Cha Tui Nói Ổng Là Thần

Chương 87: Con gái dần trưởng thành (hai)



“Chúc Chúc, Chúc Chúc, cậu vui lên đi nha. Ba cậu bỏ nhà trốn đi đến mấy năm lận, chú ấy chắc chắn sẽ không thèm trốn đi với bọn mình đâu.” Lúc mấy cô bé chạy ra ngoài tiểu khu, thì một cô bé trong nhóm thấy Chúc Chúc mày chau mặt ủ liền an ủi Chúc Chúc.

Chúc Chúc ừ một tiếng. Bé suy nghĩ rồi nói: “Vậy bọn mình đi nhanh lên đi.” Đi nhanh thì có thể về nhanh.

Thế là mấy cô bé hùng hùng hổ hổ, khí thế bừng bừng đi ra lề đường lớn, hít một hơi, cảm giác không khí bên ngoài thật tươi mới. Cô bé dẫn đầu nói: “Sau này bọn mình tạo thành một nhóm đi, dựa vào chiều cao để phân biệt. Tớ là chị cả, Duyệt Duyệt là chị hai, Chúc Chúc là chị tư…”

Kể cả Chúc Chúc cũng cảm thấy chơi rất vui, lập tức gật đầu: “Được nha!”

Lúc này, Chúc Chúc thấy được một chiếc xe taxi trống. Trước đây lúc bé đi theo ba ba đã từng đi xe taxi rất nhiều lần, cho nên rất có kinh nghiệm vẫy xe. Xe taxi nhanh chóng dừng lại gần đó.

Thế là năm cô bé lập tức ngồi lên xe. Tài xế thấy toàn là mấy cô nhóc thì kinh ngạc hỏi: “Các bạn nhỏ muốn đi đâu đây?”

“Nhà bà ngoại cháu ạ.”

“Nhà bà ngoại cháu ở đâu?”

“Ở ngoại thành ạ, còn có một ngọn núi lớn nữa.”

Chú tài xế hết cách, tiếp tục kiên nhẫn hỏi: “Địa chỉ cụ thể là ở đâu nào? Cha mẹ các cháu đâu?”

Mấy cô bé đều bối rối, liền nhìn về phía em út có nhà bà ngoại ở vùng ngoại thành. Em út cũng bối rối theo, trước đây đều ngồi xe của ba ba để đến nhà bà ngoại, nói với chú tài xế như vậy là chú ấy sẽ chở đến nhà bà ngoại ngay. Sao bây giờ lại không được nhỉ?

Thế là bốn cô bé đều nhìn Chúc Chúc đã có kinh nghiệm rời nhà trốn đi: “Chúc Chúc, cậu có kinh nghiệm mà.”

Chúc Chúc: “… Tớ cũng không biết.” Lúc trước bé ngồi xe đều là ba ba nói địa chỉ là xong.

Tài xế thấy các bé không biết đi đâu, liền để các bé xuống.

Vậy là năm cô bé đứng ở ven đường đưa mắt nhìn nhau, đều trợn tròn mắt. Chị cả hỏi: “Bọn mình làm gì giờ?”

“Tớ vẫn muốn đến nhà bà ngoại.” Em út nói.

Chúc Chúc gật đầu: “Tớ cũng muốn đi nữa.”

Từ nhỏ Chúc Chúc đã không được leo núi, mà vừa nãy lúc đi trên đường, em út con kể chuyện lúc ở nhà bà ngoại khi còn bé, còn kể về con sóc quả thông, lội xuống sông nữa. Chúc Chúc không có bà ngoại, đương nhiên cũng không có nhà bà ngoại, nên bé chưa từng nhìn thấy cây trên núi, bé rất muốn đi xem thử.

Thế là đám nhóc suy nghĩ một lúc rồi tiếp tục đi, bởi vì cứ đứng ở ngoài tiểu khu thì chắn chắn sẽ bị cha mẹ chạy ra tìm thấy.

Đi rồi đi, tất cả các bé liền hết sức, đúng lúc bên cạnh có một quán cơm nhỏ, thế là mấy cô nhóc lập tức đi vào.

Đây là lần đầu tiên ra ngoài ăn cơm được tự chọn món ăn.

Mỗi đứa đều chọn những món mình thích, rồi vui vẻ chờ đồ ăn lên.

Lúc này, ông chủ mới thấy sửng sốt, sau đó nhìn về phía điện thoại. Khi ông ta xác định mấy cô bé này đều là trẻ lạc đường, thì vừa gọi phòng bếp xào rau, còn mình thì lén đi sang bên để bấm điện thoại ——

Mấy cô bé đều được nuông chiều từ bé, lau bàn rồi lau ghế nhưng luôn cảm thấy không sạch sẽ. Các bé lại đói đến hoảng, nên chỉ có thể ngồi xuống.

Nhưng sau khi đồ ăn được mang lên, mấy cô bé đều chỉ ăn được vài miếng liền ăn không vô nữa, còn Chúc Chúc thì ăn được một chén cơm.

“Chúc Chúc này, hâm mộ cậu quá đi! Nếu tớ cũng không nếm được vị thì tốt rồi.” Chuyện Chúc Chúc không nếm ra vị cũng không phải bí mật.

Chúc Chúc cũng nhanh chóng ăn no. Lúc này chủ quán đi đến nói: “Hết 123 đồng.”

Chúc Chúc lấy điện thoại ra, chuẩn bị trả tiền. Bé có tiền trên Alipay*.

