên. Cô giáo Chương phụ trách lớp 1, cô quan sát thấy Hứa Đào Đào rất nghiêm túc, chăm chỉ học tập.
Giáo viên đứng trên bục giảng có thể nhìn rất rõ biểu tình của các bạn nhỏ. Nghiêm túc hay phân tâm, có nghịch ngợm hay không thì chỉ liếc qua là rõ. Đối với các bạn nhỏ nghiêm túc chăm chỉ, giáo viên vẫn rất yêu quý.
Đào Đào ở trường học như cá gặp nước, còn những người đang ở nhà họ cũng giống như những nhà khác.
Hiện tại mấy gia đình trong ngõ nhỏ của họ đều nuôi dế nhũi, tuy mấy thứ này làm nhỏ nhưng nhà nào cũng có ‘hỏa nhãn kim tinh’ nên nhìn ra được vài phần khả quan.
Nhất thời, nhà nhà vui vẻ.
Ngày qua ngày, nhát mắt, sau khai giảng là lễ quốc khánh.
Lễ quốc khánh hàng năm đều rất náo nhiệt, dù ở nông thôn cũng không ngoại lệ. Năm nay cũng vậy. Từ sáng sớm, đại đội trưởng đã đạp xe lên Công Xã họp, đến tận giữa trưa mới về. Anh ta cũng không ăn cơm trong tiệm cơm quốc doanh, ở đó gia cũng không rẻ, tốn tiền làm gì?
Anh vừa đạp xe vào thôn, đi được một đoạn, nhìn thấy giữa trưa còn có người giặt quần áo bên bờ sông.
Một thời gian trước mọi người đều tới bờ sông bắt đỉa, kết quả là con đỉa cũng bị bắt tới nỗi tuyệt chủng, lúc này còn ít tới đáng thương. Lâu dần, mọi người cũng ít đi bắt hơn. Như lúc này cũng chẳng có ai.
Thím Thúy Hoa đang giặt đồ bên bờ sông, từ xa đã nhìn thấy đại đội trường, gọi: “Đại đội trưởng ơi, quốc khánh này có hoạt động gì không?”
Chị và đại đội trưởng là hàng xóm, cũng biết nhau từ nhỏ nên không để ý cái gọi là khoảng cách nam nữ.
Đại đội trưởng dừng xe, khí thế bừng bừng nói: “Có chuyện tốt đó, ngày quốc khánh có chiếu phim dưới nông thôn, ngày mai trong huyện muốn chiếu phim ở thôn chúng ta.”
“Gì cơ? Tới thôn chúng ta chiếu phim điện ảnh á?”
Thím Thúy Hoa vừa nghe liền vui vẻ, mấy cô bé và mấy người phụ nữ có chồng ở đó cũng đều kích động nhìn đại đội trưởng, muốn xác định thêm câu này là thật hay giả. Đại đội trưởng ho khan một tiếng nói: “Sao có thể giả chứ? Tôi nói ra rồi có có thể giả chắc? Vận may lần này của chúng ta tốt, đúng lúc bốc trúng.”
“Bốc trúng?” Có mấy người vừa ăn cơm trưa xong đi ra ngoài tản bộ cũng tham gia hỏi chuyện.
Đại đội trưởng có vài phần đắc ý nói: “Mỗi Công Xã chọn ra hai đại đội chiếu phim, rút thăm để quyết định. Tôi rút trúng một phiếu trong số đó.”
Mọi người vừa nghe vậy thì vui không chịu được.
“Chỉ có hai đại đội được chiếu mà chúng ta được chọn ư? Vận may của lão Hứa tốt thật đấy!”
“Thực sự rất may mắn, vậy ngày mai lúc nào chiếu phim vậy! Người trong huyện trực tiếp tơi đây ư?”
“Trời ạ, không biết các đại đội khác có biết chưa, tôi phải nói cho thông gia nhà tôi biết mới được. Nếu không sẽ lỡ mất.”
……………………
Mọi người bàn tán rối rít, đại đội trưởng còn chưa về tới nhà nhưng tin tức thôn họ ngày mai chiếu phim đã như mọc cánh bay đi khắp nơi. Vì được nghỉ lễ quốc khánh nên hai ngày nay Đào Đào ở nhà chơi ngựa gỗ, học bài.
Đang học thì thấy Hứa Lãng phi như bay tới: “Đào Đào, thôn chúng ta sẽ chiếu phim điện ảnh đó!”
Hứa Đào Đào: “Phim điện ảnh? Phim điện ảnh á!!!!”
Cô bé đứng bật dậy hỏi: “Chiếu phim điện ảnh ạ? Chiếu phim điện ảnh ở thôn chúng ta sao?”
Hứa Lãng dùng sức gật đầu như gà con mỏ thóc: “Thiên chân vạn xác, đây là ba anh nói.”
Cậu nhóc đắc ý dào dạt: “Ba anh rất lợi hại…..bla…..bla…..”
Đào Đào hét chói tai, nhảy qua nhảy lại trong sân: “Tốt quá, quá tốt rồi, quá tốt rồi!”
Đào Đào hét chói tai hấp dẫn các bạn nhỏ khác đến, mọi người đều vì có thể xem phim điện ảnh mà hưng phấn không gì bằng. Hạ Gia không biết mọi người hưng phấn cái gì nhưng thấy mọi người vui vẻ, cậu nhóc cũng vui vẻ theo.
Mấy bạn nhỏ không biết làm sao, chỉ biết nắm tay nhau nhảy nhót trong sân.
Trong sân nhà họ Hứa náo nhiệt như ăn Tết, Hứa lão tam nằm trên giường đất nhìn lên trời, cảm thấy thật phiền, anh_____bị đánh thức.
