Trong mấy giờ ngắn ngủi có ánh mặt trời của ngày thứ Bảy, Blomkvist và Berger đi bộ qua bến tàu nhỏ dọc con đường đến Ostergarden. Anh đã sống ở đảo Hedeby một tháng nhưng anh chưa làm chuyến đi nào vào sâu bên trong; thời tiết rét ướt và các cơn bão tuyết đều đặn đã ngăn anh. Nhưng thứ Bảy này trời nắng và tươi sáng, tựa hồ như Berger đã mang một thoáng xuân đến đây. Đường viền tuyết hai bên, được vén lên cao một mét. Họ vừa ra khỏi căn nhà gỗ nhỏ mùa hè là đi ngay vào rừng dương xỉ dày đặc. Blomkvist ngạc nhiên khi thấy Soderberget, quả đồi chạy ngang qua những căn gỗ nhỏ, khi ở dưới làng nhìn nó thì lại thấy nó quá cao, quá khó lọt vào đến thế. Anh nghĩ lúc còn là một đứa bé chắc Harriet đã đùa nghịch nhiều lần ở đây nhưng rồi anh lại gạt đi khỏi đầu mình mọi ý nghĩ về cô gái. Sau chừng một dặm, một hàng rào cho biết đã hết rừng, đất nông trại Ostergarden bắt đầu từ đó. Họ có thể nhìn thấy những kiến trúc cổ bằng gỗ trắng và những ngôi nhà trại màu đỏ thành hàng thành lối vuông vắn. Họ quay lại để về bằng con đường cũ.
Khi họ đi qua con đường cho xe rẽ vào dinh cơ gia đình Vanger, Vanger gõ vào cửa sổ ở trên gác rồi vẫy tay bảo họ đi lên. Blomkvist và Berger nhìn nhau.
- Em có muốn gặp một dã sử về tập đoàn không?
- Ông ta có cắn không?
- Thứ Bảy thì không.
Henrik đón họ ở của phòng làm việc của ông.
- Chắc đây là cô Berger, tôi nhận ra cô. - Ông nói. - Mikael không hé ra tí nào là cô đến Hedeby.
Một trong những tài năng xuất sắc của Berger là có thể nhập ngay vào chuyện với những người không quen biết bằng những lời lẽ thân thiện. Blomkivist đã thấy cô trổ tài nghệ mê hoặc đám con nít năm sáu tuổi khiến cho chỉ trong vòng mười phút là chúng liền hoàn toàn sẵn sàng bỏ mẹ chúng. Các ông trên tám chục hình như cũng không phải là ngoại lệ. Sau hai phút, Berger và Vanger đã mải chuyện với nhau quên cả Blomkvist. Cứ tựa như hai người quen biết nhau từ hồi còn trẻ con cơ - thôi được, ít nhất thì cũng là tuổi trẻ con của Erika.
Mở đầu Berger chẳng nể nang gì trách ngay Vanger đã mồi chài chủ bút của cô vào tròng. Ông già đáp lại rằng, theo như ông biết, qua báo chí, thì chính cô đã sa thải anh ấy. Mà nếu cô không sa thải thì nay cũng đã đến lúc ban lãnh đạo báo cần gọn nhẹ lại. Trong trường hợp này, Vanger nói, để cho Blomkvist trẻ trung sống thô tháp một thời kỳ là có lợi đôi chút cho anh.
Hai người đã tranh luận đến năm phút về các điều thiếu sót của Blomkvist bằng những từ ngữ khiến cho phát cáu lên được. Blomkvist ngả người ra sau, vờ ra vẻ bị mắng mỏ nhưng anh cau mày khi Berger đưa ra vài nhận xét phê bình có thể ngụ ý rằng anh là một nhà báo tuy thất bại nhưng lại có vẻ thành thạo các ngón tình dục. Vanger nghiêng đầu cười phá lên.
Blomkvist ngạc nhiên. Anh chưa thấy Vanger tự nhiên, nhẹ nhõm như thế này bao giờ. Anh có thể thình lình thấy rằng, cách đây hơn năm chục tuổi - hay thậm chí ba chục - Vanger chắc đã phải là một người đàn ông khá hấp dẫn, lôi cuốn các bà các cô. Chắc đã có những phụ nữ đi ngang qua con đường của ông, thế nhưng trong gần một nửa thế kỷ ông vẫn cứ độc thân.
Blomkvist uống một ngụm cà phê rồi lại dỏng tai lên khi thấy câu chuyện đột nhiên xoay ra nghiêm túc và liên quan đến Millennium.
- Mikael bảo tôi là các anh chị đang có vấn đề ở tạp chí. - Berger liếc Blomkvist. - Không, anh ấy không bàn gì đến công chuyện nội bộ của anh chị đâu, nhưng phải điếc hay mù thì ai đó mới không thấy tạp chí của anh chị đang gặp khó khăn, như Tập đoàn Vanger.
- Tôi tin rằng chúng tôi có thể chữa chạy được tình thế này, - Berger nói.
- Tôi nghi ngờ. - Vanger nói.
- Tại sao chứ?
- Hãy xem đây - anh chị có bao nhiêu nhân viên? Sáu? Một tạp chí ra hàng tháng với số lượng in 21.000 bản, giá thành xuất bản, lương lậu, phát hành, các văn phòng... Anh chị cần thu nhập chừng 10 triệu. Tôi nghĩ chúng ta đều biết bao nhiêu phần trăm của món tiền này là phải đến từ tiền thuê quảng cáo.
- Vậy ư?
- Cho nên trong lúc vội vàng ông bạn Wennerstrom, một kẻ ba láp thù dai và thiển cận đã quên mất cú đánh bồi theo của hắn. Trong sáu tháng qua hai người mất bao nhiêu mục quảng cáo?
