Mao Tam và Mao Tứ vội vã băng qua đường cái để quay trở về với bụi cỏ rậm rạp. Mao Tam nói:
– Em nhanh chân lên có được không?
Mao Tứ đáp:
– Em đi nhanh lắm rồi đấy!
Mao Tam tức khí đứng lại:
– Chị có 124 cái chân, em cũng có 124 cái chân, thế mà sao lúc nào cũng cứ tụt lại đằng sau thế?
Mao Tứ tỏ ra ấm ức:
– Chị ơi, mấy hôm trước em vừa bị con người giẫm một nhát, tí thì toi
đời, gãy mất mấy mươi cái chân, còn chưa kịp mọc lại đây này.
Mao Tam cúi đâu nhìn rồi xót xa:
– Chị sẽ báo thù cho em!
– Nhưng ta đánh không lại hắn đâu. – Mao Tứ nói.
– Chị đã có cách! – Mao Tam hằn giọng.
Đêm hôm ấy, có kẻ nọ bị hai con sâu chui vào lỗ tai.
Đúng ra mà nói, ban đầu Cố Phán Phán đã yêu gã nhà văn.
Từ buổi đầu được nghe gã diễn thuyết, trong lòng cô đã hân hoan tôn sùng
gã. Hai người cùng bước chân ra từ miền quê nghèo khó nên tâm hồn lại
càng đồng điệu. Cô si mê tài ăn nói lưu loát trôi trảy, đắm đuối những
cử chỉ tràn đầy khí thế của gã.
Những tháng ngày nồng đượm bên gã là khoảng thời gian vui vẻ nhất cuộc đời Cố Phán Phán. Cô luôn nghĩ
mình là người may mắn duy nhất giữa vô số các nữ sinh trong buổi gặp mặt đầu tiên đó.
Trong suốt mấy tháng hai người bên nhau, cô vẫn
chưa hay biết gã đã từng qua một đời vợ, cũng chẳng bao giờ dám mơ tưởng đến việc nên duyên vợ chồng với người đàn ông kiệt xuất này.
Từ
đầu chí cuối, gã nhà văn chưa từng giúp đỡ cô về mặt vật chất, cô cũng
không đòi hỏi. Đối với cô, mối quan hệ với những người đàn ông khác chỉ
là tiền trao cháo múc không hơn, riêng gã là bến bờ tình cảm, là chỗ dựa tinh thần duy nhất của cô. Cô dùng toàn bộ sức lực để bảo vệ mảnh đất
trong sạch cuối cùng ấy, quyết không để nó hoen ố tanh hôi, nếu không cô sẽ phải đắm chìm vô vọng giữa trầm luân.
Cô chỉ muốn ở bên gã mà thôi. Cho dù phải sống như thế này.
Tối hôm đó, cô gắn cho mình cái tên “Giảo” để lên mạng tìm mối mưu sinh.
Điện thoại của đàn ông gọi đến liên tục, cô bình thản tiếp chuyện từng
người, khi ấy cô đã tê liệt, mệt mỏi tột độ.
Khi nhấc máy, cô
nghe thấy âm thanh quen thuộc vô ngần vang ra từ ống nghe, trong phút
chốc cô chưa nghĩ ra đó là ai mà chỉ hơi ngờ ngợ. Đối phương chỉ nói
đúng hai câu: “Em ở đâu?”, “Anh ở gần tòa nhà Hội Nhà Văn”.
Ngay
trong tích tắc cô bất chợt nhận ra giọng nói này chính là của người đàn
ông ấy, người đàn ông quan trọng nhất trong lòng cô. Cô cúp máy.
Đêm đó, cô không ra ngoài, tắt di động.
Đêm đó, cô nằm trở mình vật vã, cõi lòng rối như tơ vò.
Nếu cô và gã không quen biết nhau thì đêm nay dễ hai người đã thỏa thuận
xong vụ mua bán. Thế thì gã và những khách tầm hoa còn lại đâu có khác
gì nhau?
Nếu không khác, gã cũng sẽ phải trả tiền sau khi lên
giường với cô. Nhưng giữa hai người đã có không biết bao lần giao hoan
xác thịt, vậy mà gã chưa bao giờ phải tốn lấy một xu!
Gã là thần
tượng trong lòng Cố Phán Phán, cô còn chưa bao giờ dám nhìn thẳng vào
gã. Giờ đây, pho tượng đài ấy như đang lung lay sụp đổ dưới cơn bão, lớp sơn màu sặc sỡ bị đánh trôi hoàn toàn, đế lộ ra khuôn mặt thô lậu vốn
có bên trong mà ai nhìn vào cũng thấy hãi hùng.