Tuy Hứa lão tam rất lười, nhưng bây giờ là mùa thu hoạch, không cho phép ai được nghỉ. mỗi mùa thu hoạch, Hứa lão tam làm việc nhiều hơn cả tháng còn lại trong năm.
Tất nhiên, so với người khác thì anh làm việc chả bao nhiêu. Nhưng mà cũng phải nói, chắc do ngày người anh quá lười biếng nên mỗi năm vào thời điểm này, dù làm không bằng người khác nhưng vẫn được khen.
Ví như ngày thường anh làm được 90%, vào mùa thu hoạch làm được 95% thì không chênh lệch mấy, mọi người không cảm nhận được sự khác biệt.
Nhưng nếu ngày thường anh chỉ làm được 60%, mùa thu lại hoàn thành 85% thì lại khác.
Cho nên cứ tới thời điểm này, Hứa lão tam lại được khen ngợi.
Cũng là vì mỗi năm tới vụ thu hoạch anh đều không trộm lười, cho nên đây là lúc mà nhân duyên của anh tốt nhất.
Nhưng chỉ trừ những người tham gia ‘tiệc trà đêm khuya’ thì không ai biết vì sao Hứa lão tam lại nghiêm túc lúc này. Còn không phải anh lòng dạ hẹp hòi sao? Nếu mỗi ngày không làm việc thì sao anh biết được hôm nay thu được bao nhiêu lương thực?
Tuy người này thi tú tài xong chẳng tiến thêm được bước nào nhưng không thể nói anh không thông minh được.
Mỗi ngày anh đều nghiêm túc làm việc, nghiêm khắc tính toán số lương thực thu được, sọt này bao nhiêu cân, sọt kia bao nhiêu cân, nộp lương thực hết bao nhiêu cân…Một phân cũng không nhầm, chỉ sợ đội đội có kẻ kiếm lời riêng.
Ừ, dù đại đội trưởng là người hiền lành lại là hàng xóm nhà mình nhưng cũng phải đề phòng, đây cũng liên quan đến lợi ích nhà anh ta đó.
Thứ hai, mỗi ngày anh đều chịu thương chịu khó làm việc, không chút lỗi lầm, người khác có thể không biết xấu hổ mà không làm việc hẳn hoi chắc? Hứa lão tam còn chăm chỉ mà những người khác không làm việc đàng hoàng là muốn bị chọc cột sống sao? Mọi người đều làm thì chẳng phải sẽ sớm xong ư? Vụ mùa thu hoạch nhiều mưa, thu sớm mới yên tâm được. Với lại mắt anh trừng như đèn pha, nhìn chằm chằm người ta. Anh tuy lười nhưng không bao giờ dấm dúi đồ riêng, thế nên người cũng cũng đừng mơ có thể lấy trộm. Ngày thường khó có thể thành công nhưng lúc này lại dễ đục nước béo cò, nên anh cần phải chăm chỉ làm việc, phát huy tinh thần mắt nhìn sáu phương tai nghe tám hướng, chỉ cần ai trộm một chút, nhà anh liền được chia ít hơn một chút, tổn thương lợi ích nhà mình.
Nghĩ cũng đừng nghĩ.
Có các loại nguyên nhân nên Hứa lão tam làm việc chăm chỉ mấy ngày nay, nhưng mà có lòng nhưng sức không đủ.
Mỗi ngày anh đều thấy mệt như người vỡ từng mảnh, giữa trưa muốn ngủ một lát mà mấy đứa nhỏ cứ hú hét lên. Hứa lão tam nhìn nóc nhà, nếu không phải là con gái nhà mình thì anh chắc chắn sẽ ra quát cho một trận.
Nhưng mà có con gái cưng nhà mình!
Tiểu khả ái nhà mình đó.
Có có thể làm gì được?
Làm cha, chỉ có thể chịu đựng.
Cũng may, vì lễ quốc khánh nên chiều nay họ không phải đi làm. Hứa lão tam phiền muộn rúc đầu xuống dưới gối.
Tạp âm của con gái cưng nhà mình có thể coi là tạp âm sao?
Tất nhiên không phải.
Không nhịn được cũng phải nhịn.
Anh lại túm chăn che đầu lại. Nhưng chưa được lâu lại kéo ra. Đầu tháng 10, trời vẫn còn nóng. Chỉ che có 2 phút đã không hy vọng gì vào cuộc sống này rồi.
Anh giãy giụa ngồi dậy, dựa vào tường.
“Tiểu Lâm ơi?”
Không có âm thanh trả lời, Hứa lão tam xỏ giày đi ra ngoài, tìm bên phòng phía đông cũng không thấy ai.
Anh trực tiếp đi ra sân sau, quả nhiên thấy Tuyết Lâm đang sửa xe đạp.
Tuyết Lâm nghe thấy động tĩnh thì hỏi: “Không phải ba nói buồn ngủ à?”
Sau đó nghĩ đến mình ngồi ở sân sau cũng nghe thấy tiếng hét thì nói: “Bọn nhỏ đánh thức ba à?”
Hứa lão tam lập tức nói: “Đánh thức gì đâu, ba ngủ ngon mà.”
Anh ngồi xuống cạnh Tuyết Lâm hỏi: “Mẹ với chị con đâu rồi?”
Tuyết Lâm: “Mẹ con sang nhà bên cạnh rồi, thím Quế Hoa muốn muối rau nên mẹ con qua hướng dẫn.”
“Mẹ con cứ tốt bụng như vậy đó, thế chị con đâu?”
Tuyết Lâm méo mặt 囧, trầm mặc nửa ngày, đến khi ba cậu hạ mắt xuống nhìn mới nói: “Chị con hẹn người ta đánh nhau, đi đánh nhau rồi.”