Berger thận trọng nhìn Blomkvist. Blomkvist bất chợt nín thở. Trong các dịp anh và Vanger đề cập đến tương lại của Millennium, thì những nhận xét khiến cho rầu lòng hay tình cảnh của tờ tạp chí là có liên quan đến khả năng hoàn thành công việc của Blomkvist ở Hedestad. Nhưng nay Vanger đang nói với Erika, giữa một ông chủ với một bà chủ. Những tín hiệu trao đổi giữa hai người mà Blomkvist không thể hiểu kia chứng tỏ một điều rằng anh cơ bản chỉ là một người thuộc tầng lớp lao động nghèo ở Norrland còn Berger là một cô gái thượng lưu với dòng dõi danh giá.
- Có thể cho tôi một ít cà phê nữa không? - Berger hỏi. Lập tức Vanger rót ngay. - OK, ông đã trả được bài làm. Chúng tôi thì đang chảy máu.
- Bao lâu?
- Chúng tôi đã có sáu tháng để xoay xở loanh quanh. Tám tháng là tối đa.Chúng tôi không có đủ vốn giữ cho nổi lềnh bềnh được lâu hơn nữa.
Không thể dò ra nổi vẻ mặt của ông già khi ông ta nhìn ra ngoài cửa sổ. Nhà thờ vẫn đứng đó.
- Hai người có biết tôi đã từng ở trong nghề báo? - ông nói, một lần nữa với cả hai.
Blomkvist và Berger cùng lắc. Vanger lại cười, rầu rĩ.
- Chúng tôi sở hữu sáu tờ báo ngày ở Norrland. Trong những năm 50, 60 trước kia. Đó là theo ý bố tôi - cụ nghĩ có một mảng truyền thông đại chúng ở sau lưng thì có thể được lợi thế về chính trị. Hiện tại chúng tôi vẫn đang là một trong những chủ sở hữu của tờ Hedestad Courier. Birger là chủ tịch của ban quản trị của nhóm những người sở hữu. Con trai của Harald, - ông nói thêm, điều này là hay cho Blomkvist.
- Và cũng là một nhà chính trị địa phương. - Blomkvist nói.
- Martin cũng ở trong ban quản trị này. Anh ta giữ cho Birger đi đúng đường lối.
- Tại sao ông buông tờ báo mà ông sở hữu? - Blomkvist hỏi.
- Do đổi mới tổ chức hồi những năm 60. Ở mặt nào đó, các báo xuất bản cũng là một thú chơi hơn là một lợi ích. Khi chúng tôi cần giảm nhẹ ngân sách, thì một trong những tài sản chúng tôi bán là tờ báo... Nhưng tôi biết là một tờ báo phải là thế nào... Tôi hỏi hai người một câu riêng tư được không?
Lần này hướng vào riêng Erika.
- Tôi chưa hỏi Blomkvist điều này và nếu bạn không muốn trả lời thì không sao. Tôi muốn biết các bạn sẽ kết thúc ra sao trong cái thế sa lầy này. Các bạn có hay không có chuyện?
Lần này vẻ mặt Blomkvist nom khó dò xét. Chỉ một thoáng ngập ngừng Berger đã nói:
- Chúng tôi có một chuyện. Nhưng đó là một chuyện rất khác.
Vanger gật đầu, vẻ như hiểu đích xác điều Berger nói. Blomkvist thì không.
- Tôi không muốn bàn vấn đề này. - Blomkvist cắt gọn. - Tôi đã điều tra nghiên cứu
và đã viết bài báo . Tôi có mọi nguồn tôi cần. Nhưng rồi ra ma hết.
- Mọi điều mới nhất anh viết cũng là có nguồn tin cả?
- Có.
Giọng Vanger thình lình sắc đanh lại.
- Tôi không thể hiểu anh bị ma xui quỷ ám thế nào mà lại đi đạp vào một bãi mìn như thế. Tôi không nhớ ra nổi có chuyện nào lại thế này, trừ có lẽ cái vụ trên tờ Expressen trong những năm 60, nếu như cánh trẻ các bạn có nghe nói đến. Nguồn của anh cũng là từ một cha ngoa ngoắt, điêu xạo chứ? - Ông lắc đầu, quay sang Berger nói một cách bình tĩnh. - Trước kia tôi đã là một chủ phát hành báo và giờ tôi vẫn có thể lại là một chủ phát hành báo. Cô nói sao về vấn đề nhận một đối tác khác?
Câu hỏi đến như tiếng sét giữa trời xanh nhưng xem vẻ Berger không hề sửng sốt chút nào cả.
- Ông hãy nói kỹ hơn. - Cô nói.
Vanger nói:
- Cô ở Hedestad bao lâu?
- Mai tôi về. - Cô nói.
- Cô, dĩ nhiên cả Blomkvist, có coi việc ăn uống với tôi tối nay là làm vui cho một ông già không? 7 giờ có hợp với các bạn không?
- Hợp quá. Chúng tôi thích được như thế. Nhưng ông chưa trả lời câu tôi hỏi. Tại sao ông muốn là một đối tác của Millennium?
- Tôi không muốn tảng lờ câu cô hỏi. Chỉ là nghĩ chúng ta có thể bàn chuyện đó khi ăn tối. Tôi cần nói chuyện với luật sư của tôi rồi mới có thể đặt ra một đề nghị cụ thể. Nhưng nói sơ sơ thì tôi có tiền để đầu tư. Nếu tờ tạp chí sống sót và bắt đầu lời lãi tôi sẽ rút lui ngay. Nếu không - ừ phải, xưa, tôi đã có những thua thiệt lớn hơn nhiều ấy chứ.
Blomkvist sắp nói thì Berger đặt tay lên đầu gối anh.
- Mikaerl và tôi đã phấn đấu dữ nên có thể hoàn toàn độc lập được.
- Vớ vẩn. Không ai hoàn toàn độc lập cả. Nhưng tôi nhảy ra không phải là để tiếp cận tờ báo và tôi cũng chả bận gì đến nội dung. Cha Stenbeck ác ôn phát hành tờ Modern Times mà được đủ trăm đường thì tại sao tôi không thể đỡ lưng Millennium được chứ? Nhân thể, làm những gì thì thành một tờ tạp chí hay?
- Chuyện này có dính dáng đến Wennestrom không? - Blomkvist nói.
Vanger mỉm cười.
