Chim Sơn Ca Trong Túi Áo

Chương 58: 58: Tôi Muốn Phó Yến




Chạm phải ánh mắt anh, Lâm Xuân Tư chợt thấy tim mình rút mạnh.
Hai chân nặng trịch dính chặt vào sàn nhà, cậu đứng như trời trồng.

Hoang mang, rối bời.

Đôi mắt đăm đắm không thể rời khỏi Phó Yến.
Anh mảnh gầy, trơ trọi như cỏ lác trên cánh đồng hoang, lạc lõng như lau sậy ven sông dài, nét mặt lạnh nhạt, quầng mắt mệt mỏi.
Lâm Xuân Tư muốn bứng lên tận gốc cả vùng núi non vì anh, liền nhấc chân đi tới nắm tay anh.

Mười ngón đan cài.
Phó Yến mỉm cười, đưa tay vuốt ve từ gò má xuống cằm cậu.

Thân mật, yêu chiều.
Diệp Đình Thấm nhíu mày, từ tốn khuyên nhủ: "Gia Yến...!mẹ biết con muốn trở lại sự nghiệp cello hơn ai khác.

Con đang trên đà thuận lợi, chỉ cần thêm một chút nhẫn nại là sẽ thành công.

Con không phải người thiếu kiên nhẫn.

Con đã nỗ lực gạt bỏ kháng cự để hợp tác với bác sĩ.

Mẹ biết tất cả những khó khăn thể xác lẫn tinh thần mà con phải trải qua.

Chúng ta đã ở bên con trong thời gian đó.

Hiện tại chỉ còn một bước, tội gì con phải chùn chân?"
Bà ấy vẫn không đả động đến mối quan hệ của cả hai.

Song mỗi một tầng ý nghĩa trong lời nói đều đánh vào lòng Lâm Xuân Tư - gián tiếp chất vấn cậu: Cậu đã ở đâu khi con bà đối mặt với khó khăn? Cậu biết anh đã phải chịu đựng và trả giá bao nhiêu sao? Không.

Cậu đóng góp vào sự đau khổ của anh và chẳng giúp được gì.

Bây giờ cậu lại muốn làm anh bỏ lỡ thời cơ tốt nhất và phá hoại mối quan hệ của mẹ con họ ư?
Lâm Xuân Tư nghiến chặt quai hàm nhìn vào gương mặt của Diệp Đình Thấm.

Cậu biết mình không tranh luận nổi với bà ấy.

Hai người đối diện làm trong ngành tư pháp, họ sẽ không dao động vì những lời nói xuôi tai hay biểu hiện cương quyết nhất thời.

Hai người họ chỉ lắng nghe những lập luận có căn cứ, các lý lẽ chính đáng và bằng chứng xác thực.
Cuống họng nghẹn cứng như nuốt phải đinh, cậu không biết phải nói gì để thuyết phục họ tin vào mình.

Bàn tay nắm chặt lấy tay anh dần rịn mồ hôi.
Phó Yến vuốt ngón tay cậu, chậm rãi đáp: "Nếu mẹ nói mình biết tất cả khó khăn của con thì mẹ cũng nên biết hiện tại con đang cảm thấy rất thanh thản."
"Mẹ biết không?" Anh nhẹ nhàng giãi bày: "Lâu nay con cảm thấy hai ta là một cặp mẹ con rất kỳ cục.

Mẹ luôn kịp nắm bắt và kề cận mỗi khi con suy sụp.

Song, những lúc con vui vẻ thì mẹ lại chưa từng tồn tại trong ký ức của con.

Cũng vậy, khi mẹ hạnh phúc với gia đình mới và sự nghiệp thăng hoa thì con chẳng hề thuộc về một phần của niềm vui ấy.

Từ lúc bắt đầu trưởng thành, con đã nghĩ về mối quan hệ của hai ta rất nhiều và chợt nhận ra: có phải mẹ con hai ta chỉ tìm được tiếng nói chung khi ở trong đau khổ và suy sụp không?"
Lời này vô cùng nặng nề.
Diệp Đình Thấm lộ vẻ bàng hoàng, mấp máy môi không thốt lên câu.
"Mẹ, con đã gần như đau khổ và lạc lối nửa cuộc đời.

Và con mệt mỏi đến nỗi không muốn nghĩ về quá khứ hay oán trách nữa.

