Đế Hoàng Thư

Chương 2



Edit: Gấu Gầy

Chương 2

Gia Ninh Đế lật xem hết tấu chương tích lũy mấy ngày rồi mới nhìn xuống Thái Tử Hàn Diệp đang đứng yên tại chỗ.

Thái Tử trưởng thành rất sớm, thông minh cơ trí, biết kiềm chế, dịu dàng ôn hòa, làm trữ quân* mà nói, là niềm tự hào của Gia Ninh Đế.

Nhưng cũng giống như tất cả các vị hoàng đế trong quá khứ, Gia Ninh Đế không muốn quyền lực bị phân chia khi tại vị. Cho dù người kia có là nhi tử ưu tú nhất thì cũng không ngoại lệ.

Hàn Diệp sinh ra không giống Gia Ninh Đế, nhưng lại chưa bao giờ có người dám nói nửa câu đàm tiếu, vì y lớn lên giống Thái Tổ như đúc. Gia Ninh Đế đối mặt với y giống như đối mặt với tiên đế, nhiều khi đột nhiên hoảng loạn tinh thần, giống như lúc này.

"Phụ hoàng?"

Thái Tử Hàn Diệp đã quen với tình huống hiện tại, không nhẹ không nặng gọi Gia Ninh Đế một tiếng, thần sắc kính cẩn.

Gia Ninh Đế định thần lại, ho nhẹ một tiếng: "Hoàng nhi, Nhậm An Lạc chẳng qua là một cô nương ở vùng biên giới hoang vu, lỗ mãng lại thiếu hiểu biết, khi nàng vào kinh, ngươi phải độ lượng, đừng quá so đo, làm mất khí chất của thái tử."

Những lời trên triều hôm nay, một khi truyền ra, Nhậm An Lạc sẽ trở thành cái gai trong mắt Đông Cung và là trò cười của toàn bộ thế gia quyền quý ở kinh thành. Đã thu ba vạn thuỷ quân của người ta, phải  giải thích thuyết phục cho hợp tình hợp lý.

"Phụ hoàng yên tâm, nhi thần sẽ cảnh báo thuộc hạ."

Hàn Diệp nhíu mày đáp.

Biết nhi tử này xưa nay luôn nói được làm được, Gia Ninh Đế gật đầu, đột nhiên nói qua chuyện khác, nhàn nhạt mở miệng: "Thái Tử, ngươi cũng không còn nhỏ,  Đông Cung không có chủ nhân cũng không được, trẫm hỏi ngươi, cho tới bây giờ tâm ý của ngươi... Vẫn không thay đổi?"

Lúc nói lời này, Gia Ninh Đế quét sạch ôn hoà hiền từ, cả người mơ hồ toát ra một tia sát khí, mắt sáng quắc nhìn Thái Tử, tay khua nhẹ long ỷ, âm thanh nặng nề như răn đe uy hiếp.

Đầu mày của Hàn Diệp khẽ nhúc nhích, đây mới là người từng theo tiên đế Nam chinh Bắc chiến, diệt sạch Đế gia, một tay khống chế đế vương Đại Tĩnh, mấy năm nay an nhàn quá lâu, xém chút quên mất phụ hoàng y từng là nhân vật kiêu hùng cỡ nào.

"Khiến phụ hoàng mệt mỏi bận tâm, nhi thần bất hiếu."

Hàn Diệp giương mắt, thần sắc trịnh trọng, không nhượng bộ nhìn Gia Ninh Đế: "Hôn sự này là di nguyện cuối cùng của Hoàng tổ phụ, người khi còn sống thương nhi thần nhất, nhi thần chỉ muốn hoàn thành tâm nguyện của người, mong phụ hoàng có thể thành toàn."

Giọng nói của Hàn Diệp quá kiên trì, không khác gì mười năm trước.

Gia Ninh Đế nhíu mắt lại, xua tay lạnh lùng nói: "Được rồi, việc này để sau nói, ngươi ra ngoài đi."

Hàn Diệp lên tiếng đồng ý, hành lễ lui ra ngoài.

