Cha Giàu Cha Nghèo

Quyển 1 - Chương 8: Tập 1



Tác giả: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter

Có 5 lý do cốt yếu giải thích tại sao nhiều người hiểu biết về tài chính nhưng vẫn không thể phát triển được những cột tài sản có thể tạo ra một lượng vòng quay tiền mặt lớn, những cột tài sản có thể cho phép họ sống cuộc sống an nhàn thay vì phải làm việc toàn thời gian để trả hóa đơn. 5 lý do này là:

1.Sự lo sợ 2.

2.Sự hoài nghi. 3.

3.Sự lười biếng.

4. Những thói quen xấu.

5. Tính kiêu ngạo.

Lý do thứ 1:

Hãy vượt qua nỗi lo bị mất tiền. Tôi chưa bao giờ gặp ai thực sư muốn bị mất tiền cả. Và suốt đời tôi cũng không gặp được người giàu nào mà chưa từng bị mất tiền. Nhưng tôi đã gặp rất nhiều người nghèo không bao giờ để mất một xu nào Đó chính là đầu tư.

Nỗi lo bị mất tiền là rất thực tế. Mọi người đều lo, ngay cả những người giàu. Nhưng nỗi lo đó không phải là vấn đề. Vấn đề là ban xử lý nổi lo đó như thế nào, xử lý việc mất mát như thế nào, xử lý các sai lầm như thế nào… đó mới chính là điều làm nên sự khác biệt trong cuộc sống mỗi người. Điều này đúng với mọi thứ chứ không chỉ riêng tiền bạc. Khác biệt chủ yếu giữa người giàu và người nghèo chính là cách họ điều khiển nỗi sợ đó.

Có sợ cũng không sao cả. Nhắc đến tiền bạc mà tỏ ra nhát gan cũng không sao. Bạn vẫn có thể giàu được. Chúng ta đều là những anh hùng ở một mặt nào đó và là những kẻ hèn nhát ở những khía cạnh khác. Vợ của bạn tôi là một y tá ở phòng cấp cứu. Mỗi lần nhìn thấy máu là cô lại lao vào hành động ngay, nhưng khi tôi nói đến việc đầu tư thì cô ấy chạy trốn mất. Còn tôi, mỗi lần nhìn thấy máu, tôi không hề chạy đi mà chỉ lăn ra bất tỉnh.

Người cha giàu rất hiểu nỗi ám ảnh về tiền bạc. Ông nói: “Một số người rất sợ rắn. Một số khác rất sợ bị mất tiền. Cả hai đều là những kiểu ám ảnh.” Vì vậy, giải pháp của ông với nỗi ám ảnh bị mất tiền là: “Nếu anh ghét mạo hiểm và lo lắng, hãy bắt đầu mọi việc ngay từ sớm.,” Đó là lý do tại sao các ngân hàng thường khuyến khích bạn biến việc tiết kiệm thành một thói quen ngay khi còn nhỏ. Nếu bắt đầu lúc còn trẻ, bạn sẽ rất dễ làm giàu. Tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này nhưng có một khác biệt lớn giữa những người bắt đầu tiết kiệm ở tuổi 20 và tuổi 30. Một khác biệt chóng mặt.

Người ta nói rằng một trong những điều kỳ diệu trên thế giới là năng lực của tiền lãi kép. Người hàng xóm của tôi làm việc tai một công ty máy tính lớn. ông đã làm ở đây suốt 25 năm. Trong 5 năm nữa, ông sẽ rời công ty với 4 triệu đô la nằm trong kế hoạch về hưu của ông. Chúng được đầu tư gần hết vào quỹ công trái chung phát triển nhanh, mà sau đó ông sẽ biến chúng thành các dạng ngân phiếu và chứng khoán. Khi về hưu, ông chỉ mới 55 tuổi và ông có vòng quay tiền mặt không trả lãi là hơn 300.000$ một năm, nhiều hơn cả tiền lương của ông.

Như vậy tức là có thể làm được điều này, dù bạn sợ mất mát hay ghét phải mạo hiểm. Nhưng bạn phải bắt đầu từ sớm và dứt khoát phải có một kế hoạch lương hưu, và cũng nên thuê một người lập kế hoạch tài chính mà bạn tin tưởng để hướng dẫn bạn trước khi đầu tư vào bất cứ cái gì.

Nhưng nếu bạn không còn nhiều thời gian nữa hoặc nếu bạn muốn được nghỉ hưu sớm thì sao? Bạn có thể điều khiển nỗi sợ của mình như thế nào?

Người cha nghèo của tôi không làm gì cả. Đơn giản là ông né tránh vấn đề này và từ chối thảo luận.

Ngược lại, người cha giàu khuyên tôi hãy suy nghĩ như một người Texas. Ông thường nói: “Cha thích Texas và những người Texas. Ở Texas, mọi thứ đều lớn. Khi một người Texas chiến thắng, đó là một chiến thắng lớn. Và khi họ thất bại, thất bại đó cũng thật ngoạn mục.”

Tôi hỏi: “Họ thích thất bại à?”