Con muốn được thanh thản theo ý mình cũng nhiều như mẹ muốn - khi ra đi chiến đấu với mọi định kiến người ta ép buộc mẹ phải làm theo.


Và mẹ đã bỏ rơi bố con con - con nói thẳng sự thật - mẹ đã bỏ rơi con để đấu tranh cho bản thân.

Thế là nửa đời hỗn loạn và mịt mù của con đã đổi lại cho mẹ cuộc sống như ý.

Đã vậy mẹ lại muốn áp đặt và cầm buộc con trong những thành kiến riêng như mọi thứ mẹ từng phải trải qua sao?"
Ánh mắt Phó Yến đượm mệt mỏi.

Lời nói giống như con dao hai lưỡi, cứa vào trái tim người mẹ, đồng thời cũng làm ngón tay anh co giật.

Lâm Xuân Tư ôm gọn tay anh, nghiêng người làm tư thế bảo vệ.
Diệp Đình Thấm mím chặt môi, ngực phập phù.

Phùng Kính vươn tay đỡ sau eo bà, trầm thấp nói: "Đủ rồi."
Cuộc đối thoại này có tiếp diễn cũng chẳng đi đến đâu.
Hai vợ chồng trầm mặc đi xuống tầng hầm.

Phùng Kính thấy vợ mồi một điếu thuốc lá thơm.

Ông cũng buông chìa khóa, châm một điếu hút cùng bà.
Được một phần ba điếu, Phùng Kính lên tiếng nói: "Một năm trước, cậu ấy đã gọi điện cho anh."
"Khi nào?"
"Em biết anh đang nói gì mà.

Cậu Lâm đó gọi cho anh vào lúc rạng sáng, bảo anh hãy đến tìm con em.

Cậu ấy không an tâm khi để Gia Yến ở một mình sau khi chia tay."
"Việc đó nói lên điều gì?"
Phùng Kính ậm ừ: "Cậu ấy là người thành thật."
Diệp Đình Thấm cười nhạt: "Đừng có đùa với em."
Hai ông bà ngồi vào xe.

Diệp Đình Thấm cầm lái, Phùng Kính dựa vào ghế vặn đài: "Hồi xưa em bảo vì sao mình chọn học luật?"
"Vì người ta nói với em: con gái không cần học nhiều, nhưng trong luật viết tất cả trẻ em, không phân biệt giới tính, thuộc mọi dân tộc, đều có quyền học tập.

Em tức quá mới đi học luật để về khai thông tư tưởng cho bọn họ."
"Kết quả thế nào?"
"Không quá khả quan.

Đa phần các thiếu nữ quê em vẫn lựa chọn lấy chồng sớm, bọn họ cảm thấy việc học quá tốn kém so với nương tựa vào một người chồng giỏi giang."
"Em thấy đấy: đôi lúc cảm nhận cá nhân còn quan trọng hơn là quyền lợi chính đáng."
Diệp Đình Thấm đanh giọng: "Anh muốn nói gì thì nói thẳng ra đi."
Phùng Kính đáp: "Chúng ta ở trong ngành này đã bao nhiêu năm, còn chuyện gì trên đời mà chưa thấy? Chẳng qua chỉ là hai người đàn ông bên nhau, có gì to tát đâu."
"Phùng Kính, đừng trách em nói lời chướng tai.

Sở dĩ anh có thể chấp nhận việc này dễ dàng như thế là vì: Gia Yến không phải con ruột của anh.

Nếu anh có một đứa con trai mà anh đã nhìn nó lớn lên như bao đứa trẻ ngoài kia, một ngày con anh dắt một người đàn ông về và nói muốn kết hôn, anh sẽ cảm thấy đất trời sụp đổ, sẽ hoài nghi chính mình đã làm cha mẹ thế nào.

Anh sẽ tự đổ lỗi cho bản thân và không thể chấp nhận nổi."
Diệp Đình Thấm bóp trán: "Tin em đi, giây phút em biết con bị dị tật, em đã cảm thấy hôm đó chính là tận thế.
"Con em ra đời đã thiệt thòi hơn người khác, còn em là một người mẹ thất bại.

Chứng kiến bao nhiêu chuyện ập đến với Gia Yến, em chưa từng thôi tự trách mình có phần lỗi trong đó.

Do vậy, em không thể chấp nhận và để mặc cho con em chịu thiệt.

Pháp luật của chúng ta không công nhận và bảo vệ hôn nhân đồng giới.

