Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 27: Mai thôn trị bệnh (2)



Lão phụ vẫn không dám tin, hỏi lại lần nữa: - Nhi tử lão thân uống thuốc của cậu là khỏi à?

Tả Thiếu Dương vỗ ngực: - Không phải cháu khoác lác chứ y thuật của cha cháu tuyệt đối là cao nhất Hợp Châu, đảm bảo thuốc tới bệnh đi. Nếu không chữa được ngay tiền thuốc cũng không nhận, dù sao mấy ngày tới cha con cháu sẽ đi tuần y ở vùng này, khi nào nhi tử thẩm khỏi, lúc đó trả tiền.

Lão phụ cười: - Xem ra hai cha con cậu là người thành thật phúc đức, ài, linh y hôm qua tới thu những 12 đồng mà còn chẳng chữa nổi. Cậu lấy ít tiền lại còn khi nào khỏi bệnh mới nhận, thật là người tốt hiếm có.

Lão phụ tới nhà bếp ở hậu viện, lấy bếp ra đưa cho Tả Thiếu Dương, Tả Thiếu Dương đặt rương thuốc xuống, nói: - Đại thẩm, người phải nghĩ cách kiếm hai con lươn dẫn thuốc.

- Lươn? Có có, trong ruộng có ngay, lão thân đi bắt cho cậu. Lão phụ vội vàng đi ngay.

Có sẵn thế sao? Tả Thiếu Dương nghe chảy nước miếng, mấy ngày nay đưng nói là một miếng thịt, đến cơm trắng chả có mà ăn, ài thôn quê điều kiện tuy không tốt bằng trong thành, nhưng có cái hơn, chỉ cần chịu khỏ bỏ công bỏ sức là không sợ chết đói.

Tả Thiếu Dương chuẩn bị canh Tần Giao cho vào nồi thổi lửa đun, vừa bận rộn xong thì lão phụ về, mang theo hai con lươn, liền bảo bà ta dìu con vào, đặt nằm trên giường, giết lươn lấy nửa bát máu đầy, chấm máu bôi lên miệng, mắt người bệnh, bôi mặt đỏ như Quan Công vậy.

Lão phụ thấy tiểu lang trung dùng thuốc mới mẻ, trong lòng càng thêm nhiều hi vọng, thường có câu kỳ phương trị đại bệnh, càng dùng thuốc huyền ảo, càng làm người ta nghĩ cách trị liệu này hơn người, đó là tư duy của người bình thường.

Bôi vẽ hoàn tất thì thuốc cũng đã đun xong, Tả Thiếu Dương bảo lão phụ cho hán tử uống, sau đó ra ngoài nói chuyện với cha.

Tả Quý đang thích thú cùng với làng xóm hiếu kỳ vây quanh nói chuyện ruộng đất, cũng có người hỏi thăm cách chữa chút bệnh nhỏ, Tả Quý không giấu diếm, đều kiên nhẫn giải thích, trông vui vẻ lắm. Tả Thiếu Dương nhìn là hiểu, cha ở nhà đối diện với cái hiệu thuốc vắng vẻ tạo thành tâm lý trầm uất, ra ngoài thay đổi hoàn cảnh liền trở nên cởi mở hơn nhiều, xem ra quyết định làm linh y của mình là hoàn toàn chính xác.

Thấy con ra, Tả Thiếu Dương hỏi: - Xong rồi chứ?

- Dạ rồi.

- Vậy cáo biệt mọi người, lảo hủ phải đi rồi. Tả Quý chắp tay chào mọi người xung quanh, làng xóm đều có chút luyến tiếc.

Lại tiếp tục rung chuông đi tiếp song không có ai gọi nữa, khi sắp ra ngoài thôn thì lão phu kia dẫn mấy người đuổi theo, trong đó có một người khoèo, lão phụ gọi: - Lão lang trung, đợi đã.

Tả Quý dừng lại: - Làm sao, bệnh của lệnh lang trở nặng?

- Không không. Người khác trả lời: - Tìm ngài trị bệnh, hai nhà chúng tôi có người bệnh, nghe a thẩm và làng xóm kể ngài phúc đức không ngại lặn lội đường xá đi chữa bệnh cho thôn dân, lại còn chữa khỏi mới thu tiền, nên muốn nhờ lão lang trung coi bệnh cho.

Người này trông chất phác mà cũng khôn khéo lắm, nhắc tới chữa khỏi mới thu tiền trước sau đó mới nhờ xem bệnh, Tả Quý không so đo chút nhỏ nhặt đó, nghe tới người bệnh là vội vàng theo họ vào thôn, tới một cái nông xá đơn sơ của phụ nhân khoèo chân, nông xá này bốn phía trống không, tường đất bao quanh thì sứt xẹo trẻ con nhảy một cái cũng qua, trong bếp chẳng thấy có mùi củi lửa, chỉ có một đống củi lớn chất ở trong sân, tảng đá ở trước cửa có bốn đứa bé đang ngồi, nước mũi thò lò, mở đôi mắt to tròn nhìn bọn họ, đứa nhỏ nhất còn mút tay, ăn mặc thì phong phanh mà không có vẻ gì là lạnh.

Sao mấy đứa bé này trông có nét gì đó quen thuộc, chắc là nhầm thôi, ở đây mình làm gì có quen ai, ngó quanh một vòng Tả Thiếu Dương thầm nghĩ, cái nhà này quá nghèo, trừ đống củi kia thì chẳng có thứ gì giá trị cả, xem ra chẳng hi vọng gì kiếm được tiền ở đây, nói không chừng còn bù thêm. Nhưng người làm nghề y phải có tấm lòng phụ mẫu, trị bệnh cứu người là thiên chức.

