Sắc xuân mang theo hơi thở không thể ngăn cản thổi quét mà tới, ấm áp, màu xanh của lá, đóa hoa thậm chí ngay cả khu giảng đường âm u cũng trở nên sáng ngời, tay cầm bút sách mở trước mặt, Kha Bố chống cằm cả người có vẻ uể oải, nhìn thoáng qua trông như đang chăm chỉ nghe thầy giáo giảng bài, nhưng tầm mắt lại đặt trên người Chi Lý, bóng lưng mảnh khảnh, sườn mặt thanh khiết, lông mi thật dài dưới ánh sáng trông càng đẹp. Thích cái từ “đẹp” này, càng thích đem nó gán cho Chi Lý, hắn xứng đáng được nhận.
Tiếng chuông tan học vang lên, phòng học im ắng bắt đầu ồn ào. Chi Lý cảm thấy có ai đó đang nhìn mình liền quay đầu lại, khi hai mắt chạm nhau Kha Bố liền hốt hoảng dời tầm nhìn. Kha Bố không quá xoắn xuýt các câu hỏi tình cảm thường gặp, cậu có yêu tớ không? Cậu đã từng yêu ai hơn tớ chưa? So với tớ thì thế nào? Một ngày nào đó cậu sẽ hết yêu tớ chăng? Kha Bố cho rằng cứ cố chấp với những vấn đề này chính là tự tạo khoảng cách, cậu không hiểu ý nghĩa của tình yêu chân chính là gì, chỉ thuần túy muốn ở bên hắn, không có giới hạn, không có những yêu cầu vô lý. Cậu lấy sách mượn từ thư viện ra xem, tuy không ham mê đọc sách như Tô Ấu Ngôn, nhưng Kha Bố cũng có sở thích của riêng mình, cậu thích Friedrich Nietzsche, lời văn trúc trắc khó hiểu, ngôn ngữ mạnh dạn thậm chí có phần điên cuồng, tự phụ nhưng lại khiến người ta đồng cảm. [Ta đi trên con đường mà vận mệnh đã an bài, tuy ta không mong muốn đi trên con đường này, nhưng ngoại trừ tràn đầy căm phẫn đi trên con đường đó, không còn lựa chọn nào khác]. Kha Bố nhớ tới thầy giáo người nước ngoài hồi trung học, khi đó tiếng Anh quá kém cơ hồ không thể giao tiếp với vị thầy giáo cũng không giỏi tiếng Trung ấy, nhưng có một lần sau khi tan học, người thầy có mái tóc màu đỏ cùng làn da trắng bệch, gác chân lên bàn giáo viên, hút thuốc, trong mắt tựa hồ cái gì cũng có mà cũng không có, hình ảnh đó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Kha Bố. Xuất phát từ lòng hiếu kỳ với người nước ngoài, Kha Bố thường nhắn tin cho vị thầy giáo này, mỗi một lần soạn tin nhắn Kha Bố đều phải lần mò phiên dịch trên mạng rất lâu, thầy giáo hỏi tác giả yêu thích của Kha Bố, Kha Bố ngắn gọn trả lời là Friedrich Nietzsche, thầy giáo nở nụ cười, thầy giáo nói với cậu, quyển sách đầu tiên trong cuộc đời của ông chính là của Friedrich Nietzsche. Trước khi thầy giáo về nước, thầy có tặng cho Kha Bố một bộ đĩa, trên bìa chỉ có một dòng chữ viết bằng bút dầu màu đen, bạn cùng lớp cầm lấy dịch ra cho Kha Bố nghe: “Tuy em thường xuyên không thể biểu đạt những gì mình muốn nói, nhưng thầy lại biết, em muốn nói gì.” Những lời ấy vẫn khiến Kha Bố cảm động nhiều năm về sau. Chẳng hiểu tại sao, đột nhiên lại nhớ tới những chuyện vụn vặt trước đây. Khi hồi phục lại tinh thần, Chi Lý đã ngồi bên cạnh Kha Bố, cầm lấy cuốn sách trong tay Kha Bố, nhìn thoáng qua bìa sách: “Friedrich Nietzsche.”
“Ừm.” Kha Bố hững hờ đáp, hiện tại cậu không muốn gặp hắn, cho nên mới phải giả vờ ở chỗ này đọc sách, Chi Lý không bao giờ keo kiệt ôn nhu cũng như lời nói ác độc với cậu.
“Ở đây, đau khổ lớn nhất của tôi chính là cô độc….Loại cô độc ấy khiến cho một người không thể chung nhận thức với thế giới. Khi lên tới đỉnh, lại nhận ra bản thân luôn cô độc. Không ai nói chuyện cùng tôi, ngày đông giá rét hiu quạnh làm tôi phát run, tôi ở ngôi cao đến tột cùng là vì cái gì?”
Kha Bố thoáng kinh ngạc nhìn Chi Lý: “Cậu cũng đọc rồi?”
