Danh Môn

Chương 429: Trong ngoài triều đình (2)b



Thôi Ngụ lập tức đi ra khỏi ban, tiến lên khom người tạ ơn “ Thần tạ ân bệ hạ!”

Trương Hoán mỉm cười nói với ông ta: “ Thôi ái khanh, sau này Môn Hạ Tỉnh là Ty chuyên xem xét sửa sai, trách nhiệm quan trọng. Hoàng đế Thái Tông từng nói, chiếu sắc Trung Thư hoặc có lỗi lầm thì Môn Hạ đương nhiên sửa sai, hoặc cẩu thả và trả thù riêng, biết là bất chính mà vẫn chỉ thuận theo ý của một người thì là họa lớn của triệu dân. Đây cũng là việc làm mất nước, cho nên trẫm hy vọng khanh có thể giữ nghiêm triều chính, chớ vì nhân tình mà buông lỏng.”

Thôi Ngụ cảm giác sâu sắc sự tín nhiệm của Trương Hoán đối với mình, ông ta thi lễ thật thấp rồi nói nghiêm nghị: “ Thần quyết không để phụ thánh ân của bệ hạ , giữ nghiêm chính mình lẫn mọi người, dùng việc để bàn việc, tuyệt không có nửa điểm làm việc theo tình riêng hay nể nang.”

Trương Hoán gật đầu, lại lệnh cho Hồ Dong tiếp tục tuyên bố. Hồ Dong nhẹ nhàng ho khan một tiếng, tiếp theo lại đọc cải cách cơ cấu ở các địa phương :

“ Huỷ bỏ chế độ quận thiết lập thời Thiên Bảo, khôi phục chế độ châu trước thời Thiên Bảo. Thứ Sử các châu trực tiếp do triều đình phụ trách, hủy bỏ chế độ mười đạo thiên hạ, hủy bỏ Quan Sát Sứ các đạo, đổi thành Giám Sát Sứ và Tuyên Phủ Sứ đi kiểm tra không định kỳ các châu; hủy bỏ chức Thiết Biệt ở các châu”

Ở trước thời Tùy, quan phủ địa phương chia ba cấp châu, quận, huyện. Nhưng sau thời Tùy Đường, cấp quận liền từ từ hủy bỏ, trực tiếp thiết lập hai cấp châu, huyện. Đó chủ yếu là để giảm bớt biên chế quan viên địa phương và tăng cường sự khống chế của triều đình trung ương đối với địa phương. Nhưng đến thời Thiên Bảo lại sửa châu là quận, mặc dù về cấp bậc thì có vẻ như không thay đổi, nhưng trên thực tế thì làm nổi lên tác dụng của đạo nên lại khôi phục ý đò ba cấp đạo, châu, huyện. Như cách ba cấp tỉnh, thị, huyện ngày nay vậy. Cho nên lần cải cách cơ cấu địa phương thì trọng điểm chính là hủy bỏ một cấp đạo, đổi quận thành châu. Lại khôi phục chế độ hai cấp châu, huyện để tăng cường khống chế của triều đình đối với địa phương. Mà Quan Sát Sứ trên danh nghĩa chỉ là chế độ tạm thời, nhưng trên thực tế nó chính là cấp quan cao hơn cấp đạo, một loại nhậm chức dài hạn. Cho nên sau khi hủy bỏ cấp đạo ở quan phủ địa phương thì cũng tương ứng hủy bỏ Quan Sát Sứ, mà đổi thành Giám Sát Sứ và Tuyên Phủ Sứ tạm thời. Đó cũng là để tăng cường sự giám sát và khống chế đối với địa phương.

Đổi quận thành châu, huỷ bỏ mười đạo thiên hạ đối với các quan viên triều đình đều không có nhiều ý nghĩa. Dù sao nó không đề cập đến lợi ích thiết thân. Nhưng ngay sau đó Hồ Dong tuyên bố việc thiết lập một cơ cấu thì lại giống như chọc vào tổ ong vò vẽ làm kích động một tràng ồ lên trên đại điện.

