Cùng Chàng Tiêu Dao

Chương 4: Chuộc thân về quê



Cũng trong bữa tiệc mừng thọ của đại lão gia, ở phòng của tam tiểu thư xuất hiện một tên nam nhân, sau khi bị ép cung, hắn khai là do nhị tiểu thư sai hắn đến núp trong phòng, hòng phá hoại thanh danh của tam tiểu thư. May mắn đêm đó An Bình không để ta tiểu thư về viện, chứ nếu không, e rằng sự việc không chỉ huỷ hại thanh danh thôi, mà tam tiểu thư còn phải gả cho tên hạ nhân này.

….

Tiệc mừng thọ vừa qua, đúng như kế hoạch của An Bình, Tam tiểu thư thành công trở thành vị tiểu thư có thanh danh cực tốt, người người khen ngợi, nhà nhà muốn cưới về làm dâu. Còn nhị tiểu thư, chẳng những thanh danh bị thối, mà còn bị trục xuất ra khỏi phủ, trở thành một người tứ cố vô thân. Phủ thị lang từ đó không còn người là nhị tiểu thư nữa. Cũng đồng thời không nhà nào dám chứa nhị tiểu thư, bởi… sẽ không ai dám mạo hiểm cho một cô nương có tâm địa hại người như vậy vào nhà.

 Sau vụ việc đó, tuy rằng nhị di nương không có bị đuổi đi, nhưng mỗi ngày trôi qua thật khổ. Đại phu nhân bởi vì căm hận nhị tiểu thư âm mưu hãm hại thanh danh con gái bà, cho nên đem toàn bộ hận thù đó trút lên người của nhị di nương. Mỗi ngày sáng sớm ở viện đại phu nhân sẽ nhìn thấy nhị di nương quỳ trên nền đất lạnh để đấm chân cho đại phu nhân. Hoặc chỉ cần một lỗi nhỏ cũng sẽ bị đại phu nhân phạt cấm túc bỏ đói.

Ngược lại với mọi người, thời gian này An Bình trôi qua rất tốt. Mỗi ngày trừ hầu chuyện với Tam tiểu thư thì nàng không phải động tay động chân làm bất cứ công việc gì. Thậm chí ăn uống mặc này nọ còn có người giúp đỡ. Nói dễ nghe là giúp đỡ, thực chất chính là hầu hạ, Tam tiểu thư và đại phu nhân giống như đem An Bình trở thành tiểu thư mà đối đãi.

Vì để cảm ơn An Bình đã giúp mình, sau sự kiện lần đó, Tam tiểu thư kêu An Bình đến hỏi nàng (An Bình) thích gì nàng sẽ thưởng. An Bình một chút cũng không khách sáo, nàng mở miệng nói muốn bạc.

Tam tiểu thư thấy An Bình thẳng thắn như vậy thì liền thả tâm, sau đó tặng cho An Bình năm trăm lượng bạc. Còn không quên dặn dò An Bình nhất định đừng đem chuyện đêm đó An Bình cho nàng uống giải dược nói ra. Tất nhiên là An Bình đồng ý rồi. Cho dù Tam tiểu thư không dặn nàng, nàng cũng sẽ không nói. Nàng hiện tại chính là muốn sống một cuộc sống bình dị của mình, không muốn bị người ta chú ý.

Mừng thọ qua đi, hiện tại không có Nhị tiểu thư gây khó dễ cho An Bình như kiếp trước. Nhưng cha của An Bình – An Thành vẫn có ý định muốn chuộc thân cho cả nhà. Có vẻ như sự việc xảy ra đêm đó đã làm ông sợ hãi. Một phần sợ hãi con gái mình sẽ bị dính vào những lục đục ở hậu viện, một phần lại sợ lỡ như có sai sót gì, giống như đêm đó nếu Tam tiểu thư mà xảy ra chuyện gì thì con gái của ông cũng không thoát khỏi bị trị tội.

Cho nên An Thành nhất quyết muốn chuộc thân cho cả nhà, ông đem điều này bàn với Thẫm thị.

