Đại Đường Đạo Soái

Chương 689: Chấn động vì chế độ vượt thời đại



Lý Thế Dân ngồi trên ghế, yên lặng xem bản sách Đỗ Hà trình lên, trong lòng dâng lên sóng gió ngập trời.

Đây cũng là một quyển sách về cải cách chế độ, tuy di theo con đường khác với [Luật lễ] nhưng cùng chung hiệu quả kỳ diệu, với con mắt của hắn sao không nhìn ra ưu khuyết trong đó?

Quả thật Trường Tôn Vô Kỵ về phương diện luật pháp phóng mắt toàn bộ Đại Đường không ai có thể so sánh nhưng cổ nhân dù sao cũng là cổ nhân, nhận thức đối với luật pháp chỉ giới hạn ở cục diện. Cho dù [Luật lễ] là Trưởng Tôn Vô Kỵ tân tác giả nhưng thứ chính thức trong đó thuộc về hắn lại không nhiều lắm. Tuyệt đại bộ phận đều là căn cứ từ kinh nghiệm bản thân tổng kết ra chỗ lợi hại trong chế độ phong kiến qua ngàn năm, từ đó tổng kết, lý giải, dung nạp lý niệm của mình, cải tiến qua thành chế độ mới. Những điều này phần lớn có thể làm chứng trong lịch sử chứng tỏ chuẩn xác, chỉ có một số cực nhỏ là Trường Tôn Vô Kỵ căn cứ theo nhận thức bản thân, không dựa theo tiền triều để cải tiến pháp chế.

Đỗ Hà không giống vậy, học vấn pháp luật của hắn thua xa Trưởng Tôn Vô Kỵ. Một số cải cách pháp luật trước kia có thể tạo phúc cho dân chúng của Đường triều đã được Trưởng Tôn Vô Kỵ thu nhập vào trong [Luật lễ]. Đỗ Hà chỉ có thể đem phần những chế độ mới sau Đường triều viết ra, lúc này Lý Thế Dân lần đầu mới đọc dĩ nhiên là chấn động.

[Luật] của Đỗ Hà biên soạn cũng đồng dạng như của Trưởng Tôn Vô Kỵ, chia làm hơn mười chương, bao hàm tất cả hệ thống chính trị, bố trí quan viên, lựa chọn và bổ nhiệm, cương vị công tác cùng với trừng trị tham quan trái pháp luật, lại có hộ tịch, thổ địa, thuế khoá lao dịch, hôn nhân, gia đình…thêm cả việc chăn nuôi súc vật, quản lý kho tàng, bảo hộ tài sản tư….Nhìn qua thì cho rằng giống Trưởng Tôn Vô Kỵ nhưng nội dung đã có khác biệt trời đất.

Trưởng Tôn Vô Kỵ là đem kinh nghiệm tiền nhân tụ tập, bổ sung kiến giải của mình, nói dễ nghe là tập hợp sở trường của mọi nhà, nói khó nghe là cóp nhặt trí tuệ tiền nhân. Đỗ Hà trên thực tế cũng có ý nghĩa như vậy, chỉ là hắn cóp nhặt của hậu nhân thì ai có thể biết?

Lý Thế Dân lật qua tờ cuối cùng của chương thứ hai, trong đầu khắc sâu một câu “quan văn không ái tài, võ quan không tiếc chết.”

Đây là câu của anh hùng dân tộc Nhạc Phi nói khi Triệu Cấu hỏi Nhạc Phi, lúc nào thiên hạ có thể định. Nhạc Phi không chút do dự trả lời “quan văn không ái tài, võ quan không tiếc chết, lo gì thiên hạ không yên ổn.”

Đỗ Hà đem lời này dẫn vào trong sách, nhất thời lại để cho Lý Thế Dân cảm thụ rất nhiều.

Tuy chỉ là một câu đơn giản nhưng lại nói đến chỗ mấu chốt nhất của văn thần võ tướng. Quan văn chưởng quản dân sinh, liên quan đến sinh kế dân chúng, võ tướng bảo vệ quốc gia, hộ vệ dân chúng yên ổn. Nếu như văn võ Đại Đường có thể làm được không tham, không sợ chết, giang sơn Đại Đường sẽ thiên thu vĩnh cố.

Lý Thế Dân xem tiếp, chương thứ ba là giáo dục, lời tựa là: “Giáo dục là căn bản của quốc gia, căn nguyên chấn hưng dân tộc. Thiếu niên mạnh thì quốc gia mạnh! Thiếu niên yếu thì quốc gia nguy. Muốn quốc gia cường đại phải lấy trồng người là đại sự hàng đầu.”

Lý Thế Dân cẩn thận suy nghĩ những lời này, chỉ cảm thấy như một một hòn đá ném vào mặt hồ phẳng lặng làm gợn lên những con sóng.

