Chu Chỉ Nhược Chỉ Muốn Làm Ruộng

Chương 3: Thay đổi vận mệnh



Trong lúc nhất thời cả hai đều trầm mặt không nói gì, trôi qua một lúc lâu sau, Tiết thị mới nói: “ Nếu như thế, đợi thân thể thiếp tốt lên rồi, chúng ta liền đi Giang Nam thôi, nhưng là chúng ta phải đi hướng nào đây”.

Chu Viễn Đạt nói: “ Năm đó nàng rời khỏi nhà, cùng ta bỏ trốn,thời gian trôi qua cũng đã sáu bảy năm rồi, cũng nên trở về nhìn một chút”.

Chu Chỉ Nhược chưa bao giờ biết mẫu thân của nàng cùng phụ thân lại cùng nhau rời nhà bỏ trốn, trong lòng kinh ngạc, không khỏi mở to mắt ra nhìn.

Tiết thị thở dài nói: “ Chàng còn nói chuyện này làm gì, bon họ cũng có chuyện khó xử của bọn họ, thiếp có trở về cũng không làm được chuyện gì cả!”

Chu Chỉ Nhược nhớ mang máng, phụ thân từng nói qua, mẫu thân nàng là người Tập Khánh, nhưng nàng không biết lúc đó nhà mẫu thân nàng đã xảy ra chuyện gì. Sau này nàng cùng từng đáp ứng đi giúp đỡ Ứng Thiên (Chu Nguyên Chương sau khi đánh hạ Tập Khánh thì đổi hiệu là Ứng Thiên, chính là Nam Kinh ngày nay) sau đó có đi tìm nhà của mẫu thân, nhưng mà không có tìm được, cũng không biết có phải là tất cả đã dời đi nơi khác hay không, hay là đã chết trong chiến loạn rồi.

Chu Viễn Đạt nhìn thê tử nhắc tới người nhà của mình tâm tình có chút không vui, liền cười cười chuyển sang chuyện khác nói: “ Đây là đứa nhỏ đầu tiên của chúng ta, nàng nói, nên đặt tên như thế nào cho nữ nhi đây, ta là người thô kệch, không như nàng từng đọc qua nhiều sách, cũng là nàng nên đặt tên cho nữ nhi đi”.

Tiết thị biết trượng phu của mình là người thô kệch, cũng không từ chối nữa….Lúc này người Mông Cổ đang thống trị đất nước, người hán cũng không còn được làm quan như tiền triều nữa, nên người đọc sách cũng càng ngày càng ít đi, nên người ta cũng thường tùy ý đặt tên gần giống với nơi sinh sống của mình hoặc liên quan đến cuộc sông xung quanh mình, thế nên giống như Phương gia đặt tên cho Phương Lục Nhất…..là do hắn sinh vào tháng sáu lại là con một.

Nhà mẹ đẻ của Tiết thị vốn là dòng dõi thư hương lâu đời, nhưng cũng đã suy tàn, năm đó nàng cùng Chu Viễn Đạt hai người lưỡng tình tương duyệt, nhưng phụ mẫu nàng là người có quan niệm môn đăng hộ đối nên không đồng ý Chu Viễn Đạt, thế nên nàng liền rời nhà trốn đi.

Bỗng dưng nàng có cảm giác rất nhớ nhà của mình, nhưng khi nhìn nữ nhi đang nằm bên người của mình, chỉ thấy khuôn mặt của Chu Chỉ Nhược nhỏ nhắn, trắng hồng phấn nộn, long mi hơi rung động, tình yêu thương dân trào nói không nên lời, liền nói thêm: “ Nàng tuy rằng bộ dạng xinh đẹp, thế nhưng bây giờ nàng còn rất nhỏ, liền thở dài, sau này chắc chắn sẽ là một đại mỹ nhân, thiếp nghĩ nên lấy tên nào đây, hay là chúng ta gọi nàng là Liên nhi, chàng nghĩ như thế nào?”

Chu Viễn Đạt lắc đầu nói: “ Nàng bây giờ là tiểu oa nhi, lấy tên này cũng quá ủ rũ u buồn rồi, vẫn là nên lấy cái tên nào nghe tốt tốt một chút, cái gì như tên của hoa cỏ vừa hay lại vừa dễ nghe cũng rất tốt.

