Cửu Thiên Tuế - Tú Sinh

Chương 56



Tiết Thứ thầm nghĩ, nếu điện hạ thấy được bộ áo trong rách bươm kia hẳn là sẽ giận hắn lắm.
Hắn mím môi, cố gắng xua đi ý định của Ân Thừa Ngọc:
- Áo trong thần đã mặc.
Điện hạ thích sạch sẽ, có lẽ ngài ấy sẽ không muốn lấy lại quần áo hắn đã mặc rồi nữa.
Không ngờ Ân Thừa Ngọc nhướn mày, hỏi ngược lại:
- Thì sao?
Y đảo mắt, mờ ám nói:
- Ngươi đã mặc...Cô không được mặc hửm?
Nói đến đây, giọng y nhỏ dần, mỉm cười ghé sát tai Tiết Thứ.
Hơi thở nóng hừng hực phả lên lỗ tai, Tiết Thứ chợt ngẩng đầu lên nhìn y.
Ân Thừa Ngọc mỉm cười nhìn hắn, như thể lời vừa rồi rất là đứng đắn.
Nghĩ đến hình ảnh y mặc bộ áo trong rách bươm kia, trong lòng Tiết Thứ chợt thấy ngứa ngáy. Hắn nắm chặt tay, cố gắng kìm lại nỗi lòng xao động, nhỏ giọng đáp một tiếng.
Thấy vẻ mặt cam chịu của hắn, Ân Thừa Ngọc vui vẻ đi đến thư phòng.
Y vừa ngồi xuống ghế, bên ngoài chợt có tiếng báo: An Viễn Hầu cầu kiến.
Có lẽ gã đã biết được tin Bàng Nghĩa và Đinh Xương Thuận bị hỏi tội cho nên mới đến đây dò la tin tức.
Ân Thừa Ngọc cho gã vào, hỏi:
- Có việc gì?
Đúng là An Viễn Hầu nhắc tới chuyện hai người kia, gã nói:
- Bây giờ chưa tìm thấy nhị hoàng tử, chưa dẹp loạn được phản quân, lại thêm việc bị bọn chúng theo dõi. Thế mà hôm nay điện hạ còn hỏi tội một đám quan viên, sợ là làm lung lay lòng người.
- An Viễn Hầu có biết vì sao Cô phải đích thân đến đây dẹp loạn không?
Ân Thừa Ngọc không trả lời gã, y hỏi ngược lại một câu.
Không đoán được ý của y, An Viễn Hầu ngập ngừng:
- Đương nhiên là...để ổn định xã tắc.
Ân Thừa Ngọc gật đầu, hỏi tiếp:
- Vậy thế nào mới gọi là ổn định xã tắc? Là chẳng có thù trong hay giặc ngoài. Mấy năm nay biên cảnh hòa bình, chỉ còn lại tai họa bên trong Đại Yến. Vì sao thế?
Không đợi An Viễn Hầu trả lời, y nói:
- Thứ nhất là bọn giặc trong phản loạn, thứ hai là dân sinh còn nhiều khó khăn. Nhân dân là nền tảng của đất nước, dân còn nhiều gian khổ thì quốc gia không ổn định. Lần này Cô đến Sơn Đông, tuy lấy danh là dẹp loạn, song đều là vì dân.
Y đưa mắt nhìn An Viễn Hầu, hỏi thêm một câu:
- An Viễn Hầu nói xem, dẹp loạn và an dân, cái nào nặng hơn?
Giọng Ân Thừa Ngọc rất bình tĩnh, từng câu từng chữ vô cùng hợp tình hợp lý. Nhưng đối với An Viễn Hầu, gã nghe ra được ý hăm dọa trong đó. Gã còn chưa nói lời nào đã bị chặn hết đường lui, khiến gã cảm thấy mình bị nghẹn một hơi trong cổ họng.
Gã vô thức ngẩng đầu quan sát Ân Thừa Ngọc, thầm nghĩ, hình như thái tử thay đổi rất nhiều.
Trước kia ai ai cũng khen thái tử ôn hòa, đứng đắn, sau này nếu kế thừa vương vị ắt hẳn là một vị vua nhân ái. Song theo gã, thái tử mang lòng dạ đàn bà hành động theo cảm tính, chẳng có cái sát phạt quyết đoán của một vị quân chủ.