Nam tử bước ra ngoài vẻ mặt bình tĩnh, giống như không quan tâm đến sự tức giận của phụ thân. Cửa lớn Thượng Thư Phòng che nhẹ, Gia Ninh Đế thở phì phò, thần sắc tối đen.

"Bệ hạ, uống trà an thần đi, trà này Tứ công chúa mấy ngày trước tự tay hái trong vườn ngự uyển."

Đặt nhẹ ly trà thơm nhẹ lên bàn, Triệu Phúc thấp giọng nói.

Hắn phụng dưỡng Gia Ninh Đế vài chục năm, tất nhiên biết sở thích của chủ tử, cũng biết chỉ cần vấn đề kia bị nhắc tới, hậu cung chắc chắn sẽ chịu cơn giận lôi đình nửa tháng, cho nên nghĩ cách làm Gia Ninh Đế khôi phục tâm tình rất là quan trọng.

Quả nhiên, thần sắc Gia Ninh Đế đã từ từ giãn ra: "Thiều Hoa thật hiểu chuyện."

Gia Ninh Đế nhấp một ngụm trà, đột nhiên nói: "Triệu Phúc, ngươi nói trẫm năm đó giữ lại nàng có phải đã sai rồi không? Thái Tử dựa vào di nguyện của Thái Tổ, luôn bảo vệ nàng, làm trẫm thật khó xử."

Nếu người thật sự muốn diệt trừ người nọ, thiên hạ ai có thể ngăn cản, chẳng qua người đang lấy Thái Tử làm cớ mà thôi. Nhưng Triệu Phúc cũng không dám nói câu này ra, chỉ cúi đầu kính cẩn nói: "Bệ hạ hoàng uy chấn thiên, năm đó Đế gia phong quang đã là chuyện cũ, hiện giờ chỉ như con sâu cái kiến, làm sao dám cùng hoàng thất Đại Tĩnh tranh phong?"

"Họ cũng không phải là con sâu cái kiến."

Gia Ninh Đế quát khẽ, trong mắt dần dần hiện lên vẻ thỏa mãn.

"Lão nô lỡ lời, bệ hạ trách phạt."

Triệu Phúc vội vàng quỳ xuống thỉnh tội, khuôn mặt lộ vẻ sợ hãi, Gia Ninh Đế xua tay "thôi" hắn mới chậm rãi lui ra ngoài.

"Con sâu cái kiến? Sư tôn, nếu người biết có một ngày Đế thị nhất tộc bị một tên hoạn quan gọi là con sâu cái kiến, người năm đó...  còn đem thiên hạ giang sơn này chắp tay nhường lại?"

Gia Ninh Đế nhìn thanh kiếm sắt màu lục sẫm đặt thẳng trên bàn bên trái thư phòng, giọng nói trầm thấp khó giải thích nhàn nhạt từ trong các mơ hồ phát ra, ban ngày ban mặt, khiến người ta cảm thấy lạnh sống lưng.

Sắc trời gần chạng vạng, hậu đường Lễ Bộ.

Cung thượng thư cả ngày bận rộn an bài chi tiết cho An Lạc trại, sắp đến chạng vạng mới bắt đầu

soạn thảo phong thưởng mà Gia Ninh Đế ban cho lúc trên triều. Vừa hạ bút, chợt có tiếng la ở bên ngoài sảnh đường, lão dừng bút, một giọt mực nhỏ xuống đọng trên quyển trục vàng.

"Cung lão huynh, hôm nay Thiên Đạo không tồi, ngày mai lại là *thôi mộc*, cùng ta đi sở quán* xem một chút, trốn ở đây làm cái gì?"

Một người vừa đi vào vừa chỉnh triều phục trên người cho ngay ngắn, hơn ba mươi tuổi, tướng mạo bình thường, ánh mắt rất hoạt bát, thoạt nhìn có chút cục mịch.

Cung Quý Chá ngoài năm mươi, miếng sắt chạm đinh nguyên lão hai triều, tính tình ngay thẳng quật cường, rất ít ai có thể làm khó lão, người trước mắt trời sinh da mặt dày, lĩnh giáo mấy năm, lão cũng quen.

