Cha ơi cha, Triệu Giáp bảo sẽ dùng cọc đàn hương xiên suốt người cha như xiên chả, Mi Nương tui bấn loạn tâm can. Tui chạy lên huyện tìm Tiền
Đinh. Cổng huyện đóng kín, lính gác vây quanh, bên trái là quân Vũ Vệ
của Viên Thế Khải, bên phải là lính Đức của Caclôt – tên súc sinh. Tên
nào tên ấy mắt gườm gườm. Tui vừa dấn lên, chúng trợn tròn mắt như hai
quả lục lạc, đã vậy, còn nghiến răng ken két để trợ oai, mi-ao ~ ~. Tim
tui đập như trống làng, đành ngồi xuống đất, trừ phi mọc đôi cánh, nếu
không, đừng hòng lọt vào trong! Xem ra, bọn lính này võ nghệ cao cường,
không như bọn bị thịt của huyện. Bọn lính huyện tui quen nhẵn mặt, chỉ
cần giúi cho cái gì đấy là xong. Còn bọn này thì không dám coi thường,
cứ dấn tới là ăn đạn của chúng. Ngóng mái ngói màu xanh của phòng duyệt
án, nước mắt tui ngực áo ướt đầm: cha tui đang bị giam trong đó. nghĩ
tới cha dạy hát Miêu Xoang, dạy vũ đạo như hành vân lưu thủy, đi thoe
cha khắp chốn cùng quê, bánh bao thịt dê, bánh phở thịt dê, bánh phở
thịt bò, bánh tráng nóng hổi mới ra lò… Quên đi những cái xấu của cha,
chỉ nhớ những cái tốt của cha, tui quyết thân liều thân như chẳng có.
Tui liều chết định xông lên, chợt nghe sau lưng có tiếng ồn ào…
Miêu Xoang. “Đàn hương hình. Trường điệu”
Từ ngõ son phấn phía tây nam huyện lỵ, một đoàn người ăn mặc lòe loẹt, sắc mặt xanh đỏ tím vàng, cỡ người cao thấp béo gầy, đi ra. Dẫn đầu là một
anh chàng mặt bự phấn, môi son đỏ chót, trông giống người chết treo. Hắn mặc chiếc áo lụa đỏ dài quá gối (lột của người chết là cái chắc) để lội hai cẳng chân đen nhẻm, bàn chân to bè không đi giày, trên vai có một
con khỉ, tay cầm thanh la bằng đồng, nhảy nhót tiến lên. Hắn không phải
ai khác, chính là Hầu Tiểu Thất trong đám ăn mày. Tiểu Thất gõ ba tiếng
thanh la: phèng, phèng, phèng… rồi cao giọng hát một câu Miêu Xoang:
Aên mày ăn Tết vui như Tết…
Giọng hắn cao vút, trơn tuột, rất đặc biệt, nghe rồi không biết nên khóc hay
nên cười. Bọn ăn mày đệm tiếng mèo kêu vào đoạn ngân của cuối câu:
M… eo, m… eo, m… eo!…
Tiếp đó, mấy chú choai choai chụm miệng bắt chước tiếng Miêu cầm, đệm cho Miêu Xoang hát tiếp.