“Hồi cấp 3.”
“Tớ không nhớ hồi học cấp 3 có thấy cậu đọc sách.”
“Việc đó ấy à.” Chi Lý trả lại quyển sách cho Kha Bố: “Bắt gặp cậu ngày đó mới trở về từ thư viện.” Không thể tin được, vận mệnh cũng có loại chuyện ngẫu nhiên này sao, Kha Bố xem đồng hồ, sắp vào giờ học, Chi Lý vừa mới đứng dậy, Kha Bố gọi Chi Lý lại: “Này, cuối tuần có rảnh không?”
“Không.”
“Xin hỏi cuối tuần này có rảnh không?”
“Làm gì?”
“Ra ngoài chơi đi.”
“Chơi?”
Kha Bố đẩy mạnh Chi Lý: “Cậu nên mừng thầm mới phải, tớ tốt bụng rủ cậu hẹn hò.” Kha Bố kiêu ngạo nói, Chi Lý nghiêng đầu khó hiểu hỏi: “Việc này mà cũng cần mừng thầm à?”
“Đừng dùng vẻ mặt ấy đả kích lòng tự trọng của tớ.”
“Cái gì?”
Cuối tuần, Kha Bố cho hai tay vào túi áo đứng chờ ở bến xe bus, sớm không đến muộn không đến, Sở Hạo Vũ thế nhưng lại xuất hiện ngay lúc này: “Ái chà! Hai cậu muốn vào nội thành a? Thực trùng hợp, tớ cũng định đi mua vài thứ, cùng nhau đi đi.”
“Cậu tốt bụng nhỉ.” Kha Bố không tình không nguyện.
“Thái độ kiểu gì đấy, cho dù cậu không bằng lòng, Chi Lý cũng chưa nói gì, đúng không?” Sở Hạo Vũ tươi cười hi hi ha ha khoác vai Chi Lý, Chi Lý bất động thanh sắc nhìn cái tay đang khoác lên vai mình, Sở Hạo Vũ thức thời rụt tay lại. Xe bus từ từ đỗ lại trước bến, Kha Bố lên xe, Chi Lý lên xe, Sở Hạo Vũ lên xe, đứng ở cửa xe.
“Hạo Vũ.”
“Sao thế?”
“Tớ phải đá cậu, có thể chứ?” Khoảnh khắc khi cửa xe sắp đóng lại, Chi Lý một cước đá Sở Hạo Vũ xuống xe. Kha Bố bình thản nói: “Như vậy không tốt lắm đâu.”
“Tớ có hỏi qua ý kiến của cậu ta.”
“Ừ nhỉ.” Chi Lý đi đến chỗ ghế trống, ngồi ghế ngoài gần đường qua lại, Kha Bố trả tiền xe xong đến bên cạnh Chi Lý, ngồi ở chỗ cạnh cửa sổ, hóa ra vẫn nhớ a, dường như việc này theo năm tháng đã trở thành thói quen của hai người. Xe thong thả mà chạy, tiếng nói chuyện rôm rả, ngoài cửa sổ là phong cảnh quen thuộc. Kha Bố dán mặt vào cửa kính xe: “Chi Lý, giới tính nam, diện mạo rất được, thành tích ưu tú, nổi trội ở nhiều mặt, không thể chịu được nóng bức, chỉ uống nước khoáng và uống sữa, thỉnh thoảng cũng uống cà phê, rất ít khi cười, dục vọng chiếm hữu rất mạnh, miệng vừa ngọt vừa xấu xa. Không thích ăn mỳ, không thích bị người khác tóm được nhược điểm, không thích từ láy, không thích bị gọi là bảo bối, không thích kem vị cỏ, không thích mấy loại quả giống dưa, như bí đao, mướp đắng, không thích đồ ngọt đặc biệt là kẹo, khi chat trên QQ không thích biểu tượng cảm xúc, không thích nói chuyện phiếm trên điện thoại. Thích nói hai chữ “cái gì”, thích màu xanh lam, thích vẽ tranh cho dù vẽ rất xấu, thích trêu cợt người khác, thích một nam sinh tên là Kha Bố. Sở thích có rất ít, cho nên nam sinh tên là Kha Bố kia không lo bị giành mất vị trí.” Nói xong một đoạn dài, Kha Bố thông qua cửa sổ nhìn ảnh phản chiếu của Chi Lý: “Sao hả, báo cáo tổng kết của tớ với cậu sáu năm qua, có hỏi gì không?”
“Cái gì?”
“Tình huống này phải trả lời bằng câu hỏi, Kha Bố không thích gì nhất?”
“Mùa đông mặc dày trông như con gấu, tiền, việc không tốn sức, ồn ào, cười nhạo người khác, ỡm ờ trên giường, gia đình.”
“Nghe cậu nói như vậy, tớ chẳng hề vui chút nào.” Kha Bố nghiến răng nghiến lợi nói: “Xem ra trong lòng cậu cũng rõ những gì tớ thích không bao gồm cậu.”
