Kể từ sau khi Trương Hoán đăng vị tới nay, Trương gia cũng không hề được hắn chiếu cố hay ân sủng như người ta vẫn đồn thổi, tưởng tượng. Ngược lại tất cả ruộng đất của Trương gia đều bị tịch thu làm của công rồi phân chia cho các dân chúng không có ruộng đất. Trong toàn bộ Trương gia chỉ có một mình cá nhân Trương Xán là được giữ lại hai mươi khoảnh ruộng đất, coi như là làm đất đai vĩnh nghiệp của Ngu Hương Tử Tước. Còn lại ngay cả một chút quan chức nhỏ nhoi Trương Xán cũng không hề có được. Vậy thì còn nói gì đến việc Trương Hoán sẽ trợ giúp ông ta khôi phục laị một Trương gia danh môn lừng lẫy như xưa. Mà quang cảnh của Trương gia hiện tại còn không cả bằng lúc Trương Hoán ở Lũng Hữu nữa. Ngay cả Bắc Đô thư viện vốn là niềm tự hào bấy lâu của con em Trương gia thì vào năm Đại Trị thứ ba cũng vì “ Khuyến học lệnh” của triều đình mà bị cải tổ lại thành trường học của nhà nước rồi. Những năm gần đây Trương gia càng thêm đổ nát, tiêu điều. Khiến cho nhân tâm của con em Trương gia bắt đầu xuất hiện sự li tán. Kẻ ra ở riêng, người thì rời đi nơi khác. Ở Thái Nguyên cố trạch cũng chỉ còn có mười mấy chục hộ gia đình Trương gia, gắn bó đùm bọc lẫn nhau mà vật lộn với cuộc sống để tồn tại. Bọn họ chỉ dựa vào việc cho thuê mướn cửa hàng để kiếm chút tiền sống qua ngày. Ở Thái Nguyên thành, sự huy hoàng vinh quang của Trương gia đã chỉ còn là quá khứ, còn bây giờ Trương gia chỉ miễn cưỡng được coi là một gia đình lớn mà thôi. Vì thế đã rất nhiều lần Trương Phá Thiên kiến nghi với Trương Hoán cần phải chiếu cố cho Trương gia một chút, nhưng Trương Hoán luôn cười trừ không nói. Lần này Trương Phá Thiên lại còn chủ động xin nghỉ hưu để đổi lấy cơ hội phục hưng Trương gia danh môn. Trương Hoán nhìn bản tấu, không kiềm chế được cơn giận hừ lạnh một tiếng. Có lẽ Trương Phá Thiên cho rằng việc hắn đặc cách cho nhóm người Thôi gia vào kinh chính là hắn đang chiếu cố ưu ái cho Thôi gia. Nếu như ông ta nghĩ như vậy thật thì đúng là ông ta đã quá hồ đồ rồi, cũng đáng cho ông ta nghỉ hưu thôi. Trương Phá Thiên không hiểu được lý do tại sao mà Thôi Viên lại cố sống cố chết không chịu cho Thôi Hiền vào kinh, cũng không hề nhìn ra dụng ý của Trương Hoán khi điều Thôi Hiền về thành Trường An này. Nếu không phải là Thôi Hiền trở về kinh thành thì làm sao Thôi Hiền có thể trở thành người đứng đầu của Thôi gia, làm sao căn cơ của Thôi gia lại chuyển đến kinh thành này chứ.
Trương Hoán chắp tay sau lưng, từ từ dạo bước đi lại trong ngự thư phòng. Tính đến năm nay, hắn đã lên ngôi được năm năm rồi. Ba năm trước đây hắn đặt mục tiêu và dành hết tâm huyết vào việc khôi phục lại nguyên khí của Đại Đường, củng cố vững chắc ngôi vị hoàng đế của mình. Hai năm sau lại tập trung tinh lực để tiến hành chiến dịch Toái Diệp. Hiện tại chiến tranh đã tạm thời lắng xuống, đất nước bình yên, Hồi Hột cũng đã nằm trong sự khống chế của hắn. Căn bản trong mắt của Trương Hoán cái tên Hiệt Kiền Già Tư kia không đáng một phân một lạng nào cả. Ngay cả có một đám người ở Trương Tam thành mà cũng tấn công, chiếm lĩnh không xong thì Hiệt Kiền Già Tư có tư cách gì mà làm đối thủ của hắn chứ.