Hứa lão tam: “????”
Anh nhìn Tuyết Lâm không thể tưởng tượng nổi, Tuyết Lâm ngẩng đầu nói: “Chị ấy không thua đâu, không có việc gì.”
Hứa lão tam tất nhiên biết sẽ không có việc gì, con gái anh từ khi còn nhỏ đã có thể đám chấm lợn rừng mặt mày hung tợn. Kể cả đối phó với mấy tên đàn ông thì anh nghĩ cũng chẳng có vấn đề gì. Chỉ đánh nhau với mấy đứa nhóc con thì sao có thể thua được chứ?
Chắc chắn không thua!
Con gái Hứa lão tam anh không dễ thua được.
À, đây không phải trọng điểm.
Trọng điểm là sao tự nhiên con gái anh lại muốn đi đánh nhau chứ?
“Chị con hung hãn quá, sau này không gả được thì sao đây? Con trai lớn bé trong thôn này còn ai không biết chị con thế nào chứ? Đừng nói trong thôn, ngay cả mấy thôn lân cận đều biết đó. Xong rồi, sau này nghị thân sẽ khó khăn lắm đây.” (*Vì Hứa lão tam là người cổ đại nên mình nghĩ anh ấy sẽ vô thức nói mấy từ ngữ cổ, vậy nên mình để nguyên chữ ‘nghị thân’ nha.)
Nghĩ vậy, Hứa lão tam trở lên u sầu.
“Chị con nghe lời con, con cũng khuyên nó một hai đi, con gái dù sao cũng phải dịu dàng, dù không dịu dàng cũng phải đáng yêu. Nếu không sẽ không gả được……….”
Cờ-lê trong tay Hứa Tuyết Lâm lập tức giơ lên cao, một giây trước Hứa lão tam còn đang than vãn liền im bặt, anh cười vặn vẹo, xấu hổ nói: “Con…con…con…con muốn sửa xe chứ không phải là muốn đánh ba đúng không?”
Hứa Tuyết Lâm hừ lạnh: “Nếu ba còn tiếp tục thì cũng khó nói lắm.”
Hứa lão tam lập tức thủ thế ‘ba im ngay đây’.
Tuyết Lâm mỉm cười: “Vậy mới đúng.”
Cậu nói nghiêm túc: “Ba, sau này con không muốn nghe mấy lời nói như vậy nữa, chị con muốn sống như thế nào thì sống thế ấy, không ai có thể yêu cầu chị ấy sống thế nào cả. Lấy chồng hay không cũng chẳng phải là tiêu chuẩn để phán đoán thành công của một người. Chị con muốn cả thì cả, không muốn gả thì không gả. Mặc kệ thế nào thì người em trai này sẽ đứng bên cạnh ủng hộ chị ấy. Cho dù một ngày nào đó chị ấy không có tiền thì con cũng sẽ nuôi chị ấy. Nếu ai dám bắt nạt chị ấy con sẽ chỉnh chết người đó.”
Cậu trai mới 10 tuổi nhưng vô cùng bình tĩnh nói: “Ba, ba cũng biết chị con sức lớn nhưng thực ra chẳng có tâm tư gì. Nhưng làm người muốn sống tốt chẳng phải dựa vào sức lực.”
Hứa lão tam: “……………….Ba biết, ba biết rồi!!!”
Anh run rẩy, không dám không tin lời nói của con trai.
Tuyết Lâm cười nói: “Thế nên chị con muốn thế nào cũng được, con làm em trai tình nguyện chiều chị ấy. Không thể để người ta nói xấu. Tất nhiên em gái con cũng vậy. Phụ nữ nhà chúng ta, con sẽ bảo vệ!”
Vừa nghe vậy, Hứa lão tam nhịn không được ngoi đầu lên, anh nói nhỏ: “Đều là con ba mà, ba cũng đâu có nói sẽ đối xử tệ với các con. Không phải ba sợ ảnh hưởng không tốt tới Nhu Nhu sao? Nếu con hấy không sao thì không sao đi. Ba cũng có thể nuôi con gái ba mà.”
Tuy nói anh thương Đào Đào nhất nhưng cũng chẳng phải cho Nhu Nhu ra rìa.
Đều là con anh cả mà.
Tuyết Lâm cười, ‘vâng’ một tiếng.
Cậu cúi đầu tiếp tục sửa xe, trong lòng có thêm vài phần vui vẻ.
Ba cậu đời trước phủi tay làm chưởng quầy (*Ý nói là mặc kệ không quan tâm ai ấy các cậu), không để ý chuyện gì khác, quan hệ giữa bọn họ lãnh đạm đến nhạt nhòa. Nhưng từ khi tới đây, cả nhà cùng nhau vượt khó, ngần ấy năm trời, Hứa lão tam đã tốt lên không ít.
Bản chất người này cũng không xấu, chỉ là đời trước bị nuôi hỏng thôi.
Nhưng hiện tại, người một nhà cùng nhau trải qua khó khăn, người này đàng hoàng hơn không ít.
“Con tính sau khi kết thúc vụ mùa, nhóm dế nhũi đầu tiên cũng xuất được rồi. Đến lúc đó thành lập hợp tác xã nông dân trong thôn, ba phải nỗ lực hơn đó.” Dừng một chút, Tuyết Lâm ngẩng đầu nói: “Việc sửa xe đạp này của con với chú Nhị Cẩu cũng chẳng làm lâu dài được.”
Hứa lão tam gật đầu đồng ý, đúng vậy, sao có thể có nhiều xe đạp vứt đi vậy chứ.
Anh nói: “Cái này ba hiểu được.”
