Chim Công Trắng

Chương 8: Hai người





Nửa đêm trời sấm sét, mưa to.

Kỷ Nguyên tỉnh giấc, thử nhắm mắt lại, tựa như nằm trong sóng to gió lớn, cô đành bật đèn, nhìn thời gian, mới ba rưỡi sáng.

Cô ngồi dậy làm bài tập cuộc thi chuyên ngành, gặp phải đề bài tính toán số lượng lớn, lại tìm giấy bút và máy tính.

Đến khi làm xong một đề bài thì đã hết mưa, trời cũng sáng rồi.

Kỷ Nguyên thay bộ đồ vận động, nhìn mình trong gương, tuy rằng không ngủ nhiều lắm, nhưng ngủ sớm quả thật khí sắc trông tốt hơn.

Cô chạy bộ tại công viên, chạy được nửa tiếng thì di động vang lên, là Lý Mậu.

Lý Mậu hỏi: “Hôm nay có đi chơi không?”

Giống như đứa trẻ gọi bạn vậy.

Kỷ Nguyên nói: “Không đi.”

“Xem kịch cũng không đi à? Tôi có hai vé, thấy em không nghe hiểu tiếng địa phương, tôi có thể phiên dịch, còn phụ trách bữa cơm hôm nay, tha hồ ăn điểm sấm.” Lý Mậu dẫn dắt.

Kỷ Nguyên hỏi: “Điểm sấm có cái gì?”

“Có sủi cảo tôm, há cảo cua, bánh cuốn, rất nhiều nhà hàng điểm sấm có bao luôn xe điện đưa đón. Tôi cũng bao đưa đón đấy, xe còn tốt hơn nữa.”

Ngữ khí của anh ngây ngô như vậy, Kỷ Nguyên không đỡ nổi sự hối lộ, thoắt cái đồng ý.

Nửa tiếng sau, Lý Mậu lái xe qua đây đón cô.

Chờ Kỷ Nguyên ngồi trên xe, anh bỗng nhiên cười hỏi: “Em có muốn sờ đuôi ngựa của tôi một chút không?”

“Tại sao tôi muốn sờ đuôi ngựa của anh?” Cô khó hiểu.

“Thật không sờ à? Ngày mai tôi phải đi cắt tóc rồi.” Anh nói.

“Tại sao phải cắt?” Cô hỏi.


“Cắt xong em sẽ biết.” Lý Mậu quay đầu qua.

Kỷ Nguyên thấy anh chủ động như vậy, như bị quỷ ám nhẹ nhàng sờ đuôi ngựa của anh một lát, cảm giác chạm vào không tệ…

Tới nơi ăn điểm sấm, Lý Mậu đổ xe tại chỗ gần đó, Kỷ Nguyên đi theo anh vào cửa, chính giữa sân có một cái đình nhỏ, hòn non bộ thác nước và hồ cá vàng, lại là một nơi lỗi thời.

Hai người ngồi xuống, Kỷ Nguyên nói, lần này đừng gọi nhiều món quá.

Lý Mậu nói được, cô chọn điểm sấm, anh chọn trà.

Kỷ Nguyên ít khi uống trà Phổ Nhĩ đắt đỏ như vậy, không có vị đắng, chỉ có hương ngọt. Ngay tức khắc, cô rất thích nhìn tách trà nhàn nhạt này, con dế ánh trên tách trà là bức tranh rất tỉ mỉ tinh tế.

Cô nhìn lại xung quanh, chỉ có cụ ông cụ bà tóc bạc trắng mới đến ăn điểm sấm, đang trò chuyện sôi nổi. Hai người trẻ tuổi ngồi ở giữa, nhan sắc thanh xuân, đương nhiên khiến người ta hâm mộ.

Lý Mậu nói: “Về hưu rồi, có thể vẫn uống trà, uống từ sáng đến trưa.”

Kỷ Nguyên nói: “Về hưu rồi, tôi rất có khả năng đến quảng trường nhảy múa, cùng các bà bác khác tranh nhau làm người múa đầu.”