Nếu giữa hai người có mâu thuẫn, với tính tình của Gia Yến, em có thể chắc chắn con sẽ mất nhiều hơn.


Chính vì vậy..."
Phùng Kính quàng qua bả vai vợ: "Chính vì vậy, chúng ta cần thêm thời gian..."
Bà lườm ông: "Cậu kia đút lót cho anh cái gì mà anh cứ bênh thế!"
Bữa sáng ngày hôm nay rất yên tĩnh, Lâm Xuân Tư ôm lấy eo Phó Yến, lặng lẽ nhìn anh rửa bát.
Cuối tuần rảnh rỗi, hai người lười biếng ngồi trên thảm phơi nắng.

Lâm Xuân Tư tự nhiên lên cơn nghịch ngợm, cong tay cù vào mấy chỗ mẫn cảm của Phó Yến, khiến anh cười ngất ngưởng.
"Nhóc Tinh Tinh." Anh co người lại đẩy cậu ra: "Em lại hư đấy phải không?"
Cậu cười lộ lúm đồng tiền: "Em hát cho anh nghe nhé?"
Lâm Xuân Tư ôm guitar trên chân, tia nắng uốn mình lẩn vào mái tóc, gió xuân hôn lên yết hầu cậu.

Phó Yến vừa nghe vừa nghịch lọn tóc dài mềm mại, khi kết thúc thì đặt một nụ hôn lên khóe môi chàng trai.
"Phó Yến, cây thiên lý của em chết mất rồi, em trồng một dàn khác nhé?"
"Ừm."
"Phó Yến, origami mà em gấp rách mất rồi, em gấp lại chúng nhé?"
"Ừm."
"Phó Yến, trong bài hát của em thiếu anh..." Cậu cầm tay anh áp vào má, "em viết cho anh một bài hát nhé?"
Phó Yến thâu tóm mọi bất an, mờ mịt trong mắt cậu, ôm cậu vào lòng để vỗ về: "Ừm."
"Phó Yến, em không muốn ở một mình, mỗi ngày em đều hát cho anh nghe nhé?"
"Ừm."
"Em sẽ không hư nữa, anh đừng rời khỏi em nhé?" Lâm Xuân Tư vùi mặt vào vai anh, giọng nói như nghẹn ngào: "Anh mà rời xa em, em sẽ nhớ anh lắm."
Cậu biết dưới góc độ của hai bác trai, bác gái, cậu chỉ là một thanh niên chưa tốt nghiệp cấp ba, có quá khứ phức tạp và lý lịch tì vết, hiện tại đang dấn thân trong giới showbiz hỗn tạp.

Không có bậc cha mẹ nào sẽ vừa ý với một người như vậy.
Nhưng mà cậu thương anh.
Dẫu rằng cậu chỉ còn hai bàn tay trắng thì cũng nhất định sẽ cho anh một mái nhà.
Thứ hai, Diệp Đình Châu hẹn Phó Yến đi xem qua thiết kế sơ bộ của studio mới.
"Cậu nghe đồn cháu lại cãi nhau với chị hai?" Chú ta cầm một cuốn tạp chí trên bàn trà lên xem.
Phó Yến ừ hữ.
"Này...!chuyện kết hôn là cháu nghiêm túc đấy à?"
"Cháu đã chuẩn bị đến mức này rồi mà cậu và mọi người vẫn nghĩ rằng cháu thiếu nghiêm túc?"
Diệp Đình Châu tìm gạt tàn.
Phó Yến đưa chiếc cốc nhựa để chú ta xài tạm: "Nếu cậu thật sự không thích em ấy thì có thể cắt đứt hợp đồng, cháu sẽ trả lại cổ phần cho cậu."
Sau hai lần ly hôn, thương hiệu của Diệp Đình Châu vì vấn đề chia tài sản mà phải lao đao mấy bận.

Vội vàng, chú nhờ Phó Yến hợp tác tổ chức biểu diễn để thu hồi vốn cứu công ty.

Vì thế, trong tay anh có phần trăm cổ phần tượng trưng.
"Cháu đừng có nói chuyện tuyệt tình như thế.

Không phải là cậu ghét Lâm Xuân Tư hay gì, tuy nhiên...!Chậc, cháu từng có vết xe đổ, mẹ cháu lo là dễ hiểu."
Gác vấn đề về Lâm Xuân Tư sang một bên, hai cậu cháu yên lặng hút hết một điếu thuốc rồi bàn bạc về công việc thiết kế studio.