Người như y tuy được coi là quân tử, nhưng chắc hẳn không thể ngồi lên được ngôi vị hoàng đế.
Thế nhưng, gã cảm thấy, thái tử bây giờ hình như không có dịu dàng như cái cách y thể hiện ra.
- Thần cho rằng dẹp loạn quan trọng hơn. Một khi quân phản loạn còn, dân chúng nào có ngày thái bình?
Nghe được đáp án, Ân Thừa Ngọc lại cười, lạnh nhạt nhìn gã:
- An Viễn Hầu biết quân phản loạn từ đâu mà đến không? Quân phản loạn trên Tạ Thạch Trại đa số là dân chúng bình dân rơi vào đường cùng vì nạn đói đấy. Một ngày chưa diệt sâu bọ, chưa giải quyết được nạn đói thì chẳng những không dẹp được quân phản loạn mà còn khiến càng nhiều dân chúng tham gia vào đó. Không có Hồng Anh Quân vẫn còn có Bạch Anh Quân, Hoàng Anh Quân.
An Viễn Hầu á khẩu, không nói được câu nào.
Hôm nay gã tới đây, vốn định khuyên thái tử nhanh chóng dẫn quân đi dẹp loạn, song không ngờ rằng lại đạp trúng một cây đinh.
Nếu thái tử không xuất quân thì làm sao Ân Thừa Chương lộ mặt "ngăn cản sóng thần" được đây?
Nghe thái tử nói xong, trong lòng An Viễn Hầu chợt thấy bất an, không còn nắm chắc được kế hoạch gần như hoàn mỹ ban đầu nữa.
Thấy gã im lặng, Ân Thừa Ngọc nói tiếp:
- Cô hiểu được cái sự nóng lòng muốn dẹp loạn của An Viễn Hầu, nhưng phải có tầm nhìn xa hơn. Cô đã cho người đi theo dõi tình hình ở Tạ Thạch Trại, nếu quân phản loạn có hành động gì, Cô tuyệt đối sẽ không bỏ qua. Song, nếu bây giờ quân phản loạn chưa hành động, việc quan trọng nhất là an dân. Đợi đến khi xử lý sạch sâu bọ, mở cửa kho lương thực, giải quyết được nạn đói ở Sơn Đông, đến lúc đó lòng quân phản loạn ắt sẽ lung lay. Khi ấy chúng ta đi dẹp loạn, An Viễn Hầu nói xem, có phải là một công đôi việc hay không?
Y nói vô cùng hợp tình hợp lý, An Viễn Hầu càng nghe càng thấy bất an.
Tuy thái tử đến Sơn Đông đúng theo kế hoạch của gã, song càng ngày y càng chệch đường, không đi theo con đường gã đã vẽ ra sẵn nữa.
An Viễn Hầu miễn cưỡng ứng phó rồi hai câu, đoạn vội vã cáo từ, chẳng mảy may chú ý tới ánh mắt dần lạnh lẽo của người sau lưng gã.
*
An Viễn Hầu vội vã qua về vệ sở. Gã đi đi lại lại mấy vòng trong phòng, suy nghĩ hồi lâu mới đưa ra quyết định.
Không vào hang hùm, sao bắt được cọp con.
Gã viết một phong thư, gọi thân tín tới, giao thư cho hắn:
- Đưa lên núi, giao cho Thạch Hổ.
Thạch Hổ là Tả hộ pháp của Hồng Liên giáo, chỉ huy gần một vạn quân Hồng Anh Quân.
Sau khi giao tranh thất bại lần thứ hai, lúc gã tìm được nhị hoàng tử thì bắt đầu lệnh cho trinh sát điều tra những người có tiếng nói trong Hồng Liên giáo.
Gã từng dẫn quân đi tiêu diệt rất nhiều quân phản loạn, hầu hết thủ lĩnh của bọn chúng không biết bày mưu tính kế, chỉ biết đánh lung tung. Thi thoảng cũng có mấy tên có đầu óc, song cũng chẳng đáng nhắc đến, chỉ cần có quân hùng hậu là tiêu diệt dễ như trở bàn tay.