- Mikael, tôi hơn tám chục hơn rồi. Có những điều tôi ân hận là không làm, có những người làm tôi đã ân hận là không đánh nhiều hơn nữa. Nhưng, nhân đề tài này, - ông lại quay sang Berger, - kiểu đầu tư này ít nhất cũng sẽ có một điều kiện.
- Xin cho nghe, - Berger nói.
- Mikael phải làm chủ bút lại.
- Không. - Blomkvist quặc luôn.
- Nhưng mà có đấy. - Vanger nói, cũng cộc lốc thế. - Wennerstrom sẽ lên cơn đột quỵ nếu chúng ta tung tin báo nói Tập đoàn Vanger hỗ trợ cho Millennium, đồng thời anh lại quay về làm chủ bút. Đây cũng là tín hiệu rõ ràng nhất mà chúng ta tuyệt đối có thể phát đi - ai cũng hiểu đây không phải là một chuyển giao và đường lối biên tập của tờ tạp chí thì vẫn cứ nguyên như cũ. Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ làm các chương trình quảng cáo đang muốn rút ra sẽ có lý do nghĩ lại. Wennerstrom không phải toàn năng. Hắn cũng co kẻ thù và những công ty mới sẽ nghĩ đến chuyện xí chỗ.
- Tất cả các cái này là trò quỷ gì thế nhỉ? - Berger vừa kéo cánh cửa đóng lại, Blomkvist đã nói.
- Em nghĩ đây là những trò thăm dò trước khi bàn đến một vụ làm ăn. - Cô nói. - Anh không báo trước em Henrik Vanger là một người dễ mến như thế.
Blomkvist đến đứng ngay trước mặt Berger:
- Erika, em biết rất rõ cuộc nói chuyện này dẫn đến cái gì rồi mà.
- Hê, chàng trai. Mới 3 giờ mà em thì đã muốn được tiêu khiển tử tế trước khi ăn tối đấy nha.
Blomkvist đóa lên. Nhưng có bao giờ anh nổi đóa được lâu với Erika.
Cô mặc đầm đen, jacket dài ngang eo, giầy đế bằng mà tình cờ cô mang theo trong chiếc va li nhỏ của cô. Cô đòi anh mặc jacket và thắt cà vạt. Anh mặc quần đen, sơ mi xám, cà vạt đen và áo ngoài thể thao màu xám. Đúng giờ khi họ gõ cửa nhà Vanger, thì té ra Dirch Frode và Martin Vanger cũng là khách mời. Ai cũng jacket, cà vạt, trừ Henrik Vanger.
- Cái lợi của tuổi ngoài tám mươi là anh mặc như thế nào cũng chả ai phê phán, - ông tuyên bố. Ông thắt nơ con bướm và mặc áo len nâu.
Berger rất phấn chấn vui vẻ trong suốt bữa ăn. Chỉ đến khi họ sang phòng khách có lò sưởi và cognac đã được rót ra, câu chuyện bàn bạc mới mang một giọng điệu nghiêm túc. Họ trò chuyện gần hai giờ rồi mới ra được một đề cương phác thảo cho một vụ làm ăn.
Frode sẽ cơ cấu một công ty hoàn toàn do Henrik Vanger sở hữu, ban giám đốc sẽ gồm có Henrik, Martin và Frode. Trong một thời kỳ bốn năm, công ty này sẽ đầu tư một khoản tiền lấp cho khoảng trống giữa thu chi của Millennium. Tiền sẽ đến từ tài khoản riêng của Vanger. Đổi lại, Vanger sẽ có một vị trí nổi bật trong Ban biên tập của tờ tạp chí. Thỏa thuận này có giá trị trong bốn năm, nhưng sau hai năm Millennium có thể kết thúc nó.
Nhưng việc kết thúc trước hạn này sẽ tốn kém vì Vanger chỉ rút ra khi nào ông được trả lại khoản tiền đã đầu tư. Trong trường hợp Henrik Vanger chết, Martin Vanger sẽ thay ông ở ban biên tập trong thời gian còn lại của thời kỳ mà thỏa thuận này có giá trị. Nếu sau thời kỳ này, Martin muốn tiếp tục ở lại tạp chí thì anh có thể tự quyết định khi đáo hạn. Anh có vẻ thú với triển vọng được trả miếng Wennerstrom và Blomkvist lại một phen nghĩ ngợi nguồn gốc thù ghét giữa hai người này là cái gì đây.
Martin rót đầy các cốc rượu nho của họ. Để làm rõ ý, Henrik ngả người về Blomkvist thấp giọng bảo anh rằng bố trí mới này không có bất cứ ảnh hưởng nào đến thỏa thuận đã có giữa hai người. Blomkvist có thể nhận lại phận sự chủ bút chính thức của anh vào cuối năm nay.
Để cho tác động mạnh nhất vào giới truyền thông đại chúng, việc tổ chức lại này nên được giới thiệu vào đúng ngày Blomkvist bắt đầu thụ án tù vào giữa tháng Ba. Phối hợp hai sự kiện tiêu cực lớn như thế là, nói theo thuật ngữ của quan hệ công chúng, một sai lầm ngớ ngẩn đến mức nó không làm những kẻ bêu xấu Blomkvist ngạc nhiên cũng như những kẻ khiến cho người ta chú ý tối ưu tới vai trò mới của Heenrik Vanger. Nhưng ai cũng thấy cái lô gích ở đây - nó là một cách chỉ cho thấy rằng lá cờ vàng báo có dịch bệnh phơ phất trên toàn soạn Millennium đang sắp sửa được hạ xuống; đứng đằng sau tờ tạp chí là những người dám làm những việc độc địa nhẫn tâm. Có thể đang bị khủng hoảng nhưng Tập đoàn Vanger vẫn là một hãng công nghiệp hàng đầu có thể ra đòn tấn công khi cần thiết.
Tất cả buổi tối ấy là một cuộc bàn bạc giữa một bên là Berger và bên kia là Henrik, Martin. Chả ai hỏi Blomkvist là anh đang nghĩ gì.
Khuya đêm đó, Blomkvist nằm gối đầu trên ngực Berger, nhìn vào mắt cô.
- Em và Hennrik Vanger bàn về sự dàn xếp mất bao lâu?