Tình hình trong và ngoài nước hiện nay đã đi vào quỹ đạo ổn định, tâm tư của Trương Hoán suy nghĩ trở lại về việc giải quyết vấn đề của các thế gia. Sau khi Thôi Viên đã qua đời, thì đây chính là cơ hội để giải quyết tận gốc vấn đề này đây. Dĩ nhiên thế gia là trăm năm tích lũy mà thành, bọn họ đối với việc bồi dưỡng nhân tài vượt xa những con em của các nhà bình thường khác, cho nên muốn xóa bỏ ảnh hưởng của thế gia thì không phải là chuyện có thể làm trong năm một năm hai. Có lẽ phải cần đến mười năm hay hai mươi năm chứ chẳng chơi. Nhưng dù bất kể phải mất bao nhiêu thời gian Trương Hoán cũng sẽ làm bằng được. Và việc đầu tiên hắn phải làm đó là thủ tiêu mảnh đất cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các thế gia. Và mảnh đất đó chính là các nhân tài. Hay nói cách khác là phải biến nguồn tài nguyên trí tuệ của các thế gia trở thành sở hữu của triều đình. Vì thế chi nên nay từ năm Đại Trị thứ ba Trương Hoán đã cho ban “ Khuyến học lệnh” , phát triển mô hình các trường công (do triều đình mở). Cũng trùng hợp thay các học viện riêng của các đại thế gia cũng cải cách thành trường công. Rồi Trương Hoán còn cho cải cách chế độ khoa cử. Cụ thể là để tạo cơ sở cho kỳ thi ở tỉnh thì triều đình còn cho tiến hành thi sát hạch ở các châu. Đồng thời hủy bỏ các đặc quyền của các sĩ tử học tập ở các đại thư viện khi tham gia kỳ thi ở tỉnh.
Việc Trương Hoán muốn làm tiếp theo trong kế hoạch xóa bỏ thế gia ở Đại Đường, chính là phải tước đoạt tài lực của bọn họ. Ban đầu là phải thu lại quân quyền từ tay các thế gia này. Sau đó Trương Hoán tiến hành nhượng bộ một bước với các thế gia, đó là hắn cấp cho Thôi gia, Bùi gia, Sở gia một vạn khoảnh ruộng đất, đồng thời cho các thế gia này hưởng thụ chế độ đãi ngộ như thân vương. Và thời điểm hiện tại chính là thời điểm Trương Hoán thu lại những đặc quyền đã ban ra đó. Và trên thực tế ngay từ đầu năm hắn đã tiến thêm một bước trọng việc làm suy yếu các thế gia này. Trương Hoán điều động Bùi Minh Viễn đi làm Thứ sử Ích Châu, và đem gả công chúa Lý Tố cho Bùi Minh Viễn. Quả không ngoài dự đoán của Trương Hoán, Bùi gia đã họp bàn và thống nhất chính thức bãi miễn tư cách người đứng đầu Bùi gia của Bùi Minh Viễn, và nhất trí bầu Bùi Hữu làm gia chủ của Bùi gia.
Khi điều Thôi Hiền vào kinh và ủng hộ cho ông ta lên làm người đứng đầu Thôi gia, chính là nước cờ thứ hai của Trương Hoán. Hắn tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Thôi Hiền, Thôi gia sớm muộn gì cũng sẽ rập khuôn đi theo Trương gia mà thôi. Còn nước cờ thứ bà mà hắn chuẩn bị đi, đó cũng là nước cờ vô cùng tàn nhẫn. Hắn đã vạch ra và chuẩn bị tốt cho phương án này rồi. Trong khoảng một năm nữa sẽ lựa chọn cơ hội để thực hiện nó.