Người cha giàu trả lời: “Cha có nói thế đâu. Không ai thích thất bại cả. Con hãy chỉ ra một người thua trận vui vẻ và cha sẽ cho con thấy thế nào là một người thua trận thực sự. Đó chính là phái độ cua người Texas khi đối mặt với sự mao hiểm, sự tưởng thưởng và sự thất bại mà cha đang nói tới. Đó là cách mà họ xử lý cuộc sống. Họ sống rất phóng khoáng. Không như hầu hết những người quanh đây, mỗi khi nói đến chuyện tiền bạc là lại giống như những con gián vậy. Gián rất sợ người ta chiếu ánh sáng lên người chúng. Còn những người này rên rỉ khi bị người giúp việc ở cửa hàng tạp phẩm lừa gạt mất 25 xu.”

Người cha giàu tiếp tục giải thích:

“Điều cha thích nhất là phái độ của con người Texas. Họ tự hào khi chiến thắng và họ khoác lác khi thua cuộc. Texas có câu nói: ‘Nếu anh sấp bị phá sản thì hãy phá sản sao cho to tát’. Họ không muốn thừa nhận họ bị phá sản vì một ngôi nhà. Hầu hết mọi người quanh đây sợ bị mất đến nỗi họ không có cái nhà nào để mất cả.”

Người cha giàu thường bảo Mike và tôi rằng: lý do lớn nhất dẫn đến việc không thành công tài chính là vì hầu hết mọi người muốn được an toàn. Ông nói: “Người ta sợ thất bại đến nỗi họ thất bại thật”

Fran Tarkenton, một cựu tiền vệ xuất sắc của NFL, nói điều này theo một cách khác: “Chiến thắng nghĩa là không sợ thất bại.”

Trong cuộc sống, tôi thấy rằng chiến thắng thường đi sau sự thất bại. Trước khi có thể chạy xe đạp, tôi đã bị ngã rất nhiều lần. Tôi chưa bao giờ gặp người chơi gôn nào chưa từng bị mất trái banh. Tôi chưa bao giờ gặp một người đang yêu nào chưa từng đau khổ. Và tôi chưa bao giờ gặp một người giàu nào chưa từng bị mất tiền. Vì vậy với hầu hết mọi người, lý do họ không thành công về tài chính là vì nỗi đau bị mất tiền còn lớn hơn rất nhiều so với niềm vui được giàu có. Ở Texas có một câu nói khác: “Mọi người đều muốn lên thiên đường nhưng không ai muốn chết.” Hầu hết mọi người đều mơ được trở nên giàu có, nhưng lại rất sợ phải mất tiền. Vì vậy mà họ không bao giờ giàu lên được.

Người cha giàu thường kể cho Mike và tôi nghe những chuyến đi đến Texas của ông: “Nếu các con thực sự muốn học cách xử lý các rủi ro, mất mát và thất bại, hãy đến San Antonio và thăm Alamo. Ở Alamo có một câu chuyện rất hay về những con người can đảm đã chọn cách chiến đấu để chống lại quân thù tràn ngập, dù biết rằng không có một hy vọng chiến thắng nào. Họ thà chết chứ không chịu đầu hàng.

Đó là một câu chuyện rất cảm động và đáng học tập, tuy nhiên, nó vẫn là một thất bại quân sự bi thảm. Những người lính nọ đã đưa mình vào chỗ chết. Một thất bại. Họ mất mát. Vậy người Texas đón nhận thất bại như thế nào? Họ vẫn gào lên: “Hãy nhớ lấy Alamo!”.

Mike và tôi được nghe câu chuyện này rất nhiều lần. Người cha giàu luôn kể cho chúng tôi nghe khi ông sắp có một vụ giao dịch lớn và ông cảm thấy căng thẳng. Sau khi cần cù làm việc và cho dù thành công hay thất bại, ông vẫn kể lại câu chuyện này với chúng tôi. Mỗi lần ông sợ phạm sai lầm hay sợ bị mất tiền ông nhắc lại câu chuyện đó. Nó cho ông sức mạnh và nó nhắc nhở ông rằng: trong vấn đề tài chính, ông luôn có thể chuyển bại thành thắng. Người cha giàu biết rằng thất bại chỉ làm cho ông mạnh mẽ hơn và khôn ngoan hơn. Không phải ông muốn thất bại mà ông biết rõ ông là ai và ông sẽ xử lý thất bại như thế nào. Ông sẽ chấp nhận nó và biến nó thành chiến thắng. Điều đó đã giúp ông thành công, cho ông sự can đảm để vượt qua giới hạn mà người khác phải lùi lại. “Chính vì vậy mà cha rất thích người Texas. Họ chấp nhận một thất bại lớn và biến nó thành một địa điểm du lịch có thể đem đến hàng triệu đồng.”

Nhưng ngày nay, có lẽ câu nói có ý nghĩa nhất với tôi là: “Người Texas không chôn vùi thất bại. Họ lấy cảm hứng từ đó. Họ chấp nhận thất bại và biến chúng thành những tiếng thét xung trận. Thất bại truyền cảm hứng cho người Texas chiến thắng. Nhưng đây không phải là một công thức dành riêng cho người Texas. Nó là công thức của tất cả những người chiến thắng.”

Khi nói việc té xe đạp là một phần trong giai đoạn tập chạy xe, tôi nhớ là càng bị té xe nhiều, tôi càng quyết tâm học chạy xe nhiều hơn chứ không hề nhụt chí. Tôi cũng đã nói rằng tôi chưa bao giờ gặp một người chơi gôn chưa từng bị mất trái banh. Để trở thành một người chơi gôn giỏi, việc mất trái banh hay thua trận đất chỉ khiến cho họ chơi tốt hơn luyện tập tích cực hơn, học hỏi nhiều hơn. Đó chính là điều làm cho họ giỏi hơn. Với những người chiến thắng, thất bại truyền cảm hứng cho họ. Với những người thua trận, thất bại đánh gục họ.