Thẫm thị nghe xong thì mừng rỡ đồng ý. Từ lâu bà đã muốn rời khỏi cái cuộc sống khom lưng cúi đầu này rồi. Làm hạ nhân ở đây, bà mỗi ngày cứ lo lắng phập phòng vì sợ xảy ra chuyện. 

Sau khi quyết định xong An Thành liền dẫn theo cả nhà đi đến viện của Đại phu nhân, quỳ xuống dập đầu xin được chuộc thân cho cả nhà.

Đại phu nhân coi như cũng là người tốt. Bà cũng không làm khó dễ gì mấy người An Thành. Có điều vì thấy con gái bà rất thích An Bình cho nên bà ra điều kiện muốn giữ An Bình lại bên cạnh.

An Thành và Thẩm thị dĩ nhiên không thể chấp nhận được chuyện này, thế là bọn họ quỳ trước viện đại phu nhân cầu khẩn van xin, mong đại phu nhân hãy suy nghĩ lại mà cho phép cả nhà họ cùng được chuộc thân.

Tam tiểu thư mặc dù cực kỳ không muốn nhưng nhìn thấy An Bình buồn bã nên đành đến năn nỉ Đại phu nhân muốn để An Bình được chuộc thân về.

Cuối cùng Đại phu nhân cũng đã đồng ý. Nhưng thái độ giống như rất không hài lòng vì việc này.

Vì để tránh đêm dài lắm mộng, sau khi được Đại phu nhân đồng ý thì trong ngày hôm đó, sau khi lấy được khế ước bán thân An Thành liền đi mua một chiếc xe ngựa rồi dẫn cả nhà gấp rút lên đường hồi cố hương.

….

Ngồi trên xe ngựa, An Bình có chút thẫn thờ, sờ sờ mấy tấm ngân phiếu trong ngực, nàng cảm thấy thật may mắn.

Bởi vì chuộc thân tốn rất nhiều bạc, nên hiện tại số bạc còn lại trong tay An Thành không còn nhiều. An Bình nhớ rõ, kiếp trước khi trở lại quê nhà của cha, bạc trong tay chỉ còn vài chục lượng. Mua đất xây nhà xong thì không còn lại đồng nào. Ông nội và bà nội vì hổ thẹn với cha nên chia cho cha được ba mẫu đất. nhưng chỉ có ba công đất, cả nhà của nàng lúc đó thật sự trôi qua rất kham khổ.

Hiện tại trong tay nàng có gần tám trăm lượng bạc, đây là tiền dành dụm khi được tam tiểu thư ban thưởng trong thời gian qua. Kiếp trước của nàng rất thanh cao, không đòi quà thưởng, có lấy cũng chỉ lấy thi thư hay tranh hoạ. Kiếp này, từ hồi sống lại đến nay, chỉ cần nàng lập được công lao gì thì nàng liền đòi tam tiểu thư ban thưởng. Tất nhiên, phần thưởng nàng đòi đều là bạc.

Mà Tam tiểu thư đối với An Bình lại rất hào phóng, đối với đòi hỏi của An bình chẳng những không tức giận ngược lại còn vui vẻ lấy bạc ban thưởng cho nàng.



Sáng đi tối dừng chân nghĩ, qua gần ba mươi ngày cuối cùng cũng đến được Vũ thôn. Xe ngựa đến cổng thôn, An Thành liền không giấu được biểu cảm hồi hộp của mình. Gần hai chục năm rồi ông mới trở về, không biết cha mẹ ông sẽ thế nào.

Theo trí nhớ mười mấy năm trước, An Thành đánh xe ngựa chạy một hồi, sau đó dừng lại trước một ngôi nhà.

Hàng rào tre, một cái sân đất rộng lớn, bên phải của sân là cái chuồng gà. Trong sân còn có vài con gà đang nhởn nhơ tìm thức ăn.

Bên trong có ba ngôi nhà bằng tường đất, một ngôi lớn nhất ở chính giữa, hai ngôi khác thì ở bên phải sân, cửa đều hướng về phía sân đất. Bên trái sân được rào hàng rào bằng tre, bên ngoài hàng rào là mảnh đất trống mọc đầy cỏ dại.

