Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm

Chương 75: 75: Sườn Hầm Bí Đỏ




Sau đợt sương giá, phải tranh thủ thu hoạch táo.
Hai cây táo của nhà Hà Điền đã trồng được hơn mười năm.

Cây giống được ông cô dùng lông chồn đổi lấy, mỗi bộ đổi được một cây, bốn cây chỉ còn sống được hai.

Từ năm thứ ba sau khi trồng táo, mỗi mùa thu Hà Điền đều có táo tươi để ăn.
Hai cây táo này mùa xuân năm nay nở hoa trắng muốt, cả vườn tỏa hương thơm thu hút rất nhiều ong bướm.

Đến hè, trên mỗi cây có hàng trăm hạt nhỏ màu xanh ngọc bích, nhưng Hà Điền cũng không tham lam, mỗi cành chỉ để lại một ít trái phát triển tốt nhất, còn lại thì sớm lặt bỏ đi.
Sau bao tháng nắng mưa, những hạt nhỏ màu xanh ngọc bích giờ đây đã lớn thành những quả táo màu đỏ đậm.
Khi hái táo, không được rung thân cây như hái hạnh, táo ta, hoặc là dùng sào tre đập cho rụng xuống.

Táo có vỏ mỏng, thịt dày và to, nhiều nước.

Nếu chúng rơi xuống đất như hạnh, táo ta, thì thịt quả sẽ sớm bị dập, đổi màu, và sau đó là thối rữa.
Chỉ có thể hái bằng cách dùng sào tre có khe hở trên đầu để vặn cành, hái luôn cành và lá xuống.
Sau khi hái hết táo, Hà Điền tiếp tục đếm, năm nay hái được tổng cộng hai trăm bảy mươi tám quả, hơn hai mươi ba quả so với năm ngoái.

Kích cỡ trái trung bình so với năm ngoái cũng lớn hơn nhiều.
Hà Điền cũng ghi lại dữ liệu này vào sổ tay của mình.
Táo vừa hái có mùi thơm đặc trưng, Dịch Huyền đem hai quả đến suối rửa sạch, vừa ăn vừa xoa cái cổ đau.
Vỏ táo của nhà Hà Điền mỏng, mọng nước và rất ngọt.

Sau khi ăn, môi dường như được phủ một lớp mật và hơi dính.

Điều này cho thấy trong táo rất giàu pectin và fructose (chất dính và đường trái cây).
Thu hoạch táo xong, tâm trạng họ vẫn luôn phơi phới.
Họ chọn những quả táo ngon nhất, cho vào thùng gỗ chứa đầy cát và mùn cưa rồi mang xuống hầm.

Táo thường dễ bảo quản hơn các loại trái cây khác, bảo quản trong hầm, cách một thời gian lại mở thùng gỗ ra xếp ngược lại một lần, có thể bảo quản đến tận mùa hè năm sau hoặc đến khi đợt táo mới bắt đầu chín.
Những quả còn lại có quả bị sâu đục, có vết rỗ, hoặc bị va chạm mà dập.


Hà Điền lấy luôn quả có cành và lá đặc vào một cái giỏ tre nhỏ, đem vào nhà, đặt ở trên bàn.

Rồi lại rửa sạch khoảng mười quả, cắt thành từng lát, phơi khô để dành nấu trà, hoặc mùa đông khi nấu cháo sẽ cho vài lát vào để tăng thêm độ ngọt.
Sau khi đem táo đặt ở trong nhà, ngoài hương hoa cúc dại còn có thêm hương trái cây thơm phức.
Dịch Huyền nghĩ, đây chính là mùi của mùa thu.
Vừa thu hoạch táo xong, trời lại đổ mưa.
Lúc này nhiệt độ ngoài trời có lẽ đang dưới mười độ, cho dù là ở trong nhà, nếu như không đốt lửa thì cũng sẽ lạnh cóng.
Hà Điền và Dịch Huyền ngồi ở trong nhà, nhóm lửa, cùng nhau vá lưới đánh cá.
Lưới đánh cá là một công cụ rất quan trọng của người dân miền núi.

