Đại Vương Bách Hóa Xuyên Không Trở Thành Mẹ Kế Ác Độc Không Được Chào Đón

Chương 696: Đều Là Mượn Của Quan Phủ Cả



Nhưng đây là lời Ngô Tam Tráng áo gấm về làng nói nên rất nhiều người trong Ngô gia thôn tin tưởng, thế là mọi người đều bắt đầu bàn bạc tiếp theo phải làm thế nào? Có nhà không có đất, thuê đất nhà người khác làm, nằm mơ cũng muốn có đất của riêng nhà mình. Bây giờ có cơ hội ở phía bắc, hơn nữa còn có thể cùng Ngô Tam Tráng đi đến đó, cơ hội tốt như thế sao có thể bỏ qua chứ? Trong nhà có đất, người nhiêu nên cũng khá băn khoăn, cho nên sẽ để vài người ở lại trông vài mẫu đất trong nhà, còn lại toàn bộ đều đi cả. Sau vụ này, cả hai phần ba dân thôn Ngô gia đều muốn qua đó, tất cả chỉ là nhằm vào số đất mênh m.ô.n.g kia thôi. Nhà mẹ đẻ của Ngô phu nhân còn có hai đứa con gái, Ngô Tam Tráng đều gửi tin đến, nếu đồng ý đi theo thì cho theo luôn. Phía trên có quy định, chỉ cần dẫn hai người qua là hắn sẽ được hai lượng bạc, vừa tính nhẩm thôi là đã có chừng mấy trăm người rồi, hơn một ngàn lượng bạc. Trong lòng Ngô Tam Tráng rất phấn khởi. Nhưng mà, hắn cũng có trách nhiệm đưa những người này đến nơi bình an.

Trong tay có sáu mươi lượng bạc nhưng cũng không dám dùng nhiều, giữ lại trên đường, phòng khi có chuyện ngoài ý muốn.

Ở nhà qua năm mới, qua Tết Nguyên Tiêu, Ngô Tam Tráng lập tức dẫn mọi người lên đường.

Lúc này nhà Ngô lão đầu quyết định bán đi ba mẫu đất, tổng cộng được hai mươi bốn lượng bạc, mua một chiếc xe bò và lương thực rồi lên đường.

Có người không có xe bò thì để người già và trẻ em trong giỏ xách đi. Người lớn, người trẻ và thanh niên thì đi bộ.

Tuy rằng đường xá xa xôi nhưng nhiều người cùng đi nên cũng không sợ lắm. Trên đường đi, Ngô Tam Tráng có đường dẫn, quan chức ở khắp các nơi đều đã được triêu đình thông báo nên cho phép hắn lưu thông, đi rất thuận lợi.

Còn được cung cấp một ít nước và ngũ cốc, thậm chí là cả thảo dược.

Người dân ở Trung Nguyên rất nhiều khiến quan viên cũng lo lắng, bây giờ có một số đã rời đi, còn đi vê phương Bắc khai hoang, cũng là ủng hộ quyết sách triều đình, coi như là chiến tích đi.

Nhờ sự phối hợp này mà những người dân này đã di cư một cách có tổ chức và cuộc hành trình khá suôn sẻ.

Hoàn cảnh giống như của Ngô Tam Tráng xảy ra rất nhiều ở Đại Chu.

Rất nhiều người dẫn theo gia đình, đi theo những đồng hương lập chiến công ở phương Bắc này đến phương Bắc kiếm sống.

Sau hai tháng đi đường ròng rã thì rốt cuộc Ngô Tam Tráng cũng dẫn được năm sáu trăm người tới phương Bắc.

Lúc này đã là giữa tháng ba, băng trên đất đã tan, cỏ cũng bắt đầu nhú lên, và đây chính là thời điểm thích hợp nhất để khai hoang.

"Từ đại ca, huynh cũng nhanh quá đi mất, đến trước cả ta." Ngô Tam Tráng tiến lên và chào hỏi một tráng sĩ.

Từ tráng sĩ cười cười: "Tại ta nghĩ đến sớm một chút thì cũng được phân đất sớm hơn. Ôi, ngươi cũng dẫn theo không ít người hal

Ngô Tam Tráng trả lời: "Chỗ bọn ta ít người, vừa nghe nói ở bên này một người có thể chia được mười mẫu đất thì rất nhiều người đồng ý tới."

"Vậy được, ngươi mau đi đăng ký, rôi còn nhận dụng cụ xây nhà với nông cụ khai hoang. Khởi công sớm thì chúng ta cũng có thể ở nhà lớn sớm, trồng trọt cũng sớm hơn." Từ tráng sĩ thúc giục, hắn đã đăng ký xong, bây giờ lập tức tiến hành bước tiếp theo. Ngô Tam Tráng cười: Duoc Từ huynh bận rồi, rảnh rỗi thì ta mời huynh đến nhà ăn cơm."

"Được!" Từ tráng sĩ đáp lời.

Ngô Tam Tráng dẫn người đến rồi kiểm lại số lượng.

Người phụ trách đăng ký đưa cho mỗi người một tấm bảng, nói: "Đến lúc đó thì việc chia đất, cấp vật tư, trợ cấp định cư đều sẽ căn cứ vào tấm bảng này. Không được lấy nhiều hơn, cũng không thể lấy ít hơn.”

"Làm phiền rôi." Ngô Tam Tráng cười giả lả.