- Chừng một tuần. - Cô nói, mỉm cười.
- Christer bằng lòng không?
- Dĩ nhiên.
- Tại sao không bảo anh?
- Tại sao lại phải bàn với anh trong cả cái thế giới này chứ? Anh đã từ chức chủ bút, anh đã bỏ ban biên tập và ban quản trị, anh vào rừng sống rồi cơ mà.
- Cho nên anh mới đang được đối xử như một thằng ngu.
- Ồ vâng, - Cô nói - Anh quyết tâm làm thế mà.
- Em đã giận anh thật.
- Miakael, khi anh bỏ đi em chưa bao giờ thấy phẫn nộ đến thế, bị bỏ rơi đến thế, bị phản bội đến thế. Trước đây em chưa bị điên đảo như thế với anh bao giờ. - Cô túm chặt lấy tóc anh rồi đẩy anh ra xa nữa xuống cuối giường.
Chủ nhật, trong lúc Berger rời Hedeby, Blomkvist vẫn bực Vanger đến nỗi không muốn tình cờ bắt gặp ông hay ai khác trong dòng họ nhà ông. Thay vì thế, hôm thứ Hai, anh đã đi xe buýt vào Hedestad, bỏ cả chiều ra đi bộ trong thị trấn, thăm thư viện, uống cà phê trong một hiệu làm bánh. Tối vào rạp xi nê xem Chúa tể những chiếc nhẫn mà anh chưa có thì giờ để xem trước kia. Anh nghĩ thủy quái là những tạo vật đơn giản, không phức tạp như con người.
Anh kết thúc cuộc ngao du ở nhà hàng McDonald ở Hedestad, rồi bắt chuyến xe buýt cuối cùng về Hedeby. Pha cà phê, lấy một cặp hồ sơ ra, ngồi vào bàn bếp. Anh đọc cho đến 4 giờ sáng.
Blomkvist càng đi sâu vào các tư liệu càng có một số câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra xem vẻ không ngừng thêm quái lạ. Đấy không phải là những phát hiện đảo ngược gì mà anh tự tìm ra; chúng là những vấn đề làm cho Morell bận tâm trong nhiều thời kỳ dài, đặc biệt trong những lúc rảnh rỗi của ông.
Trong những năm cuối cùng của đời mình, Harriet đã có thay đổi. Ở một số mặt nào đó, thay đổi này có thể được giải thích như là thay đổi mà ai ai cũng đều trải qua dưới hình thức này hay hình thức khác ở lứa tuổi teen. Harriet đang lớn. Nhưng bạn học, thầy cô giáo và nhiều thành viên gia đình đều nhận thấy cô đã ngày càng hướng vào nội tâm và ngại giao tiếp.
Cô gái mà hai năm trước, là một thiếu nữ mười mấy đáng yêu đã bắt đầu lánh xa mọi người quanh cô. Ở trường cô vẫn gặp gỡ bạn bè nhưng bây giờ cô ứng xử bằng một kiểu "lơ ma lơ mơ", như một người bạn cũ của cô đã tả. Từ này không đủ quen tai với Morell nên ông không ghi nó vào sổ và hỏi thêm nhiều câu hỏi. Người ta giải thích với ông rằng Harriet không còn nói về mình nữa, không còn tán gẫu, không còn tâm sự với bạn bè.
Harriet theo đạo Cơ đốc, theo nghĩa con nít hiểu về từ này - đi học giáo lý vào Chủ nhật, đọc kinh tối, và được xác nhận. Trong những ngày về cuối đời, cô hình như sùng đạo hơn. Cô đọc Kinh thánh và đi nhà thờ đều đặn. Nhưng cô không đến ông Otto Falk, mục sư của đảo Hedybe, người vốn là bạn của nhà Vanger. Thay vào đó, vào mùa xuân cô đã tìm những giáo đoàn Pentecostal ở Hedestad. Nhưng cô tham gia nhà thờ không lâu mấy. Chỉ hai tháng sau cô đã bỏ giáo đoàn này và bắt đầu thật sự đọc các sách về đức tin Cơ đốc.
Lòng tin đắm đuối của một thiếu nữ mười mấy đối với tôn giáo chăng? Có thể, trong gia đình Vanger chưa có người nào khác từng được ghi nhận là có đức tin tôn giáo và khó mà nhận ra các xung lực lòng tin nào đã dẫn đưa cô đi. Dĩ nhiên, một điều có thể giải thích cho lòng tin của cô vào Chúa là bố cô bị chết đuối năm trước. Morell đi đến kết luận rằng một chuyện gì đó đã xảy ra với cuộc đời Harriet và quấy rối cô hay tác động đến cô. Như Vanger, Morell đã dành ra rất nhiều thời gian để trò chuyện với bạn bè của Harrite, cố tìm ra một ai đó mà cô gái có thể tâm sự cùng.
Người ta đã móc một chút hy vọng nào đó vào Anita Vanger, con gái của Harald và kém Harrite hai tuổi. Anita đã qua mùa hè 1966 ở đảo Hedeby và người ta nghĩ hai cô gái là bạn thân của nhau. Nhưng Anita không cấp cho được thông tin nào là chắc chắn. Hai cô đã quấn quýt với nhau mùa hè ấy, bơi lội, cuốc bộ, nói chuyện phim ảnh, các ban nhạc pop và sách. Harriet có đôi lần đi với Arita khi cô đến lớp học lái xe. Một lần tìm thấy hai đứa đang say sưa bên chai vang mà chúng tháu của nhà. Trong nhiều tuần hai cô cũng đã từng ở trong căn nhà gỗ nhỏ của Gottfried tại cái mỏm xa nhất của hòn đảo.
Thế là vẫn không trả lời được các câu hỏi về ý nghĩ và tình cảm riêng tư của Harriet. Nhưng Blomkvist có một ghi nhận về một trái ngược báo cáo thông tin về trạng thái không giao tiếp của Harriet chủ yếu là do các bạn học của cô nói và ở một mức độ nào đó là do người trong nhà. Arita Vanger không nghĩ Harriet lại hướng nội chút nào cả. Blomkvist ghi lại để rồi bàn với Henrik một phần nào đó của chuyện này.