Đây là lần đầu tiên gã đụng một toán quân phản loạn khó giải quyết thế này.
Hắn sai người đi điều tra nội bộ Hồng Liên giáo, trầy trật mãi mới biết được, tất cả công việc hiện tại của giáo phái đều là do thánh nữ Ưng Hồng Tuyết xử lý. Người bày ra cái bẫy mai phục gã cũng chính là Ưng Hồng Tuyết.
Gã nhạy bén phát hiện ra nội bộ Hồng Liên giáo đang lục đục, bèn phái người đi thăm dò mấy lần, cuối cùng móc nối được với Tả hộ pháp Thạch Hổ.
Theo lời Thạch Hổ, Hồng Liên giáo bị Ưng Hồng Tuyết và Hữu hộ pháp Hạ Sơn nắm trong tay, giáo chủ Cao Ấu Văn dần bị mất quyền lực. Thạch Hổ và Hạ Sơn vốn có mâu thuẫn với nhau cho nên cũng chẳng có tiếng nói.
An Viễn Hầu lợi dụng điều này mà thuận lợi chia rẽ Hồng Liên giáo từ bên trong. Bên cạnh đó, gã quăng một miếng mồi ngon cho Thạch Hổ, thu về dưới trướng của mình.
Xem tình hình hiện tại, tính toán của gã rất đúng, quân cờ Thạch Hổ này đúng lúc phát huy được công dụng.
Nếu thái tử không muốn xuất binh, vậy để gã buộc y phải làm.
*
Sau khi An Viễn Hầu đưa tin, Tiết Thứ cũng nhận được báo cáo.
Trinh sát Tây Xưởng đi theo kẻ đưa tin, tận mắt thấy được gã đi lên Tạ Thạch Trại rồi mới quay lại báo tin.
Nghe xong, Tiết Thứ lập tức đi tìm Ân Thừa Ngọc.
Trước khi ra khỏi cửa, hắn chợt nhớ tới điều gì đó bèn quay lại phòng, nhét bộ áo trong được giặt sạch sẽ vào trong lòng.
Lúc Tiết Thứ đến, Ân Thừa Ngọc vừa xem xong lời khai của đám quan viên. Thấy hắn, y bỏ xấp giấy sang một bên, hỏi:
- Có chuyện gì?
- Trinh sát nói, thấy được thân tín của An Viễn Hầu đi lên Tạ Thạch Trại.
Vì địa hình của Tạ Thạch Trại rất lắt léo, trinh sát không theo sau được nữa cho nên không biết được kẻ đưa tin đi lên làm gì.
- Quả nhiên là hắn.
Ân Thừa Ngọc xùy một tiếng, không hề bất ngờ.
Lúc nghe được tên tù binh phản loạn khai có người của triều đình liên lạc với Cao Ấu Văn, y còn đang suy nghĩ xem đó là Ân Thừa Chương hay An Viễn Hầu.
Xem ra việc này là chủ ý của An Viễn Hầu.
Lý do cũng dễ hiểu, An Viễn Hầu và Ân Thừa Chương muốn nhân cơ hội này lấy mạng của y. Để không có chuyện ngoài ý muốn xảy ra, xếp người của mình vào trong nội bộ quân phản loạn là điều hiển nhiên.
- Hôm qua An Viễn Hầu tới gặp Cô, muốn để Cô xuất binh nhưng Cô không đồng ý.
Tiết Thứ suy tư một hồi, hiểu rõ được mục đích của gã:
- Gã sốt ruột.
- Đúng. Nếu Cô không hành động, bọn chúng không thể thực hiện kế hoạch.
Ân Thừa Ngọc rút bản đồ phủ Thanh Châu từ trên giá sách xuống, trải ra:
- Chỉ có buộc Cô xuất binh đối phó với quân địch thì bọn chúng mới có cơ hội.
- Nếu An Viễn Hầu có liên lạc với Cao Ấu Văn, ắt hẳn mấy ngày tới Hồng Anh Quân sẽ hành động.
Tiết Thứ mau chóng tiếp lời.