Cái nhà này thậm chí ghế cũng chả có, đặt mấy cái đôn đá ngoài sân, đời sau có mấy phiến đá thế này làm ghế thì là phong cách, nhà giàu mới chơi, chứ thời này đơn giản là nghèo quá mà thôi.

Phụ nhân khoèo cũng ngồi xuống cái đôn.

Tả Quý vuốt râu nhìn bà ta một lượt, hỏi: - Chỗ nào không thoải mái?

Phụ nhân khoèo yếu ớt nói: - Đau đầu, người rất nóng, khớp xương cứ đau đớn suốt.

- Ừm, có ra mồ hôi không?

Phụ nhân gật đầu.

- Có thấy lạnh không?

Phụ nhân răng đánh nhau, run run gật đầu: - Đúng là lạnh lắm.

- Bệnh được mấy ngày rồi?

- Đại khái là bảy tám ngày. Phụ nhân khoèo gập một bàn tay, thấy không đủ gập thêm một bàn tay nữa.

Tả Quý sờ cổ tay chẩn mạch, xem một lúc thì gật gù, dáng vẻ tự tin hơn lúc coi bệnh cho hán tử kia, giọng nói cũng mạnh mẽ hơn: - Đây là chứng ma hoàng thang, không có gì đáng ngại hết, uống vài đợt thuốc là khỏe.

Phụ nhân khoèo mặt khó xử, ngập ngừng nói: - Lão lang trung, nhà ta không có tiền, ngại trị cho ta trước, đợi khi có tiền ta trả, có được không?

- Vậy sao... Tả Quý nhìn ngôi nhà chỉ có tường với mái, thở dài: - Nhà nghèo như vậy, kiếm chút tiền không dễ dàng, không nên hao tốn ở việc trị bệnh. Thực ra bệnh này không cần thuốc cũng trị được, có điều phải chịu đau một chút... Mang đoạn trúc tới đây, cả con dao nữa.

Phụ nhân què không biết Tả Quý muốn làm gì, có điều người ta trị bệnh miễn phí cho rồi, nên không nhiều lời, sai đứa bé lớn nhất ngồi trên tảng đá đi lấy, đứa bé đi chân đất chạy vù vù, chẳng mấy chốc mang tới một đoạn trúc cùng với dao chẻ củi sứt mẻ.

Tả Quý nhận lấy, tự minh chẻ trúc thành đũa, vất vả dùng cái dao cùn vót nhọn đầu đũa, đặt dao xuống, nói với phụ nhân khoèo: - Ngẩng đầu lên, chuẩn bị tinh thần, đau đấy.

Phụ nhân khoèo ngửa mặt, nói: - Lão lang trung cứ ra tay, ta chịu được.

Tả Quý dùng đũa cẩn thận cho đũa vào mũi phụ nhân, tay kia búng một cái, rút nhanh ra.

- Á. Phụ nhân kêu khẽ, máu mũi nhỏ tong tong, vội gọi: - Thế, thế này là sao? Chạy mãu mũi rồi, Nhị Lang, mau lấy cho mẹ cái khăn.

Tả Quý ngăn thằng bé lại: - Không cần, đừng lo, cúi xuống cứ để máu chảy tới khi ngừng là khỏi bệnh.

- Hả? Chảy máu mũi... Cũng chữa được bệnh sao? Phụ nhân khoèo khom người nhìn máu chảy từng giọt, có chút hoảng loạn:

- Đúng, cứ để cho máu chảy.

Tả Quý không giải thích gì thêm, nhắm mắt lại ung dụng vuốt râu. Tả Thiếu Dương thấy cha tự tin như vậy không xen vào, đứng đợi kết quả. Phụ nhân khoèo chảy nửa bát máu mới ngừng lại, đợi thêm một lúc nữa, duỗi tay trái ra, rồi duỗi tay phải, đứng dậy hoạt động: - Á, ta thấy khỏe hơn nhiều rồi, không tức ngực nữa, mắt sáng hơn, tay chân thoải mái!... Thật thần kỳ, lão lang trung, ngài giỏi quá, chảy máu mà chữa được bệnh.

Tả Quý mở mắt ra: - Không phải chỉ chảy máu mà chữa được bệnh, lão phu phóng huyết ở huyệt nghênh hương trong mũi ra mới trị được đấy.

Tả Thiếu Dương kinh ngạc vô cùng, đây là lần đầu tiên tận mắt chứng kiến cách trị bệnh thương hàn thế này.

Kỳ thực lý luận thì y biết, đây mới thực sự là bệnh thái dương thương hàn, bệnh này thông thường không cần chữa, bảy tám ngày sau người bệnh đổ mồ hôi là bài hàn tà trong người ra là tự khỏi. Nhưng nếu không đổ mồ hôi, không tự khỏi được thì người trong nóng ngoài lạnh, vì máu và mồ hồi cùng nguồn, hàn tà có thể bài trừ qua máu, hơn nữa còn nhanh hiệu quả hơn, đương nhiên không phải cắt cổ tay cho chảy máu mà khỏi, phải có cách, giống cha y làm.

Người vây quanh bàn tán xôn xao, Tả Quý lộ ra một chiêu này làm họ mở rộng tầm mắt, đồng thời tin tưởng hơn nhiều.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.