(*Alipay là một nền tảng thanh toán trực tuyến của bên thứ ba, được thành lập tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2004 bởi thương nhân Jack Ma từ tập đoàn Alibaba.)

Ông chủ nói: “Chỉ nhận tiền mặt thôi.”

Chúc Chúc nhìn những cô bạn khác: “Các cậu có mang tiền mặt không? Tớ không mang theo rồi.”

Chúc Chúc không thiếu tiền, nhưng rất ít khi dùng tiền mặt. Bé dùng chung tài khoản Alipay với ba ba bé, bởi vì bé còn phải nuôi gà con.

Các cô bé kia cũng không mang theo tiền mặt. Em út sờ sờ mò mò trong cặp tìm được năm mươi đồng, là bỏ vào lúc trước.

Các bé cũng giống Chúc Chúc, từ nhỏ muốn mua cái gì cũng được người nhà mua cho, lại thêm đêm qua ra ngoài để tham gia tiệc ngủ nên lẽ đương nhiên là không thể mang theo heo đất của mình.

Thật xấu hổ.

Em út nhát cáy, nói: “Không thì bọn mình gọi điện thoại cho cha mẹ nhé?”

Chị cả: “Không được, bây giờ mà gọi thì cha mẹ chắc chắn sẽ cười bọn mình ngay. Không chỉ cười thôi đâu, cha mẹ còn kể chuyện này cho những người khác nữa, sau đó những người khác sẽ cùng cười bọn mình luôn.”

Chị hai gật đầu: “Đúng đó! Cha mẹ sẽ nói bọn mình mới bỏ nha đi được mấy giờ đã ỉu xìu trở về.”

Chị ba: “Đến khi bọn mình trưởng thành vẫn sẽ nói về chuyện này.”

Chị ba học dáng vẻ của người lớn, nói: “Con gái tôi lúc nhỏ còn bỏ nhà đi đấy, kết quả ra ngoài ăn một bữa cơm không mang tiền liền bị giữ lại, chỉ còn cách gọi điện thoại về nhà thôi.”

Chúc Chúc nói: “Vậy phải làm sao đây? Không thì tớ gọi điện thoại cho ba ba tớ nhé? Ba sẽ không cười tớ đâu. Lúc trước ba cũng từng không có tiền, nên sẽ hiểu cho bọn mình mà.”

Chị cả: “Không được đâu. Bây giờ ba cậu nhất định đang ở cùng cha mẹ bọn tớ để tìm bọn mình. Nếu bây giờ mà gọi điện thoại thì chắc chắn cũng sẽ biết chuyện của bọn mình đó. Bọn họ là người lớn, người lớn đều cùng một phe hết.”

Chúc Chúc: “…” Ba tớ cùng phe với tớ mà.

Trên thực tế là giờ phút này, trong một nhà hàng cao cấp đã được bao hết cả tầng hai ở cách đó không xa. Nhóm người lớn đã nhận được điện thoại của chủ quán ăn từ sớm mà chạy tới đây. Ban đầu họ muốn xách con mình về nhà ngay, nhưng khi thấy các bé không mang theo tiền cũng dám đi ăn cơm, thì nhóm cha mẹ đã bàn bạc với nhau, cảm thấy vẫn nên để các bé ra ngoài xã hội một lúc.

Thế là Kim Sân phụ trách dùng máy tính kết nối với máy tính của chủ quán, mở màn hình theo dõi lên. Mọi người gọi điện thoại cho chủ quán để nói một số chuyện, sau đó bắt đầu nhìn con nhà mình.

Vì vậy, chủ quán cùng phe với nhóm người lớn nhanh chóng bắn tin.

“Rửa bát ấy ạ??” Mấy đứa nhỏ nghe chủ quán nói thế thì lập tức đồng ý.

Dù sao cũng đỡ hơn xám xì xám xịt quay về.

Thế nên chủ quán bảo người làm bê thau to lên, trong đó là đống chén bát đầy dầu.

Mấy cô bé đều trợn tròn mắt. Chị cả ưa sạch sẽ nói: “Bẩn quá đi!”

Mấy cô bé không ai chịu làm. Chúc Chúc do dự một lúc liền xắn tay áo lên, ngồi xổm cạnh thau lớn, nói với mọi người: “Tới đây đi, tớ từng thấy ba tớ rửa chén rồi, đơn giản lắm ấy.”

Những phụ huynh khác đều nhìn về phía Kim Sân, kinh ngạc vì người như anh mà lại rửa chén ở nhà.

Kim Sân vẫn làm ra vẻ mặt người sống chớ lại gần, sau đó mọi người liền thấy mấy cô bé rửa được một phút, đã làm bể hai cái chén.

Chủ quán nhanh chóng đi nhặt mấy mảnh chén vỡ, sợ các bé bị cắt vào tay. Ông chủ vừa nhặt vừa nói: “Bể một cái chén là 10 đồng, bây giờ các cháu lại thiếu nợ 20 đồng rồi.”

Nhóm cha mẹ nghĩ ra kế này bên kia thì đang nhìn con nhà mình khổ khổ cực cực rửa một thau chén lớn, kết quả sau khi rửa xong, còn nợ người ta thêm năm mươi đồng. Lần này bọn họ ra yêu cầu là các bé phải rửa xong bịch rau to mới được đi, ngoại trừ Kim Sân ra, thì ai cũng vui vẻ ra mặt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.