Chinh Chiến

Chương 149: Đều là lừa đảo



Trương Thế Nhân rất kiêu ngạo, lần này hắn vậy mà không có bất tỉnh.

Áp lực của thác nước to lớn một cách không ngờ, nhất là khi hắn cố làm ra vẻ tiêu sái nhưng kỳ thực là cực kỳ ngu ngốc lúc hắn làm ra vẻ phóng khoáng mà ngâm thơ. Cũng không biết có bao nhiêu nước nện vào trong mũi và miệng của hắn, nhưng có thể chắc chắn rằng cái cảm giác hít thở không thông này cũng không khác gì cảm giác bị người bóp cổ là mấy, thậm chí là càng mãnh liệt hơn một ít.

Xác thực hắn cũng không kiên trì được bao lâu, sau một lúc phóng khoáng thì hắn cũng không thể không cúi đầu trước thác nước. Hắn cúi đầu thở dốc cho nên cơ bắp trên người hắn hơi chút thả lỏng, và thế là hắn bị dòng nước chảy đập té xuống tảng đá.

Ngay lúc hắn cho rằng mình sắp bị nhấn chìm vào hồ sâu, Khâu Dư lướt trên mặt nước tới như chuồn chuồn lướt nước. Thân thể của nàng như chim yến, cấp tốc vòng qua vòng lại, kéo Trương Thế Nhân đang rơi rụng quay trở về.

Tùy ý quăng Trương Thế Nhân lên đồng cỏ, vị nữ giáo sư có thân hình nổi bật được giấu trong bộ trường bào rộng thùng thình này nghênh ngang chắp tay rời đi.

- Ngươi có được một tòa bảo tàng, nhưng ngươi lại không biết sử dụng như thế nào.

Nàng để lại một câu nói khiến Trương Thế Nhân cảm khái vạn phần.

Hắn biết rõ ý tứ của Khâu Dư, thân thể của hắn quả thật khác với người thường. Thậm chí nó còn cường tráng hơn cả thân thể người tu hành, và hiển nhiên, không ai có thể hiểu rõ sức bật của thân thể này hơn hắn. Có thể nó đúng như lời của Khâu Dư nói, thân thể này của hắn chính là một cái bảo tàng, chính hắn còn chưa hoàn toàn nhận thức được tầng đất ngoài, trừ việc hắn đang chờ đào móc càng sâu hơn. Nếu như hắn có thể sử dụng cỗ thân thể này một cách thuần thục… như vậy có lẽ thác nước cỏn con này lại tính là cái đếch gì với hắn?

Nhưng bây giờ, Trương Thế Nhân không thể không nói một tiếng bội phục với người vừa dạo chơi vừa ngâm thơ dưới thác nước ở trăm năm trước: Nguyễn Khiếu. Phải biết lúc ấy Nguyễn Khiếu cũng không phải dùng tu vị cao siêu để nổi tiếng, mà ông ta càng giống một tên nho sinh chính cống.

Hoàng đế bệ hạ đã từng dùng lời bình cho rất nhiều danh tiếng của Đại Nam, đối với Nguyễn Khiếu, đánh giá là bốn chữ “nho nhã tàn nhẫn”.

Nho nhã cùng tàn nhẫn, dựa theo đạo lý, chúng tuyệt đối không thể đặt chung một chỗ.

Song không thể nghi ngờ chút nào rằng Nguyễn Khiếu chính là một người mâu thuẫn như vậy. Ông ta có khí chất nho nhã, học rộng tài cao. Lúc hùng biện cùng người khác, ông tuyệt đối sẽ không có cử động gì quá khích, toàn là nói chậm rãi và cực kỳ nhã nhặn, bình tĩnh. Thế nhưng những người cùng ông ta biện luận thường thường đều bị ông ta đánh bại, dù rằng bọn họ nói có sách, mách có chứng cũng không có cách nào chiếm thượng phong.

Ở trên chiến trường, vị nho tướng này lại bày ra một mặt tàn nhẫn. Ông ta bình định Giang Nam, mở rộng lãnh thổ Đại Nam ra gần như gấp đôi. Và để có được một mảnh lãnh thổ quốc gia rộng lớn này, thủ đoạn giết chóc tàn nhẫn của Nguyễn Khiếu trực tiếp làm cho thế nhân khiếp sợ. Người chửi bới ông ta nói ông ta là đao phủ của ma quỷ, người kính nể ông ta lại gọi ông là người thiết huyết và có quyết đoán.