Tuyết Lâm nói nhẹ nhàng hơn: “Ba đi nghỉ ngơi thêm chút đi, con thấy bọn Đào Đào không hú hét nữa rồi.”
Hứa lão tam vui rạo rực cả người: “Ừ.”
Anh vui vẻ về phòng, trong lòng nghĩ quả nhiên anh vẫn có tôn nghiêm của người làm ba. Không thấy con anh đều rất tôn kính anh sao? Ha ha!!!
Con anh vẫn rất yêu thương người ba này.
Chỉ này Tiểu Lâm không biết nói ra thành lời thôi.
Ừ, đúng vậy.
Cặp song sinh nhà họ đều yêu mà không nói ra lời, giống mẹ!
Nhưng bọn chúng vẫn rất yêu thương anh.
Tuyết Lâm không biết rằng mình tùy tiện nói một câu mà tư duy của ba cậu đã sang tận Siberia rồi.
Không thể nghĩ nổi.
Hoàn toàn không thể nghĩ nổi.
Hiện tại cậu chỉ nghĩ em gái mình chạy lung tung giữa trời nắng thế này đừng có bị cảm nắng. Đừng thấy đã lập thu chứ nắng gắt cuối thu rất không tốt. Mà lúc này, Đào Đào đang được lo lắng cũng không chạy lung tung ngoài đường.
Bọn họ đều ngồi dưới mái hiên nhà Gia Gia, mái hiên nhà Gia Gia y như cái nhà kho nhỏ, mặt trời chiếu không tới, nước mưa xối không vào.
Đào Đào ngẩng đầu lên hát: “Tổ quốc của chúng ta là một vườn hoa, từng đóa hoa trong vườn rất tươi đẹp….”
Mấy bạn nhỏ hát mười phần vang dội.
Hát xong, mấy bạn nhỏ chống cằm, xếp thành hàng ngồi trên ghế tưởng tượng.
“Các cậu nói xem mai sẽ chiếu phim gì?” Mậu Lâm hỏi.
Mấy bạn nhỏ khác cũng đâu có biết đâu? Bọn họ không ai biết cả.
Đào Đào: “Em muốn xem phim Địa Đạo Chiến Đấu.” (*Địa đạo là hầm nha các cậu, nước mình có khu di tích Địa đạo Củ Chi đó, mọi người tìm hiểu thêm về lịch sử trên sách báo, google nha.)
Năm ngoái thôn Bạch Sơn chiếu phim Địa Đạo Chiến Đấu, rất hay! Nhà Đào Đào lúc đi về vẫn còn thảo luận đó.
Chị cô bé nói chị ấy cũng sẽ đi đánh giặc!
Nhưng bây giờ cô bé cũng quên mất nội dung phim rồi.
Đào Đào: “Em cũng không nhớ phim nói về cái gì nữa.”
Hứa Lãng kích động: “Là đánh giặc, địa đạo chiến đấu đen, địa đạo chiến đấu…..” Cậu nhóc ngâm nga giai điệu ngắn.
Hải Phong Hải Lãng cũng bắt đầu khua chân múa tay.
Mậu Lâm: “Nhưng tớ cảm thấy Cuộc Chiến Bom Mìn cũng rất hay.”
(*Mấy tên phim mình dịch bừa nha, toàn là địa đạo chiến, địa lôi chiến….=))) Mình cứ edit ra gần gần sát sát nghĩa thôi nha)
“Đúng đó đúng đó, phim đó cũng rất hay.”
Mấy bạn nhỏ thảo luận nhiệt tình, Đào Đào nghiêm đầu nhìn Hạ Gia hỏi: “Gia Gia, em thích xem phim gì?”
Bọn họ cũng chẳng biết sẽ chiếu phim gì nhưng mà dù sao xem phim đã là vui rồi.
“Các cậu nói xem khi nào chúng ta mới có thể thích xem phim lúc nào thì xem lúc ấy nhỉ? Ngày đó thật tốt biết bao!” Hứa Lãng càng khát khao hơn, tuy rằng cậu biết rằng không thể, sao có thể như vậy được chứ? Không thể!
Nhưng Đào Đào nghiêm túc nói: “Bây giờ chưa được nhưng sau này nhất định có thể.”
Hứa Lãng sửng sốt, rất nhanh cũng đồng ý: “Đúng vậy, sau này có thể. Trước kia tớ cũng đâu có nghĩ đến nhà mình có xe đạp chứ? Nhưng hiện tại cũng có đó thôi, chuyện sau này khó mà nói trước được.”
Nhà mình có xe, cậu nhóc rất đắc ý đó.
Dù nói tới đề tài gì thì cậu nhóc cũng lôi chuyện này ra để nói.
Mậu Lâm: “Tiểu Lãng, sau này cậu muốn học lái xe không?”
Hứa Lãng ưỡn ngực: “Tất nhiên rồi, khi lớn tớ sẽ học. Nhà tớ có xe, sao tớ lại không học đi chứ.”
Các bạn nhỏ hâm mộ: “Cuộc sống nhà cậu thật tốt nha.”
Cậu nhóc hiếm được một lần khiêm tốn: “Nhà Gia Gia cũng có xe mà.”
Hạ Gia lắc đầu: “Em không muốn học lái xe.”
Bọn Đào Đào chấn kinh (* Ý là vừa ngạc nhiên vừa sợ hãi), tò mò nhìn cậu nhóc hỏi: “Sao em không muốn học lái xe?”
Đó là xe đạp tốt nhất đó!
Sao lại không học chứ?
Nhà bọn họ còn không có.
Hạ Gia ngẫm nghĩ một chút, hình như nghĩ tới kỷ niệm gì đó, khóe miệng cũng rũ xuống, nhưng vẫn nghiêm túc nói: “Đó là khi em còn nhỏ, chắc là hồi ba tuổi. Dù sao cũng là khi em còn rất nhỏ ấy. Hàng xóm nhà em có một anh trai lớn.”