John D. Rockefeller đã từng nói: “Tôi luôn cố gắng biến tai họa thành các cơ hội” và tôi rất lấy làm thích thú với câu nói đó.

Thất bại gây cảm hứng cho người chiến thắng và đánh gục người thua trận. Bí mật lớn nhất cua những người chiến thắng là thất bại gây cảm hứng cho sự chiến thắng, vì vậy mà họ không sợ thất bại. Fran Tarkenton đã đừng nói: “Chiến thắng nghĩa là không sợ thất bại.” Những người như Fran Tarkenton không sợ thất bại vì họ biết mình là ai. Họ ghét phải thất bại, vì vậy họ biết rằng sự thất bại sẽ chỉ gây cảm hứng cho họ trở nên giỏi hơn. Có một khác biệt lớn giữa việc sợ mất và ghét bị mất. Hầu hết mọi người sợ mất tiền đến nỗi họ mất thật. Họ bị phá sản vì một căn nhà. Về mặt tài chính, họ quá an toàn và quá nhỏ nhặt. Họ mua những ngôi nhà lớn và những chiếc xe lớn, nhưng không chịu đầu tư lớn. Lý do chính mà hơn 90% dân chúng Mỹ phải vật lộn với vấn đề tài chính là vì họ không muốn bị thua lỗ. Nhưng lối chơi của họ không đem đến chiến thắng.

Họ tìm đến những người lập kế hoạch tài chính, kế toán viên hay người mua bán chứng khoán và mua một danh mục vốn đầu tư công ty đã cân bằng. Hầu hết đều có tiền mặt trong các tài khoản, ngân phiếu lợi tức thấp, quỹ công trái chung có thể buôn bán trong một gia đình công trái, và một số chứng khoán cá nhân. Đó là một số vốn đầu tư lớn với những người thích được an toàn. Nhưng chơi an toàn và “cân đối”, danh mục vốn đầu tư này không phải là cách mà những nhà đầu tư thành công thường chơi.

Nếu bạn có ít tiền mà muốn làm giàu, bạn cần phải “tập trung” chứ không nên “cân đối”. Nếu nhìn vào điểm khởi đầu của một nhân vật thành công, bạn sẽ thấy họ không hề cân bằng. Những người cố làm cho cân bằng đều không đi đến đâu cả. Họ dậm chân tại chỗ. Để tiến lên, đầu tiên bạn phải làm cho không cân đối. Cứ thử nhìn cách bước đi của bạn mà xem.

Thomas Edison không cân đối. Ông rất tập trung. Bill Gates không cân đối. Ông ta tập trung. Donald Trump cũng tập trung. George Soros cũng tập trung. George Patton không dàn rộng hàng ngũ xe tăng. Ông tập trung chúng lại và đánh vào những điểm yếu trong hàng ngũ Đức. Người Pháp dàn quân theo phòng tuyến Maginot và bạn đã biết chuyện gì xảy ra với họ rồi đấy.

Nếu bạn thực sự khao khát được giàu có, bạn phải có sự tập trung. Hãy đặt nhiều quả trứng vào ít rổ thôi. Đừng làn như những gì mà người nghèo và người trung lưu thường làm: đặt thật ít trứng vào nhiều rổ.

Nếu bạn ghét bị mất mát, hãy chơi an toàn. Nếu những mất mát làm cho bạn yếu đi, hãy chơi an toàn. Hãy đi cùng sự đầu tư cân đối. Nếu bạn đã quá 30 tuổi và rất sợ phải mạo hiểm thì đừng thay đổi. Hãy chơi an toàn nhưng hãy bắt đầu thật sớm. Hãy bắt đầu tích lũy giỏ trứng của bạn càng sớm càng tốt vì việc đó sẽ rất mất thời gian.

Nhưng nếu bạn đang ôm giấc mộng tự do - thoát khỏi vòng Rat Race - câu hỏi đầu tiên bạn phải tự hỏi mình là: “Tôi sẽ phản ứng lại với thất bại như thế nào?” Nếu thất bại truyền cảm hứng cho bạn chiến thắng, thì có thể bạn nên đi theo chúng - nhưng chỉ “có thể” thôi. Nếu thất bại làm cho bạn yếu đi hay khiến bạn cáu kỉnh và nóng nảy - như những đứa bé hư hỏng gọi luật sư đến để sắp xếp việc kiện cáo mỗi lần có chuyện xảy ra - thì hãy chơi cho an toàn. Hãy giữ lấy công việc hàng ngày hoặc là mua công trái hay các dạng ngân phiếu. Nhưng hãy nhớ rằng dù chúng có an toàn hơn thì vẫn luôn có một chút mạo hiểm trong những công cụ này.

Tôi nói tất cả những điều này, nhắc đến những người Texas và Fran Tarkenton, vì chỉ muốn bạn nhớ rằng: sắp xếp cột tài sản là một việc rất dễ dàng. Nó thực sự là một trò chơi đòi hỏi ít năng khiếu. Nó không cần phải học hỏi nhiều, chỉ cần điểm 5 là đủ. Nhưng dấn vốn cho cột tài sản là một trò chơi đòi hỏi rất nhiều sự can đảm, kiên nhẫn và một thái độ hào hiệp khi thất bại. Những người thua trận luôn né tránh thất bại. Nhưng thất bại lại biến người thua trận thành người chiến thắng. Hãy nhớ lấy Alamo.

