Cực Phẩm Tài Tuấn

Chương 265: Chủ ý xấu



Mưa ngày càng lớn, tiếng mưa lộp bộp biến tiếng sầm sập, bên ngoài màn mưa mù mịt trắng xóa không nhìn rõ cảnh vận thế nào nữa, nước mưa từ trên mái đổ xuống thành thác, rồi một luồng sét xé nát trời cùng với tiếng sấm nổ kinh kiên động địa đánh thức mọi người.

Từ Thức chỉ về phía nhà ở của Lão Vương hớn hở hỏi:

- Vậy tư vị nữ tử đó ra sao?

Nghe câu này đám nạn dân sôi nổi hẳn lên, Đường Kính Chi chỉ muốn ra sát ngay cửa tránh cơn mưa lớn làm nghe lọt điều gì.

Cái bộ dạng của y nhận được một cái lườm xém mày của Ngọc Nhi.

Lão Vương cười ha hả, mặc vênh lên rất đắc ý, còn chưa kịp trả lời thì trong cửa phòng nhà ông ta có một nữ tử chạy ra, giọng mang vẻ lo lắng:

- Hán Ngưu, đám nhỏ cứ kêu lạnh, người run cả lên rồi, phải làm sao bây giờ?

Nghe tiếng bà nương của mình gọi, Lão Vương chẳng để ý đám người đang đợi ông ta kể chuyện, co cẳng chạy luôn, nước mưa phủ kín người ông ta.

Đường Kính Chi giương mắt nhìn qua màn mưa mông lung, chỉ thấy một nữ tử đầy đà, vì cách khá xa, y mơ hồ nhận ra tướng mạo của nữ tử này không tệ, nhất là đôi môi đỏ thắm, rất thu hút ánh mắt của nam nhân, giọng nói rất dễ nghe.

Lão Vương chạy vào nhà không lâu thì khoác một cái áo mưa bện bằng cỏ xanh chạy ra, nhưng ông ta chạy quá nhanh, áo mưa bay lất phất, chẳng cản được giọt mưa xiên xiên làm ướt hết người, ông ta vừa chạy vừa hét về phía đám đông lúc nãy:

- Không hay, con ta bị lạnh rồi, ta phải chạy vào thành mua thuốc, lần sau chúng ta nói chuyện tiếp.

Lâm Kính Chi nhíu mày, nơi này cách Lạc thành mấy chục dặm, trời còn mưa gió như thế, nếu dùng hai chân mà chạy thì đi về cũng mất nửa ngày, hơn nữa chạy xa như thế người toát mồ hôi, dầm trong mưa lạnh, cho dù Lão Vương có là hán tử luyện bằng thép cũng đỏ bệnh.

Ngọc Nhi mắt tinh hơn còn nhận ra khi Lão Vương chay ra ngoài thì cái áo gai vá chằng vá đụp đã cởi mất, hẳn là đắp lên người đám nhỏ rồi, lòng xúc động tới nghẹn lời.

Làm cha tới mức này đúng là không thể chê bai vào đâu được nữa.

- Người đâu?

Đường Kính Chi đứng dậy đưa tay vào lòng, vì gần đây y thường xuyên ra ngoài, Lâm Úc Hương chuẩn bị cho y mấy loại thuốc liền đề đề phòng, y đổ ra sáu viên thuốc đưa cho hộ vệ chạy tới nhận lệnh:

- Mau chặn hán tử tên Lão Vương kia lại, đưa cho con ông ta uống, đảm bảo khỏi bệnh.

Một hộ vệ nhận lấy co cẳng đuổi theo Lão Vương.

Đường Kính Chi gọi với theo:

- Nhớ bảo Lão Vương, một lần hai viên, ngày uống ba lần.

- Nô tài biết rồi.

Hộ vệ kia đáp, bọn họ được Tri Đông "hối lộ" cho ít thuốc nên hiểu cách dùng.

Không biết ông trời kiếm đâu ra nhiều nước như thế, mưa xối xả, mưa như trút, ngồi trong gian phòng nhỏ, tâm tình Đường Kính Chi bị thời tiết làm ảnh hưởng, có chút nặng nề, người vợ đầu tiên của Lão Vương vì khó sinh mà qua đời, khiến y nhớ tới cái thế giới này trình độ y dược rất kém, nữ nhân sinh con cũng bằng với đi tới Quỷ môn quan một chuyến, không may một chút thôi là một đi không về.

Y có nhiều thê thiếp như vậy, còn nghĩ tương lai con cháu đầy nhà.

Trận mưa này tới tận giữa trưa mới nhỏ dần, rồi dừng hẳn, Đường Kính Chi nhìn bầu trời âm u, mây đen vần vũ, xa xa thi thoảng nhá lên ánh chớp, liền biết buổi chiều vẫn chưa thể làm việc, liền bảo Bàng Lộc đã trú hẳn lại nơi này cho nạn dân nghỉ một ngày, cơm nước vẫn phải đảm bảo, cố gắng nấu ít nước gừng nóng để nạn dân tránh cảm lạnh.

Mấy ngày qua số lượng nạn dân đã tưng lên tới 12 vạn người, hơn nữa mỗi ngày có thêm vài trăm người gia nhập, theo tốc độ đào kênh hiện nay mà tính, chỉ cần không có gì bất ngờ, đầu tháng hai năm sau hoàn thành là không thành vấn đề.

Không còn chuyện gì nữa Đường Kính Chi liền cùng Ngọc Nhi về phủ.