Lúc trước Nguyễn Khiếu từng có quyền thế ngập trời khi đảm nhiệm Đô đốc Giang Nam, lúc đó thậm chí có người gọi ông ta là Hoàng đế Giang Nam. Vậy nhưng ông ta không có chút lòng phản nghịch với Đại Nam, mà sự tín nhiệm của Thái Tông Hoàng đế dành cho ông ta cũng không phải là bất cứ ai, hay bất cứ chuyện gì có thể dao động được. Hai người ấy được đời sau xưng là quân thần mẫu mực.

Thời điểm Nguyễn Khiếu đóng quân ở Giang Nam, đối phó với phản loạn ông tuyệt không trấn an, chỉ là một chữ: giết.

Khi tướng lãnh dưới trướng vội vã vào bẩm báo một nơi có người phản loạn, Nguyễn Khiếu sẽ kêu người mang địa đồ đến, sau đó hỏi rõ nơi nào phản loạn. Khi đã xác định xong vị trí, ông ta liền duỗi một ngón tay ra, vẽ một cái vòng trên địa đồ bao bọc nơi phản loạn, sau đó lạnh nhạt nói một câu: “Mảnh này không cần”.

Không cần, đó không phải là không cần địa phương này, mà là không cần người ở nơi này.

Đại quân của triều đình dựa vào vòng vẽ của ông ta mà chó gà không tha.

Chính vì vậy, cho tới bây giờ, khi người Giang Nam vừa nhắc đến cái tên Nguyễn Khiếu thì sẽ có một loại sợ hãi thực chất nằm sâu trong lòng.

Người này để lại quá nhiều truyền thuyết, mà để cho mọi người nhớ nhất hẳn là chỗ thông minh của ông. Ở thời điểm huy hoàng nhất nhân sinh của ông, ông kiên quyết từ chối phần lớn khen thưởng của Thái Tông Hoàng đế dành cho ông.

Năm đó Thái Tông Hoàng đế thậm chí có cả ý niệm phong ông ta làm Quận Vương – cái vinh dự mà không người có thể đạt được từ lúc Đại Nam khai quốc. Nhưng Nguyễn Khiếu kiên quyết từ chối, thậm chí ở sau khi Giang Nam ổn định thì ông từ đi tất cả quân chức trên thân, an tâm trồng hoa nuôi chim ở nhà.

Và chỗ để cho người ta khó hiểu nhất là ông ta thậm chí thoái thác cả thân phận Quốc Công được thừa kế. Theo lời của ông ta, cá nhân ông lập được một chút công lao cho Đại Nam và ông cũng đã nhận được ân điển của bệ hạ, song con cháu của ông không thể dựa vào đó mà được vinh hoa phú quý về sau; hậu nhân của ông nếu muốn làm Quốc Công thì phải dựa vào bản lĩnh của mình mà tranh giành. Mà nếu hậu nhân của ông bởi vì công lao của ông mà sinh hoạt an nhàn cùng với không biết phấn đấu, thì sau đó trăm năm, ông chính là tội nhân của Nguyễn gia.

Ở trong mấy ngàn năm lịch sử, chuyện như vậy có thể xem là điên cuồng.

Đến cuối cùng không biết rõ là vì sao mà Thái Tông Hoàng đế đã đáp ứng thỉnh cầu của Nguyễn Khiếu. Thái Tông Hoàng đế ban cho Nguyễn Khiếu Quốc Công Nhất Đẳng, song tước vị không thể được thừa kế, tuy vậy Thái Tông Hoàng đế vẫn cho con cháu Nguyễn gia thừa kế chức vị Hầu tước. Lúc đó rất nhiều người khó hiểu, vậy nhưng Trương Thế Nhân lại không thể không bội phục trí khôn và dũng khí của vị Nguyễn Khiếu không muốn chỗ tốt cho con cháu mình. Nếu như Nguyễn Khiếu được phong là Quận Vương, con cháu ông ta có thể được như bây giờ sao?

