Sau khi Lý Hủ quay lại lều trại như trở thành người khác, toàn bộ Tề quân chuyển hướng sang Ngọc Môn Quan, đánh giết đỏ cả mắt thế như chẻ tre hệt như năm đó đánh hạ Dần quốc, không đến nửa tháng, liền công phá được Ngọc Môn Quan.
Đến ngày Tề quân tấn công Thổ Phiên Lhasa, Lý Hủ và Tề quân đã khiến quân Thổ Phiên nghe tiếng mà sợ mất mật, bất kể là về mặt binh lực hay là trong tâm lý, quân đô của Thổ Phiên không thể nào chống lại sức mạnh của Tề quân.
(*)Lhasa, đôi khi được viết là Llasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng.
Lý Hủ mang theo sát khí mãnh liệt một đường chém giết đến thành Lhasa, Thổ Phiên liên thủ với tàn quân của Dần quốc, thù mới hận cũ thanh toán một lần, nên dù hắn có ngay lập tức hạ lệnh tàn sát dân trong thành sợ rằng cũng không ai bất ngờ, nhưng ngoài dự đoán của mọi người, thậm chí Lý Hủ không tự mình vào thành, hắn chỉ bỏ lại một câu trẫm mệt rồi, rồi giao toàn bộ lại cho các tướng trong triều, dẫn theo kỵ binh một đường quay về Ung thành.
Nếu như có thể hạn chế xâm lăng,
Thì đâu phải tàn sát tang thương.
Chính hắn cũng không ngờ, lời Chung Dật từng nói, lúc ấy hắn xem thường, nhưng lại ghi tạc mỗi một câu một chữ vào lòng.
Đúng thật hắn mệt mỏi rồi, ngay cả Dần quốc hắn căm hận nhất cũng không hận nữa, Đàm Đài Công đề nghị hợp nhất Dần quân với quân Thổ Phiên, còn quan viên ở Tây Bắc cử người hiền đức bổ nhiệm ở Tây Bắc, hắn cũng nhấc tay tán thành từng cái một.
Lý Hủ nhớ Chung Dật từng nói Chung Thế An là chút ít nhớ nhung còn sót lại của y, hắn để tâm sai người thu xếp cho cậu ta ở một địa phương non xanh nước biếc, phái binh đóng quân canh gác chặt chẽ, cũng bảo đảm cho cậu một đời cơm áo vô lo.
Sau này, vị Hoàng đế chinh chiến khắp nơi, như thể vĩnh viễn không biết thỏa mãn bỗng nhiên an phận, không còn bất cứ động tĩnh gì. Tuy hung thú nghỉ ngơi, nhưng cảm giác uy hiếp vẫn kinh người như thường, có hắn trấn giữ long ỷ, thiên hạ này muốn loạn cũng loạn không nổi.
Thiên hạ đã bị khói lửa chiến tranh giày vò thương tích khắp nơi, cuối cùng cũng xem như nghênh đón thái bình nhiều năm không có.
Trên thế gian không còn nhân họa, ngay cả thiên tai cũng ngại ngùng xuất hiện, vừa mưa thuận gió hòa vừa không có thời kỳ chiến tranh, bách tính sinh sống mỹ mãn lẫn sung túc, dần dần quên lãng nỗi sợ sãi về chiến tranh, tức thời chìm đắm vào niềm hạnh phúc tốt đẹp yên bình.
Lý Hủ sống ở Ung thành hơn 30 năm cho đến khi băng hà, một đời chỉ có hai người hậu phi, một người Hoàng tử, hai người phi tử liên tiếp về cõi tiên hắn cũng không tái thú, dân gian đều đồn đại hắn chung tình kết tóc với Hoàng hậu, cực kỳ nổi danh.
Non sông rộng lớn của Đại Tề, phía Nam từ Di Châu, phía Bắc đến Trường Bạch, bao bọc Đông Hải, phía Tây giáp Thổ Phiên, còn Ung thành yên ả với Hoàng đế tĩnh mịch lại tựa như đô thị phù hoa trống rỗng.
Người thường cứ nghĩ có thể thu thập lãnh thổ rộng lớn đến thế vào túi, bá chủ thống trị, ắt hẳn sẽ dương dương tự đắc, duy chỉ có cung nhân quanh năm phụng dưỡng trong cung mới hiểu được từ khi Hoàng đế Lý Hủ quay về từ Tây Bắc, hơn nửa đời hắn đều đau buồn xót thương, nửa đời còn lại của hắn dường như đang tìm kiếm một câu trả lời hư vô, mãi đến khi hấp hối.