Màn giáo đầu đã xong, tui thấy ngứa ngáy, nhưng hôm nay không còn bụng dạ
nào mà hát. Tui không muốn hát, nhưng Tiểu Thất thì muốn. Trên đời này
không kể là quan hay là dân, ít nhiều đều có mối lo, duy chỉ có ăn mày
không biết lo buồn là gì. Tiểu Thất hát:
Đầu đội giày, chân đi
mũ, ai nghe tôi hát ngược đời cho nghe… M… eo, m… eo, m… eo. Ta cưới vợ, mẹ mặc áo tang. Quan huyện Tiền đi bộ ngồi kiệu, m… eo m… eo. Chuột
nhắt đuổi mèo chạy khắp phố, tháng Sáu nóng nực tuyết bay bay. M… eo m…
eo
Tui lú lẫn một lúc rồi nhớ ra ngay, ngày mai là rằm tháng
Tám. Hàng năm cứ đến ngày mười bốn như hôm nay, là ngày Tết của những
người ăn mày ở Cao Mật. Ngày hôm nay, ăn mày toàn huyện phải đi diễu
trên phố lớn trước cổng huyện ba lượt. Lượt thứ nhất, cao giọng Miêu
Xoang; lượt thứ hai biểu diễn trò; lượt thứ ba, các ăn mày cởi túi vải
hoặc ruột tượng bên người ra, trước tiên là Phố Nam, rồi sau lên Phố
Bắc, các bà các cô đứng sẵn ở cổng, tay bê đấu nếu là lương thực, bát
nếu là bột mì, phân loại ra rồi trút vào túi. Ngày này hàng năm, tui cứ
cho tiền xu vào đầy ống tre quang dầu nhẵn bóng, trút loảng xoảng vào
cái bát của một chú ăn mày. Chú ta nhất định sung sướng gào toáng lên:
cảm ơn mẹ nuôi đã thưởng tiền! Mỗi lần như thế, bọn ăn mày nhất loạt
quay lại nhìn. Biết chúng rất thèm tui, tui cố ý cười duyên với chúng,
cố ý ném cho chúng ánh mắt tình tứ, đến nỗi chúng nhào lộn như điên,
những người đi xem cũng vui lây. Chồng tui là Giáp Con còn vui hơn bọn
ăn mày, dậy từ tinh mơ, lợn không thịt, chó cũng không mổ, lúc thì hát,
lúc bắt chước tiếng mèo kêu. Giáp Con hát thì không ra gì, nhưng bắt
chước tiếng mèo thì tuyệt diệu, lúc là tiếng mèo đực, lúc là tiếng mèo
cái, lúc là tiếng mèo đực gọi là mèo cái, lúc là tiếng mèo con bị lạc
gọi mèo mẹ, người nghe mủi lòng chảy nước mắt, như trẻ mồ côi nhớ mẹ.
Mẹ ơi, bất hạnh tày trời con mất mẹ, mẹ mất rồi con cơ khổ lênh đênh. Cũng may cho mẹ về trời sớm, khỏi kinh hoàng thất thố vì cha… Tui trông thấy đoàn ăn mày đàng hoàng diễu qua chỗ bọn lính đóng quân, hát Mật Xoang,
Hầu Thất giọng không run, học tiếng mèo, bọn ăn mày không lạc điệu. Ngày mười bốn tháng Tám ăn mày ở Cao Mật là chúa tể, kiệu của quan huyện gặp đoàn diễu hành cũng phải nhường đường. những năm trước ăn mày khênh ghế mây, ngồi trên ghế là tên khốn Tám Chu đầu đội mũ giấy kiểu xung thiên, mình mặc long bào màu vàng chóe…
Nếu là dân nghèo mà ăn mặc như vậy thì bị coi là mưu toan làm bậy, toi mạng là cái chắc. Nhưng với lão Chu Bát thì không có chuyện gì xảy ra. Aên mày tự lập thành vương quốc. Cuộc diễu hành năm nay tương đối nhẹ nhàng, bọn ăn mày xúm quanh chiếc
ghế không, Chu Bát mất tăm không biết đi đâu? Hắn vì sao không về ngồi
kiệu tỏ rõ oai phong? Quan nhất phẩm đương triều cũng chỉ oai đến thê!
Nghĩ đến đây Mi Nương tui chợt giật mình, tui cảm thấy ngày hôm nay đoàn ăn mày có điều kỳ quái.
Tui sinh ra, lớn lên ở Cao Mật, mười
chín tuổi lấy chồng ở huyện. Trước khi lấy chồng, tui đi hát Miêu Xoang
khắp chín thôn mười tám đồn. Huyện thành tuy là nơi rộng lớn, nhưng tui
vẫn thường qua lại luôn. Vẫn mang máng nhớ rằng, cha thường dạy hát cho
bọn ăn mày. Khi đó tui còn nhỏ, tóc cắt kiểu nồi đất, mọi người cứ tưởng tui là con trai. Cha tui nói, con hát với ăn mày là một, vốn là một
phường, kiếm cơm thực tế là biểu diễn, biểu diễn thực tế để kiếm cơm.
