Những ngày đầu năm mới, ở Trường An người người qua lại như mắc cửi. Vào mùng sáu tháng giêng, năm Đại Trị thứ năm, Đại Đường tiến hành mở khoa thi tuyển chọn nhân tài. Ước chừng có tới mười lắm vạn nhân sĩ các nơi tụ hội về Trường An dự thi. Ngoài ra còn có các sứ thần của các nước đến triều kiến hoàng đế cùng với một lượng lớn những người tùy tùng. Không chỉ có thế, các quan viên địa phương từ các nơi cũng về kinh thành báo cáo nhiệm vụ. Còn có các thương nhân ở nhiều nước tới Trường An để làm ăn nữa. Tất cả những con người ấy khiến cho các con phố, con đường ở Trường An như một dòng người tấp nập. Đặc biệt là khu chợ ở phía đông không khí lại thập phần náo nhiệt.
Khu chợ ở phía đông Trường An có nhiều điểm đặc trưng khác với khu chợ ở phía tây. Trong khi khu chợ phía tây chủ yếu buôn bán các loại lương thực, vải vóc, lá trà, và một số loại vật tư khác. Trong những giáp tết khu vực chợp này làm ăn vô cùng tập nập, người mua kẻ bán sôi động vô cùng. Nhưng khi vừa mới ra giêng thì nơi không khí buôn bán ấy nhanh chóng biến mất, thậm chí có phần ảm đạm. Và đến lúc này sinh ý thịnh vượng của khu chợ phía đông lại nổi lên mãnh liệt. Khu chợ này chủ yếu buôn bán trao đổi các loại ngọc ngà, châu báu, các đồ sứ, tơ lụa cùng với những đặc sản quý giá, những đồ hàng xa xỉ của các nước, các địa phương khác đưa tới. Ngay từ đầu năm cho đến tận ngày rằm tháng giêng ở khu chợ phía đông này lúc cũng đông nghịt, người người qua lại không ngớt. Những người dân bình thường thì dành dụm tiền trong cả một năm để mấy ngày này đến chợ phía đông này để mua vài món đồ đắt tiền một chút. Còn các gia đình quan lại, các nhà quyền quý giàu có cũng nhân cơ hội này mà tiêu tiền, mua sắm. Ngoài ra ở khu chợ phía đông này còn có nhiều thương nhân, các sứ thần
Tại cửa hiệu Phúc Bảo kí ở khu chợ phía đông thành Trường An, một tên tiểu nhị đang hướng về phía hai người trẻ tuổi thao thao bất tuyệt tiếp thị về mặt hàng châu ngọc: “ Hai vị khách quan, xin mời hai vị hãy xem chuỗi dây chuyền trân châu này, những viên trân châu viên nào viên đấy tròn đầy, chắc nịch. Đây là loại trân châu cực phẩm được tìm thấy ở vùng biển của Nhật Bản, vô cùng quý giá. Vị cô nương này đây da dẻ trắng như tuyết, nếu như trên chiếc cổ trắng ngần kia trang sức thêm chuỗi trân châu này thì càng thêm phần xinh đẹp quyến rũ. Công tủ có thấy thế không, hay người mua tặng vị cô nương này đi.”
Hai người trẻ tuổi kiia thì một người là Thôi Diệu, còn người kia dĩ nhiên chính là công chúa Hiệt Kiết Tư tên gọi Cổ Đại rồi. Ngày hôm này Thôi Diệu đưa nàng đi tới khu chợ phía đông này để nàng mua sắm một chút các thứ đồ trang sức. Từ khi tới Trường An đến nay cũng đã nửa tháng, Thôi Diệu và Cổ Đại, hai người ngày càng trở nên thân thiết, hơn nữa Cổ Đại nàng ấy chủ động xin Thôi Diệu dạy cho Hán ngữ, cho nên giữa hai con người trẻ tuổi này dần dần nảy sinh một tình thứ tình cảm đặc biệt không thể diễn đạt bằng lời được.
Lúc này nhìn ngoại hình của Cổ Đại đã khác rất nhiều so với lần đầu tiên gặp Thôi Diệu, tất cả những vệt xạm đen trên mặt đã được nàng tẩy trang đi hết, và trước mắt Thôi Diệu bây giờ là một Cổ Đại có gương mặt thanh tú, ngũ quan tinh xảo tuyệt luân, da dẻ nàng ấy trắng như băng như tuyết. Đặc biệt đôi mắt nàng xanh màu nước biển, dường như trong đôi mắt ấy luôn ẩn chứa rất nhiều suy tư. Mái tóc của nàng vàng bồng bềnh lấp lánh, cùng với vóc người nhỏ nhắn nhưng đầy đặn. Nàng ít hơn Thôi Diệu một tuổi, Qua năm mới vừa rồi nàng chính thức bước sang tuổi mười lăm, và theo phong tục truyền thống của người Hiệt Kiết Tư thì nàng đã có thể lấy chồng được rồi. Đến khi đó phụ vương của nàng sẽ lập một lôi đài tiến hành đại hội tỷ võ chiêu phu cho nàng. Và dĩ nhiên chồng của nàng sẽ là một dũng sĩ Hiệt Kiết Tư thực thụ. Nhưng Cổ Đại không nghĩ vậy, nàng bị ảnh hưởng từ người anh trai của mình, nên nàng rất hâm mộ văn hóa Trung Nguyên nói chung và Đại Đường nói riêng. Hơn nữa nàng lại gặp được Thôi Diệu, một thanh niên có học vấn rất uyên bác, lại có khí chất của một nam tử hán. Những điều này đã khiến cho vị công chúa Hiệt Kiết Tư bị hấp dẫn, “ say nắng” vị công tử tài hoa kia. Cổ Đại đã âm thầm vương tơ tình, đem lòng yêu gửi gắm Thôi Diệu mất rồi.