Thời gian thấm thoắt trôi qua, chiều tà vắt trên những rặng mây lùa về tây, cậu Út chào tạm biệt, Phó Yến một mình đứng giữa căn phòng trống trải.
Hoàng hôn buông mi trên sàn gỗ tối đen, chuông điện thoại reo ba lần anh mới bắt máy, giọng khàn khàn: "A-lô?"
Ngón tay nhấn nút ghi âm cuộc gọi.
"A-lô? Cậu Phùng Gia Yến?" Người đàn ông đầu bên kia lịch sự chào hỏi và tự giới thiệu: "Tôi là Lâm Úc Miễn, Tổng Giám đốc của Cổ Nhuế.

Tôi đã nghe biết hành động bồng bột của cháu trai và thực lấy làm xấu hổ về sự dốt nát của nó.

Tôi nên làm gì để tạ lỗi với cậu đây?"
"Bẻ gãy năm ngón tay của Lâm Hoài Chu và gửi video ghi lại toàn bộ quá trình cho tôi." Phó Yến nhẹ nhàng đáp: "Tôi hứa sẽ lập tức bỏ qua chuyện này."
Lâm Úc Miễn bình thản: "Cậu Cả thật vui tính."
"Cảm ơn.

Lần đầu tiên có người khen tôi vui tính đấy."
"Vậy sao?"
"Ừ, xưa giờ người ta chỉ khen tôi thẳng thắn, có gì nói đó."

"Tuyệt vời.

Tôi cảm thấy cả hai chúng ta tương đồng lắm, đều không thích dông dài.

Vậy thì tôi cũng xin nói thẳng - camera giám sát nhà chúng tôi có ghi lại sự việc đã xảy ra tại phòng dương cầm.

Và tôi tin tưởng mình và cậu Cả đều không thích rắc rối khi làm to chuyện lên."
Phó Yến rít mạnh một hơi thuốc, điểm sáng trong đôi mắt tàn lụi theo đường chân trời sâm sẩm: "Khi em ấy còn ở nhà, các người cũng đối xử với em ấy tương tự vậy sao? Mỗi khi em ấy muốn đấu tranh cho bản thân, các người sẽ không ngừng lôi mọi khuyết điểm ra để công kích sự tự tin của em ấy, vùi dập tinh thần của em ấy, khiến cho em ấy cảm thấy mình thật tồi tệ, mình không thể làm được gì."
"Tôi không biết cậu đang nói về gì."
"Ừ, tôi cũng không biết..." Lửa bén vào ngón tay mà anh vẫn cứ trơ trơ như đá, kiềm chế bản thân tới cùng cực: "Tôi muốn cây dương cầm trong căn phòng đó."
Tối nay Lâm Xuân Tư bị đám bạn bè, người quen trong công ty kéo đi ăn mừng ca khúc mới công phá bảng xếp hạng.

Ký Thanh rủ mọi người chơi đánh bài phạt rượu - thực ra không phải rượu mà là nước ép có cồn.

Thế là Lâm Xuân Tư lần đầu tiên chơi bài bị đánh phá không thương tiếc, thua tơi tả.

Sau khi đã hết nước hết cái, cậu đỏ lựng mặt ngồi ì trên ghế cầm nĩa chọt chọt thạch rau câu.
Trần Tiểu Đao tính đưa cậu về khéo trễ, tuy nhiên kéo vài lần cậu đều không đứng dậy.

Lâm Xuân Tư bưng thạch rau câu, nghiêm túc nói: "Cái này ngon."
Ký Thanh bảo: "Nhóc Lâm thích thì mua mấy cái về ăn."
Cầm trong tay phần thạch rau câu mong muốn, Lâm Xuân Tư mới chịu đứng dậy ra về.

Tiểu Đao mở cửa xe, lại thấy chàng trai đỡ trán lắc lắc đầu làm mái tóc phất qua phất lại cứ như một chú cún đang giũ bộ lông mềm mượt.
"Anh Trần, Phó Yến đâu rồi?"
"Ông chủ đang ở nhà chờ cậu.

Cậu mau lên xe về đi nào."
Cậu lắc đầu, bướng bỉnh nói: "Tôi muốn Phó Yến."
Tiểu Đao bất đắc dĩ gọi điện cho Phó Yến.