Trong lúc Trương Hoán đang suy nghĩ về cách đối phó với các thế gia thì từ bên ngoài cửa truyền vào tiếng bẩm báo của An Trung Thuận: “ Bệ hạ, Thôi Diệu đã tới, đang ở ngoài cung chờ yết kiến”
Lúc Thôi Diệu vừa mới bước chân vào thành Trường An, Trương Hoán đã nhận được tin báo, cho nên hắn lập tức hạ chỉ lệnh cho Thôi Diệu lập tức vào cung bái kiến. Bởi vì Thôi Diệu là người mang theo mật thư của Calipha gửi cho hắn. Đây là điều mà Trương Hoán đã chờ đợi rất lâu rồi. Muốn đối phó tốt với Hồi Hột thì điều đầu tiên là phía tây phải được yên ổn đã . Mà Trương Hoán còn nhận được tin báo, tướng quốc của Đại Thực là Diệp Cáp Nhã đã tới Cửu Nguyên, chuẩn bị xuôi nam tới Trường An để cùng với hắn tiến hành hội kiến. Nếu như đã là đích thân tướng quốc Đại Thực tới đây thì tại sao Calipha lại còn phải viết mật thư rồi cho Thôi Diệu đem về nữa. Đối với điều này, Trương Hoán cảm thấy có gì đó kì quặc, khó hiểu. Mặt khác, Trương Hoán cũng muốn biết chiến dịch Toái Diệp có ảnh hưởng như thế nào tới Đại Thực. Hai nước ở cách xa nhau cả vạn dặm, nên việc trao đổi tin tức lẫn nhau không được thuận lợi thông suốt, cũng chỉ có thể dựa vào một đám thương nhân qua lại hai nước để hỏi thông tin. Mà cơ bản là số thương nhân ấy có địa vị thấp, cho nên bọn họ không thể nào biết được những chuyện đã xảy ra ở cấp độ vĩ mô của Đại Thực. Và Trương Hoán hy vọng rằng Thôi Diệu trở về sẽ mang nhiều tin tức đáng giá cho hắn. Nếu như ngay cả một người như Calipha cũng yên tâm giao thư cho Thôi Diệu thì chứng tỏ tên tiểu tử này khi ở Hồi Hột cũng giao lưu, hòa đồng không đến nỗi tệ. Một nụ cười hiện trên khóe miệng của Trương Hoán, thể hiện sự hài lòng của hắn với Thôi Diệu. Rõ ràng tên tiểu tử ấy là một người tài, khó trách tại sao Thôi Viên lại kí thác tương lai của Thôi gia lên người hắn. Nhưng Trương Hoán đủ tinh quái để biết rằng với Thôi Diệu chỉ có thể trọng dụng chứ tuyết đối không thể được để cho hắn làm thừa kế cơ nghiệp của Thôi gia.
Nghĩ tới đây Trương Hoán lấy tức đề bút phê vào bản tấu mấy chữ: “ Tướng quốc là người đại tài, trẫm không đồng ý cho nghỉ ngơi” Rồi hắn đặt bút xuống, và hạ lệnh cho An Trung Thuận: “ Tuyên Thôi Diệu tới gặp trẫm”
Bên ngoài cửa lập tức có tiếng hô truyền lệnh thật dài vang lên: “ Bệ hạ có chỉ, tuyên Thôi Diệu vào bái kiến” Chốc lát sau, Thôi Diệu vội vàng bước vào, hắn cúi mình thật sâu thi lễ với Trương Hoán: “ Thần Thôi Diệu đã làm nhục sứ mạng mà bệ hạ giao phó, xin bệ trách phạt”
Trương Hoán nhìn bộ dạng của Thôi Diệu cố gắng kiềm chế, nhưng cuối cùng hắn cũng không thể nhịn được, ngửa mặt cười phá lên. Bạt Hãn Na kia sớm đã thuộc về Đại Đường, vậy mà Thôi Diệu nói là đã làm nhục sứ mạng được giao. Thật sự điều này làm cho Trương Hoán cảm thấy rất buồn cười. Một lúc sau hắn mới từ từ ngưng lại, giọng nói ôn hòa trao đổi với Thôi Diệu: “ Thật ra thì ngươi không hề thất bại gì cả, nếu như không phải là ngươi đi sứ Bạt Hãn Na, thì quốc vương Khế Lực cũng sẽ không nhân cơ hội Thi Dương đại phá kho quân lương của Đại Thực mà tiến hành khởi nghĩa vũ trang sau đó. Đó phải xem là công lao mới đúng, trẫm sẽ không quên đâu” “ Thần thật sự lấy làm hổ thẹn” � mới được giải quyết. Nhưng Trương Phá Thiên lại chủ động xin nghỉ vào lúc này chắc chắn là có dụng ý. Và tất nhiên là Trương Hoán hiểu được ý tứ của ông ta. Ông ta muốn đổi hai năm cuối cùng của sự nghiệp quan trưởng để đổi lấy cơ hội chấn hưng cho Trương gia. ằng ánh mắt vô cùng tàn khốc.