Vậy nên, tui có duyên phận với bọn ăn mày. Do vậy, cuộc diễu hành ngày
mười bốn tháng Tám của ăn mày, tui thấy lạ mà không lạ. Nhưng với bọn
lính Đức từ Thanh Đảo, lính Vũ Vệ quân từ Tế Nam đến, thì chưa lần nào
trông thấy cảnh này. Chúng lên đạn lách cách, chúng vỗ súng bồm bộp, mắt trợn trừng trợn trạc, nhìn đoàn người kỳ quặc, ồn ào kéo đến. Khi đoàn
người đến gần, chúng mới buông súng, nhăn mũi nhíu mày, bộ dạng kỳ quặc. Đám Vũ Vệ quân thì không đến nỗi buồn cười như lính Đức, vì hiểu lời
Miêu Xoang qua giọng hát của Hầu Thất. Lính Đức không hiểu lời nhưng
nghe được tiếng mèo kêu. Tui biết những người Đức cảm thấy bực, vì sao
có nhiều người nhại tiếng mèo đến thế? Họ tập trung vào đoàn diễu hành,
quên cả tui đang có mặt ở đó, có thể lẻn vào trong bất cứ lúc nào. tui
hăng lên, đánh bài liều đừng để lỡ thời cơ. tát nước theo mưa, chảo nóng mò đậu, chảo dầu nêm muối, rối tinh lên để Mi Nương lẻn vào.
Nhằm cứu cha khỏi chốn lao tù, Tôn Mi Nương liều chết vào huyện, dù biết thế là trứng chọi với đá, nhưng không thành nhân thì cũng thành danh! Yù đã quyết, chỉ cần chộp lấy thời cơ. Tiếng thanh la của Hầu Tiểu Thất càng
lảnh lói, chuyện ngược đời càng hát càng thê lương, dàn đệm m… eo, m…
eo, m… eo của đám ăn mày không nghỉ không ngừng, không biết mệt. Một số
ăn mày còn nặn đủ bộ mặt kỳ quái trước mặt bọn lính. Đoàn người tới gần
tui, như có ám hiệu, đồng loạt lấy ra bộ da mèo để nguyên cả đầu đuôi,
lớn thì khoác lên vai, nhỏ thì đội lên đầu. Bọn lính ngạc nhiên đến sững sờ. Lúc này không lẻn vào thì lúc nào? Tui lách vào khoảng trống giữa
lính Đức và lính Cảnh vệ, xông thẳng vào huyện đường. Bọn lính chợt
tỉnh, một thẳng chĩa lưỡi lê vào ngực tui. Một liều ba bảy cũng liều, cứ xông vào, chết bỏ. Chính trong giờ phút nguy cấp ấy, có hai ăn mày khỏe mạnnh tách khỏi đoàn, một người đứng sau giữ chặt hai tay tui. Tui làm
như vùng ra để xông lên, nhưng thực tế tui không định xông lên. tui
không sợ chết nhưng lòng tui chưa muốn chết. Chưa gặp Tiền Đinh thì tui
chết không nhắm mắt. Tui chẳng qua định tát nước theo mưa. Đám ăn mày
vừa kêu la inh ỏi, vừa quây tròn lấy tui, rồi thì tự nhiên tui thấy mình đã ngồi trên ghế mây. Tui định nhảy ra, nhưng họ giữ lại, rồi kiệu lên
vai đưa tui đi. Tui ngồi ngất ngưởng trên cao, người nhún nhảy dập dình
theo bước kiệu, chợt thấy sống mũi cay xè, nước mắt lã chã. Bọn ăn mày
vui mừng như điên, tiếng thanh la của Hầu Tiểu Thất càng vang dội, giọng Tiểu Thất càng vút cao:
Đường chạy theo chân người, chó từ nam bay đến, nhặt chó làm gạch ném, gạch cắn thủng tay người!… M… eo, m… eo, m… eo.