Cố Phán Phán tự
nhủ có lẽ suốt đời cô sẽ không bao giờ gặp lại gã nữa. Và gã, có lẽ mãn
kiếp cũng sẽ không bao giờ liên lạc với cô…
Có lẽ mọi sự sẽ đứt đoạn theo cách này. Nhưng cô không can tâm.
Đột nhiên, trong đầu cô lóe lên một ý nghĩ: đòi gã một món tiền.
Em trai cô chân ướt chân ráo lên Tây Kinh chưa được bao lâu đã biến thành
kẻ vô công rồi nghề. Áp lực đè lên vai cô mỗi lúc một nặng nề. Giờ đây,
cô đang rất cần tiền.
Bao nhiêu đây?
Gã nhà văn có tiếng
tăm như vậy ắt phải có rất nhiều tiền, phải đòi một triệu tệ! Không, gã
đời nào chịu đưa số tiền ấy! Cứ nên mặc cả từ từ, rồi sau cùng gã sẽ
phải đưa ra mười vạn…
Mười vạn là tốt lắm rồi.
Cảm giác mách bảo cô rằng tỉ lệ thành công sau chót của vụ tống tiền này có lẽ sẽ là mười ăn một.
Sau khi đã chắc chắn tên sát thủ này chính là em trai mình, Cố Phán Phán
đứng dậy và lững thững bước khỏi lùm cây tới ngay trước mặt cậu. Du Huy
vừa dẫm tắt điếu thuốc, cậu liền đứng phắt dậy.
– Du Huy! – Cô lẩy bẩy gọi tên em trai.
Người kia rùng mình, quay ngoắt lại nhìn.
– Du Huy, phải em đấy không?
Người kia không đáp, chỉ đứng ngây ra nhìn cô như người mất hồn.
Tới chỗ Du Huy, Cố Phán Phán nhìn cậu chằm chằm một hồi rồi lại quay sang
cái cái xác đang nằm thẳng đơ trên mặt đất, đôi mắt cô ướt nhòa:
– Du Huy, tại sao em giết cô ấy? Ai bảo em làm vậy?
Du Huy như người vừa tỉnh cơn mê, cậu kinh hoàng thốt lên:
– Chị! Tại sao chị lại ở đây?
Cố Phán Phán nói:
– Em nói cho chị nghe đi đã!
Du Huy gằm mặt xuống, mãi một lúc lâu sau mới cất nên lời:
– Em được người ta thuê. Họ hứa trả em một món tiền, có nó rồi chị sẽ không phải phiền muộn về chuyện học hành nữa…
Cố Phán Phán bèn ôm chặt lấy người em trai, suýt chút nữa thì cô òa lên
khóc. Du Huy chỉ còn biết đứng chôn chân tại chỗ. Từ khóe mắt cậu, hai
hàng lệ ròng ròng lăn xuống.
Cố Phán Phán khóc rấm rứt một hồi rồi buông tay ra, cô nức nở:
– Du Huy, thật ra người bọn chúng muốn giết là chị đấy…
Du Huy nhìn chị một cách đầy nghi hoặc:
– Tại sao?
Cố Phán Phán nghiến răng:
– Chị dám khẳng đinh mọi chuyện đều do gã đứng sau giật dây!
– Ai? – Câu hỏi rít lên từ kẽ răng cậu.
Cố Phán Phán đáp:
– Một gã nhà văn. Nửa năm trước, chị và gã vừa gặp gỡ đã say đắm nhau.
Không ngờ gã lại là hạng lòng lang dạ sói, sau khi đã có được chị, gã
liền có ý muốn vứt bỏ. Nhưng chị không đồng ý, mấy ngày hôm nay vẫn đang kiên quyết.
Du Huy nghĩ ngợi một hồi rồi hỏi:
– Thế chị đến đây làm gì?
Cố Phán Phán cũng tần ngần trong thoáng chốc rồi đáp:
– Chính gã đã hẹn chị đến. Chị lo có chuyện gì xảy ra nên kéo cô gái này đi theo…
Cố Phán Phán cảm thấy khi cô kể chuyện, toàn thân người em trai đang run
lên bần bật. Du Huy cũng cảm thấy, toàn thân chị gái cũng đang run như
cầy sấy. Giữa vùng ngoại ô tịch mịch heo hút, hai chị em cô trở bỗng trở nên thật chơ vơ.
Xa xa bỗng ánh lên hai luồng đèn xe đang di chuyển chầm chậm.
Cố Phán Phán và Du Huy kinh hoàng quay đầu lại và nhìn chòng chọc vào nó.
Một lúc sau, hai luồng đèn xe kia bỗng rẽ ngoặt sang hướng khác rồi biến mất tăm.
Cố Phán Phán lại quay sang nhìn thi thể nằm trên mặt đất, cô tỏ ra tuyệt vọng:
– Em dại lắm! Em có biết giết người phải đền mạng không?