Trước đó mưa to làm đường đất nhão nhoét, đã thê còn rất nhiều hố đục ngầu không rõ nông sâu thế nào, đoàn người Đường Kính Chi không dám cho ngựa chạy quá nhanh, dù vậy vẫn có một hộ vệ bịt sụt hố, ngựa bị thương phải ở lại, những người khác thì ướt cũng nước.

Rẽ qua một khoảnh rừng, không gian trước mắt mở rộng, Ngọc Nhi mắt tinh chỉ tay về phía trước nói:

- Đại nhân ở bên kia có người.

Đường Kính Chi nhìn theo tay nàng chỉ, thấy một con tuấn mã phóng như chớp, người này hẳn phải có chuyện gấp lắm mới dám thúc ngựa chạy một cách nguy hiểm như thế.

Y đang suy đoán thì Ngọc Nhi truyền âm vào tai :" Nhị gia đó là một ám vệ của Đường gia."

Tim Đường Kính Chi giật đánh thót.

Đường Kính Chi xua tay, lệnh cho hộ vệ giảm tốc độ, còn y và Ngọc Nhi kẹp bụng ngựa, quát lớn phóng tới đón, người kia nhận ra chủ tử càng phóng nhanh hơn ba phần.

Đường trơn lầy lội, lại còn mấp mô, con ngựa của ám vệ kia mỗi lần đạp vó xuống là bùn đất lẫn nước đều bắn lên quá người nó, do chạy một đoạn đường khá xa, bụng ngựa lẫn bốn vó của nó kết một lớp bùn vàng dầy.

Cách Đường Kính Chi còn ba trượng, ám vệ kia giật mạnh cương, con ngựa hí vang, vó trước dựng thẳng lên, còn bản thân ám vệ kia thì ấn đầu ngựa mượn lực quán tính lao về phía trước, hắn căn khoảng cách rất chuẩn xác, vừa vặn đáp xuống trước mặt hai vị chủ tử không để bùn bắn lên người trúng vào chủ, quỳ xuống hô:

- Nô tài Mã Vĩnh bái kiến Nhị gia, Ngọc di nương.

Ngọc Nhi khẽ gật đầu thầm khen khinh công của ám vệ này, Đường Kính Chi nóng ruột hỏi ngay:

- Mau đứng dậy đi, ngươi tới đây có gì bẩm báo.

Mã Vĩnh còn rất trẻ chỉ mười bảy mười tám, người cao lêu nghêu, hắn giỏi cưỡi ngựa thân pháp cũng cao, được gọi là Tật Phong Mã Vĩnh, đứng dậy cho tay vào lòng lấy ra phong thư đưa tới, cung kính đáp:

- Nhị gia, kinh thành truyền tin, nói đương kim hoàng thượng đăng cơ chưa được bao lâu liền muốn lệ tinh đồ trị, hơn nữa còn muốn lấy tham quan địa phương ra khai đao, mười ngày trước hoàng thượng phái khâm sai rời Kinh Châu nam hạ.

Đợi chủ tử nhận thư rồi liền nói thêm:

- Ngoài ra, mật thám ở Kinh Châu truyền tin về nói khâm sai dọc đường đi qua mười hai quận thành, chém đầu 43 tham quan ô lại, tịch biên gia sản hơn 80 vạn lượng.

***

Lệ Tinh Đồ Trị: Hán Tuyên Đế trừ nhà họ Hoắc nắm hết quân quyền, đích thân nắm lấy việc nước, nghiêm khắc khảo sát quan viên, cổ vũ phát triển nông nghiệp chấn hưng quốc gia, thành ngữ này bắt nguồn từ đó, ý nói bậc quân vương muốn dùng pháp lệnh nghiêm khắc chấn chỉnh quốc gia.

Đường Kính Chi mở thư ra xem thật kỹ, hồi lâu sau chưa hết chấn kinh, mặt mày trắng nhợt, tên hoàng đế này muốn cái gì đây?

Lệ tinh đồ trị?

Hay là thấy quốc khố trống không, không có năng lực chẩn cứu nạn dân cho nên mới nghĩ ra cái chủ ý xấu xa, muốn cướp bạc từ tay tham quan?

Đúng là với tình hình này nếu triều đình có được số tiền lớn thu mua lương thực chẩn tai, có thể ổn định lại Vương triều Minh Hà đang hết sức bấp bênh, nhưng cái cách vơ tiền này không thể dùng được.

Cứ nhìn suốt dọc chiều dài lịch sử, bất kể là quốc gia nào, vương triều nào, cả vị đại đế hiếm có trong lịch sử thống nhất toàn bộ đại lục kia lập nên quốc gia với chế độ tưởng chừng hoàn thiện cũng không tránh khỏi qua nhiều đời, sinh ra vô số "tham quan ô lại", bọn chúng như con sâu hai, hủ hóa, ăn mòn quốc gia, khiến quốc gia thủng lỗ chỗ.

Bọn chúng chính là những tên đao phủ kết thúc mỗi một vương triều.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, ai chẳng có thất tình lục dục, ai không muốn gia tài bạc triệu, tận hưởng phú quý nhân gian, sở hữu vô số mỹ nữ? Vì thế bắt đầu thái bình nhiều người buông thả đi vào lối rẽ.

Tham quan ô lại xuất hiện là hiện tượng rất bình thường, cũng là hiện tượng tất yếu.

Nói trìu tượng hơn, triều đại có hưng có suy, thiên hạ có tan có hợp.

Mỗi lần ấy là lần phân phối lại lợi ích thiên hạ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.