Với tư cách một minh quân, một quân vương hướng về con người, làm sao hắn không biết nhân tài trọng yếu. Những lời này, cơ hồ nói ra đáy lòng của hắn, nhịn không được tán thưởng lên tiếng:

- Hay cho một câu giáo dục là căn bản của quốc gia, hay cho một câu thiếu niên mạnh thì quốc gia mạnh, thật là lời vàng đá.

Hắn không rảnh để ý tới Đỗ Hà, không thể chờ đợi, cứ thế xem đến say sưa.

Mục đầu tiên của giáo dục là giáo dục bắt buộc.

Đây là chế độ luật pháp vượt thời đại. Ở thế kỷ 21 thì mỗi người đều biết phổ cập giáo dục nhưng vào thời cổ đại thì chuyện này đúng là đầm rồng hang hổ.

Nhưng theo như Đỗ Hà thấy thì giáo dục bắt buộc là tất nhiên, cũng là chiều hướng phát triển.

Vì cái gì Đại Đường có 300 vạn hộ, trong đó thế gia chỉ chiếm 1% nhưng gia sản lại hơn 99% dân chúng bình dân? Cũng không phải bởi vì con cháu thế gia vọng tộc có tài trí hơn người mà chỉ vì bọn họ được may mắn học tập.

Lấy một kẻ ngu ngốc so sánh với thiên tài cỡ Einstein mà nói. Nếu như kẻ ngu ngốc được hơn mười giáo viên dốc lòng dạy bảo còn thiên tài vì không có tiền mua sách nên không biết chữ, thử hỏi ai thành tài?

Không hề nghi ngờ, chắc chắn là người trước.

Cổ đại coi trọng nông canh, nhất là giai tầng dưới. Bọn họ có thái độ bài xích học tập, cảm thấy không cần phải đọc sách, an phận trồng trọt là đủ. Từ đó đã làm thui chột đi bao nhiên nhân tài.

Giáo dục bắt buộc cũng như chế độ phủ binh của Đường triều. Tráng niên Đường triều có tiếp thu qua huấn luyện sẽ phải tòng quân bảo vệ quốc gia còn giáo dục bắt buộc thì tất cả thanh thiếu niên có trách nhiệm tiếp nhận học tập.

Giáo dục bắt buộc không thể nghi ngờ là tin mừng đối với tất cả hàn môn, cũng sẽ tận lực bồi dưỡng nhân tài cho Đại Đường, để cho những nhân tài vì hoàn cảnh nghèo khó một cơ hội xoay người.

Lý Thế Dân với tư cách Hoàng Đế, nhìn càng thêm lâu dài.

Giáo dục bắt buộc này sẽ như Đồ thư quán năm đó, tạo thành đả kích trí mạng với năm đại thế gia.

Điều này đối với Lý Thế Dân vẫn bị các thế gia chèn ép mà nói là chuyện cực tốt.

Lý Thế Dân xem kích động đứng lên, bước qua bước lại, suy nghĩ trong chốc lát, hỏi:

- Cái này không thế nào phù hợp thực tế a. Tư thục tuy nhiều nhưng cũng không thể chứa hết tất cả thiếu niên.

- Cho nên trước khi thi hành phương án này còn cần thay đổi chế độ dạy học vô dụng hiện tại.

Đỗ Hà đưa ra đánh giá nghiêm khắc đối với chế độ dạy học của Đường triều, nghiêm nghị nói:

- Tư thục chỉ tính chất tư nhân, chỉ thích hợp với đám con cái nhà giàu, không có bao nhiêu trợ giúp với Đại Đường hiện giờ. Nếu như nhạc phụ đại nhân muốn phát triển giáo dục thì phải khai mở tư thục quốc hữu. Chúng ta có thể gọi ‘Tư thục’ làm trường học, phân huyện phân địa kiến thiết, thu nạp quảng đại thiếu niên có chí để dạy học.

Lý Thế Dân sáng mắt, hắn chưa từng nghe qua phương thức này, lập tức lại nhíu mày nói:

- Làm như vậy cần không ít chi tiêu a?

Đỗ Hà gật đầu, giáo dục bắt buộc dĩ nhiên không thể như đời sau treo dê đầu, bán thịt chó, là chân chính giáo dục bắt buộc. Đương nhiên Đỗ Hà cũng cân nhắc kinh tế Đại Đường nên không viết ra những điều mục về học phí hay phụ phí, tận lực giảm đến mức thấp nhất để đại chúng có thể tiếp nhận.

Trường học tuyệt đối không phải là chỗ kiếm lợi nhuận.