Đào Đào phối hợp gật đầu: “Ừ, em nói tiếp đi.”
Đôi mắt của Hạ Gia phảng phất như có ánh nước, cậu nhóc chống cằm, nói tiếp: “Anh trai kia cũng lớn rồi, lớn như anh Bảo Sơn vậy đó.”
Bảo Sơn là hàng xóm nhà họ, con trai thím Thúy Hoa, đã mười năm tuổi rồi, đang học cấp hai ở trên Công Xã.
“Anh ấy mẫu ngày đều tập đi xe ở ngõ nhỏ.” Hạ Gia trong lòng còn sợ hãi mà đè ngực, nói: “Học đi xe rất khủng khiếp, anh ấy rất thảm! Mỗi lần tập đều ngã, ngã rất nhiều lần. Chân tay anh ấy đều là máu.”
Hạ Gia kiên định: “Em sẽ không học đi xe đâu, em không muốn ngã, em không muốn chảy máu.”
Ba lần ‘không’.
Đào Đào sợ hãi cầm tay nói: “Nhà chị không có xe, chị cũng không học đi xe đâu.”
Cô bé nhẹ nhõm thở ra một hơi.
Hứa Lãng cũng rối rắm, học đi xe thì ra đáng sợ như vậy.
Nhưng cậu rất muốn học lái xe, khó xử quá.
Hứa Lãng: “Vậy Gia Gia không lái xe thì phải làm sao? Xe đạp nhà em phải xử lý sao bây giờ?”
Hạ Gia kiêu ngạo: “Ba mẹ em đều biết đi xe mà, họ có thể lai em.”
Dù không lái xe nhưng cậu có thể ngồi sau xe nha.
Cậu nhóc cảm thấy mình rất thông minh.
Hứa Lãng: “…………Cũng đúng.”
Nhưng nghĩ một lát, cậu nhóc vẫn kiên trì: “Dù bị thương tớ vẫn muốn học lái xe.”
Cậu nhóc nghiêm túc: “Chờ anh học lái xe xong sẽ có thể chờ Đào Đào, cũng có thể chờ Gia Gia nữa.”
“Vậy còn tớ?” Mậu Lâm giơ tay.
Hứa Lãng: “Tất nhiên cũng sẽ chờ các cậu, tớ sẽ chờ tất cả mọi người. Sự khổ sở khó khăn khi học lái xe cứ để mình tớ chịu hết đi!”
Mấy bạn nhỏ cảm động tới mức mắt hồng hồng, nhìn chằm chằm Hứa Lãng, tràn đầy cảm động.
“Anh Tiểu Lãng thật tốt.”
“Anh Tiểu Lãng, em thích anh nhất.”
“Tiểu Lãng thật trượng nghĩa.”
Mọi người đều cảm động làm Hứa Lãng có chút ngượng ngùng, cậu nhóc cào cào mái tóc nói: “Ai bảo tớ là lão đại của các cậu chứ.”
Đào Đào hảo sảng nói: “Anh Tiểu Lãng mãi mãi là lão đại của chúng a!”
“Đúng vậy, mãi mãi!”
Đừng nói tới trẻ con mà ngay cả người lớn cũng vậy, ai có thể không vui vẻ chứ? Đây là chiếu phim điện ảnh đó. Buổi chiều lúc ăn cơm, đến cả Thường Hỉ cũng cười tủm tỉm. Vì mấy ngày mùa thiếu nhất đồ bổ, cho nên Thường Hỉ nấu cơm cũng rất chú ý.
Dù cơm tối chị cũng không qua loa.
Đừng thấy ngày mai họ không làm việc chứ nông dân thì làm gì có thời gian nghỉ ngơi. Đại đội không làm nhưng họ còn có việc trong nhà đó. Chỉ riêng đất phần trăm đã không ít việc. Mùa thu là mùa thu hoạch, cũng là mùa lao động.
Thường Hỉ không chút do dự lấy ra cá muối từ đầu xuân. Chị thái cá muối ra thành từng đoạn, lại lấy thê, cả dưa chua ra.
Đều nói nhà họ không tích cóp được tiền nhưng mấy chai lọ vại bình này đều là dùng tiền đổi lấy đó. Nhưng mấy thứ đó rất thiết yếu. Thường Hỉ đun nóng chảo, cho đồ vào, nháy mắt mùi thơm bay ra tứ phía.
Đào Đào nhảy ô trong sân, quay đầu nhìn thoáng qua, đôi mắt cong cong: “Tối nay nhất định có cá ăn.”
Đúng là một con mèo tham ăn, thích ăn tôm cá nhất.
Cô bé hít hít mũi, lẩm bẩm: “Hôm nay mình có thể ăn hai chén cơm!”
Mùi thơm cá chưng của Thường Hỉ rất nhanh bay ra, nhà người khác cũng ngửi thấy, ở cạnh nhà Hứa lão tam nhất định phải chịu sự tra tấn này. Dù chị có xào rau xanh cũng thơm ngon hơn nhà người khác. Chứ đừng nói là món mặn.
Nhà họ Lý bắt đầu ăn cơm, Mậu Lâm uống cháo khoai lang đỏ, mũi nhúc nhích, khẳng định: “Nhà Đào Đào nhất định là lại ăn ngon rồi.”
Mậu Lâm than ngắn thở dài: “Kẹo cũng chẳng có vị gì nữa ạ.”
“Vậy nếu cháu không thích thì……….”
“Không đâu, cháu thích mà!” Mậu Lâm đã không được ăn cơm ngon nhà mợ ba, thì cậu cũng không thể để lỡ kẹo được.