Vị Đế vương ngông cuồng tự đại ấy xây đắp hoàng lăng cực kỳ đơn giản, y theo di chúc, vật nhập liệm chôn cùng chỉ có một chiếc rương gỗ sồi nặng, và mảnh ngọc bội chưa từng rời thân.
Dân chúng thương tiếc hắn về trời tự tận đáy lòng, đồng thời cũng mong chờ Tân đế mang đến sinh hoạt sung túc và no đủ hơn nữa. Theo thời gian luân hồi, suy cho cùng Lý Hủ sẽ bị lãng quên khỏi đầu mọi người, cuối cùng hóa thành một cái tên trong hàng vạn ngàn cái tên được khắc vào sử sách lịch sử.
***
Kết thúc.
***
Đầu giờ chiều, dưới gốc hòe lớn, một cặp anh em ruột chừng 5, 6 tuổi ngồi tựa ở đó, quần áo hai đứa tương tự, nhưng dáng dấp không giống nhau lắm, đứa lớn tuổi hơn thanh tú trong sáng, khiến người ta cảm thấy như gió xuân ấm áp, còn đứa nhỏ tuổi hơn mày rồng mắt phượng, mặt mũi rất đẹp.
“A Hủ… A Hủ. Tỉnh dậy đi…”
Hai đứa mời vừa tan học từ trường tư thục, chơi mệt nên ra cây hòe ngoài bờ sông trú dưới bóng râm đánh một giấc, anh trai hiểu chuyện, hiểu chừng mực nên chợp mắt một chốc là tỉnh ngay, cố sức lay cả buổi trời mới đánh thức được cậu em, anh cười trêu: “Í ẹ… Em ấy, ngủ chảy cả nước miếng ra kìa!”
Đứa em mới tỉnh lại, còn đang mơ màng, nhìn ngắm xung quanh thật lâu mới lộ vẻ ngại ngùng, lau nước miếng, dính sát vào người anh trai dụi dụi ngực anh.
“Anh, vừa rồi A Hủ mơ thấy một giấc mộng dài lắm.”
“Ừ, mơ thấy gì?”
Em trai hơi chột dại mở tròn mắt, nói ấp úng: “Không nhớ rõ nữa… Dài lắm luôn. Nhưng mà, A Hủ nhớ cuối giấc mộng có nhìn thấy anh hai. Là kiếp trước của anh hai!”
Người anh trai rốt cục bị khơi dậy hứng thú, anh đầy hưng phấn ngồi dậy, liến thoắng hỏi: “…Sau đó rồi sao, sau đó thế nào?”
Mặt đứa em đỏ bừng: “Em mơ thấy em nói với anh hai là ở bên cầu Nại Hà chờ A Hủ. Để kiếp sau A Hủ vẫn ở cùng với anh.”
Anh trai bị lời của đứa em chọc cười, không biết nên làm gì với em trai, vừa xoa đầu em vừa cười giỡn: “Cho nên A Hủ mới thành em trai của anh đó hả?”
Đứa em được nhắc nhở chỗ buồn cười của giấc mộng, càng xấu hổ muốn chui xuống đất, dúi vào lồng ngực anh trai: “Anh… đừng cười em nữa mà.”
“Ừ ừ không cười em nữa, vậy lần sau, lần sau của lần sau, anh vẫn đứng bên cầu Nại Hà chờ em, được không?”
Em trai nghe thế, cuối cùng ngẩng đầu lên từ trong ngực anh, mặt đỏ bừng nhỏ giọng nói “Được”.
Thật ra nó nhớ mọi chuyện trong mộng, những chuyện ấy phảng phất như thật sự xảy ra, nó cố hiểu nhưng không thể suy nghĩ được, nhưng mà tâm tình yêu thương người đang ngồi bên cạnh nó rất chân thật và sống động.
Quân sinh ta chưa sinh, ta sinh quân đã lão. Quân hận ta sinh muộn, ta hận quân sinh sớm.
Nó nhớ mình nói với người bên cạnh thế này: Giả mà trong lòng ngươi cũng có trẫm… Bên câu Nại Hà, chờ trẫm.
Mà giờ phút này người ấy ở ngay bên nó, chính là câu trả lời tốt nhất mà y đưa ra. Sau này mỗi một đời mỗi một kiếp, bọn nó sẽ không tiếp tục xa rời nhau nữa.
Nghĩ vậy, lòng đứa bé ấm áp không tên, ngọt ngào tựa như uống mật, hai bàn tay nho nhỏ càng ôm siết người anh trai ngồi cạnh.