Du Huy cúi gằm mặt xuống, cậu rền rĩ:
– Chị ơi, chẳng may em bị bắt, chị phải cứu em bằng được…
Cố Phán Phán nghẹn ngào:
– Giết người là tội tày trời! Chị làm sao thần thông thế được?
Dứt lời, cô sực nghĩ ra điều gì đó bèn luống cuống giúi vào tay em trai một ít tiền:
– Em mau chạy đi, chạy càng xa càng tốt! Mãi mãi đừng liên lạc về thôn Hướng Dương, cũng đừng bao giờ liên lạc với chị nữa…
Du Huy im lặng hồi lâu, cậu trả lại số tiền vào túi chị gái và khăng khăng:
– Chị! Em không đi đâu cả, em sẽ không để chị một thân một mình ở Tây Kinh đâu! Em phải báo thù cho chị!
Dường như “báo thù” là hai chữ quá đỗi xa lạ với Cố Phán Phán.
Du Huy hằn học nói:
– Gã nhà văn đó… Em muốn gã chết không nhắm mắt!
Cố Phán Phán buông ánh mắt về phía xa xăm và nhắc lại hai chữ: “Báo thù…”
Du Huy nói:
– Đằng nào em cũng đang gánh trên lưng một mạng người, gánh tiếp mạng nữa cũng có hề gì!
Cố Phán Phán nói:
– Chuyện đó để sau, giờ hãy nghĩ xem phải làm thế nào đã?
Du Huy nhìn quanh quất tứ phía và lên tiếng:
– Chị ơi, đằng kia có một cái cây, ta treo cái xác lên cây đi.
– Để làm gì? – Cố Phán Phán nói.
– Người ta sẽ tưởng cô ta tự sát và sẽ không truy xét nữa. Nếu có thêm cái ghế thì càng giống… – Du Huy đáp.
Cố Phán Phán bất chợt hỏi:
– Mà em kiểm tra thử xem cô ấy chết thật chưa?
– Nếu chưa chết thật thì cô ta đã nhỏm dậy từ lâu rồi. – Du Huy đáp lạnh tanh.
Cố Phán Phán hơi cúi xuống, cô muốn ngó qua khuôn mặt Tiểu Nhụy nhưng lại
không dám, cơn gió thổi tung mái tóc thiếu nữ, che kín cả khuôn mặt.
Cô hạ giọng:
– Tốt nhất em nên phá hỏng khuôn mặt cô ta…
– Được! – Du Huy đáp.
– Em có mang dao không? – Cố Phán Phán hỏi.
– Không! Nhưng em có cách rồi! – Du Huy đáp.
Cậu đi lượn lờ một vòng xung quanh, chẳng mấy chốc đã kiếm được một mảnh thủy tinh.
Cố Phán Phán lanh lẹ xoay khuôn mặt cô gái xấu số lại. Ngay sau đó, cô
nghe thấy những tiếng thủy tinh cứa vào da thịt vang lên “xoẹt! xoẹt!” …
Sau khi đã phá hỏng khuôn mặt Tiểu Nhụy, Du Huy tay này nhấc hông, tay kia
nâng chân và rồi nhấc bổng cả xác cô gái lên. Cậu liêu xiêu bước tới bên gốc du già cô độc rồi thả cái xác xuống ngồi dựa vào gốc cây. Cậu rút
đoạn dây thừng ni lông vừa dùng để siết cổ cô ban nãy ra, thắt thành một cái vòng, chằng vào cổ cô gái, đầu kia quăng lên một cành cây xù xì to
bản…
Cố Phán Phán đứng chứng kiến từ phía rất xa, tuyệt không dám bén mảng lại gần. Lúc đó, cô chợt nhớ đến một người: Phục Thực.
Cô không hiểu nhiều lắm về cuộc sống thực của anh, thậm chí cô cho rằng
“Phục Thực” chỉ là một biệt danh chứ không hơn. Cô không biết anh trông
thế nào, làm việc ở đâu.
Cô chỉ biết anh cô độc dường nào.
Nỗi cô độc của Cố Phán Phán là nỗi cô độc vì bị tách biệt giữa chốn đô
thành xa lạ, còn nỗi cô độc của Phục Thực dường như lại là nỗi cô độc vì bị cách ly khỏi chính thế giới con người. Cô thích những người con trai dị biệt như thế. Và thế là chẳng mấy chốc cô và anh đã sa vào bể tình
nửa ảo nửa thực. Nếu gã nhà văn là người tình vĩnh cửu của Cố Phán Phán
thì người con trai này lại gần như là người sắp sửa cùng cô tiến tới một cuộc hôn nhân.