Ông Lý bật cười.
Nhưng bà Lý cũng nói: “Mấy ngày này còn tốt chán, chờ đến mùa gặt nhà họ ăn càng ngon hơn. Nhà ta lại phải chịu đựng rồi!”
Mỗi ngày đều bị mùi thơm kích thích, đồ ăn nhà mình có tốt hơn cũng chẳng có vị gì.
Ai bảo tài nghệ nhà mình không bằng nhà người ta chứ.
Quá thảm.
Bà Lý than ngắn thở dài, ông Lý thì lặng lẽ buông đũa nhìn trời.
Nguyệt Quý: “……”
Cô nói nhỏ: “Chúng ta….chúng ta cũng không cần ai oán như vậy đi?”
Cô cúi đầu nhìn bát cơm của mình nói: “Thực ra con nấu cơm vẫn rất ổn mà.”
Chỉ là câu nói này cũng không quá làm người ta tin tưởng.
Nhưng lúc này Lý Đại Bảo lại rất nghiêm túc nói: “Mình à, anh cũng cảm thấy em nấu cơm khá ngon.”
Nguyệt Quý lập tức bật cười, tâm tình vui sướng: “Cũng phải thôi, mấy năm nay em cũng học được chút ít từ chị dâu.”
Cô đắc ý: “Đại Bảo, em biết mình đối xử tốt với em nhất mà.”
Bà Lý thấy hai vợ chồng họ tình nùng ý mật thì trong lòng cũng có chút hụt hẫng, dù sao cũng là con trai mình, luôn mong con mình đặt mình ở vị trí đầu tiên. Nhưng mà trước giờ bà Lý cũng không khắt khe con dâu.
Dù sao nhà họ cũng không giống nhà khác, nhà người ta nhiều con cái, có lăn lộn cãi vã cũng chẳng lo. Chứ như nhà họ vài đời đều là con một, chỉ có một đứa con trai, cũng đoãn ra sâu này chỉ có một cháu trai.
Bà Lý cũng không muốn mình với con trai có ngăn cách.
Với lại, Nguyệt Quý là bà chọn, đứa nhỏ này cũng không có nhiều tâm tư.
Dù không hợp ý bà nhưng bà cũng cảm thấy đứa con dâu này không có lòng riêng.
Nguyệt Quý: “Chờ chút nữa con sẽ qua nhà chị ba xin ít nước cốt kho, nhà ta dùng để chấm cũng ngon hơn nhiều.”
Bà Lý: “…………………………………………………”
Bà Lý: “Vẫn đừng đi thì hơn.”
Quả nhiên đứa con dâu này của bà không có chút ánh mắt nào, muốn xin đồ nhà người ta làm sao được.
Với lại, Thường Hỉ tốt nhưng Hứa lão tam là người dễ nói chuyện chắc?
Người này tới mẹ ruột cũng muốn chiếm tiện nghi đó.
Nguyệt Quý: “Không sao đâu, chị ba cũng chẳng phải người ngoài.”
Bà Lý: “…………………………………………………”
Bà trầm mặc nói: “Dù là người thân cũng không thể chiếm tiện nghi như vậy được. Thế này đi, mẹ có dư một tấm vải, con đưa cho chị dâu con đi.”
Nguyệt Quý: “Vâng ạ.”
Mậu Lâm nhanh nhảu nói: “Con đi cùng mẹ nhé.”
Nguyệt Quý cốc trán cậu nhóc: “Con dù muốn qua thì nhà người ta cũng ăn xong rồi.”
Mậu Lâm không quan tâm nói: “Dù vậy con cũng đi, chỉ ngửi mùi thơm cũng tốt rồi.”
Nguyệt Quý: “Được rồi.”
Ông bà Lý vô cảm nhìn hai mẹ con nhà này, sau đó quay sang nhìn con trai, thực sự cảm thấy mình phải sống đến trăm tuổi mới được. Nếu chỉ có ba người này sống với nhau thì không bị người ta lừa cũng bị người ta đánh.
Nhà họ ăn cơm sớm, cũng cố trì hoãn một lúc, tính toán thời gian đoán nhà Thường Hỉ cũng cơm nước xong rồi mới đi sang.
“Chị ba ơi.”
Nguyệt Quý cùng con trai đi vào cửa, vừa tới sân đã thấy anh ba mình ngồi xổm rửa bá.
Nguyệt Quý: Trời ạ, anh ba cô làm việc nhà!
Hứa lão tam nhướng mày: “Cô tới nhà anh làm gì? Có phải lại ngửi thấy mùi thơm nên tới chiếm tiện nghi không?”
Nguyệt Quý: “Liên quan gì đến anh, em đến tìm chị ba!”
Thường Hỉ: “Con bé đang xem anh trai sửa xe ở sân sau đó, cháu cũng ra đó đi.”
Mậu Lâm chạy vèo vèo ra sân sau, cậu rất thích nhìn người ta sửa xe.
Nguyệt Quý lấy vải ra đưa cho Thường Hỉ: “Cho chị ba này.”
Thường Hỉ: “Vải dệt á?”
Nguyệt Quý gật đầu: “Em muốn xin chị ít nước kho, đây là vải mẹ chồng em bảo mang sang biếu chị.”
Thường Hỉ cũng chẳng khác khí mà trực tiếp nhận luôn, cũng chẳng có cách nào, nhà chị không phải gia đình công nhân nên rất thiếu mấy đồ này.
Chị nói: “Em chờ chút, chị lấy cho em.”
Chị đi vào kho, mở bình ra, không keo kiệt mà múc hai muỗng đầy, trong nước kho còn có củ cải khoai tây, nhìn qua ăn với cơm rất ngon.
