Cơn Gió Nào Đưa Ta Về

Chương 12: Gió lạnh (1).



Nguyễn Yếm và Nguyễn Thanh Thanh cãi nhau khi cô nhìn thấy Nguyễn Chiêu Chiêu xuất hiện trong nhà.

Cô thực sự tức giận, vẻ mặt ủ rũ không nói lời nào, ánh mắc liếc nhìn Nguyễn Thanh Thanh như muốn nhắc nhở bà rằng lần trước cô đã nói không được để cho Nguyễn Chiêu Chiêu vào nhà. Nguyễn Thanh Thanh rất áy náy, nhưng bà chỉ có một người em trai, vì vậy bà rất khó để cân bằng mối quan hệ giữa em trai và con gái mình.

Nguyễn Chiêu Chiêu cảm thấy có chút áy náy, ông ta hoàn toàn không nhớ ra được lần cuối bỏ mặc Nguyễn Yếm đi đánh bạc là lúc nào, vỗ tay cười nói: “Yếm Yếm, cậu xin lỗi, lần trước cậu có hơi nóng nảy, ra tay hơi nặng.” Ông ta nhẹ nhàng tự tát vào mặt mình một cái: “Cháu cho cậu xin lỗi, cháu tha lỗi cho cậu được không?”

Nguyễn Yếm nhìn ông ta một cách lạnh lùng: “Vậy thì ra tay đánh người không nặng thì không cần xin lỗi đúng không? Trình độ học vấn của cậu không cao nhưng vẫn thật biết cách nói chuyện.”

Sắc mặt Nguyễn Chiêu Chiêu tái mét, xấu hổ đến mức không kiếm được cái hố nào để chui vào.

Nguyễn Thanh Thanh vội vàng gọi con gái: “Bị cậu đánh một trận thì ai mà không tức giận? Cậu đánh con gái chị như vậy, nó còn chưa hết giận đâu, qua mấy ngày nữa sẽ hết thôi.”

“Đây chỉ là việc bị đánh sao mẹ?” Nguyễn Yếm không thể tưởng tượng được nói: “Con là con gái của mẹ, là do mẹ sinh ra con, con có đáng bị đánh không?”

Đánh người rồi xin lỗi thì nhất định phải tha thứ sao? Nếu ai cũng là thánh mẫu thì cái giá phải trả cho việc phạm tội trên thế giới này sẽ thấp đến mức nào? Một ngày nào đó mấy người Hàn Băng Khiết hướng cô xin lỗi thì cô cũng phải tha thứ cho bọn họ sao?

Nguyễn Thanh Thanh bối rối nhìn Nguyễn Yếm: “Đây là cậu của con mà.”

“Lúc đánh tôi đến mức phải nằm viện, ông ta có nghĩ rằng ông ta là cậu của tôi không?” Trong lòng Nguyễn Yếm vừa tức vừa uất ức, tại sao Nguyễn Thanh Thanh lại bênh em trai mà không bênh vực con gái của mình, cô là được nhận nuôi sao?

Nhưng tính tình cô tốt, giờ phút này vẫn muốn nói một cách rõ ràng để Nguyẽn Thanh Thanh hiểu ra sự thật: “Sử dụng bạo lực là vi phạm pháp luật, kể cả người lớn đối với trẻ nhỏ cũng vậy. Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho ông ta.”

Cô nói đến mức này, làm cho Nguyễn Thanh Thanh rất xấu hổ, Nguyễn Thanh Thanh đành phải đẩy Nguyễn Yếm một cái: “Con còn nhiều bài tập, đi làm bài tập trước đi, một lúc nữa mẹ sẽ gọi con xuống ăn cơm.”

Nguyễn Yếm một phút cũng không muốn ở lại đó, khóa cửa phòng lại, loáng thoáng nghe thấy Nguyễn Thanh Thanh nói cười nói: “Đứa nhỏ này vẫn còn quá ngây thơ, cậu đừng để bụng.”

Nguyễn Yếm để sách giáo khoa để lên bàn, nhưng cô không đọc được chữ nào, cổ họng như bị nghẹn lại, cảm thấy không thoải mái, cô cảm thấy tủi thân, cô không hiểu tại sao người phải khuất phục luôn là mình.

Trong cuộc đời này cô đã bao giờ ngẩng cao đầu mà nhìn người khác hay chưa? Chưa từng, từ trước đến giờ toàn là chưa nói xong đã bị đẩy đi chỗ khác. Cô nghĩ Nguyễn Thanh Thanh sẽ không như vậy, bà là mẹ ruột của cô cơ mà, bây giờ Nguyễn Yếm đã suy nghĩ thông suốt, mẹ ruột thì sao chứ, bà biết chính xác khi nào nên hy sinh ai.