Tui ngồi lắc lư theo nhịp kiệu, bỏ lại huyện đường phía sau lưng. Đội ngũ
diễu hành rời phố lớn, rẽ ngoặt, đi mấy chục bước, miếu Bà Cô mái mọc
đầy cỏ đuôi chó, đã ở trước mặt. Sau khi rời phố lớn, đoàn diễu hành lập tức dừng ca hát và gào thét, dồn bước đi rất nhanh. Tui hiểu, cuộc diễu hành hôm nay không phải để khất thực, mà vì tui. Không có họ, có lẽ tui đã bị bọn lính Đức đâm thủng ngực.
Kiệu mây nhẹ nhàng hạ xuống
bậc thềm miếu Bà Cô. Lập tức có hai ăn mày cầm tay tui, ừa kéo vừa đẩy
tui vào gian trong tối mò. Có tiếng hỏi vọng ra:
- Đưa được Cô về rồi hả?
- Rồi ạ, thưa ông Tám – Tên ăn mày đáp.
Tám Chu ngồi trên manh chiếu rách kề bên tượng, Bà Cô, tay cầm một cái bọc sáng nhấp nháy.
- Đốt nến lên! – Tám Chu ra lệnh.
Lập tức có hai ăn mày đánh lửa châm vào cây nến trắng chỉ còn một nửa. Aùnh sáng tỏ khắp gian phòng, khuôn mặt Bà Cô đầy phân dơi cũng bừng sáng.
Tám Chu trỏ một manh chiếu, nói:
- Mời Cô ngồi.
Đến nước này thì còn gì để nói nữa. Tui ngồi xuống luôn. Lúc này, tui cảm thấy
hình như mình không còn chân nữa. Cặp chân đáng thương của tui! Từ khi
cha tui bị giam trong khám lớn, đôi chân tui chạy đông chạy tây, chạy
lên chạy xuống, đế giày đã mòn vẹt. Oâi, chân trái thân yêu, ôi, chân
phải thân yêu, các em khổ quá!
Tám Chu nhìn tui không chớp, hình như đợi tui nói trước. Cái bọc phát sáng của ông ta, giờ ánh sáng yếu
đi nhiều, thì ra đó là ánh sáng của một trăm con đom đóm. Tui đang rối
như tơ vò, nhất thời không thể đoán ra ông chơi đom đóm để làm gì.
Tui ngồi xuống. Bọn ăn mày cũng ngồi xuống chiếu của chúng. Có đứa nằm lăn
ra. Nhưng dù nằm hay ngồi, chúng đều ngậm tăm không nói nửa lời, ngay cả con khỉ cực kỳ hiếu động của Tiểu Thất cũng ngồi yên trước mặt chủ. Tám Chu nhìn tui. Tất cả bọn ăn mày cũng nhìn tui. Tui khơi mào trước:
- Ông Tám nhân đức ôi, - Chưa mở miệng nước mắt đã chảy tràn, tiểu nữ hàm oan! Ông hãy cứu cha cháu! Viên đại nhân trên tỉnh, tên Caclôt người
Đức, tri huyện nhóc Tiền Đinh, ba tên đã định xong hình phạt, họ bắt cha cháu chịu cực hình! Người thi hành án là bố chồng cháu Triệu Giáp và
chồng cháu Giáp Con. Họ muốn cha cháu không chết nhanh, họ muốn cha cháu chết dở sống dở. Họ định bắt cha cháu sống thêm năm ngày sau khi thụ
hình, tức là cho đến ngày khai thông đường sắt… Ông Tám hãy cứu cha
cháu, không cứu được thì giết cha cháu đi, một dao là xong, đừng cho bọn chúng đạt mục đích.