“ Từ sau thời Khai Nguyên, việc chiếm đoạt ruộng đất ngày càng nghiêm trọng. Huyền Tông hoàng đế từng ba lần hạ chỉ nghiêm cấm chiếm đoạt ruộng đất nhưng hiệu quả rất thấp bởi vì lý do thiếu chế độ. Nay từ thời đại loạn chuyển sang thái bình, đất đai vô chủ trong thiên hạ đã hơn bốn trăm vạn khoảnh. Cùng với tình thế đồng ruộng đã thành khiến cho phải nghiêm khắc khống chế chiếm đoạt ruộng đất. Cho nên triều đình thiết lập chức Thổ Địa Điền Mẫu Giám, chức Đồng Diêm Thiết Giám, thống nhất quản lý đồng ruộng thiên hạ. Các châu lập riêng Ty Thổ Địa Điền Mẫu, Khống Điền Mẫu, Chưởng Tô Dong trực tiếp thuộc về Mẫu Giám của triều đình.”

Lệnh này vừa đọc ra, lập tức gây nên sóng to gió lớn, tiếng bàn luận trên đại điện nổi lên bốn phía. Đây không chỉ có là nghiêm khắc khống chế chiếm đoạt ruộng đất đơn giản như vậy, bởi vì ba chữ: Chưởng Tô Dong có ý nghĩa sâu xa.

Cái này có ý nghĩa quan nha cấp châu sẽ không còn trực tiếp quản lý thuế ruộng và cây trồng mà chỉ đem số liệu tập hợp từ Tô Dong các huyện báo lên. Còn thuế ruộng cây trồng từ các huyện trực tiếp giao cho Thổ Địa Điền Mẫu ty đã thiết lập ở các châu. Như thế thực hành việc chia lìa, dò xét lẫn nhau trên sổ sách. Một đao cắt đứt sự ràng buộc lợi ích giữa các châu huyện.

Trong tiếng nghị luận ồn ào, Hồ Dong cao giọng lớn tiếng tuyên bố: “ Thổ Địa Điền Mẫu Giám, Thiết Giám sẽ do Điện trung Giám Bùi Minh Viễn đảm nhiệm, bên dưới lại thiết lập hai chức Thiếu Giám giúp đỡ, đặc biệt đề bạt hai người Binh bộ Viên Ngoại Võ Nguyên Hành và Giá Bộ Lang Trung Ngưu Tăng Nhụ đảm nhiệm chức Thiếu Giám.”

Bên ngoài triều đình.

Cùng vào lúc triều đình cử hành Tân Đế Đại Triều lần đầu tiên, Trong phường Thông Tể Trường An cũng thấy năm người kỳ quái. Bởi vì kỳ quái chỉ là trong con mắt nhìn của từ dân chúng bình thường. Năm người này ai nấy đều có vóc người khôi ngô, bước đi ngẩng đầu ưỡn ngực. Mắt bọn họ liếc xéo mang theo một loại kiêu ngạo lạnh lùng đến tận xương cốt. Năm người xếp thành hàng đi rất nhanh với khí thế làm cho người bán hàng rong mở quán ở cửa phường vội vàng né tránh sang hai bên.

Trong năm người này thì kẻ đi phía trước nhất hiển nhiên là thủ lĩnh của bọn họ. Hắn ước ba mươi tuổi, phong thái bình tĩnh đầy vẻ nghiêm túc. Hắn chính là thủ lĩnh tình báo Thôi gia tại Trường An: Thôi Liên Tinh. Hắn được lệnh của Thôi Viên điều tra vụ án ám sát Trương phủ. Trong vụ án ám sát tại Trương phủ bị về phía quan phủ không có bất cứ ghi chép gì, tư liệu của Giám Sát Thất cũng đã bị tiêu hủy toàn bộ. Thôi Viên cho hắn một số tin tức về vụ án cũng là về sau một số gia nhân Trương phủ nói lại. Còn tin về hiện trường cũng là do Thôi Ninh nói cho đôi lời với Thôi Tuyết Trúc.

Nhưng đó chỉ là những tin tức đáng thương, Thôi Liên Tinh dựa vào sự suy đoán chu đáo của hắn đã phát hiện một manh mối. Thích khách có thể quen thuộc bố phòng trong phủ, hơn nữa có thể thoát đi thì trước đó nhất định đã làm rất nhiều công tác chuẩn bị. Hơn nữa có thể khẳng định trong phủ có nội ứng của chúng. Dựa theo lẽ thường suy đoán, thích khách bố trí tỉ mỉ được như thế thì sau đó tất sẽ giết nội ứng để diệt khẩu. Cho nên, chỉ cần xem người Trương phủ bị mất tích sau đó là có khả năng tìm được nội ứng này. Có điều là sau đó Trương phủ tịnh không có ai mất tích, tất cả cũng đã được điều tra. Cứ như vậy, sự chú ý của Thôi Liên Tinh liền tập trung tại những người chết đi đêm đó. Buổi tối hôm đó tổng cộng đã chết ba người, một đôi thị nữ tỷ muội và một bà vú nuôi. Thị nữ tỷ muội nghe nói là năm đó Trương Hoán mua từ chợ nô lệ Phượng Tường, không có thân nhân, đối với Thôi Ninh một mực trung thành và tận tâm. Hơn nữa từ hiện trường mà xét thì bọn họ liều mình bảo vệ tiểu chủ nhân, sau khi chết cũng không có tiền bạc trong người, hẳn là không có động cơ làm nội ứng.