Nguyễn Yếm hít hít cái mũi, sau đó cô liền bật khóc nức nở, nét chữ màu đỏ trên sách giáo khoa ngay lập tức nhòe đi và nhăn dúm dó.

Thực ra cô rất dễ khóc, có nhiều lúc không khống chế được nước mắt. Nguyễn Yếm cuối cùng đã học được cách trở lên mạnh mẽ sau khi bị bắt nạt ở trường học ….

Cô nằm nhoài lên trên bàn, ôm lấy vai, tay áo đồng phục học sinh của cô ướt đẫm.

Sau khi ngừng khóc, Nguyễn Yếm mới tập trung làm bài tập. Nguyễn Thanh Thanh gọi cô xuống ăn cơm nhưng cô không xuống, điều làm cho cô cảm thấy phẫn nộ nhất là Nguyễn Chiêu Chiêu cư nhiên lại ngủ qua đêm ở đây, cho dù là ngủ ở ghế sô pha.

Nguyễn Yếm cả đêm đều không ra khỏi phòng, sáng sớm hôm sau trước khi Nguyễn Chiêu Chiêu thức dậy liền đi học, cũng không đánh thức Nguyễn Thanh Thanh.

Chín giờ tối tan học, Nguyễn Yếm về đến nhà, nhìn thấy cửa đóng chặt, cô sững sờ, bởi vì thường sau chín giờ Nguyễn Thanh Thanh sẽ để cửa cho cô, còn nếu đóng cửa thì khả năng cao là có ai đó ở bên trong.

Nguyễn Yếm đi xuống cầu thang, chờ bên cạnh cửa sổ, một lúc sau có một người đàn ông trung niên đi ra. Nguyễn Yếm nghiêng đầu đánh giá ông ta, trong lòng có dấu hỏi, cúi đầu giả vờ tìm kiếm thứ gì đó dưới ánh trăng, người đàn ông không để ý đến cô, đến khi ông ta đi được một đoạn xa, Nguyễn Yếm mới đứng thẳng dậy đi lên lầu.

Cô biết người đàn ông này, ông ta chính là cha của Hàn Băng Khiết.

Cô ít khi nghe trộm Hàn Băng Khiết nói chuyện, chẳng qua cô ta luôn đung đưa chiếc đồng hồ đó trước mặt Nguyễn Yếm, Nguyễn Yếm cũng hợp tác phản hồi. Sắp tới lễ Quốc Khánh, cha mẹ Hàn Băng Khiết sẽ đến đây nghỉ ngơi và thăm con gái họ vài ngày.


À, hóa ra nghỉ ngơi là như thế này.

Nguyễn Yếm đứng tại cửa, quay về phía cánh cửa hé mở một nửa kia hỏi: “Mẹ không sao chứ?”

“Không có việc gì, để mẹ dọn dẹp một chút.” Giọng nói của Thẩm Thanh Thanh nghe vẫn bình thường, không có vẻ gì là bị giày vò.

Hồi còn trẻ Nguyễn Thanh Thanh đã từng tiếp rất nhiều khách, bà lại có con nhỏ, nếu khách đến nhà, bà liền để cho bạn bè hoặc chị em khác trông nom cô, khi lớn hơn một chút, bà sẽ sẽ chào hỏi trước và để Nguyễn Yếm đến nhà người khác. Sau này Nguyễn Yếm hiểu được nghề nghiệp của mẹ mình là gì và địa vị xã hội của cái nghề này, tâm trạng của Nguyễn Yếm trong thời gian đó rất phức tạp.

Nói là hận thì không có lý do gì để hận cả, Nguyễn Thanh Thanh đã nuôi cô lớn lên. Nếu nói là yêu thì dường như lại xấu hổ, sự xấu hổ và ghê tởm đó bị bóp méo và biến dạng khi cô bị đối xử bằng bạo lực, khi cô lớn hơn chút nữa, cô lại cảm thấy thương hại cho bà ấy.

Khi đó Nguyễn Yếm đã lớn, qua nhà người khác tránh nhiều cũng bất tiện, dù sao họ cũng có việc riêng. Nếu cô đi ra ngoài thì Nguyễn Thanh Thanh lại lo lắng về sự an toàn của cô, thành ra mỗi khi khách làng chơi đến Nguyễn Yếm lại khóa cửa phòng lại, đeo tai nghe làm bài tập. Cô thật sự rất thích môn địa lý, trong nhà cô có treo bản đồ thế giới, mỗi khi có thời gian rảnh lại ghi nhớ kinh độ và vĩ độ.