Lý do thứ 2

. Hãy vượt qua sự hoài nghi. “Trời sắp sập! Trời sắp sập?” Hầu hết chúng ta đều biết câu chuyện về “chú gà con”, chạy quanh sân gà vịt thông báo một sự tận số sắp đến. Sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi chúng ta đều có một “chú gà con”, như vậy. Tất cả chúng ta đều là những “chú gà con”, khi nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ che phủ suy nghĩ của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều có những mối nghi ngờ, đại loại như: “Tôi không khôn ngoan”. “Tôi không đủ khả năng.” “Có rất nhiêu người tài giỏi hơn tôi.” Và những mối nghi ngờ này làm tê liệt chúng ta. Hoặc chúng ta luôn tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế bị khủng hoảng ngay sau khi tôi bỏ tiền đầu tư?” “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không làm chủ được và không thể lấy tiền lại?” “Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ không theo kế hoạch?”…

Hoặc chúng ta có những người bạn hay những người ta yêu mến luôn nhắc nhở chúng ta về những thiếu sót của chúng ta bất kể chúng ta hỏi họ chuyện gì. Họ thường nói: “Sao anh lại nghĩ rằng anh có thể làm được điều đó chứ?” “Nếu đó là một ý tưởng hay thì tại sao không ai chịu làm?”, “Điều đó không bao giờ thực hiện được. Anh không biết anh đang nói gì cả”, Những lời lẽ đầy nghi hoặc này thường nhiệt tình đến mức chúng ta không thể bắt tay hành động được nữa. Trong lòng chúng ta có một cảm giác khủng khiếp, đến độ chúng ta không tiến được lên phía trước. Vì vậy mà ta đứng lại với những gì an toàn và để cơ hội vuột qua. Chúng ta nhìn đời trôi đi khi chúng ta ngồi im bất động với một khối u nhạt nhẽo trong cơ thể. Tất cả chúng ta đều cảm thấy điều này vào một lúc nào đó trong cuộc sống, một số người thường xuyên hơn những người khác

Peter Lynch ở quỹ công trái danh tiếng Fidelity Magenan nói rằng việc cảnh báo trời sập cũng giống như một thứ “tiếng ồn”, mà tất cả chúng ta đều nghe thấy. “Tiếng ồn” này được tạo ra trong đầu chúng ta hoặc đến từ bên ngoài, thường là từ những người bạn, gia đình đồng nghiệp hoặc các phương tiện truyền thông. Lynch nhắc lại những năm 1950, khi mối đe doạ về một cuộc chiến tranh hạt nhân phổ biến trên báo chí đến nỗi người ta bất đầu xây dựng hầm trú ẩn lánh phóng xạ dự trữ thức ăn và nước. Nếu lúc ấy họ đầu tư tiền bạc vào thị trường một cách khôn ngoan thay vì xây dựng hầm trú ẩn, có lẽ ngày nay họ đã trở nên sung túc về tài chính rồi.

Hầu hết mọi người đều nghèo vì cứ hễ nói đến chuyện đầu tư là thế giới này lại đầy những “chú gà con” chạy quanh và la lên: “Trời sắp sập! Trời sắp sập?” Và vì những chú gà con này đều hiện diện trong mỗi chúng ta, nên phải rất can đảm mới không để cho những lời đồn về sự bất hạnh u ám tác động lên mối hoài nghi và nỗi lo sợ của bạn.

Một ví dụ khác, tôi để một phần nhỏ của cột tài sản trong giấy chứng nhận thế chấp nợ thay vì cất trong tài khoản. Với số tiền này, tôi kiếm được khoản lời 16% một năm, chắc chắn là nhiều hơn con số 5% do ngân hàng đưa ra. Tờ chứng nhận được bảo đảm bằng bất động sản và có hiệu lực theo luật pháp bang, còn tốt hơn hầu hết các ngân hàng. Cách thức mua giúp cho chúng an toàn. Chúng chỉ không có khả năng thanh toán ngay bằng tiền mặt thôi. Vì vậy mà tôi xem chúng như những tài khoản từ 2 đến 7 năm.

Hầu như mỗi khi tôi kể cho người khác nghe, nhất là nếu họ cất tiền trong ngân hàng, rằng tôi giữ tiền bằng cách này, họ đều nói như vậy là mạo hiểm. Họ cho tôi biết những lý do vì sao không nên làm thế. Khi tôi hỏi họ lấy thông tin từ đâu, họ nói từ bạn bè hay từ một tạp chí đầu tư nào đó. Họ không bao giờ làm điều này, và họ cho những người đang làm điều đó biết lý do tại sao không nên làm. Lợi nhuận thấp nhất mà tôi mong đợi là 16%, nhưng những người đầy nghi ngờ thì luôn sẵn sàng chấp nhận 5%. Sự hoài nghi có cái giá quá đắt.

Quan niệm của tôi là chính những hoài nghi và yếm thế này làm cho người ta nghèo đi trong khi cả thế giới đang chờ bạn giàu lên. Chỉ vì nghi ngờ và bám víu vào sự an toàn mà người ta cứ nghèo mãi. Như tôi đã nói, xét về mặt kỹ thuật thì thoát khỏi vòng Rat Race là một việc rất đơn giản, không cần phải học thật cao mới làm được. Nhưng chính sự hoài nghi đã làm lụn bại mọi người.