Dây của lưới đánh cá được làm bằng sợi bông đặc chế, có phủ một lớp sáp nên rất chắc chắn.

Nhưng thứ này chỉ mua được ở chợ xuân.

Hầu hết các loại lưới mà Hà Điền dùng để đánh cá đều sử dụng các dây như vậy, bởi vì những loại lưới này lớn hơn nên đòi hỏi độ bền của dây cao hơn.

Giống như lồng cá ném xuống sông và ao nhỏ, sợi dây được sử dụng là do chính cô xoắn ra.
Cỏ nhung thu hoạch lúc cuối hè bây giờ được mang ra đặt trên trụ gỗ và đập liên hồi, thân cây cỏ dần dần tách ra, cọng cỏ dày một hai li tách ra thành hàng chục sợi, nối từng sợi một lại với nhau có thể làm ra một sợi chỉ dài, có thể dùng nó để may vá, hoặc là xoắn to hơn để đan các đồ dùng khác nhau.
Sợi dây dùng để đan lồng cá to khoảng ba mm và rất bền, Hà Điền xát sợi dây với nến trắng mua về một lần, sợi dây dính sáp sẽ không dễ dàng bị hỏng.
Sau một thời gian, hầu hết các ao ở sông nhỏ, đầm lầy, và nước gần bờ đều sẽ bị đóng băng, lồng cá không còn đất dụng võ nữa.

Những lồng cá đã sử dụng được vài tháng cũng nên cất đi, mấy chiếc vòng tre và lưới trên đó bị ngâm nước mấy tháng, cũng phải được thay mới.
Lúc này họ xoắn dây thật ra là để chuẩn bị cho năm sau.
Cuộc sống trong rừng là như vậy, mùa nào cũng có thời gian biểu nhất định.

Nếu không tuân theo nó, không làm gì cả, thì đến mùa sau phải mò mẫm mà làm.
Ví dụ như lồng cá, nếu mùa hè không cắt cỏ nhung phơi khô thì đến mùa thu sẽ không thể nào xoắn dây để làm lại lồng cá được, mùa xuân năm sau không thể bắt cá trong sông và ao nhỏ.

Nếu lồng cá làm năm đầu không chắc chắn thì cá, tôm, cua khi nhấc lên sẽ chạy thoát, thu hoạch sẽ không được tốt.
Công việc xoắn dây không đau mắt hay tốn nhiều công sức gì cả, nhưng sau khi làm được một lúc, các ngón tay của Dịch Huyền không chỉ mỏi mà còn bị chuột rút.

Hà Điền dạy anh kỹ xảo: "Nếu mỏi tay thì dùng lòng bàn tay xoắn cũng được."
Sau khi xoắn một lúc, lòng bàn tay và các ngón tay đều khô ráp, da có vẻ như bị nứt nẻ, lúc này phải bôi một ít "kem chuyên dụng thoa tay khi xoắn dây" làm bằng sáp ong và mỡ.
Phần dây xoắn được quấn quanh một cuộn dây làm bằng ống tre nhỏ, sau khi quấn nhiều vòng, khi xoắn dây có thể dùng sức nặng của cuộn dây để giúp xoắn hai sợi dây lại với nhau.
Đến gần trưa, cuối cùng thì Dịch Huyền cũng thành thạo kỹ thuật này.
Hà Điền vỗ đầu: "Thật ra em quên mất, chúng ta có một cái máy xoắn dây nhỏ."
Cô nhìn Dịch Huyền cười một cách vô tội, anh bật dậy, ôm đầu cô vào lòng vò loạn: "Em cố ý! Cố ý đúng không!"
Hà Điền cười phản bác: "Dù sao thì trước tiên cũng phải dạy anh nguyên lý làm dây cơ bản mà!"
Nguyên lý xoắn dây rất đơn giản nên máy xoắn dây cũng không quá phức tạp.