Tuy rằng bởi vì quyết định của ông mà Nguyễn gia muốn vào hàng ngũ nhất lưu thế gia đã phải mất cả trăm năm. Nhưng không thể nghi ngờ chút nào là việc làm của Nguyễn Khiếu mới thật sự là đã cân nhắc cho con cháu của mình. Chính vì ông ta từ chối cùng thoái thác, từ đời Thái Tông Hoàng đế đến nay, Nguyễn gia không có người nào bị trảm, cũng không có ai phải ngồi tù.

Vậy nếu như lúc đó Nguyễn Khiếu nhận tước vị Quận Vương thì sao?

Ai mà biết được Nguyễn gia lúc này sẽ có kết quả thế nào.

Trương Thế Nhân cảm thấy Nguyễn Khiếu và Trung Thân Vương Dương Kỳ đều là người thông minh. Một người hiểu được lúc nào nên tiến, lúc nào nên lui về phía sau, một người lại là người thông minh không chỉ biết mãi đi tới. Sự chiếu cố tốt nhất cho hậu nhân có thể nào thiển cận như việc cho bọn hắn vinh hoa phú quý?





Trương Thế Nhân nằm trên đồng cỏ một hồi lâu mới khôi phục khí lực. Hắn ngồi lên, mở lớn miệng mà thở dốc. Sau đó đi đến bên cạnh hồ nước, bưng lấy nước để rửa mặt. Rồi hắn nhìn khuôn mặt mình ở trên mặt nước, thì thào:

- Cách mạng chưa thành công, đẹp trai ngươi cần phải cố gắng.

Rất đói bụng.

Từ thời điểm cơm trưa, hắn leo núi không ngừng, hắn chưa hề có cái gì nhét bụng. Sau khi tiêu hao thể lực khổng lồ như vậy, điều hắn muốn làm nhất không phải là ăn cơm, mà là nằm trên đồng cỏ một cách ỷ lại, không muốn đứng dậy.

Đợi đến khi hắn cảm thấy bản thân mình có thể đứng lên và đi đường được, hắn liền đứng lên, kiên quyết không có đáp ứng cái suy nghĩ muốn nghỉ ngơi thêm một lúc.

Hắn uống thêm mấy ngụm nước, sau đó giãn người một cái rồi đi về hướng thác nước.

Trước khi đi vào thác nước, hắn cảm nhận được dòng nước mạnh mẽ chảy xuống đang đập ầm ầm vào không khí, cảm nhận được độ mạnh yếu của những hạt nước bay ra từ thác nước đang đánh vào cơ thể, cảm nhận… phản ứng của cơ thể khi những ngoại lực này đánh vào trên thân mình. Sau đó hắn hít một hơi không khí ẩm ướt, chuẩn bị tiến vào thác nước lần nữa.

Khâu Dư cũng không có đi xa, nàng vốn định trở về chỗ ở của mình để đọc sách, viết chữ, nhưng không biết vì cái gì mà nàng cảm thấy mình có lẽ nên trở về bàn giao cho Trương Thế Nhân vài câu. Và… lúc nàng trở về thác nước, nàng liền nhìn thấy một màn làm nàng lúng túng.

Người thiếu niên kiên cường và không biết xấu hổ kia đã lột sạch quần áo trên thân, tiến vào thác nước lần nữa.

Ánh mắt của Khâu Dư rất tốt, nó nhìn xa và nhìn rõ hơn người bình thường rất nhiều. Vì vậy, nàng đều nhìn thấy chỗ không nên nhìn ở trên người thiếu niên kia. Vốn cho rằng bản thân mình có thể lạnh nhạt xem bất cứ chuyện gì, kể cả giới tính, giờ khắc này hai má nàng vậy mà có chút nóng lên. Nàng buông tha cho việc nhắc nhở Trương Thế Nhân về sự ảnh hưởng của ngoại lực với thân thể, trực tiếp quay người rời đi.

Nàng rất ảo não, thậm chí muốn dùng một cái tát đập Trương Thế Nhân xuống thẳng đáy hồ sâu.

Trương Thế Nhân cởi toàn bộ quần áo trên người ra không phải là do hắn có tính háo sắc trần trụi, mà là vì ở ngay khi hắn cảm nhận được dòng nước chảy, không khí, hắn cảm thấy quần áo đang cản trở phản ứng của thân thể hắn. Thế nên hắn không chút do dự lột sạch quần áo để làn da trực tiếp tiếp xúc ngoại lực.