Nhưng bên ngoài nói chuyện cô vẫn nghe thấy.

Mặc cả, trêu chọc, nói chuyện phiếm cùng với tiếng rên rỉ của Nguyễn Thanh Thanh. Nguyễn Yếm mơ hồ cảm nhận được dục vọng trong đó.

Suy cho cùng người có tiền đều thích ăn đồ ăn bên ngoài, Nguyễn Thanh Thanh liền tới nhà phục vụ. Bà không phải gái đứng đường, bởi vì muốn chăm sóc Nguyễn Yếm, mà phạm vi quan hệ thì lại nhỏ, nhiều năm như vậy khách quen cũng chỉ có mấy người đó. Có thể vào trong nhà Nguyễn Yếm, đa phần đều là người đã có gia đình, không có tiền thuê khách sạn, có sở thích đặc biệt, ham rẻ,… đều không được coi trọng.

Nguyễn Yếm chán ghét nhất chính là việc mặc cả, liên quan đến lợi ích ở trong đó.

Những người khác chẳng qua là đứng bên lề của đạo đức mà quan sát một cách lạnh nhạt, đi quá giới hạn thì cảm thấy người vợ thật đáng thương. Những người có sở thích đặc biệt thì học vấn tương đối cao, họ đều có quy tắc riêng của mình, từ sớm đã đàm phán về nhu cầu, một người giống như Nguyễn Thanh Thanh sẽ không tiếp khách có khẩu vị nặng.

Nguyễn Yếm ở trong hiện trường làm tình, nhận biết nhiều hơn so với sự thật được dạy trong sách giáo khoa. Rất nhiều thứ cô biết đều là nhờ vào việc này, ví dụ như họ có những quy tắc cố định, phần lớn là chơi trong khoảng mười mấy phút, có cả màn dạo đầu, mà thời gian dạo đầu bao giờ cũng nhiều hơn thời gian chính thức làm tình.


Tiếng rên rỉ của Nguyễn Thanh Thanh rất êm tai, mềm mại đáng yêu, làm cho người ta yêu thương, thỉnh thoảng chính Nguyễn Yếm nghe thấy còn có phản ứng, những người đàn ông trẻ tuổi có thể chơi bà ấy đến ngất xỉu. Giọng nói khàn khàn như vịt, như nuốt mấy cân cát, đúng là làm tổn thương lỗ tai.

Tình cờ có một lần, Nguyễn Yếm nhìn lén một chút, người đó là một người đàn ông có vẻ ngoài chững chạc, khoảng hơn ba mươi tuổi, ăn mặc đẹp và rất lịch sự, anh ta không cùng đẳng cấp với họ.

Lần đó Nguyễn Yếm nhớ rất rõ, chơi đùa hơn nửa tiếng, giọng người đàn ông đó dễ nghe một cách đáng ngạc nhiên, cũng không nói bất kì một lời bẩn thỉu nào. Anh ta chỉ đơn giản là chọc ghẹo, phản ứng của Nguyễn Thanh Thanh rất lớn. Tiếng rên của bà làm cho Nguyễn Yếm lập tức hiểu rõ rằng trước kia mẹ mình là bậc thầy trong việc giở trò – cực khoái thật và cực khoái giả không hề giống nhau.

Quá trình cụ thể như thế nào Nguyễn Yếm không biết, cô đeo tai nghe, không nghe rõ được, hơn nữa cô còn đang trong kì kinh nguyệt, nhưng kỳ lạ đến mức cô có thể nhận ra được sự ấm áp đột ngột ở bụng dưới khiến chất lỏng phun ra từ âm đạo của cô là d.âm thủy chứ không phải máu kinh nguyệt.

Từ đó Nguyễn Yếm nhận ra tình dục còn còn có một dáng vẻ khác.

Truyện được edit và đăng tại: trichtinhlau.com

“Được rồi, con đi làm bài tập đây.”

Nguyễn Yếm đi vào phòng của mình, chợt nhớ ra sáng nay quên khóa cửa, cô liền giật mình, Nguyễn Thanh Thanh nghe được tiếng lục tung đồ, Nguyễn Yếm sốt ruột chạy đến hỏi: “Hôm nay có ai vào phòng con không mẹ?”

Nguyễn Chiêu Chiêu trộm tiền, hơn một vạn tệ.