Chính là, hai người phải phối hợp với nhau.
Hà Điền kéo hai sợi chỉ, Dịch Huyền quay tay cầm, cuộn chỉ trên máy quay với tốc độ đều, hai sợi chỉ xoắn lại với nhau và quấn vào trục quay.
Đang quấn dây, Dịch Huyền đột nhiên cúi xuống, hôn vài cái lên chỗ tóc mai của Hà Điền: ​​"Sau này anh sẽ không để em phải tự xoắn dây một mình nữa."
Hà Điền mỉm cười: "Em tưởng anh định hỏi em trưa ăn gì."
Dịch Huyền cũng cười, lại hôn vài cái lên mặt cô, hỏi: "Vậy trưa nay ăn gì?"
"Ăn bí đỏ."
"Lại ăn bí?!" Dịch Huyền chu miệng.
Bí to tuy ngọt, dẻo và thơm, nhưng có một nhược điểm là phải ăn càng sớm càng tốt.
Quả bí to mà họ hái lần trước nặng cả chục ký, phải ăn một thời gian mới hết được.
Họ đã thử làm súp và bánh bí đỏ, hôm nay Hà Điền lại làm món sườn hầm bí đỏ.
Sườn heo rừng vừa mới được xông khói không lâu nhưng do được ướp gia vị và bị khói hun nên khi lấy ra khỏi kho nó có màu đen sẫm.
Dùng xơ mướp chà xát mới lộ ra phần thịt đỏ.
Sườn chặt nhỏ, xào với tỏi, củ hành, sau khi nước sôi thì đun nhỏ lửa khoảng nửa tiếng rồi cho bí đỏ đã cắt khúc vào nấu khoảng mười phút, thịt sườn giòn và mềm, nước dùng rất ngon, bí đỏ thấm vị mặn thơm trong thịt, thịt thì có thêm chút ngọt của bí.

Lúc hầm canh thì bắc một chiếc nồi hấp lên, hấp hai chén cơm.
Dịch Huyền khá hài lòng với bữa trưa này.
Nhưng mà— "Buổi tối có thể không ăn bí đỏ không?"
"Em chưa ăn bí đỏ bao giờ nên không biết cách chế biến ngon.

Bây giờ em đang tìm tòi học hỏi mà!" Hà Điền cười nhìn anh hỏi: "Bí đỏ có thể làm bún không?"
"Anh chưa nghe qua."

"Vậy thì...!những phương pháp bảo quản khác thì sao?"
"...Anh không biết."
Hà Điền hơi bĩu môi: "Hồi mùa xuân, lúc anh xúi em mua hạt bí cũng không có nói như vậy."
Dịch Huyền vội cười: "Thật ra bí đỏ là một thứ tốt.

Chúng ta có thể ăn nó như một loại rau vào mùa hè, mùa thu thì có thể làm món tráng miệng, làm lương thực chính, để được lâu, sau khi hái thì cất trong hầm.

Ước chừng có thể giữ được cả mùa đông ấy chứ."
Anh không dám nói rằng, là vì anh nghĩ việc trồng bí đỏ không mấy tốn công sức, và vì rất muốn ăn bánh bí đỏ nên mới mua hạt giống.
Sau bữa trưa, mưa vẫn rơi tí tách.
Dịch Huyền mang Lúa Mì đi tuần tra một vòng rồi kéo Gạo ra ngoài, để nó gặm số rơm còn sót lại trên ruộng kê, thỉnh thoảng, nó vươn đầu vào vòng rào nhốt thỏ và ăn một vài mẩu củ cải.

Dưới trời mưa nhẹ, nó chớp chớp đôi mắt to, trông rất thoả mãn.
Thỏ không thích những ngày mưa.
Cả bọn xúm xít rút vào chuồng ở góc vòng rào để trú mưa.
Chuồng của những chú thỏ nhỏ không thể so sánh được với chuồng của chú chó Lúa Mì.

Thật ra thì nó chỉ có một mái che, bên dưới mái che là bảy ống tre to được cột lại với nhau.