"Hồ đồ, bổn thượng thư hơn ngươi mấy chục tuổi, ngươi muốn đi cứ đi, nhưng đừng có tới lôi kéo ta! Cái nơi như sở quán, đường đường trọng thần triều đình có thể tùy tiện nhắc tới sao?"

Cung Quý Chá phất tay áo, đau đầu nhìn vết bẩn trên thánh chỉ, thổi râu trừng mắt nói: "Lại nói An Lạc trại chiêu hàng, Hộ Bộ phải phân loại ban thưởng không ít, ngươi lấy đâu ra thời gian nhàn rỗi đi chơi khắp nơi vậy hả?"

Người tới là Hộ Bộ thị lang Tiền Quảng Tiến. Cung Quý Chá cảm thấy, cha mẹ hắn rất được, đặt cho hắn một cái tên rất hay. Làm thương nhân giàu có nhất vương triều Đại Tĩnh, chỉ mất năm năm, 'cái sọt tiền' này đã mở đường cho chính mình trên quan trường.

Không biết vì lý do gì mà trong những năm đầu xây dựng Đại Tĩnh, ngân sách không tích lũy được một đồng nào, Gia Ninh Đế lại hiếu chiến, mỗi năm chinh chiến đều rơi rớt hơn phân nửa quốc khố, mấy năm trước đang đánh giặc thì thiếu tiền, thiếu chút nữa phải nhờ vào tăng thuế má mới có tiền tiếp viện tướng sĩ trên chiến trường.

Tuy nhiên, vấn đề tăng thuế hồi đó là chuyện lớn, Gia Ninh Đế chiếu chỉ còn chưa có hạ xuống, một đống lão thần tử đã nhảy ra khóc đến long trời lở đất, nói rằng không thể để dân chúng lao đao. Gia Ninh Đế đau đầu hết sức. Người kế nhiệm của Tiền gia giàu có bật nhất thấy thế đem chín thành hiến cho quốc khố. Nói là nhờ có chi chủ anh minh sáng suốt phù hộ mới có thể tích góp của cải giàu có được, lấy tiền này mang đi cho dân giúp dân mới là việc làm đúng đắn.

Thiên tử được tâng bốc nịnh nọt đủ kiểu, thêm nữa vàng bạc do Tiền gia đóng góp có thể coi là của cải của quốc gia. Gia Ninh Đế tâm trạng vui vẻ, phá lệ cho Tiền Quảng Tiến vào Hộ Bộ. Hắn cũng không chịu thua kém, chỉ năm năm sau đã khiến cho quốc khố tràn đầy, lại giỏi luồn cúi, rất được lòng hoàng thượng, thăng quan tiến chức như diều gặp gió. Hiện giờ đã là Hộ Bộ thị lang, quản lý thuế ruộng Giang Nam.

Mặc dù Cung Quý Chá là một lão già ngoan cố cứng đầu, cũng phải thừa nhận Tiền Quảng Tiến tuy là một con buôn thô bỉ, nhưng lại là  kỳ tài kiếm tiền làm giàu cho quốc gia.

"Cung lão huynh, cẩn thận thủ lễ có ích lợi gì, ngài ngoan cố cả đời, đến nước luộc cũng không có mà húp, còn không bằng cái chức Hộ Bộ thị lang của ta."

Tiền Quảng Tiến, người này gặp người nói tiếng người, gặp quỷ nói tiếng quỷ, ngày thường khéo đưa đẩy vô cùng, lại không biết vì sao cứ cố tình thích tranh cãi với Lễ Bộ lão thượng thư cổ hủ, đây cũng là chuyện buồn cười trong triều.

Cung thượng thư mày nhăn thành chữ bát (八), nhanh chóng soạn thảo xong chiếu thư, đem quyển trục khép lại, ngẩng đầu nóng nảy nói: "Ngươi có chuyện gì, nói đi, lão phu không thời gian nhàn rỗi cùng ngươi tán gẫu."

"Hí hí, lão thượng thư quả thực là củi mục dễ cháy mà."

Tiền Quảng Tiến vuốt triều phục, khom lưng tới gần, thận trọng từng li từng tí. Cung thượng thư nhìn thấy hắn là lạ, lại không nghĩ Tiền Quảng Tiền mở miệng khiến lão sững sờ.