Những khi không làm ăn, Cố Phán Phán thường hàn
huyên với Phục Thực cho tới tận nửa đêm. Anh từng để lại số điện thoại
nhưng cô chưa bao giờ gọi tới. Chẳng hiểu tại sao cô cứ không dám nghe
giọng anh. Có lẽ trong lòng cô, anh quá đỗi quan trọng. Cô chỉ sợ cái
cảnh một ngày nào đó, mộng đẹp hai người từng cùng nhau xây đắp nên bỗng tan tành trong chớp mắt.
Trong buổi đêm mịt mùng ấy, Cố Phán
Phán đột nhiên nhớ tới người con trai mơ hồ hư ảo kia. Cồ quyết định gọi và hẹn anh ta tới thôn Huyền Quái gặp mặt bằng chính điện thoại của
Tiểu Nhụy.
Nếu cảnh sát phát hiện ra Tiểu Nhụy không hề tự sát và tiếp tục điều tra sâu hơn thì nghi phạm đầu tiên và lớn nhất chính là
anh ta… Vì em trai, Cố Phán Phán chỉ còn đường đưa Phục Thực vào tròng.
Du Huy ngoái lại, khẽ gọi chị:
– Chị, qua đây giúp em một tay…
Cố Phán Phán lần lần bước tới, chân thấp chân cao trên mặt đường nhấp nhô đất đá.
Thi thể của Tiểu Nhụy vẫn tựa lưng bên gốc cây. Khuôn mặt cô gái dầm dề
những máu, chẳng còn giống một khuôn mặt người. Hai mắt mở he hé tựa
đang chăm chú nhìn về phương nào qua những kẽ tóc lơ thơ. Cổ áo phông bị bung toác làm lộ ra cái nốt ruồi to bằng hạt đậu, chắc hẳn ban nãy khi
bị Du Huy siết cổ, cúc áo đã bị bung ra.
Cố Phán Phán ngồi thụp
xuống, rón rén lần tay vào túi áo Tiểu Nhụy tìm điện thoại. Cô rút tay
lại, bọc bàn tay trong lớp vải tay áo rồi mới lôi điện thoại ra, tay kia nhấc ngón tay cứng đơ của Tiểu Nhụy lên, ấn từng phím, từng phím đế gọi vào số máy Phục Thực.
Đây là lần đầu tiên cô nghe thấy giọng nói của Phục Thực, trầm trầm, khe khẽ, hệt như những gì cô từng tưởng
tượng. Cố Phán Phán cúp máy và cất điện thoại vào túi áo cũng bằng chính ngón tay của Tiểu Nhụy. Phục Thực không hề dè chừng gì hết, anh vội
vàng đến với cái bẫy đó trong bao nhiêu khấp khởi vồn vã…
Lúc ấy, Cố Phán Phán chợt muốn khóc.
Du Huy hỏi:
– Chị, chị hẹn ai thế?
Cố Phán Phán không đáp, cô chỉ nhìn chằm chằm vào phía sau lưng Du Huy. Du Huy chợt nhận ra điều gì đó, cậu từ từ quay mình lại. Một cặp mắt xanh
lè đang óng ánh giữa đêm đen. Cố Phán Phán cảm thấy ớn lạnh:
– Cái gì thế…?
Du Huy nheo mắt lại và càng lúc càng trông rõ, đó là một con chó lông lá
xồm xoàm đang phủ phục nơi bờ ruộng cách đó độ mấy mươi mét và chăm chăm dõi theo hai chị em.
– Chó đấy chị ạ!
– Không phải là… chó sói đấy chứ?
– Không thể nào!
– Tại sao nó không sủa?
– Chó hoang ấy mà!
– Chó hoang thì không sủa chắc? Em xem kìa, nó cứ nhìn chúng ta chằm chặp…
Du Huy nhặt một hòn đất, tiến tới vài bước rồi ném thật lực. Hòn đất đáp
xuống nơi cách con vật vài mét. Nó ngoảnh đầu thoáng nhìn hòn đất rồi
uốn mình đứng dậy, chạy về phía lùm cỏ hoang Cố Phán Phán ẩn nấp ban
nãy.
Du Huy nói:
– Nó chạy rồi, chúng ta nhanh tay lên!
– Được. – Cố Phán Phán đáp.
Du Huy nhấc bổng cái xác và lấy sức đưa nó lên cao. Cố Phán Phán tóm lấy
sợi dây thừng, vừa gồng tay kéo xuống, vừa giương mắt trông về phía lùm
cỏ dại. Cuối cùng hai người cũng treo được cái xác lên.
Tiếu Nhụy cứ xoay chầm chậm giữa không trung. Sợi dây chuyền thập giá đen trên cổ cô cũng đung đưa theo nhè nhẹ.