Lần thứ hai đi vào thác nước hắn đã có kinh nghiệm, hắn biết rõ đỉnh đầu cùng cái ót tương đối yếu ớt hơn cái trán, cho nên hắn có chút ngẩng đầu để nước chảy không đập trực tiếp vào đỉnh đầu cùng cái ót, đồng thời biên độ ngẩng đầu không lớn cũng sẽ không khiến đôi mắt bị nước chảy đánh đau điếng.

Nước từ trên cao nện thẳng vào trên người hắn, không ngừng và không dứt. Dẫu vậy, hắn từ từ nhắm hai mắt lại mà đi cảm nhận.

Cảm nhận thứ áp lực này, cảm nhận cảm giác hít thở không thông, cùng với cảm nhận… sự đau đớn.

Ở bên trong cái thác nước đang nổ vang này, Trương Thế Nhân bỗng nhiên tiến nhập một loại trạng thái rất trầm tĩnh. Hắn nghĩ tới hai lần hôn mê của mình, nghĩ tới mấy lần mà hai con mắt của hắn biến thành màu đỏ. Hắn suy đoán hai lần hôn mê sau đau nhức kịch liệt là do thân thể của hắn đang tiếp nhận sự cải tạo nào đó, bởi vậy nên lúc ấy hắn chỉ có thể tiếp nhận bị động và không có lựa chọn khác. Mà ở lúc tinh thần của hắn không thể gánh chịu thống khổ của thân thể, hắn hôn mê là chuyện đương nhiên.

Tiếp đó hắn nghĩ tới ánh mắt của mình, nhất là sau khi hắn chứng kiến Đại Thần Quan Hạc Lệ đạo nhân, đối với chính mình, hắn càng cảm thấy hứng thú về việc không biết lúc nào thì con mắt hắn sẽ biến đỏ. Hắn hỏi qua Trác tiên sinh, hỏi qua Ngô Nhất Đạo, hỏi qua lão già què về lợi ích của con mắt dựng thẳng trên trán Hạc Lệ đạo nhân. Khi biết được con mắt ấy có thể hạn chế tự do của người khác, hơn nữa làm cho đối phương lâm vào ảo giác, hắn nghĩ tới việc chính hắn có phải cũng có cái tiềm chất này?

Với ý nghĩ này của hắn, Trác Bố Y đánh giá là: “Ngươi nghĩ quá nhiều, cũng mơ thật đẹp”.

Trương Thế Nhân không cho rằng mình vẽ vời đẹp đẽ, nếu cách nghĩ của một người không mỹ diệu một chút, vậy thì thế giới này sẽ không thú vị cỡ nào?

Hai lần ánh mắt hắn biến đỏ đều là vì phẫn nộ.

Nếu như dùng khoa học để giải thích, Trương Thế Nhân có thể lý giải rằng phẫn nộ làm cho ánh mắt hắn sung huyết… Nhưng vì cái gì mà sau khi ánh mắt biến đỏ thì tiềm năng của thân thể hắn sẽ bị kích phát ra? Chẳng lẽ cảm xúc mới là nguyên nhân chủ đạo của thân thể hắn. Nếu nói như vậy, hắn hoàn toàn bị động.

Trương Thế Nhân lại không thích bị động.

Nếu như con mắt biến đỏ chỉ xuất hiện sau khi hắn tức giận, như vậy muốn chủ động làm thân thể này trở nên mạnh mẽ là một việc… gân gà. Tất cả những trận quyết đấu trên thế gian này không phải là vì phẫn nộ, có chút giao thủ thậm chí có thể khiến thể xác và tinh thần người ta sung sướng. Vậy… chẳng lẽ lúc hắn sung sướng thì hắn chỉ có thể bị đánh?

Cái này thật là con mẹ nó không khả quan.

Vào thời điểm Trương Thế Nhân lâm vào trầm tư, hắn thậm chí quên mất ngoại lực đang tác dụng lên cơ thể, cũng quên mất bản thân mình đã lột sạch hết quần áo mà đứng dưới thác nước là vì cảm nhận sự biến hóa của thân thể dưới sự tác dụng của ngoại lực. Ở loại thời điểm này, dường như thác nước trở nên không tồn tại.