Người cha giàu nói: “Những người yếm thế không bao giờ chiến thắng. Sự nghi ngờ cùng với nỗi lo sợ chính là hai nhân tố tạo nên một người yếm thế. Những người yếm thế thì hay phê bình, còn những người chiến thắng thì phân tích mọi việc”.

Người cha giàu giải thích rằng những lời chỉ trích làm cho người ta mù quáng, còn những lời phân tích lại giúp con người sáng mắt ra. Sự phân tích giúp người chiến thắng nhận ra những cơ hội mà người khác bỏ qua, và đây chính là chìa khóa của mọi thành công. Trong thị trường chứng khoán, tôi thường nghe người ta nói: “Tôi không muốn mất tiền.” À, vậy thì điều gì làm cho họ nghĩ là tôi hay những người khác thích được mất tiền chứ? Họ không làm ra tiền vì họ đã chọn không để mất tiền. Thay vì phân tích sự việc, họ từ chối một phương tiện đầu tư đầy quyền lực khác…

Trong thị trường chứng khoán, tôi thường nghe người ta nói: “Tôi không muốn mất tiền.” À, vậy thì điều gì làm cho họ nghĩ là tôi hay những người khác thích được mất tiền chứ? Họ không làm ra tiền vì họ đã chọn không để mất tiền. Thay vì phân tích sự việc, họ từ chối một phương tiện đầu tư đầy quyền lực khác…

Tháng 12 năm 1996, tôi đạp xe đi dạo với một người bạn ngang qua trạm xăng của người hàng xóm. Anh ta nhìn bảng báo và thấy giá dầu tăng. (xin nói thêm là anh bạn tôi luôn ôm một khối ưu tư lo lắng, hay cũng có thể gọi anh ta là một “chú gà con”. Với anh ta, bầu trời thường xuyên sắp sập).

Khi về nhà, anh ta nói với tôi về những con số thống kê cho thấy giá dầu sẽ tiếp tục tăng lên như thế nào trong những năm tới. Những thông tin này tôi chưa bao giờ nghe nói đến, dù rằng tôi đang sở hữu một số lớn cổ phần quan trọng của một công ty dầu hiện tại. Với những thông tin này, ngay lập tức tôi bắt đầu tìm kiếm và phát hiện ra một công ty dầu mới tinh đang tìm kiếm các mỏ dầu. Người môi giới của tôi rất hứng thú với công ty mới này, và tôi mua 15.000 cổ phần với giá một cổ phần là 65 xu.

Tháng 2 năm 1997, cũng anh bạn này cùng tôi đi ngang qua trạm xăng ấy, và rõ ràng là giá tiền mỗi lít dầu đã tăng lên gần 15%. Một lần nữa, “chú gà con” lại lo lắng và phàn nàn. Tôi thì chỉ mỉm cười vì trong tháng giêng năm 19971 công ty dầu bé nhỏ của tôi đã thành công và trị giá 15.000 cổ phần kia tăng lên đến 3$ một phần. Và giá dầu sẽ còn tăng lên nữa nếu như những gì anh bạn tôi nói là sự thật.

Thay vì phải phân tích mọi chuyện, những “chú gà con” này lại không chịu suy nghĩ. Nếu hầu hết mọi người đều hiểu được rằng một lệnh “stop” làm việc như thế nào trong việc đầu tư thị trường chứng khoán, hẳn sẽ có nhiều người đầu tư để chiến thắng hơn là những người đầu tư chỉ để chuốc lấy thất bại. Lệnh “stop” đơn giản là một lệnh trong máy tính cho phép tự động bán các cổ phần khi giá bắt đầu hạ, giúp bạn giảm thiểu việc bị thua lỗ và tăng tối đa lợi nhuận. Nó là một công cụ có ích cho những người sợ bi mất mát.

Mỗi khi tôi thấy người ta tập trung quá nhiều vào chuyện “Tôi không muốn” hơn là những gì họ thực sự muốn, tôi biết rằng “tiếng ồn” trong đầu họ quá lớn. Những “chú gà con” đã chiếm lĩnh đầu óc của họ và đang la um lên: “Trời sắp sập”. Vì vậy mà họ né tránh những gì họ “không muốn”, nhưng họ phải trả một cái giá quá lớn. Có thể họ sẽ không bao giờ đạt được những gì họ muốn.

Người cha giàu hay kể chúng tôi nghe câu chuyện về đại tá Sanders và ông thường kết luận: “Hãy làm như đại tá Sanders đã làm.”

Năm 66 tuổi Sanders làm ăn thất bại và phải sống bằng những tấm ngân phiếu phúc lợi xã hội. Không hề nản lòng, Sanders bắt đầu đi vòng quanh nước Mỹ bán công thức làm món gà rán. Người ta đã quay lưng lại với ông cả 1009 lần trước khi có ai đó gật đầu “Được đấy”. Và Sanders lại trở thành một triệu phú ở lứa tuổi mà hầu hết mọi người đều bỏ cuộc. Người cha giàu nói về Harlan Sanders: “Ông ấy là một con người can đảm và ngoan cường.”

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy nghi ngờ và e ngại trước một vụ đầu tư nào đó, hãy làm như đại tá Sanders đã làm với “chú gà con” của ông. Ông rán nó lên.

Lý do thứ 3.