An Bình nhìn một cái liền nhận ra đây là nhà ông nội. Qua thật nhiều năm, nhưng cái khung cảnh an bình này nàng không thể nào quên được. Kiếp trước, khoảng thời gian an bình và vui vẻ nhất của nàng có thể nói tại Vũ thôn nghèo khó này. Và… lúc ở bên sư phụ trong núi sâu.

Vừa đến nơi, An Thành liền kích động nhảy xuống ngựa, ánh mắt đỏ lên nhìn chằm chằm vào trong nhà.

Người bên trong có lẽ đã nghe được động tĩnh ngoài này, từ trong nhà có hai người lần lượt đi ra.

Người đi phía trước là một người đàn ông, tuổi chừng ba lăm bốn mươi. Gương mặt trầm trầm nhưng lại lộ ra nét gì đó chân chất đặc trưng của người nông dân. Người này chính là An Trung, là đại bá của An Bình. Còn người đi phía sau là một phụ nữ, quần thô áo vải, tuổi cũng xấp xỉ ba mươi lăm. Người này chính là Trần thị, là vợ của An Trung.

An Trung vừa bước ra, đầu tiên ánh mắt có chút kinh ngạc nhìn về phía xe ngựa của An Bình. Kế đến liền chuyển cặp mắt nhìn về phía An Thành, lúc đầu là nghi hoặc, sau đó là trợn to mắt một bộ dạng không dám tin.

“Tam… Tam đệ?” An Trung không xác định hỏi.

An Thành mím môi, bàn tay cũng khẽ nắm chặt vì kích động. An Thành gật nhẹ đầu nghẹn ngào hô lên một tiếng: “Đại.. ca!”

“Tam đệ!… Tam đệ… là đệ, là đệ thật sao?” An Trung kích động, ba bước thành hai bước chạy nhanh tới trước mặt An Thành, ông giơ tay nắm chặt bả vai của An Thành lắc lắc, đôi mắt, gương mặt vẫn là một bộ dạng kích động và mừng rỡ.

“Là Tam đệ..  Là Tam đệ?” giọng An Trung run rẩy.

An Thành cũng kích động gật mạnh đầu, hai tay cũng nắm lấy vai của An Trung nghẹn ngào nói:

“Đại… đại ca, đệ đã về rồi.” Sau đó giọng nói có chút hồi hợp kèm bất an. “Cha và mẹ… hai lão vẫn tốt chứ đại ca?”

An Trung gạt gạt nước mắt gật gật đầu, giọng nói vẫn còn xúc động.

“Cha và mẹ vẫn tốt, hiện tại đang ở trong nhà. Cha.. cha và mẹ mà biết đệ trở lại, nhất định sẽ rất vui mừng.” vừa nói xong ông liền quay đầu vô nhà dùng giọng điệu kích động hô lên:

“Cha, mẹ. Mau ra xem là ai nè, cha mẹ, mau ra xem là ai đã trở về nè!” Xong ánh mắt nhìn đến Trần thị, An Trung lớn giọng nói:

“Thị Na, mau đến đây a, đây chính là đệ đệ của ta. Chính là đệ đệ An Thành đấy!” sau đó quay sang An Thành nói:

“Tam đệ, đây là vợ của ca, là đại tẩu của đệ.”

Kế tiếp An Trung lại lớn giọng “An Vũ, An Thuỷ, các con mau ra đây ra mắt tam thúc của các con nè”.

An Trung rất là kích động, cái miệng cứ kêu liên hồi. Nhìn bộ dạng kích động tới mất hình tượng của An Trung, An Thành nhếch môi cười ấm áp.

Ở bên này, từ lúc An Trung gọi vọng vô nhà kêu “cha, mẹ” An Bình đã cùng Thẩm Thị trèo xuống khỏi xe ngựa. Trưởng bối trong nhà sắp ra, mấy người hậu bối là bọn họ không thể ngồi im trên xe ngựa được.

Cụ An (ông nội của An Bình) ở trong nhà nghe thấy tiếng kêu kích động của con trai thì tò mò, vừa đứng lên muốn đi ra ngoài xem rốt cuộc là ai đến lại làm con trai của ông kích động như vậy. Chính là vừa đi được hai bước thì lại nghe tiếng hô của An Trung vang lên, thế nhưng ông lại nghe được con trai thứ ba của ông trở về.