Đại Đường đất rộng người đông, muốn kiến thiết trường học tại mỗi huyện thị tuyệt đối là một con số trên trời. Chi nhiều thu ít, loại kinh doanh thâm hụt lớn này cần quyết tâm và dũng khí rất lớn, nói ra:

- Cái này phải xem, nhạc phụ đại nhân có quyết tâm buông tay đánh cược một lần hay không.

Hắn thấy Lý Thế Dân đã động tâm nên kích tướng, Lý Thế Dân lườm một cái, nói:

- Không cần phải thế, trẫm chưa bao giờ thiếu dũng khí, chỉ là lo lại như Dương Quảng hữu dũng vô mưu. Hành vi của Dương Quảng chưa chắc là toàn sai, hắn xây dựng Đại Vận hà vẫn là lợi tại thiên thu, chỉ vì làm ẩu nên dẫn đến thiên hạ rối loạn.

Giáo dục bắt buộc, nếu có thể áp dụng cho Hoa Hạ thì ý nghĩa muôn đời, tựa như tư tưởng hữu giáo vô loại của Khổng Tử, hơn mười cái Đại Vận Hà.

Lý Thế Dân không phải là không muốn làm, mà là không muốn bởi vì như thế kéo suy sụp kinh tế Đại Đường.

Hắn trầm lặng nói:

- Không quản lý việc nhà nào biết củi gạo quý, chỗ hoàng kim bạch ngân từ phủ đệ của ngươi chuyển đến đều dùng vào việc kiến thiết Đồ thư quán, mấy năm này Đại Đường khai phát Giang Nam, nam chinh bắc chiến, chuyện nào không cần hao phí vô số tiền tài. Đại Đường tuy phú cường, có được con đường tơ lụa nhưng dù sao cũng có giới hạn, đâu có đủ tiền làm đại sự này.

Đỗ Hà cũng trầm mặc, không bột đố gột nên hồ, cho dù giáo dục bắt buộc có ưu việt thế nào nhưng nếu không có tiền thì cũng không thể tiến hành.

- Đúng rồi, tiền, tiểu tế có nhiều.

Đỗ Hà đột nhiên nghĩ đến xưởng chế biến giấy. Sau khi được hắn cải tiến thuật tạo giấy nên hiện giờ giấy đã xâm nhập rộng rãi vào Đại Đường.

Với tư cách lão bản phía sau màn, Đỗ Hà hiện tại cũng là giàu đến chảy mỡ, hắn nói:

- Để tiểu tế quay về thống kê rồi đem lợi nhuận của việc tạo giấy mấy năm này giao hết cho triều đình, chắc là con số không nhỏ.

Lý Thế Dân khẽ giật mình, trong lòng cũng sinh ra tình cảm ấm áp. Lúc trước Đỗ Hà cải tiến thuật tạo giấy đã là công tại thiên thu. Hắn không có lòng thu lợi, lại đem kỹ thuật hiến cho triều đình. Nhưng Đường triều nghiêm cấm quan viên kinh thương, ngay cả thân thích cũng không thể. Lý Thế Dân với tư cách Hoàng Đế, tự nhiên không thể bẻ cong việc này. Lúc ấy, hắn ngầm đồng ý cho Đỗ Hà phát triển thuật tạo giấy, chỉ vì hắn tin tưởng Đỗ Hà không phải người tham tài, càng khen ngợi cống hiến của hắn.

Đỗ Hà buôn bán lời bao nhiêu, Lý Thế Dân cũng không rõ ràng lắm, nhưng những năm này thì thuế nạp lên trên đều là con số cực lớn, mỗi khi vô tình ý nhớ tới việc này đều đỏ mắt.

Không thể tưởng được Đỗ Hà khi có việc liền đem toàn bộ số tiền này quyên ra.

Tựa như lúc trước Đỗ Hà đem chỗ hoàng kim, bạch ngân của Lý Kiến Thành dự trữ nạp lên, Lý Thế Dân biết hành động này của hắn hoàn toàn không có bất kỳ tư tâm, trong lòng tràn đầy cảm khái.

Đỗ Hà cũng không để ý, hắn không phải hạng keo kiệt. Với thân phận địa vị của hắn hiện giờ căn bản không cần quan tâm đến ăn mặc hay tiền tài. Tiền đối với hắn chỉ có ý nghĩa về con số, quyên hay không quyên thì đối với cuộc sống của hắn không có bất kỳ ảnh hưởng.

Kế tiếp, hắn lại đưa ra cách thức xử lý quyên tiền. Thương nhân trọng danh, có thể thông qua việc lập bia trên sân trường để khuyến khích các thương nhân bù vào chỗ thiếu.

Lý Thế Dân chỉ xem ba chương đã cảm thấy nhiệt huyết sôi trào, lúc này cũng không để ý tới Đỗ Hà, tiếp tục xem qua.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.