"Lão thượng thư, hạ quan hôm nay ở trên triều thấy Triệu phó tướng nhắc tới Thái Tử Phi, bầu không khí thực là kỳ quái. Thái Tử điện hạ cho tới bây giờ chưa cưới vợ, chẳng lẽ vị trí Thái Tử Phi thật sự luôn giữ lại cho cô nhi của Đế gia?

"Hồ đồ, nhắc tới việc này làm chi!"

Trên trán của Cung thượng thư gân xanh toàn bộ nổi lên, thô lỗ nói:

"Ngươi chỉ cần chuẩn bị phong thưởng cho tốt là được rồi."

"Lão thượng thư, ngài cũng biết hầu hết các đại thần trong triều là gia tộc quyền quý, loại như ta dùng thương lượng để vào triều là chưa từng có, đương nhiên không thể so

với các ngài, hạ quan đối với việc năm đó tuy có nghe thấy, lại không đủ rõ ràng, nếu đụng đến vảy rồng, đó là tội lớn, xin lão thượng thư thông cảm, nhắc nhở hạ quan."

Tiền Quảng Tiến không để ý thái độ Cung thượng thư, vội vàng cung kính, bộ dáng cũng có vài phần chân thành.

Cung thượng thư biết hắn nói không sai, năm đó sự tình tuy là thiên hạ đều biết, nhưng truyền đi truyền lại, phần lớn chân tướng đã mất rồi. Tiền Quảng Tiến dựa vào

thánh sủng mới có thể tìm được chỗ đứng ở trong triều, Nếu sự việc này làm đắc tội hoàng đế thì đúng là như xác cá trong chậu tai ương*. Hắn là nhân tài, năm đó lúc Cung lão phu nhân bệnh nặng cũng may mà có hắn giới thiệu một đại phu dân gian, Cung lão thượng thư tính tình ngay thẳng, chần chừ một lúc, chỉ trầm giọng phân phó một câu.

"Lựa chọn thái tử phi là điều cấm kỵ trong hoàng thất. Sau này đừng nhắc tới trước mặt người khác, đặc biệt là cô nhi của Đế gia."

Cung thượng thư chỉ nói một câu, Tiền Quảng Tiến gật đầu lia lịa, nhưng trong lòng vẫn có chút khó hiểu.

"Lão thượng thư, Thái Tử tuổi không nhỏ, vị trí Thái Tử Phi không thể bỏ trống mãi được?"

"Thế thì phải xem bệ hạ cùng Thái Tử ai có thể kiên trì lâu hơn, dù sao cũng là Thái Tổ định ra hôn sự, Đứa trẻ mồ côi của Đế gia một ngày nào đó sẽ vào kinh. Nếu không, ngươi cho rằng vì sao thế gia quyền quý rất nhiều nhưng không ai dám mơ ước vị trí Thái Tử Phi Đông Cung."

Nếu bệ hạ có thể nhìn ra, cũng chỉ cần một hai năm... Lời này là Cung Quý Chá suy đoán, nhưng không có nói ra. Lão phất tay áo với Tiền Quảng Tiến: "Đi thôi đi thôi, về Hộ Bộ của ngươi đi, nhớ kỹ những lời này đừng nhắc tới nữa."

Cung Quý Chá là nguyên lão hai triều, lời nói của lão không phải là không có mục tiêu, thấy lão bắt đầu đuổi người, Tiền Quảng Tiến lẩm bẩm "đa tạ lão thượng thư nhắc nhở" rồi lui ra ngoài.

Sảnh đường an tĩnh trở lại, Cung thượng thư lấy hoàng chỉ vừa mới thảo ra, ánh mắt rơi vào trên quyển trục vàng tươi, có chút chói mắt.

Mười năm trước, lão cũng đã soạn thảo một thánh chỉ cho Gia Ninh Đế, nhưng... đó không phải thiên ân, mà là cơn giận lôi đình của đế vương.