Lâm Xuân Tư ôm miếng thạch rau câu trong lòng, ngồi xổm nhìn bồn cây xanh đắm đuối.
Cậu thấy anh, liền nở nụ cười: "Phó Yến, em có quà cho anh."
Trong đôi bàn tay cậu là một phần thạch trắng nõn, căng tròn như hòn ngọc, bên trên trang trí một lát cốm hình sao chổi.
"Em ăn thử rồi, nó không ngọt lắm đâu.

Có vị dừa."
"Ừm, về nhà tôi sẽ thử." Phó Yến dẫn cậu ngồi vào xe, ngoắc tay với Tiểu Đao: "Em ấy đã uống bao nhiêu?"
"Cậu ấy ăn không nhiều lắm, chỉ uống nước ép.

Có lẽ vì bụng đói nên mới say."
Lâm Xuân Tư cầm thạch, loay hoay làm đai an toàn xoắn vào nhau.

Phó Yến phải rướn qua cài cho cậu.

Về nhà, anh cất rau câu vào tủ lạnh rồi nhúng một vắt mì.
Lâm Xuân Tư đi ra ban công nhìn quanh quất, hỏi: "Phó Yến, cây thiên lý của em đâu rồi?"
"Em chưa trồng mà."
"Cái cây cũ của em cơ, cây đó sắp ra hoa rồi."
Phó Yến quay đầu, thấy cậu chàng ngồi xổm xuống, ủ rũ đặt cằm lên đầu gối: "Cây của em đâu rồi?"
Sau khi hai người rời đi, căn hộ bỏ trống, dàn thiên lý xưa đã chết khô rồi.
Phó Yến bê mì ra bàn gọi cậu ngồi xuống ăn, rồi lấy thuốc dạ dày cho cậu uống.

Lâm Xuân Tư uống ực rồi hỏi: "Phó Yến, anh có thấy thạch ngon không?"
Anh bèn lấy ra ăn ngay trước mặt cậu: "Ừm, ngon lắm."
Cậu cười hớn hở: "Vậy em học làm món này nhé? Em làm cho anh ăn."
Phó Yến dịu dàng hôn lên má cậu: "Bé ngoan."
Lâm Xuân Tư trèo lên giường, cầm lấy lọ nước hoa: "Phó Yến, nước hoa của em sắp hết rồi."
"Ừm, tôi sẽ mua thêm cho em.

Ngoan, ngủ đi."
Giấc ngủ đêm nay của cậu rất trầm và sâu, mơ hồ có ảo giác như hồn lìa khỏi xác.
Cậu thấy hành lang dài dẫn đến phòng dương cầm, một nốt trầm ngân dài trong không gian.

Cậu tò mò bước đến, với tay vặn nắm cửa, qua khe hở nhìn thấy một bóng đen thuôn dài đang chơi dương cầm.
Ánh trăng của Debussy.
Cậu rón rén đẩy cửa, rướn cổ muốn nhìn rõ hơn.

Đột ngột có người nắm vai cậu: "Cậu chủ đang làm gì vậy?"
"Anh Hảo?"

Tiếng đàn chợt tắt ngấm.

Hình như có âm thanh nước nhiễu tí tách và tiếng rên rỉ.
Lý Hảo khép kín cửa, kéo cậu lùi lại: "Cô Tư mà biết khuya rồi em còn chạy lung tung là sẽ giận đấy."
"Có người nghịch đàn của bố em." Cậu trỏ về phía sau.
"À, là thợ sửa chữa đấy.

Chú ta bận quá nên bây giờ mới đến được."
"Thật ạ?"
"Ừm." Lý Hảo đáp.
Khi cậu trong giấc mộng đặt đầu xuống gối thì Lâm Xuân Tư ngay thực tại chợt choàng tỉnh.

Cậu mông lung thấy Phó Yến dịu dàng ngủ trong vòng tay mình.
Nhịp tim bất ổn chậm rãi trở về bình thường.

Cậu nhắm mắt, nặng nề thở hắt ra.
Đêm nay nhà tổ họ Lâm cũng không yên ổn.
Trong phòng của ông bà Hai thình lình vang lên tiếng đập vỡ đồ đạc, động tĩnh lớn đến mức phá hỏng giấc nồng của mọi người.

Quản gia toát mồ hôi, vội vàng gọi bác sĩ đến trực sẵn.
Lý Hảo đứng ngoài hành lang, hờ hững nghe tiếng quát tháo ồn ã của hai cha con ông Hai và cậu Hai, xen kẽ với tiếng nức nở của bà Hà Vận.