Nguyệt Quý: “Chị dâu cho em nước kho là được rồi, còn củ cải khoai tây nhà chị để lại ăn đi.”
Thường Hỉ: “Em cứ cầm lấy đi, về nhà ăn cũng có chút vị.”
Chợt nhớ ra cái này, Thường Hỉ: “À đúng rồi, em còn nhớ chỗ anh đào dại hái hồi mùa xuân không?”
Nguyệt Quý đáp: “Mấy quả khó ăn muốn chết kia phải không?”
Thường Hỉ vui vẻ nói: “Mấy ngày trước chị nếm thử rồi, cũng ngon lắm, em về lấy bầu rượu sang đây chị chắt cho một bầu.”
Nguyệt Quý: “!!!”
Cô vui đến nỗi mặt mày hớn hở: “Sao có thể không biết xấu hổ vậy chứ.”
Ngoài miệng nói thế chứ trong lòng rất muốn.
Thường Hỉ bật cười: “Lúc ấy cũng nói rồi mà, mọi người hái giúp chị, chị sẽ đưa mỗi người một chai!”
Nếu chị tự hái cũng phải mất vài ngày mới xong.
Nhưng có mọi người giúp đỡ nên nhanh hơn nhiều.
Thường Hỉ: “Với lại lấy bát sang đây chị cho ít dầu.”
Nguyệt Quý nói: “Chị ba ơi, đời trước anh ba em phải tích bao nhiêu phúc mới có thể cưới được chị chứ!”
Thường Hỉ nói ẩn ý: “Chắc phải tu tám kiếp đó.”
Nếu không sao hai đời bọn họ đều dính phải nhau chứ?
Sao chị xui xẻo vậy chứ?
Hứa lão tam nhìn chằm chằm đồ ăn trên tay Nguyệt Quý: “Sao cô lại sang chiếm tiện nghi nhà anh vậy!”
Nguyệt Quý: “Ai cần anh lo chứ.”
Hai anh em nhà này vừa gặp đã móc mỉa nhau.
Bọn họ chênh nhau ít tuổi, ở cạnh nhau dài hơn nên cãi nhau cũng cãi đến lợi hại. Sau này tuy đã đổi người nhưng Hứa lão tam cảm thấy Nguyệt Quý không biết xấu hổ chiếm tiện nghi của người khác, Nguyệt Quý thì thấy Hứa lão tam lười biếng, bắt nạt người khác. Vì thế hai người này cứ lải nhải mãi không yên được.
Thường Hỉ: “Dọc đường em gọi người người giúp chị đều qua đây nhé.”
Nguyệt Quý: “Vâng.”
Cô nhìn Hứa lão tam ‘hừ’ một tiếng,, chạy ra cổng, hét lên: “Các chị ơi qua nhà Đại Hỉ đi! Có chuyện tốt đó.”
Hứa lão tam: “Kẻ phiền phức.”
Anh nói: “Em cho mấy người đó đồ làm gì, nhà ta cũng chẳng giàu có gì.”
Thường Hỉ nói nhẹ nhàng: “Nói như anh thì sao mà làm bạn với người khác được? Với lại anh chỉ thấy bọn họ lấy đồ nhà mình nhưng sao không nghĩ xem nhà họ tặng mình cái gì? Nhà ngoại mẹ chồng Nguyệt Quý ở sát biển, mấy thứ tôm cá cua mà Đào Đào nhà ta thích ăn có chỗ nào không phải nhà bà ấy giật dây bắc cầu người ta mang tới đây? Nhiều lần đều là phá luật rồi. Nhà ta cũng chẳng có công nhân mấy phiếu kia chẳng phải là thím Thúy Hoa đổi với nhà anh em chị ấy hộ sao? Với lại nhà ngoại của chị ấy dẫn mối cho tôi đâu có ít việc? Người ta cũng chẳng lấy đồ tốt gì nhà mình. Chúng ta cũng nói qua nhà đại đội trưởng với thím Quế Hoa bên cạnh đi, anh cả ngày lười biếng đại đội trưởng có tìm anh tra hỏi bao giờ chưa? Rồi thím Quế Hoa có chuyện tốt nào mà không nghĩ tới tôi chứ? Chị gái chị ấy làm ở Cung Tiêu Xã, có mấy đồ loại thì cũng chưa bao giờ quên tôi nếu có cơ hội. Ngay cả nhà Vương quả phụ cũng chẳng chiếm tiện nghi nhà ta bao giờ. Nhà họ chỉ có hai người phụ nữ chống đỡ thực sự không dễ dàng, cuộc sống cũng gian nan. Nhưng dù vậy, đế giày với giày vải của ba đứa nhỏ nhà mình cũng đều được nhà họ bao hết đấy.”
Thường Hỉ nói một hơi đã thành công làm Hứa lão tam im miệng.
Thường Hỉ không tin Hứa lão tam không biết chuyện này, mà chỉ qua tên này có chút ích kỷ, miệng lại tiện.
Chị nói: “Thời buổi này làm gì có ai tùy tiện cho người khác đồ? Thường Hỉ tôi cũng chẳng phải người dễ bị bắt nạt, nếu không phải người có phẩm chất tốt đáng để làm bạn thì tôi cũng không cho. Kiểu xã giao của mấy người phụ nữ chúng tôi anh cũng đừng quản nhiều, tự mình ngốc một bên đi.”
Trước kia chị quá mềm yếu nên cuộc sống mới trôi qua không tốt.
Nhưng bây giờ chị đã nhìn thấu rồi, cuộc sống cũng sẽ không kém.