Để cho Mi Nương đỡ đói lòng, bánh bao nhân
thịt mua cho nàng! – Tám Chu hát xong, nói – Bánh bao này không phải của ăn xin, mà là bánh của nhà Tư Giả, mua về.
Một ăn mày chạy đến sau lưng tượng, lấy xuống một gói giấy dầu. Tám Chu đưa tay sờ thử, nói:
- Người là thép, cơm là gang, bắt nhịn mắt đói vàng! Aên đi Cô, còn nóng đấy.
- Ông Tám, tình hình cấp bách quá rồi, cháu chẳng còn bụng dạ nào mà ăn.
- Tôn Mi Nương đừng vội. Vội là thóc lúa không thu hoạch, vội là chuyện
bé xé ra to. Người ta có câu, nước thì ngăn, giặc thì chống, hãy ăn vài
cái cho chắc bụng, rồi hãy nghe tôi nói tỏ tường…
Tám Chu giơ
bàn tay phải có sáu ngón khua khua trước mặt tui, trong tay là con dao
lá liễu. Ông rạch nhẹ một nhát, cái gói đã mở ra; một lô bánh bao to
tướng, nóng hôi hổi. Vùng Cao Mật có bốn đặc sản: bánh ngọt Tư Dòng,
thịt quay Đỗ Côn, thịt chó Mi Nương, bánh bao Tư Giả. Thịt chó ở Cao Mật rất nhiều, nhưng sao chỉ của nhà tui mới ngon? Vì rằng khi luộc thịt
chó, tui giúi vào đấy một chân lợn. Khi thịt chó, thịt lợn, gia vị (gừng tươi, quế chi, tiêu sọ) cùng sôi, tui rót vào một ly hoàng tửu. Bánh
bao, ba cái ở dưới, một cái ở trên, trông như đài nến. Đúng là danh bất
hư truyền: bánh bao Tư Giả trắng bóc, nóng hổi, núm bánh hình hoa mai,
một chấm nhỏ nằm ở giữa – đó là quả táo Kim Ti nhỏ xíu trông ngồ ngộ mà
duyên dáng. Tám Chu đưa con dao nhỏ để tui xiên bánh mà ăn, chắc sợ tui
bỏng tay, cũng có thể sợ tay tui không sạch. Tui ra hiệu không cần dao.
Bánh ấm cả tay, mùi thơm điếc mũi. Aên quả táo đỏ, vị ngọt thấm tận cổ.
Trái táo nhỏ xíu vào dạ dày, lập tức kích thích cảm giác thèm ăn. miếng
thứ hai cắn đứt núm bánh, để lộ ra nhân thịt màu hồng, củ cải ngọt thịt
cừu thơm, hành tỏi điều hòa vị giác ngon. Ai chưa ăn bánh nhà Tư Giả,
coi như chưa hề sống ở đời! Tui không phải tiểu thư khuê các, nhưng cũng là con gái nhà lành, tui không thể buông tuồng trước đám ăn mày, mà
phải ăn nhỏ nhẹ. Nhưng cái miệng không nghe lời tui, chỉ một ngoạm đã
cắn đứt quá nửa cái bánh to hơn nắm tay tui. Tui biết người phụ nữ là
phải ăn nhỏ nhẹ, nhưng trong họng tui như có bàn tay chực sẵn, cướp luôn miếng bánh vừa cắn. Chưa kịp biết mùi vị thì một cái bánh đã biến mất
trong miệng. Tui đâm ra nghi ngờ, có đúng là mình đã ăn một cái không?
Nghe nói, bọn ăn mày có tà thuật, cách bức tường mà bắt được chó, di
chuyển đồ đạc bằng ý nghĩ. Nhìn bề ngoài, cái bánh chui vào bụng tui,
nhưng thực tế chui vào bụng Tám Chu thì sao? Chui vào bụng tui thì sao
tui vẫn cảm thấy bụng vẫn rỗng, cảm giác đói còn mạnh hơn trước khi ăn.