Tiết thị cười cười, suy nghĩ một hồi rồi nói: "Vậy cứ gọi là Chỉ Nhược, được không? Trong sách《 Hán Thư 》 cũng có thơ, 'Hành lan chỉ nếu như' . Tạm thời chỉ là bạch chỉ, nhược là đỗ nhược, đều là cỏ thơm. Lý Thái Bạch của tiền triều cũng có câu thơ vân “Thủy hướng bồng lai khán vũ hạc, hoàn quá chỉ nhược thính tân oanh” ( Ao hướng Bồng Lai nhìn xem hạc mua , bước sang Chỉ Nhược nghe oanh ca)

Lời nói còn chưa dứt, Chu Viễn Đạt liền nói: “ Hay lắm, hay lắm, nương tử nàng quả nhiên là lấy tên rất hay, tốt lắm liền gọi nàng là Chỉ Nhược đi”

Chu Chỉ Nhược lần này rất ngoan ngoãn, không dám phát ra âm thanh thở dài, vì vậy chỉ dám ở trong lòng mà thở dài một tiếng…..chung quy lại vẫn là tên này. Vốn tưởng rằng nàng đã cùng kiếp trước hoàn toàn chấm dứt, kết quả vẫn gọi là “Chu Chỉ Nhược” aizz!

Chu Chỉ Nhược nhắm mắt lại, nằm một bên vừa nghe cha mẹ của mình nói chuyện, vừa nghĩ tới tâm sự trong lòng mình.

Kiếp trước, khi mình gặp Trương Vô Kỵ là năm nàng gần chín tuổi, chỉ là một lần gặp gỡ ngắn ngủi thế nhưng lại nhớ mãi không quên, thật sự đúng là nghiệt duyên mà.

Trải qua một kiếp, Chu Chỉ Nhược đột nhiên phát hiện ra, đối với Trương Vô Kỵ nàng cũng không để trong lòng nhiều như vậy. Hiện tại, chắc hẳn bây giờ Trương Vô Kỵ hẳn bị gọi là Tạ Vô Kỵ, hiện giờ đang ở trên bang hỏa đảo đi. Nếu có thể, cả đời này Chu Chỉ Nhược ước gì mình sẽ không bao giờ gặp Trương Vô Kỵ, mà yên ổn sống hết cuộc đời này tại nơi đây.

Không nhưng là Trương Vô Kỵ, ngay cả ân sư Duyệt Tuyệt sư thái, nàng cũng không muốn gặp lại bà ta….

Một đời trước, trên vai nàng gánh rất nhiều trọng trách nặng nề, vả đời này, nàng thầm nghĩ phải vì chính mình mà phải hảo hảo sống cho thật tốt. Cái gì hung tâm, cái gì chí lớn, cái gì anh hung hào kiệt, tất cả chẳng qua đều là nhất thời thôi.

Thường Ngộ Xuân chí lớn ngút trời, Hồ Duy Dung phong quang vô hạn, Lưu Bá Ôn là người thần cơ diệu toán (ý chỉ giỏi tính toán), Dương Tiêu hùng tâm bừng bừng, tất cả không phải đều bị Chu Nguyên Chương tính kế mà giết chết hết sao. Tuy rằng kiếp trước Chu Chỉ Nhược ở Hồng Vũ được mười sáu năm thì chết đi, thế nhưng Chu Nguyên Chương cũng rất đắc ý với âm mưu của mình, Chu Chỉ Nhược vốn đã thấy rõ….hắn đã đem công thần lão tướng loại trừ hầu như không còn, miễn trừ hậu hoạn cho thái tử sau này dễ kế vị hơn.

Cho nên Chu Chỉ Nhược đối với việc kiếp trước nàng chấn hung lại Nga Mi, khôi phục lại giang sơn nhà Hán, bây giờ một chút cũng không có hứng thú. Thế nên kiếp này, trừ bỏ vui vẻ, thì mọi đau khổ, nàng đều trải qua hết tất cả, cả đời này nếu ông trời một lần nữa cho nàng sống lại, vậy thì nàng phải hảo hảo mà sống tốt.

Hiện tại nếu trong lúc vô tình nàng đã làm thay đổi những chuyện của kiếp trước, vậy thì nàng sẽ thuận theo ý của ông trời, nhìn cha mẹ bàn bạc muốn dọn nhà đến nào nào sinh sống.

Bất quá nàng hi vọng sẽ không có chuyện bất trắc gì xẩy ra, biết khi vừa mới sinh ra, nàng đã có nội công, nhưng cũng không có cách nào ngăn địch được, thế nên ít nhất bản thân mình phải an toàn đến năm mười hai hay mười ba tuổi là tốt rồi.

Bất quá bây giờ mẫu thân Chu Chỉ Nhược hiện giờ còn trong thángở cữ, thế nên phải ở nơi này một thời gian nữa.