"Ta sẽ viết giấy cho người để đi nhận nông cụ và công cụ. Người phụ trách đăng ký nói, căn cứ vào số dân mà phân phát lượng nông cụ và công cụ vừa đủ.

Sau khi nhận được giấy, Ngô Tam Tráng cười nói: "Đồ của chúng ta khá nhiều, năm mươi thanh niên theo ta đi lĩnh nông cụ và công cụ đi." Tuy rằng đang rất mệt mỏi nhưng tộc trưởng Ngô cũng nhẹ nhõm khi thấy nhiều người như vậy, phất tay: "Mau đi đi." Ngô Tam Tráng dẫn theo năm mươi mấy người, chỉ chốc lát sau đã mang về rất nhiều công cụ nông cụ như xẻng, cuốc, cào rồi đặt ở trên xe. Sau đó có người dẫn mấy trăm người đám Ngô Tam Tráng đi đo đất. Đất được chia theo số người trong mỗi hộ và mộc bài, sau đó phân chia ranh giới đất rồi địa phận thôn, tên thôn vẫn là thôn Ngô gia. Bản thân Ngô Tam Tráng có hai trăm mẫu đất, trong nhà còn có mười lăm người, một nhà có ba trăm năm mươi mẫu đất, khi lấy được khe đất thì Ngô lão đầu khóc bù lu bù loa rồi.

Ông ta cũng trở thành địa chủ rồi.

Lần này lão tộc trưởng cũng bỏ vốn gốc, một nhà bốn người của con trai lớn đều ở lại, ông ta thì dẫn cả đứa con trai còn lại và cháu trai cháu gái qua bên này hết, tổng cộng có hai mươi ba người, được phân đến hai trăm ba mươi mẫu đất.

Lão tộc trưởng cầm tờ giấy, tay run run vì kích động: "Trời ạ, nhiều đất như vậy, phát tài rồi, phát tài rồi, sớm biết như vậy thì ta đã dẫn cả nhà theo rồi, còn có thể nhận hơn bốn mươi mẫu đấy."

Nhưng mà nơi này chỉ có thể trồng trọt được trong một mùa, vẫn phải chừa đường lui, lưu lại gốc rễ cho Ngô gia. Người thôn Ngô gia đã bắt đầu dùng đất để đào mương, xây nhà, người lớn trẻ nhỏ đều bận rộn cả.

DTV

Trước tiên xây một cái lều để ở đã, có thể chắn gió chắn mưa là được, sau đó bắt đầu cấp bách khai hoang trồng trọt. Gia súc ở phương Bắc cực kì rẻ, hai lượng bạc đã mua được một con trâu rồi, còn cày Khúc Viên thì một lượng bạc một bộ. Có tiền thì cứ mua.

Còn không có tiền thì cũng không sao, có thể đi vay rồi mua.

Đến mùa thu hoạch, trả bốn lượng bạc là được.

Do đó, hầu như nhà nào cũng có trâu và cày sắt.

Với trâu và cày sắt thì hiệu quả cày bừa đã được cải thiện đáng kể.

Trời tờ mờ chưa kịp sáng thì đã có người ra đồng khai hoang; đến khi trời sâm tối thì mới về.

Không có lương thực, không sao, đi mượn quan phủ là được.

Đến màu thu hoạch chỉ cần trả hai văn tiên thôi.

Bởi thế, dân tình vì để có đủ ăn đủ sức nên đã nhao nhao lên quan phủ mượn. Sau khi khai hoang xong thì quan phủ sẽ tới phát hạt giống lúa mì.

Những hạt giống này cũng là mượn của quan phủ cả, giống với giá lúa mì bình thường thôi, đều là năm văn tiền một cân. Có đất rồi dân chúng mới đủ can đảm để vay, hơn nữa họ nghe nói những hạt giống lúa mì này là lúa mì sản lượng cao do Đức Thụy phu nhân giới thiệu nên vô cùng tín nhiệm.

Cẩn thận làm theo các yêu cầu khác nhau như trồng lúa mì rồi bón phân.

Bận rộn đến cuối tháng tư, rốt cuộc cũng rải hết tất cả hạt giống lúa mì xuống dưới đất, hơn nữa còn gieo cả mầm dưa ngọt nữa.

Việc đồng áng tạm thời cũng đã yên ổn, nhưng dân tình thôn Ngô gia cũng không nhàn rỗi, bọn họ bắt đầu nặn gạch bùn, chuẩn bị xây nhà.

Nếu giống như Ngô Tam Tráng có tiền trong tay thì mua gạch và ngói xây nhà luôn.

Còn nếu không có tiên thì cũng không vội, cứ từ từ nặn gạch bùn, phơi khô cất kỹ rôi chờ đến khi thu hoạch vụ thu, có bạc rồi lại mời người xây nhà.

Người trong thôn cũng sẽ vay tiền Ngô Tam Tráng, vì nể tình đồng hương nên hắn cũng cho vay.

Chẳng lâu sau, thôn Ngô gia đã xây được rất nhiều nhà.

Toàn bộ phía bắc thành Tang, phía nam thành Bắc Vân, đều là hình ảnh khí thế ngất trời.

Xây dựng công trình thủy lợi, lắp đặt guồng nước rồi lại xây dựng công trình thủy lợi.

Mọi thứ ở phương Bắc đang di rất đúng hướng!

Tính đến tháng 5, phương Bắc ước chừng có thêm một trăm năm mươi ngàn người.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.