Tay tui không nghe tui chỉ huy, nhanh như chớp cầm lấy cái bánh thứ hai, rồi chỉ hai ba miếng đã xơi gọn chiếc bánh. Khi đó mới cảm thấy quả
thật trong bụng đã có đôi chút. Liền sau đó, tui ăn cái thứ ba, bụng đã
cảm thấy nằng nặng. Biết mình đã no, tui vẫn cầm lên cái bánh cuối cùng. cái bánh to ra to, khá nặng và ngoại hình thì rất thô? Nghĩ tới ba cái
bánh vừa to vừa nặng vừa thô đã vào bụng, tui bất giác ợ một cái. Nhưng
mắt to hơn bụng, tui ăn tiếp. Có ba cái lót dạ rồi, cái thứ tư ăn chậm
hơn, mắt có thì giờ nhìn ngang nhìn dọc. Tui thấy Tám Chu nhìn tui không chớp. Sau lưng ông ta, mấy chục đốm mắt sáng lên nhìn tui. Tui biết,
trong con mắt họ, tui không còn là một tiên nữ giáng trần nữa, mà chỉ là một mụ tham ăn. Thế mới biết, người ta sống để tiếng, không ai sống vì
miếng ăn. Phú quí sinh lễ nghĩa là như vậy.
Đợi tui ăn xong cái cuối cùng, Tám Chu hỏi:
- No chưa?
Tui ngượng ngịu gật đầu.
- No rồi thì hẵng nghe tôi nói đây – Tám Chu mân mê cái túi đom đóm và
con dao, mắt sắc lạnh, mặt buồn buồn – Tôi thấy bố cô là một anh hùng.
Hồi ấy cô còn nhỏ nhưng có lẽ vẫn nhớ, tôi và bố cô là bạn bè. Bố cô đã
dạy tôi hai mươi bốn làn điệu Miêu Xoang, cho đám ăn mày thêm phương
tiện kiếm sống. Ngay cả Tết Aên Mày mười bốn tháng Tám cũng do bố cô đề
xuất mà có. Chưa kể những chuyện khác, chỉ riêng một bụng đầy Miêu Xoang của ông, chúng tôi phải cứu ông rồi. Bọn tôi đã mua được tên gác ngục
Tô Lan Thông, biệt hiệu Mắt Nhài Quạt, kế hoạch đánh tráo người, treo
đầu dê bán thịt chó. Bọn tôi đã kiếm được thằng thế mạng này – Tám Chu
nhìn một ăn mày đang tựa lưng vào tường mà ngủ, ngáy rất to – Nó sống đủ rồi, diện mạo cũng hao hao giống bố cô. Nó tự nguyện chết thay. Tất
nhiên là sau khi chết, bọn tôi sẽ dựng bia cho nó, quanh năm hương khói
cho nó!
Tui vội quì sụp, dập đầu một cái thật kêu để cảm ơn chú ta. Tui nói, nước mắt lưng tròng:
- Ông ơi, nhân nghĩa của ông bao la trời đất, ông quên mình là việc
thiện, tiếng thơm để đời. Ông là một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Ông chết để cho cha cháu sống, khiến cháu vô cùng khó nghĩ. Nếu như cha cháu trở lại với đời, cháu sẽ bảo cha cháu dựng tích hát Miêu Xoang về
ông, để người đời ca tụng ông…
Ông ta giương cặp mắt ngái ngủ nhìn tui một cái, rồi nghiêng người ngủ tiếp.
Lúc chạng vạng tối, tui tỉnh giấc sau một cơn ác mộng. Tui mơ thấy một con
lợn đen đứng trên bục sân khấu ở bãi tập bên cạnh thư viện Thông Đức.