Lý Mậu cười ra tiếng.

Kỷ Nguyên không chấp nhặt với anh.

Hai người ăn điểm sấm, mỗi cái lồng hấp đều là những cái bánh xinh xắn, rất ngon, mỗi loại đều thử một chút.

Lý Mậu nói: “Buổi chiều còn có thể đi ăn đồ ngọt, tôi có một đặc sản địa phương giới thiệu với em.”

Kỷ Nguyên hỏi: “Sao anh cười giống như có cạm bẫy vậy?”

“Có sao?” Anh cười hỏi.

“Có lẽ là ảo giác của tôi.” Cô nói.

Kỷ Nguyên ăn no, Lý Mậu tính tiền. Anh lái xe đưa cô đến một nhà hát Hồng Đậu. (nhà hát kịch Quảng Đông)

Nhà hát chỉ có hai tầng, chưa tới hai trăm chỗ ngồi, còn chưa mở màn đã ngồi đầy người. Hai người ngồi ở chính giữa hàng thứ nhất trên lầu hai, sân khấu tựa như ngay trước mắt với tay ra sờ được.

Chỉ chốc lát, vở kịch mở màn, tiểu sinh lên sân khấu trước, xướng ca một đoạn.

Kỷ Nguyên nhìn phụ đề chạy qua lại ở hai bên sân khấu, may mà có gợi ý, bằng không làm sao nghe hiểu tác phẩm văn cổ bản Quảng Đông.

“Vở kịch này nói cái gì?”

Kỷ Nguyên thấp giọng hỏi Lý Mậu ngồi bên cạnh.

“Cả vở kịch này nói về người đọc sách phụ lòng không đáng để gả, phải gả cho kẻ có tiền có tình có nghĩa.”

Anh nghiêm trang, cô thì muốn cười.

Anh nói: “Vùng này theo chủ nghĩa trọng thương, tiết mục thê tử lúc còn nghèo đói ủng hộ thư sinh cuối cùng bị vứt bỏ, không có ai xem.”

Cô mỉm cười, xem sân khấu kịch, hoa đán nhẹ nhàng xoay người, xướng ca một đoạn.

Xem đến nửa vở kịch, lời thoại hay nhất là câu “Con rồng khốn đốn chầm chậm chờ đợi thủy triều dâng cao”, Kỷ Nguyên chưa từng thấy ở nơi nào khác.

Cô lẳng lặng xem kịch, không nói nữa, lại có một chút ảo giác.

Mọi thứ trước mắt tựa như đều có ánh sáng dịu nhẹ nhàn nhạt, nhất là trên sân khấu, khi ánh mắt hoa đán toát ra vẻ chuyên chú tình thâm, phần ánh sáng dịu nhẹ kia càng mãnh liệt hơn.

Kỷ Nguyên nghi ngờ, có lẽ là bởi vì tình yêu khó mà tìm kiếm, mọi người mới gửi gắm kịch bản này, nóng lòng bù lại sự thất vọng đối với hiện thực, thưởng thức mãi không thôi.

Đợi đến khi diễn xong vở kịch tới màn cảm tạ, cô nhìn Lý Mậu nói: “Trải qua sự khai trí của vở kịch này, tôi có thể nghe hiểu tiếng địa phương.”

Lý Mậu mỉm cười, thuận miệng nói mấy câu địa phương, rồi hỏi: “Tôi vừa mới nói gì?”

Kỷ Nguyên nói: “Trà và điểm sấm hôm nay rất ngon, vở kịch cũng hay lắm, xe bao đưa đón cũng tốt hơn xe điện rất nhiều.”

Lý Mậu hiểu được, cô muốn tìm cơ hội cảm ơn anh.

Anh à một tiếng, nói: “Lần sau chúng ta ngồi ở hàng thứ nhất dưới lầu, chờ tới lúc diễn viên ra cảm ơn, em có thể giống như bà lão về hưu, nhét cho hoa đán em thích một bao lì xì thật to.”