Sự lười biếng. Người bận rộn thường là những người lười biếng nhất. Ta đã nghe nhiều những câu chuyện về một nhà kinh doanh phải làm việc vất vả để kiếm tiền và chu cấp đầy đủ cho vợ con. Ông ngồi lì trong văn phòng nhiễu giờ liền và đem việc ở công ty về nhà làm cả những ngày cuối tuần. Một ngày kia, ông trở về và phải đối mặt với một ngôi nhà trống. Vợ con ông đã bỏ đi. Ông biết giữa hai vợ chồng đang có rắc rối, nhưng ông vẫn thích làm việc hơn là củng cố lại mối quan hệ, vì vậy mà ông để mặc và tiếp tục lao vào công việc. Mất hết tinh thần, công việc của ông trượt dài và cuối cùng thì ông mất việc.

Ngày nay, tôi thường gặp nhiễu người rất bận bịu với tài sản của họ. Và cũng có những người rất bận bịu lo lắng cho sức khỏe của họ. Đều cùng một lý do cả. Họ bận rộn, và họ xem việc bận rộn là một cách để né tránh cái gì đó mà họ không muốn phải đối mặt. Không ai biết điều đó. Nhưng từ sâu thầm trong tâm hồn, họ biết. Thực sự, nếu bạn nhắc nhở họ thì họ thường trả lời bằng cách nổi giận hay cáu kỉnh.

Nếu họ không bận làm việc hay bận rộn với những đứa trẻ, họ thường bận xem truyền hình, câu cá, chơi gôn hay đi mua sắm. Tuy nhiên! sâu trong tâm hồn, họ biết rằng họ đang né tránh một điều quan trọng. Đó là dạng lười biếng thông thường nhất. Lười biếng bằng cách giữ cho mình bận bịu.

Thế cách điều trị bệnh lười biếng là gì? Câu trả lời là: một chút tham lam.

Nhiều người trong chúng ta thường xem sự tham lam hay thèm muốn là những điều xấu. Mẹ tôi thường nói: “Người tham lam là người xấu.” Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều ao ước có được những thứ đồ đẹp, đồ mới hay những đồ vật ngộ nghĩnh. Để kiềm chế nỗi ham muốn này, thường thì các bậc phụ huynh tìm cách ngăn chặn bằng cách xem đó là một tội lỗi.

Mẹ thích la chúng tôi: “Con chỉ nghĩ đến bản thân mình thôi. Con không biết là con có các anh chị nữa hay sao?” Còn cha tôi thì thích nói: “Con muốn cha mua cho con cái gì vậy? Con nghĩ cha mẹ đúc ra tiền hay sao? Con tưởng tiền mọc trên cây hả? Con biết chúng ta chẳng giàu có gì mà.”

Không phải những lời nói mà chính sự sai lầm trong cơn giận dữ đi cùng những lời nói đó mới làm tôi nhớ mãi.

Có những câu nói sai lầm theo kiểu khác như: “Cha đã hy sinh cả đời để mua nó cho con. Cha mua nó cho con vì chưa bao giờ cha có được nó khi còn nhỏ.”

Tôi có một người hàng xóm không khá giả gì, nhưng cái gara của ông lại chứa đầy đồ chơi của bọn trẻ đến độ chừng đậu xe vào đó được. Những đứa trẻ con ông có mọi thứ mà chúng đòi hỏi. Lời nói cửa miệng của ông là: “Tôi không muốn chúng phải nếm trải cảm giác thèm khát như tôi hồi nhỏ.” Ông không có gì để dành dụm cho việc học hành của chúng hay cho tuổi già của mình, nhưng bọn trẻ thì có mọi thứ đồ chơi mà người ta chế tạo ra. Gần đây ông vừa có một tấm thẻ tín dụng mới và dẫn bọn trẻ di Las Vegas chơi.

Ông nói bằng một giọng hy sinh to lớn: “Tôi làm mọi việc cho bọn trẻ.”

Người cha giàu thì ngược lại, hiếm khi ông cho không Mike và tôi cái gì. Thay vào đó, ông hỏi: “Các con sẽ làm thế nào để mua được nó?” Kể cả học phí đại học chúng tôi cũng phải tự chi trả. Điều ông muốn chúng tôi học chính là quá trình để đạt được mục đích mình mong muốn.

Người cha giàu cấm chúng tôi nói: “Tôi không mua nổi vật đó.” Thay vì thế, ông yêu cầu con cái phải nói rằng: “Làm thế nào để mua được vật đó?” Lý do ông đưa ra là câu nói “Tôi không mua nổi” khiến đầu óc bạn ngưng làm việc. Còn câu nói: “Làm thế nào để mua được vật đó?” sẽ giúp bạn mở trí óc ra, buộc bạn phải suy nghĩ và tìm kiếm câu trả lời.