Đứng sau con lợn đen là cha nuôi Tiền Đinh, ngồi giữa sân khấu là một
người nước ngoài tóc đỏ mắt xanh, mũi lõ, tai rách. Hắn là Caclôt – Tên
đã giết mẹ kế và hai em tui, đốt sạch thôn trấn, tay nhuốm máu dân Đông
Bắc Cao Mật. Đúng là kẻ thù gặp nhau mắt đỏ đọc! Tui những muốn xông tới xé xác hắn, nhưng tui là đàn bà con gái trong tay không một tấc sắt,
xông lên chắc toi mạng. Ngồi sánh vai với Caclôt là một đại quan tai to
mặt lớn, để ria chữ bát, đội mũ chóp đỏ. Tôi đoán lão là Tuần phù Sơn
Đông Viên Thế Khải, kẻ đã giết sáu quân tử trong vụ chính biến Mậu Tuất; là kẻ giết đến người cuối cùng Nghĩa Hòa Đoàn tỉnh Sơn Đông; là kẻ mời
lão bố chồng súc sinh của tui hành hình cha đẻ tui. Lão vuốt râu cười
tít, hát.
Đẹp thay hoa khôi Tôn Mi Nương, trách chi Tiền Đinh yêu điên cuồng! Bản quan cũng ngứa ran mình mẩy khi thấy nàng!
Tui mừng thầm, định quì xuống xin tha tội cho cha, nhưng lão Viên lập tức
trở mặt. Mặt lão như quả dưa đông bị sương muối phủ lên. Lão khoát tay
về phía sau, bố chồng tui bê thanh đàn hương ngậm no dầu thơm, Giáp Con
cầm dùi đục gỗ táo ngậm no dầu lạc, một cao một thấp, một béo một gầy,
một âm một dương, một khùng một ngố, đến bên lợn đen. Viên Thế Khải liếc xéo Tiền Đinh, giọng bỡn cợt:
- Thế nào, Tiền đại nhân?
Tiền Đinh phủ phục trước mặt Viên Thế Khải và Caclôt, lễ phép thưa:
- Để đảm bảo ngày mai thi hành án tốt đẹp, ti chức cho gọi bố con Triệu Giáp thực tập ở con lợn, mong đại nhân chỉ bảo.
Viên nhìn Caclôt. Caclôt gật đầu. Tiền Đinh đứng dậy đến trước con lợn đen, tay nắm hai tai lợn, bảo bố con Triệu Giáp:
- Bắt đầu!
Bố chồng tui luồn thanh đàn hương đang nhỏ dầu tong tỏng, vào hậu môn con lợn, bảo Giáp Con:
- Nào con, ta bắt đầu!
Giáp Con xoay người, giạng chân kiểu chữ bát, nhổ nước bọt vào lòng bàn tay, vung dùi đục gõ một nhát mạnh vào đốc kiếm đàn hương. Chỉ thấy sựt một
tiếng, thanh kiếm gỗ đã ngập một nửa. Con lợn đen cong vổng lưng, kêu
một tiếng rách màng nhĩ, lao về phía trước, húc Tiền Đinh bắn xuống phía dưới sân khấu, rơi đúng mặt một cái trống đại. Tiền Đinh kêu ầm lên:
- Mẹ bay, chết bản quan rồi!
Tui bất mãn với Tiền Đinh, nhưng dù sao, tui và ông ta đã từng có quan hệ
xác thịt. Tui xót xa, bất kể ất giáp, nhảy xuống đỡ Tiền Đinh dậy. Chỉ
thấy ông ta sắc mặt tím tái, hai mắt ngắm nghiền, hình như đã về chầu
ông vải. Tui cắn chảy máu tay, day huyệt nhân trung, cuối cùng, ông ta
thở một hơi dài, sắc mặt hồng trở lại.Ông nắm chặt tay tui, nước mắt
vòng quanh, nói:
- Mi Nương thân yêu của ta, ta còn sống hay đã chết? Ta tỉnh hay mê? Ta là người hay ma?
Tui nói:
- Chàng Tiền Đinh oan gia của em, bảo là chàng đã chết nhưng chàng vẫn
đang sống, bảo rằng chàng đang tỉnh thực ra chàng đang ngủ mê, bảo rằng
chàng là người nhưng chàng giống hệt một con ma!