Kỷ Nguyên nhoẻn miệng cười, có má lúm đồng tiền thật sâu.


Lý Mậu có phần không thể dời tầm mắt.

Rời khỏi nhà hát, hai người đi dạo trên phố.

Lân cận có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích hoàng cung, chùa miếu tháp cổ.

Bọn họ đi ăn đồ ngọt, anh chọn một cái bánh dứa quệt bột xám.

Lý Mậu đẩy tới trước mắt cô, nói: “Em nếm thử cái này.”

Kỷ Nguyên ăn một miếng, răng nhức nhối.

Dứa chín một nửa quệt thêm ô mai và quýt, độ chua tăng lên mấy lần.

Lý Mậu lại chọn một phần bánh xoài ngọt đưa cho cô, đổi dứa về tự mình ăn, chầm chậm, chẳng hề nhíu mày.

Kỷ Nguyên không nhịn được nói: “Anh quả thật có cùng một khẩu vị với phụ nữ mang thai.”

Lý Mậu suýt nữa bị sặc, bỏ đi bánh dứa yêu thích, không ăn nữa.

Kỷ Nguyên suy nghĩ, anh còn rất có khí khái…

Hai người ăn xong đồ ngọt, nhìn đường phố triều Tống,

giếng cổ triều Tấn, còn có hoa nở nho nhỏ trên đèn lồng. Trên đường du khách như đan dệt, đi sát rạt nhau, giống như đi trẩy hội. Bọn họ đi đến một tiệm sách cổ rất chật hẹp, bên phải là cầu thang nho nhỏ, đi lên lầu hai nhỏ bé.

Tiệm sách yên tĩnh như vậy, mùi giấy mực mang theo cảm giác cổ xưa, hiếm thấy đầy đủ các loại sách cổ như vậy.

Kỷ Nguyên tiện tay lấy một quyển lật xem, nét chữ nguyên thể, cô đành phải xem sách triều Minh và Thanh đơn giản một chút, nói về vài chuyện nhỏ khuê các.

Lý Mậu nhìn quyển sách trên tay cô, nói: “Đề tài này hiếm thấy.”

“Hay không?” Cô hỏi.

“Không hay, đều là bi kịch.”

“Bi kịch thì không hay sao?”

“Ừ, thời gian ngắn như vậy, em không nên dùng để xem bi kịch, hoặc là gặp người không thích.”

Lý Mậu tỏ vẻ đương nhiên, trên mặt Kỷ Nguyên bỗng dưng thoáng ửng đỏ, cô nhẹ nhàng đặt sách trở về.

Cô chợt suy nghĩ, không biết anh cắt tóc ngắn trông thế nào, cô có thể nhận ra hay không.

Sắc trời tối muộn, hai người rốt cuộc phải đi về, cách chỗ đỗ xe còn một chút khoảng cách.

Lý Mậu nói với Kỷ Nguyên: “Em ở đây chờ tôi một chút, tôi lái xe qua đây.”

Kỷ Nguyên gật đầu, nhìn bóng dáng anh đi xa.

Cô lẳng lặng đứng dưới tàng cây đa, nhìn người trên đường, chen chúc nhốn nháo, đi qua lối đi kiểu xưa.

Cô chờ hơi lâu, nhìn thấy ở chỗ xa hơn có một ánh trăng lưỡi liềm. Chỉ có trăng lưỡi liềm ở chân trời khiến người ta hơi thương cảm.

Có đôi khi, cô không cảm thấy đi dạo với người khác vui vẻ, nhưng cô rất thích ghi nhớ cảm giác này trong lòng, lẳng lặng nhìn vẻ mặt người kia chuyển đổi, dần dần biến hóa.

Vào những lúc đó, cô không nhất định có thời gian ghi lại mỗi một chi tiết, cô chỉ cần nhìn thấy người kia thì đã đủ bận rộn rồi.

Chỉ chốc lát, Lý Mậu lái xe qua, Kỷ Nguyên lên xe.