Một câu hỏi cụ thể hơn, Morell đã chú ý nhiều đến nó hơn, là một trang khiến cho phải ngạc nhiên ở trong quyển sổ tay kèm theo lịch của Harriet, một quyển sổ bìa da đẹp, quà Noel người ta cho cô năm trước cái năm cô mất tích. Nửa đầu quyển sổ là lịch từng ngày trong đó Harriet ghi những cuộc gặp, những ngày thi ở trường, bài làm ở nhà v.v... Quyển sổ có một phần để ghi nhật ký nhưng Harriet chỉ ghi bữa đực bữa cái. Tháng Giêng, với khá nhiều tham vọng cô bắt đầu có nhiều mẩu ngắn gọn ghi về những người mà cô gặp trong dịp lễ Noel, và một số về những phim ảnh mà cô đã xem. Sau đó cô không viết gì về mình cho đến cuối năm học thì rõ ràng cô - tùy theo cách hiểu các mẩu ghi này - quan tâm từ xa đến một vài cậu con trai chưa từng nhắc đến tên bao giờ.
Những trang liệt kê các số điện thoại là những trang đã nắm giữ cái điều bí mật thật sự. Rõ ràng, theo trật tự a b c, là tên và số của các thành viên gia đình, bạn học, một số thày cô, một vài thành viên của giáo đoàn Pentecostal và vài người khác có thể dễ nhận ra là những người mà cô gái quen biết. Ở trang cuối cùng là mục địa chỉ trong quyển sổ, vốn để trống, và không thật sự nằm trong chỗ ghi theo trật tự a,b,c nói trên kia, có năm cái tên và số điện thoại. Ba tên phụ nữ và hai bộ chữ viết tắt.
Magda ― 32016
Sara - 32019
R. J - 30112
R. L - 32027
Mari - 32018
Số điện thoại bắt đầu 32 là số của Hedestad trong những năm 60. Số bắt đầu bằng 30 là số của Norrbyn, không xa Hedestad. Vấn đề là khi Morell tiếp xúc với từng người bạn và quen biết của Harriet, không ai biết được những các con số này là thuộc về ai.
Con số đầu tiên thuộc về "Magda" ban đầu xem ra có hứa hẹn. Nó đưa đến một hiệu bán kim chỉ ở 12 Parkgatan. Điện thoại là của một người mang tên Margon Lundmark, mẹ người này tên là Magda thật, đôi khi bà có ra giúp đỡ ở cửa hiệu. Nhưng Magda đã sáu mươi chín tuổi và không biết Harriet là ai. Cũng không có bằng chứng nào rằng Harriet đã đến hay mua cái gì ở cửa hiệu đó. Cô gái không thích chuyện khâu may.
Số thứ hai là của "Sara" thuộc về một gia đình có họ là Toeson, sống ở Vaststan, bên kia đường xe lửa. Gia đình gồm có Anders và Monica cùng các con của họ, Jonas và Peter lúc ấy đang ở tuổi mẫu giáo. Không có Sara nào trong gia đình, họ cũng không biết Harriet Vanger, ngoài chuyện cô mất tích được báo trên truyền thông đại chúng. Một quan hệ mơ hồ giữa Harriet và gia đình Toresson là Anders, thợ lợp mái, vài tuần trước đã lợp ngói cho ngôi trường mà Harriet học ở đó. Vậy là về lý thuyết thì đã có một cơ hội hai người gặp nhau, tuy có thể coi chuyện này là cực kỳ khó mà xảy ra được.
Ba con số còn lại cũng dẫn đến bế tắc như thế. Con số 32027 cho "R.L." thuộc về một Rosmarie Larsson thật. Không may bà ta đã chết vài năm trước.
Trong suốt mùa đông 1966 - 1967, Morell đã cố giải thích tại sao Harriet Vanger lại viết những tên và con số này vào sổ.
Một khả năng là các số điện thoại này đã được viết theo một kiểu mã số riêng nào đó - nên Morell cố qua đây đoán xem một cô gái tuổi mới lớn có thể nghĩ như thế nào. Do sê ri số ba mươi hai chỉ rõ tới Hedestad, ông đã đem xếp lại ba con số còn lại. Cả 32601 lẫn 32160 đều dẫn tới một Magda. Khi ông tiếp tục môn số hiệu học của mình, ông nhận ra nếu ông cứ chơi quanh quẩn với đủ các con số, sớm muộn ông sẽ tìm ra một mối liên hệ nào đó với Harriet. Thí dụ nếu ông thêm số 1 cho ba chữ số còn lại ở 32016 thì có 32017 – là số điện thoại của văn phòng Frode ở Hedestad. Nhưng một mối liên hệ như thế chả nói lên được cái gì. Ngoài ra ông không bao giờ phát hiện ra một mã số nào đó làm cho tất cả năm con số kia có ý nghĩa.
Morell mở rộng cuộc tìm tòi. Thí dụ các con số có thể là nói đến các biển sỗ xe hơi mà trong những năm 60 đều mang mã số đăng ký tỉnh gồm hai chữ và năm con số? Lại tắc tị nốt.
Morell bèn tập trung vào các tên gọi. Ông được một danh sách từng người ở Hedestad có tên Mari, Magda, hay Sara hay ai có hai chữ đầu tên viết tắt là R.L. hay R.J. Danh sách này ông có 307 người. Trong dó, 29 người có quên hệ thật sự với Harriet. Thí dụ một cậu ở lớp cô tên là Roland Jacobsson - R.J. Họ ít biết nhau và không tiếp xúc từ khi Harriet bắt đầu vào trường dự bị. Và không có liên hệ với số điện thoại.
Bí mật các con số trong quyển sổ vẫn không được giải quyết.
Lần thứ tư cô gặp luật sư Bjurman không nằm trong chương trình đã đặt. Ông buộc cô phải tiếp xúc.
Trong tuần thứ hai của tháng Hai, máy tính xách tay của Salander bị hỏng trong một tai nạn mà không nên gọi thế vì lẽ ở vụ đó cô cảm thấy cấp bách muốn giết một ai đó.