Nhưng quan trọng nhất, người cha giàu cảm thấy câu nói “Tôi không mua nổi” là một lời nói dối. Ông nói: “Tinh thần con người rất mạnh mẽ. Nó biết rằng nó có thể làm được mọi việc.” Khi đầu óc bạn lười biếng nói rằng: “Tôi không mua nổi,“ tinh thần nổi giận, còn đầu óc lười biếng của bạn thì cố bào chữa cho lời nói dối của nó. Cái tinh thần la lên: “Dậy đi, hãy đến phòng tập thể dục đi!” Và cái đầu lười biếng than vãn: “Nhưng tôi mệt. Tôi đã phải làm việc mệt mỏi suốt ngày rồi.” Hoặc là cái tinh thần sẽ nói: “Tôi muốn phát bệnh và mệt mỏi với cái nghèo lắm rồi. Ta hãy đi làm giàu thôi.” Khi đó cái đầu lười biếng sẽ nói: “Người giàu tham lam lắm. Vả lại việc đó phiền phức lắm. Như thế không an toàn. Có thể tôi sẽ làm mất tiền. Tôi làm việc như thế là quá đủ rồi. Tôi có quá nhiều chuyện phải làm. Hãy xem tối nay tôi phải làm gì này. Ông chủ muốn tôi hoàn thành nó vào sáng mai đấy”

Câu nói “Tôi không mua nổi” còn mang đến nỗi buồn chán nữa. Việc không tự lo liệu được dẫn đến sự nản lòng và thường là cả tình trạng trì trệ cùng tính lãnh đạm nữa. Còn câu nói “Làm thế nào để mua được?” mở ra cả một triển vọng, sự hứng thú và niềm mơ ước. Vì vậy mà người cha giàu không quá quan tâm xem các con ông muốn mua cái gì mà là “làm thế nào để mua được nó”, ông tin rằng có như thế mới tạo ra một đầu óc mạnh mẽ và một tinh thần năng động.

Tôi hiểu được rằng ngày nay có hàng triệu người đang mang mặc cảm tội lỗi vì lòng tham lam của mình. Đó là một quy định cũ kỹ hình thành ngay từ khi họ còn nhỏ, khi họ ham muốn có được những thứ tốt đẹp hơn

Khi tôi quyết định phải thoát khỏi vòng Rat Race, mọi chuyện chỉ đơn giản là một câu hỏi: “Làm thế nào để tôi không cần phải làm việc đầu tắt mặt tối nữa?” Và đầu óc tôi bắt đầu đưa ra những câu trả lời và các giải pháp. Phần khó khăn nhất là phải đấu tranh với quan niệm của cha mẹ tôi rằng “Đừng chỉ nghĩ về bản thân mình như thế.” Hay “Tại sao con không nghĩ cho những người khác?” và những câu tương tự nhằm làm cho tôi thấm nhuần cảm giác tội lỗi về sự tham lam của mình.

Như vậy, làm cách nào để đánh bại được sự lười biếng? Câu trả lời là một chút tham lam. Nếu không có một chút tham lam, bạn sẽ không khao khát có được những điều tốt hơn và sẽ không thể tiến bộ được. Thế giới phát triển là nhờ mỗi người trong chúng ta đều muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có được những phát minh mới là vì chúng ta muốn có những thứ tốt hơn. Chúng ta đến trường và học hành chăm chỉ vì chúng ta muốn làm một việc gì đó giỏi hơn. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn thấy mình đang lảng tránh một việc mà bạn biết là nên làm thì điều duy nhất bạn phải tự hỏi mình là “Cái gì dành cho tôi?” Hãy tham lam một chút. Đó là phương thuốc tất nhất để chữa sự lười biếng.

Tuy nhiên, quá tham lam cũng không tốt. Nhưng theo tôi, câu nói hay nhất là của Eleanor Roosevelt: “Hãy làm những gì mà trái tim bạn cho là đúng - vì đằng nào thì bạn cũng sẽ bị phê bình. Nếu làm bạn sẽ bị chửi rủa, còn không làm bạn cũng sẽ bị chửi rủa.”

Lý do thứ 4.

Thói quen. Cuộc sống là tấm gương phản chiếu các thói quen hơn là sự giáo dục của chúng ta. Sau khi xem bộ phim “Conan” do ngôi sao điện ảnh Arnold Schwarzenegger đóng, một anh bạn của tôi ước ao: “Giá như tôi có được một thân hình đẹp như Schwarzenegger” Hầu hết các chàng trai khác đều gật đầu đồng ý.

Một người bạn khác nói: “Tôi nghe nói lúc trước anh ta rất nhỏ bé và gầy trơ xương.” “Đúng đấy, tôi cũng nghe nói thế… một người khác thêm vào: “Tôi nghe nói anh ta ép mình tập thể dục ở phòng tập hầu như mỗi ngày.”

“Dĩ nhiên rồi, tôi cá là anh ta sẽ phải làm thế.”

Một người hay hoài nghi trong nhóm nói: “Còn khuya, tôi cá là anh ta sinh ra đã thế rồi. Mà thôi đừng nói chuyện Arnold nữa, chúng ta đi uống bia đi…”

Trên đây là một ví dụ về việc các thói quen điều khiển cách cư xử của con người. Tôi nhớ có lần tôi hỏi người cha giàu về thói quen của những người giàu. Cũng như mọi khi, thay vì trả lời thẳng, ông muốn tôi học hỏi qua các ví dụ.

Ông hỏi: “Cha con thường trả hóa đơn khi nào?”

Tôi nói: “Ngày đầu tháng ạ!” Ông lại hỏi: “Thế ông ấy có còn lại gì không?”

Tôi nói: “Rất ít ạ.”

Người cha giàu bảo: “Đó là lý do chính khiến ông ấy phải làm việc vất vả. Ông ấy có những thói quen xấu. Cha con thường trả cho người khác trước. Ông ấy trả lương cho bản thân sau cùng, nhưng chỉ nếu như ông ấy có chút gì còn lại.”