Ân Thừa Ngọc nhìn hắn, ngón tay lướt qua mấy châu huyện thuộc phủ Thanh Châu, cuối cùng chỉ vào thành Ích Đô:
- Để chọc Cô tức giận, bọn chúng sẽ không chọn mấy châu huyện xung quanh mà sẽ tấn công vào thẳng thành Ích Đô thành.
- Thần sẽ âm thầm tăng cường phòng ngự, để bọn chúng có đi không có về.
Ân Thừa Ngọc nhìn ánh mắt quyết đoán của hắn, nói:
- Mấy ngày này vất vả cho ngươi rồi.
Tiết Thứ lắc đầu tỏ vẻ không có gì, đoạn hắn ngập ngừng, cuối cùng lấy áo trong từ trong lòng ra:
- Thần đã giặt sạch rồi.
Ân Thừa Ngọc nhận lấy, vốn định đặt bừa sang một bên, song chợt thấy có gì đó không đúng. Y cầm lên nhìn kĩ, cau mày.
Y mở tung ra xem thì thấy bộ áo trong chắc chắn đã bị xé rách bươm
- Sao lại rách thành thế này rồi?
Ân Thừa Ngọc ngẩng đầu lên quan sát Tiết Thứ, không bất ngờ lắm.
Hắn vuốt nhẹ mấy vết rách, có vài chỗ bằng phẳng thẳng thớm, rõ ràng là bị xé rách. Xong lại có vào chỗ gồ lên, trông như thể bị vật nào đó tác động.
Ân Thừa Ngọc nhìn môi Tiết Thứ, híp mắt:
- Thế nào, không phục sao?
Tiết Thứ buồn bực đáp không có, nhưng không giải thích gì.
Hắn cũng không thể nói là mình không kìm chế được dục vọng mà xé rách bộ áo trong được.
Song hắn càng im lặng thì Ân Thừa Ngọc càng muốn ép hắn nói ra. Y nắm lấy cằm hắn, để hắn quay đầu sang nhìn bộ áo trong nát bươm, còn y ghé sát vào tai hắn, nói khẽ:
- Nếu không giận vì Cô phạt ngươi, vậy thì hẳn là muốn báo thù Cô sao? Hoặc là...ngươi muốn làm thế này với Cô hửm?
Hoặc là...ngươi muốn làm thế này với Cô hửm?
Một câu nói bâng quơ lại như đầu độc lòng người, trong lòng Tiết Thứ dao động, dục vọng khó kìm lại được.
- Không phải báo thù.
Hắn vươn tay nắm lấy cổ tay Ân Thừa Ngọc, cúi đầu ngậm ngón tay đang nắm cằm của hắn vào miệng, cắn mạnh. Rồi hắn khẽ hôn lên dấu răng, đoạn ngẩng đầu lên nhìn Ân Thừa Ngọc, khàn giọng:
- ... Là vì thích điện hạ.
Vì yêu cho nên sinh ra ham muốn.
Dục vọng bành trướng chẳng thể nào kìm nén lại được nữa.
Lý trí và thú tính từng giờ từng khắc cắn xé lẫn nhau trong cơ thể của hắn.
Cảm xúc giằng xé tra tấn hắn, song lại khắc từng vết thật sâu tượng trưng cho tình cảm của hắn dành cho điện hạ.
Hắn càng vùng vẫy lại càng bị trói chặt hơn.
Nhưng hắn cam chịu.
- Thực, sắc, tính dã. [1]
[1] Khổng Tử cũng từng nói: "食, 色,性也" (thực, sắc, tính dã: thực dục và tính dục, đó là bản năng vậy - Luận ngữ)
Ân Thừa Ngọc rủ mắt, vuốt ve dấu răng trên ngón tay. Rồi y ngẩng đầu nhìn hắn, trong mắt đầy vui vẻ:
- Vì ngươi không nói dối cho nên Cô sẽ không phạt ngươi. Bên ngoài có nhiều chuyện bất tiện, Cô không có bộ thứ hai cho ngươi đâu.
Y bỏ bộ trung y rách nát vào lại trong tay Tiết Thứ, cười nhạt:
- Ngươi tự sửa lại đi.
- -------------------
Cún: Mỗi ngày đều yêu điện hạ nhiều hơn một chút!
Cún bự: Không biết xấu hổ (khinh bỉ)


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.