Trên đường gió đêm lạnh cả người, lúc gần tới nhà, cô hỏi: “Bác sĩ Tiểu Từ nói anh đi bán đồ gia dụng đã xài qua, thật sao?”

Anh nói: “Cậu ta nói bậy thôi.”

Kỷ Nguyên ừ một tiếng.

Anh hỏi: “Còn có điều gì muốn biết không?”

Kỷ Nguyên suy nghĩ hồi lâu, hỏi: “Nghe tiếng phổ thông của anh nói rất tiêu chuẩn, chẳng hề có khẩu âm phía Nam, anh làm sao thế?”

Cô mới vừa hỏi xong liền cảm thấy đầu óc mình nhất định bị ngập nước.


Lý Mậu khựng một chút, nói: “Có lẽ bởi vì mỗi ngày tôi đều xem chương trình thời sự.”

Nói xong chính anh mỉm cười trước, Kỷ Nguyên sửng sốt một chút, cũng cười theo.

Hai người giống như một đôi ngốc nghếch.

Lý Mậu lái xe đưa cô tới dưới lầu, nhìn cô lên lầu.

Anh không quên gọi điện thoại cho bác sĩ Tiểu Từ, hỏi: “Cậu nói với Kỷ Nguyên tôi đi bán đồ gia dụng đã xài qua?”

Bác sĩ Tiểu Từ ở đầu dây bên kia vui vẻ, hỏi lại: “Đó không phải sự thật sao?”

“Sáu tháng cuối năm tôi được phân công quản lý công ty bán đấu giá, đồ đạc thời Minh Thanh chính là hàng nóng mùa thu năm nay.”

“Không phải là đồ gia dụng đã xài qua rồi sao?” Bác sĩ Tiểu Từ cười lớn hơn nữa.

“Hàng đã xài qua ở chỗ cậu có bảy con số không?”

“Đừng khích tôi! Tôi chỉ thiếu một cái ghế đệm bảy con số thôi.”

“Cậu đừng đến hội đấu giá.”

“Tôi sẽ tới, tôi còn mang bạn gái theo.” Bác sĩ Tiểu Từ kêu gào.

Lý Mậu khựng lại, hỏi: “Cậu mang ai tới?”

“Anh không phải ở cùng Lam Dĩnh sao?” Bác sĩ Tiểu Từ cười xấu xa, nói, “Hôm qua tôi đã nói chuyện tốt của anh cho Kỷ Nguyên biết, tôi chuẩn bị đưa cô ấy… a lô, a lô…”

Lý Mậu cúp máy, từ trong xe anh cầm lấy một quyển ấn phẩm mới toanh, rồi gọi điện cho Kỷ Nguyên, chờ cô dưới lầu.

Kỷ Nguyên cũng không biết lý do anh đi ngược trở về.

Cô vội vàng xuống lầu, thấy Lý Mậu đứng dưới đèn đường tiểu khu, ánh đèn vàng nhạt bao phủ bóng dáng anh, cao thẳng như vậy.

Cô đi tới gần.

Lý Mậu đưa qua một vật, nói: “Cái này cho em làm tạp chí trước khi ngủ.”

Kỷ Nguyên thấy rõ là một bộ ấn phẩm quảng cáo triển lãm, người phụ trách là Lam Dĩnh, in ở vị trí nổi bật.

Lý Mậu nói: “Lam Dĩnh không phải bạn gái của tôi.”

Kỷ Nguyên giật mình, ôn hòa nói: “Anh không cần đặc biệt giải thích rõ với tôi.”

Lý Mậu lại nói: “Mặc kệ nói cái gì, nói rõ thì tốt hơn, ngoại trừ chuyện đáng để hàm súc.”

“Ví dụ như?”

“Ví dụ như chuyện sau này.”

Anh nói xong câu đó thì bỏ đi.

Kỷ Nguyên ngây ra một lúc, rốt cuộc hiểu được, Lý Mậu là một người đàn ông rất trực tiếp.







Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.