Vài người làm bị đánh thức đứng xa xa bàn tán.
"Tội ông Hai, chiều quá rồi bà ấy đâm ra hư hỏng đấy.

Tôi nói chứ vợ cứ cầm tiền của chồng đi tô điểm bản thân mà chẳng quán xuyến việc nhà thì còn ra cái gì."
"Nhưng mà bà ấy cũng tội nghiệp, ông Hai chỉ biết công việc chứ có ở bên vợ mấy đâu.

Chồng bà chỉ đưa tiền cho bà mà chẳng quan tâm gì hết thì bà cũng tủi chứ..."
Ngay gần đó là cậu Cả, Lâm Hoài Tranh cũng chỉ đứng nhìn, thờ ơ như thể không liên quan đến mình.
Y tập boxing, nếu chịu ra tay can ngăn bố và em trai thì ai mà cự lại nổi.

Nhưng cố tình y lại tỏ ra bàng quan.
Cũng phải thôi, cậu Cả là đích tôn.

Cậu Hai càng tệ thì y càng được tôn trọng.
Lý Hảo cúi đầu đẩy gọng kính, chỉ cảm thấy lòng người bạc bẽo.
Bỗng anh ta nhìn thấy một cậu bé đứng ở đầu hành lang, nét mặt tò mò đi lại gần, lập tức dời bước tới cản đường nó, ngồi xuống bóp vai cậu nhóc: "Cậu chủ, muộn rồi, mau về phòng ngủ đi thôi."
Cậu bé mặc đồ ngủ in hình Doraemon, đôi mắt tròn xoe, hiếu kỳ hỏi: "Ông Hai và bà Vận lại đánh nhau ạ?"
Lý Hảo mỉm cười không đáp, dắt cậu bé đi xuống tầng.

Cặp mắt ngây thơ còn vương vấn ngoái lại nhìn.

Anh thấy bà Cả đang đi tìm cháu.
Bà Mục Hiểu mừng rơn, mắng yêu: "Thằng quỷ nhỏ này! Mẹ mi mới đi vệ sinh về mà đã không thấy mi đâu rồi.

Lại đây với bà ngoại."
Cậu bé buông tay Lý Hảo nhào vào lòng bà, cọ cọ làm nũng.
Mục Hiểu bế cháu lên, nhìn sang Lý Hảo, nét mặt lạnh tanh: "Cảm ơn anh đã dắt nó về.

Nhưng tôi hi vọng anh sẽ không gần gũi với cháu tôi."
"Tôi biết hai tay anh cũng không sạch sẽ." Bà ấy vừa quay mặt thì bắt gặp Lâm Úc Miễn.
Ông đứng sừng sững như một gốc cây hiu quạnh, khàn khàn nói: "Em còn chưa ngủ à?"
"Chào ông ngoại ạ!" Cậu bé vẫy tay.
"Hai vợ chồng kia làm ầm ĩ thế ai mà ngủ được?" Bà Mục Hiểu lạnh lùng đáp, sải bước đi nhanh rồi đóng sập cửa.
Lâm Úc Miễn kéo cà vạt, lúc đi ngang qua còn vỗ vai Lý Hảo: "Lại làm phiền cậu rồi."
"Không phiền."
Trận cãi vã kết thúc vào lúc hai giờ sáng, Lý Hảo khám theo quy trình rồi tiêm cho bà Hà Vận một mũi giảm đau.

Quản gia thấy canh giờ đã trễ, mời anh ở lại nghỉ qua đêm.
Lý Hảo mệt mỏi đi vào phòng dành cho khách, hai ngón tay kẹp điếu thuốc.

Không gian tối tăm tĩnh lặng như tờ, cả ngôi biệt thự chìm trong chết lặng.

Anh ta gục đầu, kẹp điếu thuốc cháy đỏ rực, nâng lên rồi hạ xuống, đột ngột dí nó vào cổ tay.
Đau đớn như xoáy vào tận cốt tủy, nguôi thành vết bỏng mới giữa những vết lờ mờ.
Có vết cắt từ vật sắc, có vết đốt từ đầu lọc.
Là bác sĩ, Lý Hảo biết rõ động mạch nằm ở đâu, biết làm thế nào để chết nhanh nhất.
Chẳng qua là...!không dám chết..



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.