Đế thị Tĩnh An, xem thường hoàng ân của tiên đế, tự ý xách động binh lính nổi loạn, ý đồ tạo phản. Trẫm thay trời hành đạo, ban Đế gia cả nhà tử tội, niệm tình ấu nữ Đế Thị tuổi nhỏ, đặc biệt khai ân, giam cầm ở chùa Thái Sơn, không được chiếu chỉ vĩnh viễn không được vào kinh.

Chỉ mấy câu nói, một đạo thánh chỉ, Đại Tĩnh lập quốc công thần thế gia, từ đây lật đổ.

Có lẽ, vốn không nên gọi Đế gia là thần tử mới đúng.

Cung lão thượng thư nhắm đôi mắt có chút vẩn đục lại, nặng nề thở dài.

Bốn mươi năm trước Trung Nguyên hỗn chiến, các thế gia chia cắt thiên hạ, Trong số các anh hùng, Nam Đế và Bắc Hán là mạnh nhất. Mặc dù người đứng đầu Đế gia Đế Thịnh Thiên là nữ tử nhưng lại thu phục vô số chi sĩ trong thiên hạ, trong mười năm đã trở thành gia tộc thống trị ở phương Nam, mà gia chủ Hàn gia Hàn Tử An cùng năm đó cũng đem vùng đất rộng lớn phương Bắc đưa vào trong tay Hàn thị nhất tộc. Đang lúc thiên hạ bá tánh cho rằng hai nhà sẽ có một trận ác chiến, gia chủ hai nhà lại đồng thời chiêu cáo thiên hạ, hai người sớm đã quen biết, thưởng thức lẫn nhau, nguyện không động binh qua, thống nhất Nam Bắc. Thiên hạ nghe tin này, một người làm quan cả họ được nhờ, truyền thành một giai thoại.

Nửa năm sau, Đế Thịnh Thiên ẩn lui, đem quyền thống trị và binh quyền phương Nam giao cho gia chủ Hàn gia Hàn Tử An.

Một năm sau, Hàn Tử An xây dựng vương triều Đại Tĩnh, cảm kích gia chủ Đế thị vì nghĩa nhường ngôi thiên hạ, nhân lúc Đế Thịnh Thiên nhàn nhã du hành thiên hạ, liền phong cho cháu trai Vĩnh Ninh của nàng làm Tĩnh An Hầu, tiếp quản mười vạn binh mã Tấn Nam, cũng thiết lập thánh chỉ, viết rõ Tĩnh An Hầu được hưởng quyền kế vị cùng với Hoàng tử đương triều.

Chiếu chỉ vừa truyền ra, thiên hạ chấn động, Đế thị nhất tộc tôn quý vinh quang vô hạn, được tôn làm trụ cột của quốc gia.

Mấy năm sau, Tĩnh An Hầu có được một nhi nữ, nâng niu như viên ngọc quý trong lòng bàn tay, Thái Tổ nghe tin rất vui mừng, ban tên Tử Nguyên, cũng ban chiếu chỉ cho Đế gia, ưng thuận hôn sự của trưởng tử Trung Vương cùng nhi nữ Đế gia.

Trung Vương Hàn Trọng Xa năm đó hiện giờ chính là Gia Ninh Đế.

Trong những năm tiếp theo, Tĩnh An Hầu đã nhiều lần thượng thư yêu cầu từ bỏ quyền kế vị, nhưng Thái Tổ chưa bao giờ đáp ứng yêu cầu này. Cứ thế qua bốn năm, bởi vì chinh chiến để lại di chứng, bệnh cũ tái phát, Thái Tổ qua đời tại Chiêu Nhân Điện, để lại di chỉ lập Trung Vương làm Hoàng đế, Thế tử Hàn Diệp làm Thái Tử, nhưng câu cuối cùng trong thánh chỉ truyền ngôi lại là —— nhi nữ Đế gia, được trời ban cho, trọng trách quan trọng, phong Thái Tử Phi.

Khi Thái Tổ băng hà, Thái Tử Hàn Diệp sáu tuổi, còn Đế Tử Nguyên mới hai tuổi.

Đâu ra 'được trời ban cho', lời kia chẳng qua là vinh sủng lớn nhất mà Thái Tổ để lại cho Đế gia mà thôi.