Cụ An đầu tiên là chết trân không dám tin, kế đến là vội vã bước nhanh đi ra ngoài. 

Bà Nồng cũng một bộ dạng giống hệt cụ An, khi nghe thấy từ ‘tam thúc” từ trong miệng của An Trung vọng vào bà liền kích động vừa đi vừa chạy nhanh ra sân.

Hai người vừa ra tới, đập vào mắt là hình ảnh một nhà An Bình, ánh mắt hai cụ lướt một vòng sau đó dừng lại trên gương mặt của An Thành. Bà Nồng kích động hô lên một tiếng:

“Lão Tam… thật sự là lão tam sao?”

Cụ An cũng kích động run run chòm râu, ánh mắt già nua cũng loé lên mừng rỡ.

“Lão Tam, con về rồi!” Ông nghẹn giọng nói.

An Thành nhìn thấy cụ An và bà Nồng đầu tiên là sững sờ, kế đến là xúc động chạy tới quỳ trước mặt hai người, một tay ôm chân cụ An, một nay ôm chân bà Nồng. An Thành mừng rỡ nói:

“Cha, mẹ. Con đã trở về rồi!”

Thẩm thị cũng vội dẫn mấy người An Bình đi tới trước mặt cụ An và bà Nồng quỳ lạy hành lễ. Chỉ là lúc này cụ An và bà Nồng cũng không để ý tới bọn họ. Ánh mắt chỉ nhìn lướt qua một cái liền chuyển trở về An Thành.

Nếu là kiếp trước, An Bình nhất định sẽ rất tức giận vì hai lão không để ý đến các nàng, nhưng là kiếp này nàng lại một chút cũng không có tức giận. Bởi vì nàng hiểu được, hai người kia là đang muốn nhìn kỹ con trai của mình. Trong mắt của họ hiện tại chỉ có cha nàng. Còn mấy người các nàng… bọn họ không để tâm đến.

Bà Nồng sau khi nhìn thấy An Thành quỳ trên đất liền ngồi xuống ôm con trai khóc lớn, miệng cứ hô “Là mẹ có lỗi với con!”

An Thành cũng ôm lấy bà Nồng khóc lên, đôi mắt đỏ hoe. Sau một kích động An Thành liền dẫn Thẩm thị và mấy người An Bình đến hành lễ với cụ An và bà Nồng.

Lúc này ánh mắt của Cụ An và bà Nồng mới chuyển dời tới mấy người An Bình. Cụ An gật đầu kêu mấy người An Bình đứng lên:

“Đều đứng lên đi, vào nhà thôi, vào nhà rồi từ từ nói.”

Cứ như thế, người một nhà dắt díu nhau đi vào nhà lớn.

Chờ mấy người An Thành và An Bình lạy tổ tiên xong bà Nồng mới bắt đầu nâng mắt quan sát con dâu và cháu trai cháu gái.

Nhìn vào Thẩm thị, trên mặt ông bà Nồng thoáng chút không vui. Thời đại này con cái cưới hỏi mà không có sự đồng ý của cha mẹ thì chính là bất hiếu. Mặc dù biết lúc đó An Thành ở bên ngoài, nhưng trong lòng hai lão nhân lại không mấy thân thiện với đứa con dâu này.

Ngược lại khi nhìn thấy An Du, An Bình và An Dật hai lão nhân liền yêu thích không thôi, ngậm miệng mở miệng đều nói ba đứa cháu này thật giống hệt con trai mình lúc nhỏ.

Thẩm thị cũng biết mình không được người ta thích, nhưng bà không muốn làm chồng khó xử nên chỉ cười gượng bỏ qua. Bà cũng biết được cái gút mắt trong lòng hai lão nhân là gì nên cũng không có trách, chỉ hi vọng thời gian dài cùng nhau tiếp xúc cha mẹ chồng sẽ đối với mình khác hơn.

Kiếp trước An Bình một phần cũng bởi vì ông bà nội không ưa mẹ mình nên đối với ông bà nàng luôn lạnh mặt, nhưng kiếp này nàng hi vọng có thể thay đổi, nàng sẽ làm cho ông bà nội yêu thích mẹ mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.