Tôi nói: “Thường thì cha con không còn gì cả. Nhưng ông ấy phải trả hóa đơn mà Cha muốn nói là không nên trả hóa đơn hay sao?”

Người cha giàu nói: “Dĩ nhiên là không. Việc trả hóa đơn dúng lúc là rất nên làm, nhưng cha luôn trả lương cho mình trước, ngay cả trước khi trả cho chính quyền nữa.”

Tôi hỏi: “Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu cha không có đủ tiền? Khi đó cha sẽ làm gì?”

Người cha già nói: “Cũng thế thôi. Cha sẽ trả cho mình trước. Ngay cả khi cha đang túng tiền cũng vậy. Cột tài sản của cha quan trọng hơn nhiều so với chính quyền.”

“Nhưng… người ta không theo đòi nợ cha à?”

“Có chứ, nếu cha không trả tiền. Xem nào, cha không nói là không trả. Cha chỉ nói là cha sẽ trả cho mình trước, ngay cả khi cha đang túng tiền thôi”

“Nhưng tại sao cha làm được như thế?” “Động lực, con ạ. Con nghĩ ai sẽ phàn nàn nhiều hơn nếu con không trả - con hay những người chủ nợ?”

“Các chủ nợ chắc chắn sẽ la to hơn con rồi. Con sẽ không nói gì nếu như con không trả lương được cho mình.”

“Con thấy đấy, sau khi trả lương cho mình xong, áp lực trả thuế và trả cho các chủ nợ lớn đến nỗi buộc cha phải tìm kiếm những dạng thu nhập khác áp lực trả nợ trở thành động lực của cha. Cha phải làm thêm các việc khác, mở những công ty khác, buôn bán trong thị trường chứng khoán, làm bất cứ việc gì miễn là để cho những người kia không la hét mình. Áp lực đó buộc cha phải làm việc tích cực hơn, buộc cha phải suy nghĩ và trên hết, nó buộc cha phải khôn ngoan hơn và chủ động hơn mỗi khi nói đến tiền bạc. Nếu cha trả lương cho mình sau, hẳn cha sẽ không bị áp lực nào cả, nhưng cha sẽ khánh kiệt.”

“Nghĩa là chính nỗi sợ chính quyền và những người mà cha thiếu nợ đã thúc đẩy cha?” “Đúng đấy con ạ. Con biết câu chuyện về một người yếu đuối để cho người khác đá cát vào mặt mình chưa?”

Tôi gật đầu. “Con đã thấy mẩu quảng cáo cho các bài học cử tạ và rèn luyện thân thể trong truyện tranh.”

“À, hầu hết mọi người đều để cho những kẻ hay bắt nạt ấy đá cát vào mặt. Cha quyết định tận dụng sự sợ hãi này để làm cho mình mạnh hơn, trong khi người khác trở nên yếu hơn. Buộc mình phải nghĩ xem làm thế nào để kiếm thêm tiền cũng giống như đi tập thể dục và làm việc với những cái tạ vậy. Càng bắt các cơ bắp tinh thần của mình luyện tập thì cha càng mạnh hơn. Bây giờ thì cha không e ngại gì những người thu thuế hay thu tiền hóa đơn nữa cả.”

“Vì vậy mà nếu cha trả lương cho mình trước, cha sẽ càng mạnh hơn, cả về tinh thần và về tài chính, phải không ạ?”

Người cha giàu gật đầu, tôi nói tiếp: “Và nếu cha trả cho mình sau cùng, hoặc không trả gì cả, cha sẽ bị yếu đi. Khi đó những người như chủ công ty, quản lý, người thu thuế, thu tiền hóa đơn và các chủ đất sẽ xô đẩy cha suốt đời. Chỉ vì cha không có những thói quen tốt về tiền bạc.”

Người cha giàu lại gật đầu: “Cũng như anh chàng yếu ớt bị đá cát vào mặt vậy.”

Lý do thứ 5.

Tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo là một cái tôi quá lớn cộng với sự thiếu hiểu biết. Người cha giàu thường bảo tôi: “Những gì cha biết giúp cha kiếm tiền, những gì cha không biết làm cho cha mất tiền. Mỗi lần kiêu ngạo cha lại bị mất tiền vì khi tỏ ra kiêu ngạo, cha thực sự tin rằng những gì mình không biết là không hề quan trọng.”

Tôi thấy có nhiều người dùng sự kiêu ngạo như một tấm bình phong để cố che giấu sự thiếu hiểu biết của mình. Điều này thường xảy ra khi tôi thảo luận các vấn đề tài chính với những kế toán viên hay thậm chí là những nhà đầu tư khác.

Họ cố thổi phồng bản thân họ qua cuộc thảo luận. Với tôi thì rõ ràng là họ không biết mình đang nói gì cả. Tôi không muốn nói là họ nói dối, nhưng thật sự là họ không nói thực.

Nhiều người trong thế giới tài chính và đầu tư hoàn toàn không có khái niệm gì về những điều họ đang nói. Hầu hết mọi người trong ngành công nghiệp tiền bạc này chỉ phun ra những lời rao hàng như những người bán xe hơi cũ vậy.

Khi bạn biết rằng mình không hiểu biết về một lĩnh vực nào đó, hãy bắt đầu tự giáo dục chính mình bằng cách tìm một chuyên gia hay tìm đọc một cuốn sách nói về lĩnh vực ấy

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.