Khi thác nước không tồn tại, như vậy thay đổi lớn nhất là gì?

Là tự do.

Trương Thế Nhân quên mất thác nước tồn tại, cho nên cũng quên mất áp lực lớn do thác nước mang lại.

Khi một người lâm vào trầm tư, họ thường thường sẽ từ từ dạo bước. Đây là một loại động tác theo bản năng, liền chính bản thân có lẽ đều không ý thức được.

Trương Thế Nhân cũng thế, hắn bắt đầu dạo bước.

Dạo bước ở dưới thác nước.

Vừa lúc ấy, Khâu Dư vốn đang đi xa bỗng biến sắc, nàng không nhịn được quay đầu lại nhìn thoáng qua thác nước ở bên kia. Lúc nàng chăm chú, khoảng cách lập tức trở nên gần hơn, hình ảnh Trương Thế Nhân dạo bước ở dưới thác nước xuất hiện ở trong ánh mắt nàng. Vì thế nàng lắp bắp kinh hãi, sau đó khóe miệng của nàng vẽ nên một vòng mỉm cười.

- Hắn rất không tồi.

Không biết lúc nào Chu viện trưởng đã xuất hiện ở bên người Khâu Dư.

- Xác thực rất không tồi.

Khâu Dư lặp lại một lần nữa.

- Cho nên ngươi không nên lừa dối hắn.

Chu viện trưởng mỉm cười, nói:

- Nguyễn Khiếu lúc nào có thể vừa dạo bước nhàn nhã vừa ngâm thơ ở dưới thác nước này? Chưa có tới gần thác nước thì hắn nhất định sẽ lấy cớ đau lòng vì y phục của mình bị ướt mà bỏ trốn mất dạng.

- Lừa hắn mới có lợi cho hắn, không phải sao?

Khâu Dư cười trả lời.

Sau đó nàng nhìn Chu viện trưởng, nói thật:

- Không phải lúc trước ngài cũng lừa hắn sao? Ngài nói cho hắn biết việc nghiên cứu thân thể hắn là vì bệ hạ, vì Đại Nam, là vì chế tạo một đội quân vô địch. Cái cớ này có chút vô sỉ…

- Lừa hắn mới có lợi cho hắn, không phải sao?

Chu viện trưởng trả lại câu nói của Khâu Dư, sau đó dùng ngữ khí đương nhiên mà nói:

- Lừa gạt là một loại thủ đoạn, chỉ cần mục đích không phải tà ác, như vậy thì không cần phải cho rằng thủ đoạn này không tốt. Lừa gạt được cũng là một loại tu hành.

Khâu Dư nhếch miệng, dường như nàng thoạt nhìn cũng không phải tôn kính Chu viện trưởng như khi đứng ở trước mặt mọi người.

- Lần sau dùng ta dụ dỗ người khác, ta sẽ không đáp ứng.

Nàng nói.

Chu viện trưởng tự nhiên biết rõ ý tứ của nàng là cái gì, dù sao chuyện hắn “dụ dỗ” Trương Thế Nhân cũng mới xảy ra trong ngày hôm nay.

- Con mắt còn lỗ tai rất tốt tựa hồ đã làm cho ngươi mất đi quá nhiều niềm vui thú.

Chu viện trưởng cảm khái một câu, sau đó xoay người đi trở về:

- Có đôi khi giả vờ câm điếc, làm bộ không nhìn thấy cũng không phải là chuyện gì xấu.

- Ví dụ như Trí Tuệ Thiên Tôn, ngài tựu giả bộ như không nhìn thấy?

Khâu Dư hỏi.

Thân thể Chu viện trưởng dừng một chút, sau đó nói với giọng lạnh nhạt:

- Làm bộ không có cách nào với địch nhân trong một số thời khắc cũng không phải chuyện xấu. Nhất là khi… Đại Nam sắp khai chiến với Thiên Thuận.

- Đã hiểu.

Khâu Dư trầm mặc một hồi, nói ra:

- Trí Tuệ Thiên Tôn có thể đi là vì ngài để cho hắn đi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.