Salander đi xe máy đến họp ở An ninh Milton, để nó ở đằng sau một cái cột trong gara. Khi cô đặt ba lô xuống đất, một chiếc xe hơi Saab đỏ thẫm quay ngược ra. Cô bị xô quay lưng đi nhưng nghe thấy tiếng gẫy vỡ trong ba lô. Người lái xe hơi không thấy gì, vô tâm cho xe chạy ra khỏi ga ra.
Cái ba lô đựng chiếc iBook Apple màu trắng của cô với một đĩa cứng 25 gig và 420 megs RAM, màn hình 14 inch, chế tạo tháng Giêng năm 2002. Lúc cô mua, nó là máy tính xách tay tiên tiến nhất của Apple. Các máy tính của Salander đều được nâng cấp với những cấu hình mới nhất và đôi khi đắt nhất - thiết bị máy tính là khoản duy nhất ngông càn trong danh sách chi tiêu của cô.
Khi mở ba lô, cô thấy nắp máy tính đã bị vỡ. Cô mở máy tính, thử cho nó chạy nhưng chả có tí ọ ẹ nào cả. Cô mang đến cửa hiệu MacJesus của Timmy ở Brannkyrkagatan, hy vọng ít ra có thể cứu được một cái gì đó ở đĩa cứng. Xem xét nó một lúc, Timmy lắc đầu.
- Xin lỗi. Vô vọng.- Anh ta nói. - Cô sẽ cần thu xếp một tang lễ thật oách.
Mất chiếc máy tính thì đáng rầu nhưng không là tai họa. Salander đã có một mối quan hệ tốt đẹp với nó trong cả năm cô làm chủ nó. Cô đã sao lưu hết các tư liệu và cô có một máy tính để bàn cũ hơn Mac G3 ở nhà cũng như một máy tính cá nhân Toshiba. Nhưng cô cần một máy nhanh hơn, hiện đại hơn.
Không ngạc nhiên thấy cô để mắt vào một thứ thay thế tốt nhất: chiếc Apple PowerBook G4/1.0 GHz vỏ nhôm với bộ xử lý Power PC 7451 và một AltiVec Velocity Engine, 960 Mb RAM cùng một đĩa cứng 60 Gb. Nó có một BlueTooth và một bộ phận ghi CD và DVD cài trong máy.
Hơn hết, nó có một màn hình 17 inch đầu tiên trong thế giới máy tính xách tay với NVIDIA đồ họa với đọ nét 1440 x 900 pixels, món này làm chấn động các dân bênh vực máy tính để bàn và vượt lên trước xa mọi cái ở trên thị trường.
Nói về phần cứng, nó là Rolls Royce của máy tính xách tay, nhưng cái thật sự thúc Salander cần nó là cái đặc tính đơn giản này: bàn phím được hiển thị sáng lên ở đáy có thể đọc chữ trên bàn phím trong đêm tối mù. Quá ư đơn giản. Thế mà trước đây không ai nghĩ tới!
Trông thấy một cái là mê liền.
Nó giá 38.000 curon, cả thuế.
Đó là vấn đề.
Muốn ra sao thì ra, cô cứ đặt mua ở MacJesus. Cô mua mọi linh kiện máy tính ở đây nên họ giảm giá phải chăng cho cô. Cô tính toán các chi tiêu của mình. Bảo hiểm của chiếc máy tính bị hỏng sẽ bù một phần đáng kể vào tiền bỏ ra mua một cái máy mới nhưng tiền đóng bảo hiểm cho cái mới và giá cái mới cao hơn cho nên cô vẫn bị hụt mất 18.000 curon. Cô có 10.000 curon giấu trong một hộp sắt đựng cà phê và chi trần có thế . Cô nghĩ độc địa về ông Bjurman nhưng rồi ngậm đắng gọi người giám hộ giải thích cô bất ngờ cần tiền mua sắm. Thư ký của Bjurman nói hôm nay ông ta không có thì giờ gặp. Salander nói ông ta chỉ mất có hai chục tích tắc để viết một cái séc 10.000 curon thôi. Người ta bảo cô 7 giờ 30 phút tối đến văn phòng ông.
Blomkvist có thể không có kinh nghiệm trong việc đánh giá điều tra tội phạm nhưng anh thừa nhận viên cảnh sát điều tra Morell quả là người có lương tâm nghề nghiệp. Khi anh đọc xong kết quả điều tra của cảnh sát, Morell vẫn cứ quanh quẩn như một anh chơi bạc ở trong các ghi nhận của Henrik Vanger. Hai người đã thành bạn và Blomkvist nghĩ liệu ông cảnh sát rồi sẽ có bị ám ảnh như ông trùm công nghiệp đã bị hay không.
Theo anh, không có vẻ Morell đã để mất một cái gì đó. Giải đáp cho bí mật này không phải sẽ tìm ra được ở trong các biên bản của cảnh sát. Mọi câu hỏi có thể tưởng tượng tới đều đã được đặt ra, mọi manh mối đều đã được lần theo, có một số cái thậm chí còn được lần xa tới độ có vẻ như dớ dẩn. Anh không đọc từng câu chữ của báo cáo nhưng anh càng thâm nhập cuộc điều tra thì các manh mối và các mách nước lại càng hóa ra tối mò. Anh sẽ không tìm ra được cái gì mà người chuyên nghiệp đi trước anh cùng đội ngũ dầy dạn của ông ta đã để lọt và anh do dự nên dùng cách tiếp cận nào cho vấn đề này. Cuối cùng anh bật nghĩ ra rằng, với anh con đường thực tiễn duy nhất hợp lý cần đi là cố gắng tìm ra động cơ tâm lý của các cá nhân dính líu trong vụ.
Câu hỏi đầu tiên liên quan đến chính bản thân Harriet. Cô là người thế nào?