Đế gia nắm quyền mười vạn binh mã Tấn Nam, năm đó cam nguyện từ bỏ ngôi vị Hoàng đế là việc thiện được thiên hạ kính trọng.

Trong hai năm đầu sau khi Thái Tổ băng hà, Tĩnh An Hầu dốc toàn lực hết lòng ủng hộ Gia Ninh Đế mới khiến cho Đại Tĩnh an ổn vượt qua thời kỳ hỗn loạn của triều đình.

Để thể hiện thiện chí của hoàng thất đối với Đế gia, Ninh Gia Đế thậm chí còn hạ chỉ đưa nhi nữ Đế gia Đế Tử Nguyên vào kinh tĩnh dưỡng, dùng lễ đón của công chúa, tôn kính như khách quý của hoàng thất.

Lúc ấy, thiên hạ bá tánh toàn bộ đều cho rằng, đợi Thái Tử lớn lên, hai nhà Hàn Đế tôn quý nhất Đại Tĩnh kết chuyện tốt như thời Tần Tấn, liền có thể tiếp tục viết lên giai thoại như Thái Tổ và Đế Thịnh Thiên.

Đáng tiếc, Gia Ninh năm thứ sáu, Tĩnh An Hầu điều tám vạn đại quân tự ý rời Tấn Nam, tiến quân thần tốc về biên giới phương Bắc, muốn cấu kết với nước Đông Khiên phát động chiến tranh. Khi biết tin, cả nước khiếp sợ, Gia Ninh Đế ra quốc thư nhanh chóng cùng Bắc Tần Vương giải hòa, phái đại quân nhanh chóng đến biên thuỳ, đồng thời cho Tả tướng Khương Du mang theo thánh chỉ ban tội đi Tấn Nam.

Điều khó hiểu chính là, Tĩnh An Hầu vẫn chưa nhận tội, thậm chí ở từ đường Đế thị trước bá tánh toàn thành và thừa tướng đã tự vận lấy cái chết chứng minh trong sạch, Tĩnh An Hầu tự vận đã đem toàn bộ Đế thị nhất tộc để vào trong cái nhìn chăm chú của thiên hạ. Thành thật mà nói, ngay cả khi đại quân Tấn nam xông vào phía Bắc, dân chúng cả nước cũng không tin Tĩnh An Hầu có dã tâm làm phản, hơn nữa Tĩnh An Hầu chết thảm, vương triều Đại Tĩnh càng thêm hỗn loạn bất an, chư hầu vương tước nhìn thấy cơ hội, đều có động tĩnh bất thường.

Nhưng vào lúc này, Tả tướng Khương Du ở phủ Tĩnh An Hầu lục soát ra thư từ Tĩnh An Hầu cùng Đông Khiên Vương mưu đồ bí mật tạo phản. Gia Ninh Đế trước chiêu cáo toàn thành, sau dùng thế sét đánh lôi đình chém gϊếŧ ba mươi thành viên gia tộc Đế thị và hàng

trăm nhánh khác có liên quan, một đêm 'thành Bắc của gian Đế ' máu chảy thành sông, lòng người hoảng sợ chính là lúc tướng Quý Xuyên cầm hai vạn quân phòng thủ của Đế gia đem dâng cho Gia Ninh Đế, nhanh chóng giúp Tả tướng khống chế thành Bắc.

Khi thiên hạ hay tin về Đế Bắc thành thì đã quá muộn, Đế thị nhất tộc bị diệt sạch đã thành kết cục đã định. Huống chi, cùng ngày, tám vạn đại quân của Đế gia tiến về phía Bắc đụng độ với Bắc Tần, bị gϊếŧ chết dưới núi Nam Sơn. Lúc này cả vương triều chìm trong im lặng.

Tám vạn đại quân bị tiêu diệt có nghĩa là... Từ đây về sau, gia tộc tôn quý nhất vương triều Đại Tĩnh chỉ có duy nhất Hoàng gia.

Sách sử ghi công, từ trước đến nay, thắng làm vua thua làm giặc, ai dám động đến cơn thịnh nộ của đế vương đều sẽ dẫn đến cả nhà mang hoạ.