“Đúng rồi, chút nữa anh sang nhà đối diện một chuyến đi, tôi cũng chắt cho nhà ông Hạ một bầu rượu. Bà con xa không bằng láng giềng gần, Gia Gia với Đào Đào chơi rất thân, Nhị Cẩu lại làm ăn hợp tác với Tiểu Lâm, chúng ta cũng phải hào phóng với người ta chút.”
Hứa lão tam: “Được.”
Hứa lão tam cầm theo một bầu rượu ra của, đúng lúc chạm mặt mấy người phụ nữ kia.
Thím Quế Hoa vui hớn hở: “Chú sang nhà đối diện đấy à?”
Hứa lão tam: “Còn không phải sao? Nhà họ một già một trẻ ở đối diện sao có thể không chăm sóc nhiều hơn chứ. Đàn ông già trẻ cũng chảng uống được rượu này bao giờ, Đại Hỉ nhà em tay nghề đỉnh cao, em cũng phải cho ông Hạ biết thêm chút kiến thức!”
Người này là vậy, nói còn hay hơn hát.
Thưởng Hỉ: “Anh còn không đi nhanh lên!”
Chị tiếp đón mọi người: “Các chị vài đi, đừng nghe anh ấy lảm nhảm nữa.”
Mọi người bật cười.
Thường Hỉ: “Đi thôi, em dẫn mọi người đi lấy rượu.”
Chị vui vẻ nói: “Em thử qua rồi, hương vị cũng không tồi đâu, phụ nữ uống một chút cũng rất tốt, rất ngon lại không cay.”
Nguyệt Quý: “Chị dâu ơi, chị nói vậy làm em có chút thèm.”
Thưởng Hỉ: “Vậy em cho mọi người thử rượu nhé, mỗi người nửa chén để cho mọi người nếm thử.”
Hoàn cảnh mấy nhà chị đều biết rõ, về nhà cũng không bỏ được mà uống, cho nên chị nói: “Cho mọi người đi không nổi nhé.”
Mấy người phụ nữ bật cười: “Vậy thử chút xem sao.”
Bầu rượu là mọi người mua cùng nhau, đều chứa được năm lít(*Vẫn chia đôi để ra cân nặng của Việt Nam mình nha các cậu), ở thời đại này đã là không ít rồi. Năm nay ăn còn chưa đủ no nói gì đến uống rượu. Nếu không phải Thường Hỉ có tay nghề thì các nhà khác ngày Tết có thể uống một lần đã là quá tốt rồi.
Như nhà quả phụ Vương không có đàn ông, mấy năm cũng chẳng mua một lần.
Như nhà họ nếu có rượu đều sẽ lén lút mang đi bán.
Dù sao cuộc sống nhà họ cũng quá khó khăn.
Thường Hỉ đưa mọi người tới nhà kho, trong kho hàng ở phòng phía tây nhà họ, chum nước lớn cũng có hai cái, còn lại là các loại bình lớn bé khác. Mỗi bình đều được bịt kín nhiều lớp. Mà trên tường còn treo cả mấy con cá muối với một miếng thịt khô. Còn có cả mấy thứ như hành tây, rau củ…..nhìn qua thì thấy kho hàng lộn xộn nhưng mà trong lộn xộn lại có gọn gàng.
Thường Hỉ cũng không đề phòng mọi người.
Cũng chẳng có gì phải trốn tránh, nhà họ nhiều đồ ăn ngon cũng chẳng khiến mọi người bất ngờ.
Thưởng Hỉ nói: “Một người vào đây giúp em, còn lại cũng không cần vào, đừng đá vào mấy bảo bối của em.”
Mọi người đều cười ha ha, ai mà không biết đây là rau dưa Thường Hỉ muối chua chứ. Mặc kệ là nguyên liệu gì, cứ vào tay Thường Hỉ là như có ma lực thần kỳ, ăn cực kỳ ngon.
Thưởng Hỉ mở nắp một chum nước được bịt kín ra, lần lượt chắt rượu cho bọn họ, bầu rượu 5 lít của mọi người đều được đổ đầy.
Thím Quế Hoa: “Trời ơi, sao em chắt nhiều thế.”
Trước kia Thường Hỉ cũng cho nhà họ nhưng đều chỉ cho nửa bầu.
Tất nhiên, thỉnh thoảng nhà có khách tới, mấy người họ cũng qua xin một chút nhưng lần này thực sự rất nhiều.
Thường Hỉ nói: “Lần này làm được nhiều đó.”
Chị chắt rượu xong, lại vỗ trán nói: “Em quên nói với mọi người là phải mang cả chén đựng dầu qua rồi!”
Mọi người đều chấn kinh (*Chấn động + kinh ngạc): “Đại Hỉ, em cũng quá hào phóng rồi. Mấy hôm trước nhà em cũng đâu có ép ra được bao nhiêu đâu?”
Thường Hỉ bật cười: “Đừng nhiều lời nữa, nhanh lên đi, không nhiều nhưng cũng không ít đâu. Nhà em cũng ép được không nhiều những vẫn cho mọi người nếm thử một ít được. Đậu của đại đội cũng chưa chia, thịt heo cũng phải tới cuối năm, nhà mọi người cũng chẳng còn bao nhiêu dầu đúng không? Mùa vụ thu hoạch sao có thể không có chút đồ bổ nào chứ. Cũng đừng để bản thân mệt mỏi đến sụp đổ.”
Mọi người ngẫm nghĩ, cũng tán thành lời này.
“Vậy bọn chị cũng không khách khí nữa.”
Thường Hỉ trợn trắng mắt: “Em muốn các chị khách khí làm gì chứ?”
Nói xong lại tự bật cười.
“Thu hoạch xong em phải vào trạm thu mua trong huyện mua thêm ít bình về mới được, dưa muối nhà em sắp không có chỗ chứa rồi.”