Thôi Diệu cũng có tâm trạng như vậy, hắn năm nay cũng đã mười sáu tuổi, cũng là cái tuổi của con tim thổn thức yêu đương. Và Cổ Đại chính là cô gái đầu tiên gây ấn tượng, xâm chiếm sự thương nhớ trong trái tim hắn. Thôi Diệu sẽ mãi mãi không thể quên được cái đêm hôm đó, Cổ Đại hướng về phía hắn cầu xin sự giúp đỡ. Lúc ấy nàng như một con cừu nhỏ, run rẩy sợ hãi đứng nép sau lưng hắn. Trong cái khoảnh khắc ấy hắn tự ý thức được bản thân phải bảo vệ cô gái yếu đuối này. Hơn nữa Cổ Đại sau khi tẩy trang lại xinh đẹp vô cùng, khiến cho con tim của hắn đập thình thịch, lúng túng.
Nhưng có điểm mà Thôi Diệu ấn tượng và bị thu hút nhất ở Cổ Đại, chính là sự thông minh của nàng. Mặc dù nàng ban đầu nàng chỉ biết qua một chút ít Hán ngữ nhưng chỉ vẻn vẹn trong nửa tháng nàng đã có thể miễn cưỡng dùng Hán ngữ để nói chuyện rồi. Nên biết rằng việc học và thông hiểu một ngôn ngữ mới phụ thuộc nhiều vào sự thông minh và thiên phú. Điều này khiến cho Thôi Diệu rất kinh ngạc và thán phục nàng.
Chỉ có điều, hai con người trẻ tuổi này dù đều thầm cảm mến và dành tình cảm cho nhau, nhưng thứ tình cảm ấy bây giờ còn quá mỏng manh, mơ hồ. Cả hai đều ngượng ngùng im lặng, không dám vượt qua ranh giới tình bạn. Lúc này Thôi Diệu nhìn thấy Cổ Đại đang ướm thử chuỗi ngọc trân châu lên cổ mình, hắn nhận ra chuỗi ngọc kia càng làm cho nàng thêm xinh đẹp, đáng yêu biết bao nhiêu. Hắn liền không chút do dự nói: “ Ta mua chuỗi ngọc này, bao nhiêu tiền vậy tiểu nhị?”
Tiểu nhị nghe thế trong lòng âm thầm đắc ý, hắn giơ một đầu ngón tay tỏ vẻ tán thưởng Thôi Diệu: “ Công tử à, chuổi ngọc trân châu này giá một trăm quán tiền, hoặc là công tử có thể trả bằng ngân tệ cũng được” Thôi Diệu trong lòng giật mình sửng sốt, thực ra trên người hắn lúc này tổng cộng chỉ mang theo có ba mươi quán. Như vậy là còn thiếu rất nhiều, hắn phải làm sao bây giờ. Thôi Diệu lộ ra vẻ mặt khó khăn, không muốn mua.
“ Thôi công tử à, muội không thích chuỗi ngọc trân châu nay, chúng ta đi hàng khác xem thử đi” Cổ Đại nhẹ nhàng đặt lại chuỗi ngọc lên quầy trả cho tên tiểu nhị, rồi kéo áo Thôi Diệu đi ra ngoài.
Tên tiểu nhị thấy hai người khách đang định bỏ đi thì luống cuống, hắn vội vàng cầm lấy chuỗi ngọc, chạy với theo: “ Công tử à, được rồi để ta giảm giá cho công tử, tám mươi quán có được không hả. Được rồi! được rồi! Sáu mươi quán đấy, công tử cầm đi, đây là sát giá lắm rồi đấy không thể giảm được nữa đâu” Thôi Diệu ngầm thở dài trong lòng, năm mươi quán hắn còn không đủ nữa là sáu mươi. Tên tiểu nhị thấy hắn không chịu mua đành bực bội cầm chuỗi ngọc trở về quầy. Thật ra cái chuỗi ngọc này chỉ đáng giá mười quán là cùng nhưng vì lúc này trong cửa hiệu khách nhân quá nhiều nên hắn không dám nói ra giá trị thực của chuỗi ngọc.
Thôi Diệu cùng với Cổ Đại rời khỏi tiệm bán đồ châu ngọc đó, đi chưa được mấy bước thì bỗng nhiên Thôi Diệu kêu lên: “ A! Ta để quên một vật trong cửa hàng vừa rồi” Hắn vội nói với Cổ Đại : “ Muội ở đây chờ huynh nhé, để ta quay trở lại lấy đồ đã”
Nói xong Thôi Diệu hấp tấp chạy lại về phía cửa hàng bán châu ngọc vừa rồi. Khi bước vào trong tiệm, hắn tiến thẳng đến chỗ tên tiểu nhị hỏi: “ Tiểu nhị, chuỗi ngọc kia đâu rồi, ta muốn mua nó” Tên tiểu nhị mừng rỡ, vội vàng lấy chuỗi ngọc trân châu đó ra, hắn bỏ nó vào một chiếc túi da hươu nhỏ: “ Công tử thật là có con mắt tinh đời, chuỗi ngọc này mà sánh cùng giai nhân kia thì thật là tuyệt với, không chê vào đâu được. Công tử cho tiểu nhân xin sáu mươi quan”