A! Nàng vừa quay lại bắt gặp một người đàn ông trung niên đang đứng phía sau lưng. Ông ta mỉm cười ôn hòa, còn nàng cứ cảm thấy cái nụ cười ấy ẩn chứa cái gì… lo lo sao ấy!
-Cháu sống ở đây một mình à?
-Dạ!
-Người thân cháu đâu?
-Cháu… mồ côi!
Ông nhìn Thiên Triều thoáng chút thương xót.
-Ta là một thương buôn đi ngang nơi này tình cờ thấy cháu, sao cháu lại ở nơi xa vắng này vậy?
Trời! Ai mà biết! Nàng chỉ biết là cô gái Tô Lạc Diệp chết vì bệnh, không cha không mẹ, sống ở thời cổ đại làm gì biết thân thế rõ ràng của cô ta, thôi thì chế ra vậy!
-Cháu mồ côi nên mọi người xa lánh, cháu phải đến ở đây!
Nói xong nàng cầu cho người khách lạ hoắc kia tin cho rồi!
-Cháu có muốn nhận ta làm nghĩa phụ không?
Nghe xong rồi mà nàng còn tưởng mình nghe nhầm, tự nhiên một người lạ hoắc đến hỏi mình có muốn làm con người ta không! Ông ta cười xòa, ngồi xuống một mô đất gần đó.
-Thật là hơi đường đột, nhưng ta có thể tâm sự cho cháu nghe chứ?
Dù sao mình cũng đang buồn vì ở một mình, giờ có người bắt chuyện chẳng phải là rất tốt sao? Nghĩ vậy nàng “dạ” một tiếng nhỏ nhẹ rồi ngồi xuống một vạt cỏ yên lặng lắng nghe.
Thì ra ông ta tên là Vương Du, một thương buôn lớn đồng thời quyền lực của ông cũng không hề nhỏ, tất cả những người có thế lực trong triều đều có quan hệ tốt với ông. Ông chi phối gần hết tất cả những đầu ra vào của hàng hóa, trở thành người giàu nhất kinh thành. Của cải cả đời cũng không ăn hết nhưng ông lại có ba người vợ, đúng hơn là bốn người, người vợ đó bị vợ cả hạ độc mà chết. Nói ra dài dòng vô cùng, người vợ cả là người được cha mẹ ông cho kết duyên cùng, hai người vợ kia là do những mối quan hệ với các nhà có thế lực muốn thêm vững mạnh nên kết hôn với ông, củng cố quyền lực. Còn người vợ thứ tư là người ông rất yêu thương nhưng lại chết vì cơn ghen của người vợ cả. Tất cả những người vợ của ông đều sinh con trai, nói theo người ta đúng là đại phúc. Nhưng ông lại rất muốn có con gái, theo tướng số của ông thì ông không thể có con gái được, chỉ còn cách là nhận con nuôi.
Nói tóm lại là dài lê thê, nàng chỉ hiểu sơ sơ, nhưng ngay lúc đó nàng lập tức đặt ra câu hỏi:
-Ở trong thành không thiếu những thiên kim tiểu thư sao ông không nhận nuôi mà lại muốn nhận cháu làm nghĩa tử?
-Lúc biết được tin ta tìm con gái nuôi, rất nhiều người trong kinh thành đem con gái đến, mong ta nhận làm nghĩa tử, nhưng tất cả bọn họ đều vì quyền lực mà giả dối, ta không muốn nhận một đứa con như vậy!
Xem ra ông ấy là người tốt, làm con nuôi ông ấy thì quãng đời còn lại không phải lo rồi, nhưng Thiên Triều ta đâu phải là thứ ăn nhờ ở đậu! Nàng quyết định phá lệ do chính mình đặt ra nói thẳng với ông ta.
-Cháu chết rồi! Do quỷ sứ bắt nhầm, giờ cháu nhập vào thân xác của cô gái này, cô ấy tên là Tô Lạc Diệp bị bệnh mà chết, cháu cũng mồ côi ở kiếp trước, thật sự… là cháu muốn biết lí do ông muốn nhận cháu làm nghĩa tử là gì?
Đối với nàng, lúc nào cũng phải minh bạch, mờ mờ ảo ảo là không được, nói cho ông ấy biết sự thật để xem ý của ông có thật là muốn nhận mình làm con hay không hay là vì một điều gì khác, nàng bắt đầu nhớ lại quá khứ đen tối kia.
Vương Du nhìn nàng một cách khó hiểu, sau một hồi lâu ông gật gù:
-Vậy ra là cháu xuyên không phải không? Ta từng nghe đến trường hợp này, nhập vào thân xác người khác nếu không phải là tà ý thì không có gì là xấu. Còn việc ta muốn nhận cháu làm nghĩa tử là vì nụ cười của cháu đó, ta từng đi nhiều nơi, gặp nhiều người nhưng chưa ai có nụ cười trong như cháu vậy!
Nước mắt nàng muốn trào ra, nhớ đến người cha cũ, đó là nỗi ám ảnh hằng đêm, nàng thật sự cô độc và nàng rất cần tình yêu thương, nhất là sau sự ra đi của mẹ. Gương mặt thật mát! Là nước mắt! Không được yếu mềm, nàng dùng tay lau khô giọt nước đang rơi trên má!