Từ cửa sổ bếp, Blomkvist để ý thấy sau 5 giờ chiều một tý là ánh đèn cứ sáng ở trên gác nhà Cecilia Vanger. 7 giờ 30 phút tối anh gõ cửa nhà chị, đúng lúc ti vi bắt đầu phát tin. Chị mở cửa, mặc áo tắm, mớ tóc ướt ở dưới một chiếc khăn màu vàng. Blomkvist lập tức xin lỗi đã đến quấy rầy chị và toan quay lui nhưng chị vẫy anh vào trong phòng khách. Chị cho máy pha cà phê chạy và biến mất ở trên gác trong vài phút. Khi trở xuống, chị mặc quần jean và sơ mi flanen ca rô.
- Tôi đang bắt đầu nghĩ anh sẽ không bao giờ gọi.
- Tôi nên bấm chuông trước nhưng thấy có ánh sáng thế là tôi như bị một sức mạnh đẩy đi.
- Tôi thấy ánh đèn suốt đêm ở chỗ anh. Và sau nửa đêm anh thường đi bộ. Anh là cú đêm ư?
Blomkvist nhún vai.
- Nó hóa ra như thế mất rồi. - Anh nhìn vào những sách giáo khoa để đống trên rìa bàn bếp. - Chị vẫn làm cô giáo?
- Không. Làm hiệu trưởng thì không có thì giờ. Nhưng tôi đã quen dạy lịch sử, tôn giáo và nghiên cứu xã hội. Mà tôi thì còn lại vài năm.
- Còn lại?
Chị cười.
- Tôi năm mươi sáu. Sắp hưu rồi mà.
- Trông chị không quá năm chục, giống với quãng bốn chục có dư.
- Rất biết tán đấy. Anh bao nhiêu tuổi?
- À, hơn bốn chục. - Blomkvist nói, mỉm cười.
- Và có một ngày anh vừa đúng hai chục. Tất cả đi nhanh làm sao. Cuộc đời là thế.
Cecilia Vanger dọn cà phê và hỏi anh có đói không. Anh nói anh đã ăn, cái này đúng một phần. Không thích nấu nướng, anh chỉ ăn bánh kẹp thịt nhưng anh không đói.
- Vậy tại sao anh đến? Tới lúc hỏi tôi rồi phải không?
- Thật thà thì... Tôi không phải đến để hỏi. Tôi nghĩ là tôi muốn chào một tiếng.
Chị mỉm cười.
- Anh bị kêu án tù, anh chuyển đến Hedeby, sục vào tất cả tư liệu của cái thú vui ưa thích của Henrik, đêm anh không ngủ, hay ra ngoài đi bộ khi trời lạnh cứng... Tôi có sót mất cái gì không?
- Đời tôi đang đi đến với chó.
- Cuối tuần vừa rồi người phụ nữ đến thăm anh là ai đấy?
- Erika... Tổng biên tập tờ Millennium.
- Bạn gái anh?
- Không hẳn. Cô ấy đã có chồng. Tôi là bạn nhiều hơn, người tình đôi hồi.
Cecilia cười rũ.
- Cái gì mà ngộ thế?
- Cách anh nói. Người tình đôi hồi. Tôi thích cái chữ ấy.
Blomkvist liền có thiện cảm với Cecilia Vanger.
- Tôi có thể như một người tình đôi hồi được. - Chị nói.
Chị đá văng đôi dép lê, gác một chân lên đầu gối anh. Blomkvist để tay lên chân chị vỗ nhè nhẹ vào mắt cá. Anh ngập ngừng một thoáng - anh có thể cảm thấy anh đang bước vào một vùng nước không được chờ đợi. Nhưng có ý tứ, anh bắt đầu xoa bóp bàn chân chị bằng ngón cái.
- Tôi cũng đã có chồng. - Chị nói.
- Tôi biết. Trong gia đình Vanger không ai li hôn sất.
- Tôi chưa thấy chồng tôi làm ăn trong hai chục năm.
- Đã có chuyện gì?
- Không phải việc anh. Tôi chưa làm tình trong... hừm... ba năm rồi.
- Tôi ngạc nhiên đấy.
- Tại sao? Đây là chuyện cung cầu. Một bạn trai, hay thích một người vợ hay một ai đó sống với tôi, chuyện ấy tôi không thích. Tôi tự làm lấy là tốt nhất. Tôi nên ngủ với ai? Một trong những ông giáo ở trường? Tôi không nghĩ thế. Một trong đám sinh viên? Một câu chuyện ngon lành cho các bà già ngồi lê tán gẫu. Mà họ thì luôn theo dõi sít sao những người mang tên Vanger. Ở đây, trên đảo Hedeby đây, chỉ toàn là họ hàng và người có vợ. - Chị cúi về trước hôn vào cổ anh. - Tôi có làm anh thấy chướng không?
- Không. Nhưng tôi nghĩ thế này có phải một ý hay không đây. Tôi làm việc cho chú chị.
- Và tôi sẽ là người cuối cùng nói ra điều đó. Nhưng thật thà thì chắc Henrik sẽ chả có gì để mà chống lại chuyện này đâu.
Chị cưỡi lên người anh, hôn vào miệng anh. Tóc chị còn ẩm và thơm mùi nước dầu gội. Anh lóng ngóng lần tìm các cúc của chiếc áo sơ mi flanen rồi kéo tụt nó xuống quanh vai chị. Chị không mặc nịt vú. Chị ghì lấy anh khi anh hôn vú chị.
Blomkvist đi quanh bàn làm việc đến đưa cho cô xem bản khai trương mục của cô ở ngân hàng - cô đã thuộc nó đến từng xu - tuy cô không có quyền tùy ý sử dụng nó. Ông đứng sau cô. Thình lình ông xoa gáy cô, một tay trượt khỏi vai trái cô để qua vú cô. Ông đặt một tay lên vú phải cô và cứ để nó ở đấy. Khi cô có vẻ không phản ứng, ông bóp vú cô. Salander không động đậy. Cô có thể cảm thấy hơi thở của ông sau gáy mình trong khi cô xem xét con dao mở thư trên bàn làm việc của ông; bàn tay rảnh của cô có thể với lấy nó được.
Nhưng cô không làm gì cả. Nếu có một bài học Holger Palmgren đã dạy cô trong nhiều năm thì những hành động bốc đồng sẽ dẫn tới rắc rối và rắc rối có thể có những hậu quả không vui. Cô không làm cái gì mà không cân nhắc hậu quả trước tiên.