Cuối cùng, chú ý của Thôi Liên Tinh tập trung vào người khác đã chết, đó chính là bà vú nuôi. Bà chết ở gian ngoài phòng, nhưng lại ôm đứa bé chạy ra ngoài, phản ứng cũng có vẻ hơi nhạy bén. Mang theo một nỗi hoài nghi, tối hôm qua cả đêm Thôi Liên Tinh tìm được người đã khám nghiệm tử thi cho ba người chết. Từ trong miệng hắn biết được, vú nuôi tổng cộng trúng năm kiếm, trước ngực bị một kiếm trí mạng, phía sau lưng bốn nhát kiếm, mà khi chết mặt úp xuống đất. Nói cách khác, thích khách e sợ bà ta không chết, nên từ phía sau lưng đâm thêm bốn nhát kiếm. Trong khi đó đứa bé đã được thị nữ ôm chạy, cho dù vào lúc thời cơ ít ỏi mà thích khách không vội đuổi theo ngăn cản, lại coi trọng một bà vú nuôi không quan trọng như thế, sợ bà ta không chết là tại sao? Đáp án gần như liền hiện ra.

Nếu phát hiện ra đầu mối quan trọng này, Thôi Liên Tinh liền quyết định tìm căn nguyên vấn đề từ bà ta. Lúc đầu v* nuôi ở tại Thôi phủ hầu hạ Thôi Ninh, cho nên tư liệu trong Thôi phủ cho phép hắn tra ra, vú nuôi họ Trần, nhà ở phường Thông Tể Trường An, chồng bán thịt lợn ở chợ. Trong nhà còn có hai đứa con, con gái năm ngoái đã xuất giá, con trai mười bốn tuổi đang đi học. Tư liệu Thôi phủ chỉ có như vậy, còn lại thì phải tới cửa điều tra nghe ngóng.

“ Đây! Chính là nhà này.”

Một thủ hạ đã tới từ sáng sớm liền chạy tới chỉ vào một cái cửa nhỏ mà nói: “ Số chúng ta rất tốt, nghe nhà hàng xóm nói, nam nhân nhà này hơn mười ngày nay cũng không thấy đâu. Nhưng sáng sớm nay thuộc hạ đã thấy hắn, nhưng vẫn không có đi ra khỏi cửa.”

Thôi Liên Tinh gật đầu rồi ngẩng đầu đánh giá nhà Trần vú nuôi. Đây là một hộ gia đình rất bình thường ở Trường An. Hắn tiến lên hai bước, một căn nhà nhỏ, phòng ốc đã hơi cũ. Hắn nói với thuộc hạ bên cạnh “ Đi tới gọi cửa!”

Lập tức có hai người đi lên gõ cửa. Có điều gõ hồi lâu mà bên trong cũng không có động tĩnh, càng không có ai ra mở cửa.

Thôi Liên Tinh đảo mắt nhìn vòng quanh, người đi đường không nhiều lắm. Hắn lập tức ra lệnh: “ Leo tường vào!”

Tường viện rất thấp, trừ hai người ở lại bên ngoài canh chừng, bốn người khác nhảy vào. Trong sân rất yên tĩnh, nhưng trên mặt đất lại không sạch sẽ. Có thể nhận ra được chủ nhân đã lâu không quét dọn. Đột nhiên, trong phòng vọng ra “ cạch!” một tiếng. Mặc dù âm thanh rất nhỏ, Thôi Liên Tinh lập tức bước dài tiến lên đá một cước làm bay cửa phòng. Một luồng sáng lập tức tràn vào trong phòng u ám, chỉ thấy trong phòng chất đống đồ linh tinh. Ở một góc phòng đang có một cái người nam nhân trung niên. Đúng là ông chồng đồ tể của Trần vú nuôi đang nhìn bọn họ với vẻ mặt hoảng sợ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.