-Cháu… cha ruột của cháu bỏ mẹ cháu đi… mẹ cháu tự sát, tại sao lại như vậy?
Nàng khóc thật sự, nỗi đau bao nhiêu năm trào ra nơi khóe mắt. Lúc ấy một vạt áo ấm áp lau đi những giọt nước mắt không thể ngừng tuôn trào. Là ông ấy! Có lẽ mình đã tìm được một gia đình!
Nàng nắm lấy vạt áo ấy khẽ gọi một tiếng:
-Cha!
…
Đẹp quá, bộ quần áo này thật là xinh, rất hợp với mình, Thiên Triều xoay đi xoay lại ngắm mình trong gương.
-Bộ đồ này rất hợp với con!
-Cha!
Nàng xoay lại, gọi một tiếng vui mừng, một tiếng mà nàng thèm khát bao nhiêu năm! Vương Du, giờ đã là nghĩa phụ, mà không, giờ ông ấy thực sự là cha nàng, người cha luôn quan tâm chăm sóc đến nàng, nàng sẽ quên hết những ấn tượng không tốt về người cha bạc bẽo kia!
-Cha sắp có một chuyến buôn xa, có lẽ ta nên đưa con về nhà!
“Về nhà?”. Là nhà của cha, nơi có ba người mẹ nàng chưa biết mặt, có khi nào mình lại bị hạ độc giống như… Không! Không được rồi! Không có cha bên cạnh là một điều nguy hiểm, chi bằng mình đợi cha đi buôn về rồi ra mắt sau!
-Con nghĩ là con muốn đợi cha về rồi mới gặp… mẹ!
Từ “mẹ” thật ngượng nghịu, nàng chưa quen với việc này, nhất là người vợ cả, nàng có ấn tượng xấu với bà ta, không phải vì cha, nàng cũng chẳng gọi con người độc ác đó là mẹ!
Vương Du có vẻ nghĩ ngợi, có thể ông hiểu nỗi lo của con gái, cuối cùng ông đưa cho nàng một ấn tín, một miếng ngọc bội, một con dao bằng thép và bọc tiền:
-Chỉ cần con giữ cái này sẽ không ai trong thành có thể tổn hại đến con, đây là con dao thép rất tốt để phòng thân, cha đưa con ít lộ phí để con chi tiêu khi cần!
Nàng nhận những thứ đó mà trong lòng rất cảm động, không ai tốt với nàng như vậy, cha thật tuyệt vời!
Hôm sau, nàng tiễn biệt cha, trước khi đi ông còn dặn dò kĩ lưỡng
-Nếu gặp phải bất trắc gì, con cứ về nhà chờ cha nhé!
-Dạ! Cha đi đường bình an!
Nàng ôm cha và hôn, một cử chỉ biểu hiện tình thương của nàng, nhưng ở thời phong kiến việc này không được phép! Nàng thì chẳng biết gì với được phép và không được phép, nàng làm theo cảm tính. Vương Du là người phóng khoáng, ông ít bị gò bó vào các nguyên tắc, nên đối với ông đứa con gái này mới là người thật tình với ông nhất, vì thế ông đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng để không mất viên ngọc của mình, điều này có lẽ Thiên Triều cũng chưa được biết!
Cha đi rồi nàng ở lại khách điếm, tiền cha đưa phải nói là dư để nàng dùng phung phí, nhưng tính nàng vốn tiết kiệm, nên ít khi dùng. Ở mãi một mình cũng chán, nàng bắt đầu đi dạo trong kinh thành. Tình cờ đi qua một cây đào nằm ngay góc khuất một bức tường thấy có sợi dây treo từ trên cây đào xuống, nàng tò mò lại gần.
Á! Một người treo cổ tự tử, may mà cô ấy chưa đạp ngã cái ghế dưới chân, nàng vội vàng chạy đến cắt đứt sợi dây, cô ta rơi phịch xuống đất. Vừa lồm cồm bò dậy, cô ta tiến tới sán cho Thiên Triều một cái bạt tai rồi khóc nức nở. Gặp lúc thường thì cô ta gặp vận xui, đối với Thiên Triều không có ăn miếng trả miếng mà chỉ có “nhận một trả mười”, nếu là bình thường thì cô ta te tua rồi! Nhưng bây giờ trong tình cảnh này, Thiên Triều cố nén cơn giận xuống gặn hỏi nguyên do. Ra cô gái ấy tên là Lâm Ngọc Đường, một cung nữ trong cung, nhưng đã ở trong cung gần ba năm cũng chỉ như là một người hầu, không bao giờ ngóc đầu lên nổi. Cha mẹ già ở dưới quê không ai chăm sóc, lén trốn về còn bị tội nặng, bây giờ không biết thế nào nên tìm cách ra khỏi cung mà tự tử, bởi Ngọc Đường sợ rằng nếu nàng chết trong cung, cha mẹ nàng sẽ phiền lụy.
Làm gì có cái luật vô lí vậy chứ, Thiên Triều nhìn cô quả quyết: