Sau khi người rời đi, Từ Lâm Lang khẽ thở dài. Ngồi vào bàn, nàng ấy một tay chống cảm, trong mắt lóe lên phiên muộn, có chút buồn chán.
Lần đầu bước chân vào Hầu phủ cảm thấy mới mẻ, háo hức, chờ mong, giờ chỉ còn lại sự gò bó, buồn chán.
Trong phủ quy củ rất nhiều, nhưng đôi khi lại hoàn toàn không có quy củ gì cả. Như là những người hầu trong phủ sẽ bí mật nói huyền thuyên, nghị luận chuyện của các chủ tử. Mà những nghị luận này cuối cùng sẽ truyền đến tai mọi người. Nếu ai có kẻ thù trong phủ, thì đơn giản là người đó sẽ ra tay xử lý.
Từ Lâm Lang không có kẻ thủ. Thậm chí bởi vì trước đây vị Tứ tiểu thư giả kia nhân duyên không tốt, nên nàng ấy nhanh chóng kết được bằng hữu. Tuy nhiên, điều này cũng không khiến nàng ấy có thể khinh suất, bởi chỉ trong vòng nửa tháng ngắn ngủi, nàng ay đã hai lần phát hiện "bằng hữu tốt" và "tỷ muội tốt" của mình nói trở mặt là trở mặt, nói đ.â.m đao là đ.â.m đao
Chính vì vậy, nàng ấy muốn gửi cho Trần gia một ít bạc, cũng phải chờ đến khi sự việc đến tai Hầu phu nhân, nàng ay mới dám mở miệng.
Thật sự rất nhàm chán.
Từ Lâm Lang không thích nơi này lắm. Lúc còn ở Trần gia thôn, nàng ấy muốn di đâu thì đi, tự do tự tại. Đến chỗ đông người còn có thể nghe được rất nhiều câu chuyện phiếm, chuyện thôn Đông thôn Tây, rất náo nhiệt, thú vị.
Hầu Phủ thì khác. Nói xấu nhau chứ không biểu lộ hành động. Những chuyện ngồi lê đôi mách cũng vậy.
Nếu hôm nay nàng ấy tỏ ra thích thú với những lời đàm tiếu, thì ngày mai nó sẽ truyền ra khắp phủ, rồi vài ngày sau, nó sẽ truyền khắp kinh thành, trở thành trò cười.
"Ôi." Nàng ấy lại thở dài.
Không bao lâu, tiểu nha hoàn bưng một chén yến sào đường phèn, nhẹ nhàng đi vào: "Tiểu thư, sao lại thở dài?"
"Không có gì. ' Từ Lâm Lang nói.
Tiểu nha hoàn không hỏi nữa, đặt cái chén lên bàn, cười nói: "Phu nhân đặc biệt sai người làm, mỗi ngày một chén, sai bảo nhất định phải canh chừng tiểu thư ăn."
"Ừ" Từ Lâm Lang gật đầu, lấy lại phong phạm của thiên kim tiểu thư, tao nhã cầm thìa lên, dùng yến sào.
Cố Đình Viễn được Vương viên ngoại mời vẽ một bức chân dung cho Vương lão phu nhân nhân dịp đại thọ lần thứ bảy mươi của bà ấy, thù lao hoàn thành là năm lượng bạc.
Đương nhiên, Cố Đình Viễn sẽ không từ chối khoản thù lao hậu hĩnh như vậy, nhận lời mời vào Vương phủ để vẽ chân dung lão phu nhân.
Vương viên ngoại là một hiếu tử cũng là một phụ thân yêu thương hài tử, ngoài việc hầu hạ tử tế cho cuộc sống của mẫu thân, ông ấy còn rất quan tâm đến chuyện chung thân đại sự của nữ nhi mình. Mà người ông ấy nhìn trúng không ai khác chính là một trong những đồng môn của Cố Đình Viễn.
Vị đồng môn kia tên là Lý Châu, ngày thường tuấn tú lịch sự, bởi vì gia cảnh ban hàn, phải chăm sóc mẫu thân, nuôi dưỡng ấu muội, rèn luyện ra một thân hình cường tráng không thể so sánh với Cố Đình Viễn, người thân thể đơn bạc tới gió thổi cũng bay.
Mà Vương viên ngoại chọn trúng Lý Châu, một là vì học giỏi, hai là vì phẩm hạnh tốt, ba là vì thích gia cảnh nghèo khó, nghĩ rằng lúc hắn nghèo túng sẽ có ân tình đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi. Sau này, Lý Châu bảng vàng đề tên, tiền đồ vô lượng, Vương gia cứ vậy mà hưởng gió đông.
Ông ấy nghĩ như vậy rất tốt, cho dù Cố Đình Viễn có nói, ông ấy cũng không phát hiện có chỗ nào không đúng. Chỉ là lòng người khó lường, không ai đoán trước được tình hình sau này. Lý Châu quản nhiên cá vượt Long Môn, nhưng Vương gia không được hưởng chút gió đông nào, Vương tiểu thư bệnh chết, không lâu sau cả Vương phủ toàn gia đều bị chôn vùi trong biển lửa.
Cố Đình Viễn không rõ việc này có bút tích của Lý Châu không. Khi tin tức truyền đến, nhà họ Vương đã tan tành mây khói, mọi manh mối đều biến mất, không còn gì để điều tra.