Mấy con thỏ thích trốn trong số ống tre này, có lẽ vì chúng nghĩ rằng môi trường này giống như một cái hang thỏ, sẽ an toàn hơn.
Đôi khi ở mỗi bên của ống tre là một con thỏ.
Dịch Huyền thấy thỏ không thích mưa nên đã làm nắp đậy ở mặt trước và mặt sau của ống tre, làm vậy thì khi nhấc chuồng thỏ nhỏ đem về lồng trong kho chuồng sẽ tiện hơn.
Anh thích thỏ hơn Hà Điền, ​​còn đặt tên cho từng con một nữa.
Lần lượt đưa thỏ vào lồng tre, ôm ôm sờ sờ, rồi thêm một nắm cỏ khô vào mỗi lồng, Dịch Huyền mới dẫn Lúa Mì đi.

Gạo thì vẫn còn để lại đó để nó ăn lá rau, củ cải mà thỏ chưa ăn hết.
Dịch Huyền dẫn Lúa Mì đứng bên suối quan sát một lúc, lượng nước và tốc độ dòng chảy của suối đều tăng lên, nhưng xem ra tạm thời không có gì nguy hiểm.
Vịt rất thích mưa, có không ít vịt con nằm trên chuồng vịt bên ao, hầu như tất cả chúng đều bơi trong ao, sải cánh và mổ, rỉa lông.
Hai ngày trước, một con ngỗng trời đã bay đi.
Lúc này Hà Điền và Dịch Huyền mới nhớ ra, ừm, lần cuối cùng họ cắt cánh cho chúng là khi nào?
Những con vịt bị cắt cánh không thể bay quá cao, hơn nữa dường như chúng đã quen với cuộc sống ở đây, cho dù trời có lạnh hơn, chúng cũng sẽ không bao giờ nghĩ tới chuyện sẽ đào tẩu như những con ngỗng hoang không chịu thua số phận kia.
Thực vật thủy sinh và cây ưa nước trồng được lúc hè trong ao đã qua cắt tỉa bổ sung mấy lần đều đang phát triển tốt, tôm cá nhỏ trong ao cũng sống sót, dần dần có môi trường sinh thái khép kín, chỉ là trận mưa lớn vừa rồi đã cuốn trôi rất nhiều bèo và tôm cá nhỏ.
Dịch Huyền lúc ấy có chút tiếc hận, Hà Điền an ủi anh: "Ngay cả ao hồ tự nhiên cũng đều như vậy mà anh.

Nước dâng lên, rồi mưa to, sinh vật mới có thể theo dòng nước mà lan rộng ra."
Dịch Huyền lại vui trở lại.

Anh dẫn Lúa Mì trở về nhà, Hà Điền gọi anh: "Đến đây, ngồi xuống, em làm cho anh một đôi bao tay mới."
Trên bàn đặt một miếng da trơn hai mặt, bây giờ Dịch Huyền đã là một người thuộc da có tay nghề, anh có thể nhận ra ngay đó là một miếng da thỏ.
Hà Điền kêu anh đặt tay lên tấm da và xòe năm ngón tay ra, cô dùng một miếng than vẽ quanh bàn tay anh: "Được rồi."
Dịch Huyền lấy tay ra, Hà Điền gấp miếng da cách đầu ngón tay giữa khoảng một cm, lấy kéo, dựa theo đường vẽ bằng than, chừa ra khoảng một cm rồi cắt.
Bây giờ đã có hai miếng da hình lòng bàn tay được cắt ra và đặt chồng lên nhau, chỉ cần khâu chúng lại với nhau, về cơ bản thì chiếc bao tay đã được tạo thành.
Loại bao tay da mỏng này được sử dụng phổ biến nhất khi làm các công việc nhà nông.

Vì để cho ngón tay cử động linh hoạt hơn, mặt trong của bao tay phải được cắt một đường dọc theo đường vân của ngón tay cái rồi may thêm một miếng da nhỏ vào.
Ở phần cổ tay, Hà Điền thích cắt một lỗ trên đó, làm vậy thì chỉ cần móc ngón tay vào kéo một cái là có thể tháo bao tay ra.
Loại bao tay này được Hà Điền gọi là "bao tay lao động", về cơ bản chúng được làm từ da thỏ và da sóc, một là vì loại da này dễ kiếm hơn và chúng không có giá trị cao, hai là do da của thỏ và sóc rất mỏng, bao tay sẽ không ảnh hưởng đến sự linh hoạt của các ngón tay.
Để chống mài mòn, Hà Điền cũng khâu trên các đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa những miếng da hình bầu dục.
Mùa đông năm ngoái Dịch Huyền đã đeo đôi bao tay cũ của bà nội cô, anh cũng có một đôi bao tay da dê, nhưng nó rất đẹp, không phù hợp với công việc lao động.
Có ba loại bao tay lao động, một loại dùng trong thời tiết nắng nóng, làm bằng vải bạt hoặc vải vụn quần áo cũ, mùa hè dùng để làm ruộng, nhổ cỏ, hái trái, cắt cỏ khô.

Đến đầu thu và đầu đông, rồi sang xuân năm sau, tuy bao tay da mỏng cũng có thể giữ ấm, nhưng nếu trời lạnh hơn thì phải mang thêm một lớp bao tay bông dày.
Bao tay bông cũng tương tự như bao tay chống nóng treo trong nhà bếp.

Mập mập dày dày.
Có điều bao tay cách nhiệt được làm từ chất liệu vải bông từ trong ra ngoài, được khâu theo kiểu lưới kim cương, bên trong hai lớp vải có chứa chất cách nhiệt như bông gòn.
Bao tay ngoài lớp vải bông và lông vịt ra thì còn có một lớp lông bên ngoài, thường thì mu bàn tay của bao tay có lông nên chống thấm và chống tuyết tốt hơn, lòng bàn tay thì là lớp da lông nên rất mềm mại.

Mang bao tay này, bất kể là cầm cọc gỗ đục vào lỗ băng hay kéo lưới đánh cá, lái xe tuần lộc, cũng không cần lo bị tuột khỏi tay.
Nhưng khi tuyết rơi nhiều, nếu dùng đến xe trượt thì phải mang lồng tay.
Hà Điền vừa chỉnh sửa đôi bao tay để vừa với tay của Dịch Huyền, vừa trò chuyện với anh: "Điều đầu tiên em học được khi còn nhỏ là làm lồng tay, rất dễ làm, chỉ cần cắt một miếng da thành hình chữ nhật rồi khâu lại, chừa lỗ ở hai bên là được."
Dịch Huyền cười nói: "Vậy thì năm nay em cũng làm cho anh một cái lồng tay đi, rồi lúc lái xe trượt để anh đứng phía trước.

Anh cao hơn, có thể che chắn gió cho em."
Hà Điền cười: "Ừ."
Cô nắm tay Dịch Huyền, sờ lòng bàn tay của anh, gang tay và đầu ngón tay xuất hiện vết chai mà lúc trước không có, tâm trạng cô có chút phức tạp.
Đương nhiên, dù có bị chai thì đây vẫn là một đôi bàn tay đẹp hiếm có, mười ngón thon gọn, da thịt đều, ngay cả ngón tay cũng thuôn dài một cách tinh xảo, dù móng tay rất ngắn, nhưng đầu ngón tay vẫn đẹp, vòng cung hơi nhọn.
Dịch Huyền luôn biết rằng Hà Điền thích bàn tay của mình, nên khi thấy cô nắm tay anh nhìn tới nhìn lui, anh đưa tay còn lại lên, đặt ngón trỏ lên môi cô rồi nhẹ nhàng lướt dọc theo đường vòng cung của môi trên, thầm thì: "Lại đây, cho em ăn cái này."
Hà Điền đỏ bừng mặt, buông tay ra, trừng mắt nhìn anh: "Tối nay ăn cháo bí đỏ!"
Dịch Huyền vội vàng tìm cách cứu vớt, nhưng khi nghiêng đầu nhìn Hà Điền, trong lòng cảm giác như có một cục bông cọ cọ, ý xấu nổi lên, anh cười hỏi: "Nè...!hay là, anh cho em ăn chút mật ong nhé?"
"Buổi tối ăn cháo bí đỏ mật ong!"
"Ôi, không! Cho dù đồ ăn có ngon đến đâu đi nữa thì ba ngày, một ngày ăn ba lần - sao chịu nổi!".



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.