“Cậu chỉ hỏi thích cái gì.” Ô tô trên đường đi xóc nảy, thanh âm của Chi Lý hòa với tiếng xe, tiếng ồn ào, tiếng khịt mũi, tiếng tim đập của Kha Bố: “Không hỏi thích ai nhất.”
“Cậu, tự tin quá đấy! Có điều xem ra cậu rất thích cái người tên là Kha Bố, đối với những thứ cậu ta thích đều tường tận.”
“Có lẽ, may mà cậu ta không ở đây, bằng không thấy tớ và cậu ở bên nhau, sẽ ghen.”
Kha Bố bật cười, khuôn mặt dán lên cửa kính xe bị ép đến biến dạng, lưu lại dấu vết nhợt nhạt. Đến nơi rồi, Kha Bố nhảy xuống xe duỗi thắt lưng. Kế tiếp, hẹn hò rốt cuộc cần làm những chuyện gì? Kha Bố lôi tờ giấy nhỏ trong túi áo ra: đi dạo phố, ăn cơm, lại đi dạo phố, lại ăn cơm, xem phim, về nhà. Chậc chậc, hành trình này, cực kỳ không phong phú.
“Cậu muốn mua cái gì không.”
“Không.”
“Tớ có thể tặng cho cậu.” Lời này hắn nên nói mới phải chứ? Kha Bố căm giận thầm nghĩ, cậu đã không mở lời thì để tớ nhắc cho nhớ vậy, Chi Lý nghĩ nghĩ: “Xe thể thao.”
“Cái đó sao mà tớ tặng nổi!!!”
“Thế nên đừng có hỏi.”
“Tóm lại, đến tiệm sách trước mua sách mà Ấu Ngôn yêu cầu.” Hai người đến của hàng sách, Kha Bố tạo khoảng cách giữa hai người: “Bởi vì thái độ của cậu, tớ quyết định phân công nhau hành động, hẹn gặp lại.” Kha Bố biến mất trong đống giá sách. Tìm được sách Ấu Ngôn cần, Kha Bố thăm dò nhìn ngó xác định không có bóng dáng của Chi Lý, cầm một tập vẽ màu xanh lam, đặt xuống dưới cùng. Khi nhân viên cửa hàng chuẩn bị tính tiền, Kha Bố bỗng: “Hắt xì.”Chi Lý lãnh đạm nhìn Kha Bố: “Khi ở cạnh tớ đừng làm chuyện mất mặt.” Cho đến lúc nhân viên cửa hàng cất tập vẽ vào túi, Kha Bố mới yên tâm liếc trắng mắt Chi Lý: “Tớ rất bẽ mặt thật ngại quá.” Sau khi Chi Lý thanh toán xong, Kha Bố cầm túi sách ra khỏi cửa hàng: “Những lúc thế này cậu nên xách mới đúng chứ?”
“Cậu không có tay à?”
“Cậu có hiểu thế nào là hẹn hò không hả.” Kha Bố ném túi sách vào lòng Chi Lý.
Sau đó thì đi làm những việc nhàm chán khác, xem phim xong, hai người ra khỏi rạp, Kha Bố nhìn thoáng qua tủ lạnh bên ngoài cửa hàng, lại gần: “Không ngờ mùa này mà cũng bán kem, ông chủ, cho hai que kem.”
Hai người cầm kem đứng trước bê sn xe bus, lúc này bến xe bus để về trường ratas vắng vẻ, chỉ còn tiếng Kha Bố cắn kem: “Oa, lạnh quá.” Kha Bố liếm cây kem vị cỏ nói: “Đúng rồi, tớ nhớ lần trước tiền kem cậu còn thiếu tớ năm đồng.”
“Đó không phải vị tớ thích.”
“Quỷ xấu xa, tớ sẽ nhắc cậu đến khi nào trả mới thôi.” Kha Bố lại cắn một miếng kem, vươn tay lấy tập vẽ từ trong túi sách Chi Lý đang cầm: “Tặng cho cậu, coi như quà lần đầu hẹn hò.” Chi Lý nhìn tập vẽ màu xanh lam: “Đây là đáp lễ.” Chi Lý cúi người xuống, khi sắp chạm môi, Kha Bố dùng tay che miệng: “Hiện tại không phải vị cậu thích.” Trong miệng còn sót lại vị cỏ nhàn nhạt. Chi Lý túm lấy tay Kha Bố: “Cố chịu là được.” Hơi thở của Chi Lý vùi lấp vị cỏ kia, cũng xóa tan sự lạnh lẽo.
Hôm sau, Kha Bố đem túi sách đưa cho Tô Ấu Ngôn, Tô Ấu Ngôn kiểm tra,rút ra một quyển trong số đó ném cho Kha Bố, Kha Bố nhận lấy, tên tác giả màu vàng nhạt trên bìa sách là Friedrich Nietzsche.