Hoàn hảo trong thời gian này, thôn của Chu Chỉ Nhược cũng không xảy ra phong ba gì, Tiết thị cả ngày ôm Chu Chỉ Nhược ở trong nhà ở cữ, sau thân thể cũng dần dần khôi phục, cũng ở phía sau nhà hoạt động một chút. Mà Chu Chỉ Nhược trong khoảng thời gian này một bên tập trung luyện “Cửu Âm Chân Kinh” một bên lo lắng cho tương lai sau này.

Theo như Chu Chỉ Nhược biết, Chu Nguyên Chương sau này cùng Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành chinh chiến, vùng đó là tối loạn, phương bắc liền càng không cần phải nói , Vương Bảo Bảo chẳng những cùng Lý Tư Tề tranh quyền động binh, khởi nghĩa, cát cứ, chỗ nào cũng có, tương tốt hơn là vùng đông nam, bị Trần Hữu Định và Phương Quốc Trân chia nhau chiếm cứ, người trước bị Chu Nguyên Chương tiêu diệt, người sau vừa mới chống cự liền đầu hàng ; đám người ở hai nơi Lưỡng Quảng vùng Hà Chân, mặc dù không chịu nổi một kích, nhưng cuối cùng cũng không có quan binh trong coi, chỉ là cha mẹ hơn phân nửa sẽ không đi phía nam nhiều nóng ẩm chứ.

Cho nên Chu Chỉ Nhược hy vọng nhất, nếu cha mẹ nhất đinh phải rời đi lúc này, thì nên đi thành đô tì tốt hơn. Cho dù hiện tại không đi, tương lai muốn đi thì cũng chỉ nên đi thành đô.

Bởi vì Minh Ngọc Trân chiếm cứ Tứ Xuyên , vào năm Chí Chính thứ mười tám , cũng chính là mười lăm năm kể từ lúc lấy được Tứ Xuyên . Mà triều Nguyên tại Tứ Xuyên đóng quân ít ỏi, lại không có hiệu quả, cho nên chiến hỏa cũng không có quá tràn lan. Còn cuối cùng Minh Ngọc Trân thống trị đối với Tứ Xuyên cũng là không tồi.

Chu Nguyên Chương từng lôi kéo Minh Ngọc Trân, tự so sánh mình là Tôn Quyền, khen Minh Ngọc Trân là Lưu Bị, cuối cùng cũng là có vài phần nói thực tâm . Khi Minh Ngọc Trân còn, Chu Nguyên Chương một mực không dám xuất binh đánh Tứ Xuyên . Mãi cho đến sau khi Minh Ngọc Trân chết, hắn mới xuất binh đánhTứ Xuyên. Hơn nữa con của Minh Ngọc Trân là Minh Thăng liền đầu hàng tại Trùng Khánh , thành ra cũng không có hứng chịu chiến hỏa lan đến.

Cuối thời nhà Nguyên, Tứ Xuyên cũng có thể coi như là một địa phương yên ổn. Nhưng Chu Chỉ Nhược như thế nào cũng không nghĩ đến, cha mẹ lại có thể nghĩ tới mang theo mình đi Tập Khánh.

Nghĩ lại cũng đúng thôi, cố huong của mẫu thân là ở Tập Khánh, tuy rằng nàng bỏ nhà trốn đi là không tốt, nhưng nếu như muốn tìm một nơi nương tựa mà nói,…..đó có thể xem là lựa chọn tốt nhất.

Theo như Chu Chỉ Nhược nhớ thì, kiếp trước phụ thân nàng có nói qua, hắn đã sinh sống ở Hán Thủy đã mười mấy năm rồi, lúc ấy nàng mới tám tuổi, nói cách khác là trước khi nàng sinh ra thì phụ thân đã sống ở đây hơn mười năm rồi, hơn nữa hoàn cảnh cố hương của mẫu thân bây giờ chắc sẽ khác hơn lúc mẫu thân rời đi chứ, dù sao mẫu thân cũng rời đi đã mười năm rồi, có oán hận như thế nào thì bây giờ chắc cũng đã hết rồi.

Nhưng bất kể bây giờ như thế nào đi chăng nữa, Chu Chỉ Nhược cũng không dám làm ra hành động phản đối.

Lúc nàng vừa mới ra đời đã thở dài làm cho cha mẹ kinh ngạc hoảng sợ rồi, nếu lại mở miệng nói chuyện lần nữa, chỉ sợ nàng sẽ bị xem là yêu quái mất thôi.