Công kích tình dục khai mào này - mà thuật ngũ pháp lý là quấy nhiễu tình dục và lợi dụng một cá nhân đang ở trong vị trí lệ thuộc có thể đem lại cho Bjurman tới những hai năm tù giam - chỉ kéo dài vài giây. Nhưng nó cũng đã đủ để cho băng qua mãi mãi một ranh giới. Với Salander thì đây là một lực lượng thù địch thi thố sức mạnh - một dấu hiệu cho thấy ngoài mối quan hệ pháp lý đã được định nghĩa cẩn thận ra, cô còn phải phó mặc cho ý thích của ông ta và cho cả tình cảnh hết phương cầu cứu của mình. Sau đó, khi mắt hai người gặp nhau, môi ông ta khẽ hé ra và cô đọc được thấy vẻ dâm dục trên mặt ông ta. Mặt của Salander chẳng biểu lộ một xúc cảm nào.
Bjurman lùi về phía bên kia bàn, ngồi xuỗng chiếc ghế da vững chãi.
- Tôi không thể cứ hễ cô muốn là tôi đưa tiền. - Ông nói. - Tại sao cô lại cần đến cái máy tính đắt tiền như thế chứ? Có nhiều mô đen rẻ hơn để cô có thể chơi game máy tính được kia mà.
- Tôi muốn được trông coi tiền bạc của tôi như trước kia.
Bjurman nhìn cô thương hại.
- Ta phải xem sự thể như thế nào đã.
Nếu Bjurman đọc được ý nghĩ của cô gái ở đằng sau hai con mắt ơ hờ, ông ta có thể đã bớt cười đi hơn. - Tôi nghĩ cô và tôi sẽ là bạn tốt của nhau, - ông nói. - Chúng ta cần tin cậy được vào nhau.
Khi cô chả ư cũng chả đừng, ông nói:
- Bây giờ cô đã là một cô gái khôn lớn rồi, Lisbeth.
Cô gật.
- Lại đây. - Ông nói và chìa tay ra.
Salander nhìn chằm chằm vào con dao mở thư rồi đứng lên đi lại phía ông ta. Hậu quả. Ông cầm tay cô, ấn nó vào đũng quần ông. Qua lần quần thẫm màu của ông, cô có thể cảm thấy bộ phận sing dục.
- Nếu cô tử tế với tôi, tôi sẽ tử tế với cô.
Ông quàng tay kia của ông vào cổ cô, kéo cô khuỵu gối xuống, mặt chiếu vào đũng quần ông.
- Cô đã từng làm thế này rồi, đúng không? - ông vừa nói vừa kéo khóa quần xuống. Sực mùi nước và xà phòng, có vẻ như ông vừa rửa ráy xong.
Salander ngoảnh mặt đi và cố đứng lên nhưng ông túm chặt cứng. Xét theo sức người, cô có thể không đọ được với ông ta; cô nặng có 46 ký còn ông ta hơn một tạ. Hai tay ông cầm lấy đầu cô, quay cô lại cho mắt hai người nhìn nhau.
- Nếu cô tử tế với tôi, tôi sẽ tử tế với cô. - Ông nhắc lại. - Nếu cô làm lôi thôi, tôi có thể đưa cô vào viện chăm sóc cho đến hết đời cô. Cô có thích như thế không?
Cô không nói không rằng.
- Cô có thích thế không?- Ông lại nói.
Cô lắc đầu.
Ông chờ cho mắt cô cúi xuống, coi như cô đã thuần phục qua con mắt. Rồi ông kéo cô lại gần hơn, Salander hé môi ngậm lấy nó vào mồm. Vẫn kẹp tay vào gáy cô, ông hung dữ kéo xốc cô lại đằng ông. Trong suốt mười mấy phút ông huých vập, ông xay nghiền, ông như suýt nôn, cuối cùng là sướng lên. Ông ghì cô đến nỗi cô không thở được.
Ông chỉ cho cô buồng tắm trong văn phòng. Salander run bắn lên khi rửa mặt, cô cọ sạch những cái vết trên áo len. Cô nhai một ít kem đánh răng để khử đi cái mùi vị. Khi cô quay lại văn phòng, ông ta đang ngồi sau bàn làm việc, xem xét vài giấy tờ.
- Ngồi xuống, Lisbeth, - không ngửng đầu lên, ông nói với cô. Cô ngồi xuống. Cuối cùng ông nhìn cô và mỉm cười.
- Bây giờ thành người lớn rồi, đúng không, Lisbeth?
Cô gật.
- Vậy cô cũng cần biết các trò chơi của người lớn đi. - Ông ta nói. Ông ta dùng cái giọng như nói với trẻ con. Cô không đáp. Lông mày ông hơi nhíu lại.
- Tôi nghĩ đem kể với người khác chuyện này là không hay gì cho cô đâu. Nghĩ xem, ai mà tin cô chứ? Có tài liệu tuyên bố cô là người có vấn đề tâm thần đây. Nó sẽ là lời mà cô dùng để chống lại tôi. Cô nghĩ lời ai nói sẽ có trọng lượng hơn?
Ông thở dài khi cô gái vẫn lặng thinh. Ông ngán cho cái kiểu cô ngồi đó nín thinh mà nhìn ông - nhưng ông kìm lại được
- Chúng ta sẽ là bạn tốt, cô và tôi. - Ông ta nói. - Tôi nghĩ cô đến gặp tôi tối nay là cô thông minh. Cô có thể đến chỗ tôi luôn luôn.
- Tôi cần 10.000 curon mua máy tính. - Cô nói, chính xác, y như cô lại tiếp tục câu chuyện nói dở trước đây.
Bjurman nhíu lông mày. Con đĩ cứng cổ. Thật là một con trì độn. Ông ta đưa tấm séc đã viết khi cô ở trong buồng tắm. Còn hay hơn một con điếm. Tiền của nó lại trả về nó mà. Ông ngạo nghễ mỉm cười với cô. Cô cầm lấy tấm séc và bỏ đi.