Vài năm sau đó, tất cả các thần tử từng kết giao với Đế gia đều bị lưu đày hoặc bị gϊếŧ hại. Thủ đoạn của Gia Ninh Đế sắt lạnh máu me, thế cho nên từ trong triều cho tới dân gian, không ai dám nhắc đến Đế thị nhất tộc của Đại Tĩnh từng hiển hách nhường ngôi thiên hạ.

Sau trận mưu phản này, thiên hạ bá tánh cũng đã xác định rằng, năm đó Đế thị đoạt được phương Bắc ở vương triều Đại Tĩnh có địa vị không thua Thái Tổ. Chỉ là gia chủ Đế Thịnh Thiên đã qua đời, nếu không, với tính nết của nàng, tuyệt đối sẽ không đứng nhìn Đế thị nhất tộc từ đây đoạn tuyệt.

Cô nhi Đế thị Đế Tử Nguyên, Thái Tổ từng chiêu cáo thiên hạ phong làm Thái Tử Phi, kể từ đó, đã trở thành điều cấm kỵ của toàn bộ hoàng thất Đại Tĩnh, bị giam cầm ở chùa Thái Sơn. Toàn bộ Đế gia, ngoại trừ hư vị* Thái Tử Phi chưa bị triệt hồi thì không còn gì nữa.

Cứ như vậy, nháy mắt đã mười năm.

Cung lão thượng thư mở mắt ra, cảm giác thánh chỉ nhàn nhạt thiêu đốt trong lòng bàn tay.

Tử Nguyên, hai chữ ý chỉ 'Nguyên Hậu'*.

Được trời ban cho, trọng trách quan trọng.

Chỉ có một số lão thần lờ mờ đoán được năm đó, trong di chỉ chính xác nói rằng, Thái Tổ không phải chọn Thái Tử Phi cho Thái Tử, mà là... vì nhi nữ Đế gia mới chọn lựa đế vương tương lai.

Có nghĩa là, chỉ cần Đế Tử Nguyên còn sống, nàng chính là chủ nhân danh chính ngôn thuận duy nhất trong cung của đế vương tương lai nước Đại Tĩnh.

Ngay từ đầu, Thái Tổ phải coi trọng nữ nhi Đế gia cỡ nào, mới có thể ban cho cái tên này, cũng để lại cho nàng uy nghiêm không thua kém ai trong di chỉ. Điều đó làm cho cả vương triều đại Tĩnh nhìn Thái Tổ rời xa dương thế, Đế gia sụp đổ, mười mấy năm sau tiếp tục nhìn vị trí Thái Tử Phi Đông Cung trước nay vẫn để trống, tất cả chỉ biết im lặng trước sự việc này.

Thôi quên đi, Đế gia đã suy tàn rồi, dù có cảm động bao nhiêu cũng vô dụng, hiện giờ ở trong lòng Bệ hạ, Đế Tử Nguyên còn không bằng một nữ thổ phỉ của An Lạc trại.

Cung thượng thư liếc nhìn sắc trời, cất thánh chỉ vào trong hộp, vội vã nhập hoàng thành trình lên Gia Ninh Đế.

———

Chú thích:

*Trữ quân: hoàng đế tương lai.

*Thôi mộc: ngày nghỉ để tắm gội.

*Sở quán: nơi đàn ca múa hát.

*Hư vị: Chỗ ngồi vô nghĩa. Chỉ sự có địa vị mà không quyền hành.

*Nguyên Hậu: 元后 có 2 nghĩa:

1: Hoàng đế

2: Hoàng hậu của Hoàng đế.

*Xác cá trong chậu tai ương: chịu đựng thảm hoạ tai ương mà chẳng có ý nghĩa gì.

Vào thời Xuân Thu, một người đời Tống có vô số đồ trang sức. Sau đó, hắn bị xử tội phải về quê, trước khi bỏ đi hắn ném hết đồ ngọc, đồ trang sức của mình xuống bể. Vua Tống nghe chuyện này rất thèm muốn châu báu nên đã rút nước trong bể, đem phơi khô vẫn không lấy được châu báu, ngược lại còn làm cho cá trong bể bị chết một cách vô tội..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.