Chu Viễn Đạt đem mọi thứ trong nhà cái nào không thể mang theo thì bán đi lấy tiền, lại tính toán dự trù ít tiền, sau đó đem chút vật dụng có thể dùng mang theo xuống thuyền, rồi men theo đường sông mà rời đi cũng không cần nhờ vả ai giúp đỡ, Chu Viễn Đạt cũng có thân thủ bắt cá rất tốt thế nên đều là ở trên thuyền mà bắt. Sau khi vào đến Tập Khánh rồi thì biết tin nhà mẹ đẻ của Tiết Thị không còn một ai ở đó cả, nhưng hàng xóm ngày xưa thì vẫn còn một số người ở đó, nhìn thấy Tiết thị cũng hơi nhiệt tình giúp đỡ, bởi vì chuyện Tiết thị bỏ trốn cùng nam nhân thế nên trên mặt bọn họ nhìn nàng cũng có chút hèn mọn, nhưng phu thê Chu Viễn Đạt trên cơ bản giả vờ làm như không thấy.

Sau khi hỏi han một chút, Tiết thị biết được người nhà của mình sớm đã dời đi nơi khác, mà hai người cậu của Chu Chỉ Nhược, cũng đều bị bắt đi biên quan làm lính, không còn trở về.

Thời gian mười năm này, thì đã có hết chín năm hạn hán đói nghèo, mọi người không có biện pháp nào đều rời đi hết, Chu Chỉ Nhược cũng có một người cậu, sau khi mẫu thân nàng qua đời thì hắn cũng đi xa, không ai biết đã đi nơi nào.

Nhà ngoại tổ của Chu Chỉ Nhược , tuy là dòng dõi thư hương, thuộc về Nho Hộ. Nho Hộ được đặt ra, vốn có ý tứ là đãi ngộ tốt và bảo vệ người đọc sách. Nhưng trên thực tế Nho Hộ tại triều Nguyên có địa vị cực thấp, trong mười nghề thì đứng thứ chín, chỉ so với khất cái thì nho sinh có địa vị cao hơn một chút. Mà bọn họ phải gánh vác sai dịch cũng rất nặng nề, phạm vi lại phổ biến. Vì vậy trong nhà ngoại tổ của Chu Chỉ Nhược cho dù có ba nam nhân, cũng rất khó duy trì kinh tế.

Thời Nguyên từ Thành Cát Tư Hãn tới nay, người dân vẫn không ngừng di chuyển dân cư từ những nơi bị chinh phục đến vùng đất trù phú như Lĩnh Bắc để cung cấp nuôi dưỡng quý tộc Mông Cổ. "Người phương nam" ở Giang Nam , tự nhiên cũng bị điều động rất nhiều. Nhưng bởi vì không thực hành chế độ định kỳ tịch hộ ( kiểm tra dân số thường xuyên), cho nên thời nhà Nguyên , tình huống rời khỏi hộ tịch đến nơi khác sinh sống càng ngày càng nghiêm trọng. Cuối cùng nhà Nguyên không thể không đặt ra chức quan viên chuyên môn quản lý những người này , đồng thời cũng phụ trách vấn đề thu nhập từ thuế và cưỡng bức lao động đối với những người này .

Vốn dĩ từ xưa thời Nguyên cũng có luật lệ riêng về hộ tịch, nhờ áp dụng vào những chính sách hộ tịch có từ thời Tống, thêm một loại chế độ là thôn, mỗi năm mươi nhà thiết lập thành một thôn, mỗi thôn đều có trưởng thôn. (triều đình do Thiết Mộc Chân lập ra năm1206. Năm 1271 Hốt Tất Liệt lấy tên nước là Nguyên. Năm 1279 bị nhà Tống diệt)

Mà Điếu Hộ muốn thay đổi hộ tịch, vốn là phải nhờ quan phủ địa phương tại nguyênquán ngoài việc cho phép đến nơi định cư đích xác để di hộ tịch đi, rồi quan phủ nguyên quán căn cứ vào đó mà xóa hộ tịch cũ. Nhưng mà cuối triều Nguyên bởi vì lưu dân càng ngày càng nhiều, nên thường thường chỉ cần trưởng thôn cho phép cũng được. Chế độ Điếu Hộ này , thực sự tại cuối thời Nguyên cũng đã gần giống như hủy bỏ, có rất ít người nhắc lại.

Chu Viễn Đạt lúc trước rời khỏi Tập Khánh, được xem như là từ bỏ nguyên quán của mình nên bị xem như là điếu hộ, phần lớn sẽ phải nộp thuế thân là nhiều nhất. Cho nên đối với Chu Viễn Đạt mà nói, trừ phi ông quay về Tập Khánh, bằng không ở nơi nào đối với hắn mà nói cũng không có nhiều khác biệt quá lớn cả. Đương nhiên, Giang Bắc đối với Giang Nam mà nói thì bất đồng quá nhiều.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.