Khi Nguyễn Yếm còn nhỏ, Nguyễn Chiêu Chiêu thường xuyên đến nhà ngồi xổm ăn vạ để đòi tiền, ông ta khóc lóc thảm thiết, nói mình vay tiền không trả sẽ bị người ta cầm dao chặn cửa, không trả sẽ bị chặt tay, nói đến mức khiến Nguyễn Thanh Thanh không đành lòng cự tuyệt, hơn nữa ông ta lấy tiền tuyệt đối không nương tay —— trong nhà có một ngàn liền lấy đi 900 , không hề lo lắng đến cuộc sống của Nguyễn Thanh Thanh.

Khi còn nhỏ, quần áo của Nguyễn Yếm suốt mấy năm không đổi, rách thì vá lại, đồ đạc dùng hỏng rồi thì mang đi sửa, đệm sofa rách cũng không mua mới, hàng xóm nhìn không nổi liền mua quần áo mới cho Nguyễn Yếm, cô gần như là mặc quần áo của trăm nhà mà lớn lên.

Sau này lúc 13-14 tuổi, trong nhà vẫn không tiết kiệm được tiền, Nguyễn Yếm liền cứng rắn yêu cầu để mình quản lý tiền bạc: “Ông ta có tay có chân, đường đường là một người đàn ông, ông ta phải tự kiếm tiền! Tại sao mẹ lại có thể hèn nhát như vậy? Mẹ lấy sức lực ở đâu ra mà hiến dâng, chính mình nghèo bao nhiêu năm còn có tiền để giúp đỡ người khác?”

Cô cực kỳ chán ghét sự hèn nhát của Nguyễn Thanh Thanh, vì vậy cô phải học cách sống tự lập.

Nguyễn Thanh Thanh cũng biết mình không nên thân, bà sợ nghèo, cũng không giấu được tiền, liền đưa cho Nguyễn Yếm giữ, Nguyễn Yếm muốn bà phải thề độc không được nói tiền ở chỗ mình cho Nguyễn Chiêu Chiêu biết: “Nếu mẹ không muốn con gái của mình phải chết đói ở đầu đường.”

Cứ như vậy mà đem tiền giấu đi, mỗi lần Nguyễn Chiêu Chiêu đến đều muốn lục lọi kiếm mấy đồng bạc, mỗi lần đều nói cho con gái tiêu hết, khóc lóc thảm thiết không được, dần dần không đến nữa.

Nguyễn Thanh Thanh từng gửi tiết kiệm mấy chục nghìn tệ lấy lãi, hai thẻ ngân hàng này Nguyễn Thanh Thanh cũng không nhớ giấu ở chỗ nào—–

Nguyễn Yếm sợ Nguyễn Chiêu Chiêu tìm được, giấu chỗ nào cũng cảm thấy không an toàn, cuối cùng cầm lấy đinh từng chút từng chút một đâm xuyên qua bức tường cạnh đáy tủ quần áo, đập ngang, cứng rắn đập ra một cái rãnh, đem thẻ bỏ vào rồi lấy băng dính hai mặt niêm phong lại, ở bên ngoài trét một ít xi măng, sau đó cố hết sức di chuyển tủ quần áo che kín lại.

Cho dù là mười Nguyễn Chiêu Chiêu tới, cũng chưa chắc có thể tìm được.

Số tiền còn lại Nguyễn Yếm khóa trong một cái hộp, dùng để chi tiêu bình thường và đóng học. Hộp bị khóa trong ngăn kéo, bình thường Nguyễn Yếm đều khóa cửa phòng lại, ba cái ổ khóa, sao Nguyễn Chiêu Chiêu lại biết?

Cả hai ổ khóa đều bị phá vỡ.

Nguyễn Thanh Thanh rất bối rối, bà biết số tiền này lớn như vậy nên bà sẽ không nói với Nguyễn Chiêu Chiêu. Bà suy nghĩ thật lâu, sợ hãi nói: “Buổi sáng khi mẹ chưa thức dậy nghe thấy phòng con có động tĩnh, nhưng lúc ý mẹ buồn ngủ quá, tầng trên lại bắt đầu trang trí nhà, nghe không rõ, sau đấy cậu con gọi mẹ dậy nói là phải đi…..Mẹ không vào phòng con, cho nên không biết ngăn kéo bị đập vỡ.”

Bà cũng vội, khẳng định sốt ruột, đấy là tiền học phí cho Nguyễn Yếm.

Nguyễn Yếm nhìn thời gian, mai là thứ bảy, theo lý thì cô nên đi làm thêm, nhưng hiện tại rõ ràng không được, cô phải đi đòi tiền.

“Con biết ông ta ở chỗ nào.” Nguyễn Yếm rất bài xích, nhưng lại không thể không làm như vậy: “Quên đi, mẹ ngủ đi, con đi giải quyết.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.