Vậy mà lại không được khiêu vũ
Ngày hôm nay không có tuyết rơi, thậm chí ánh mắt trời lại còn kéo dài rất lâu, phảng phất ngay cả trời cao cũng đang chờ mong Khương quốc hiến tế.
Khương Trạch thân mặc tế phục đứng thẳng trên đài cao hình tròn bên ngoài đô thành, Khương Tố ở dưới tế đàn hơi ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy dưới ánh sáng ban ngày rực rỡ, bóng lưng của hài tử nhà mình thật thon dài, thật tuấn tú, đúng là tốt đẹp đến không thể hình dung.
Hắn liền hơi cong lên khóe miệng để lộ nụ cười.
Quá trình tế thiên có rất nhiều cấp bậc nghi lễ, đầu tiên Khương Trạch phải đọc to một bản văn tế thật dài, sau đó lễ nhạc nổi lên, tiếp theo là thiêu đốt tế phẩm.
Có hơn mười người cầm theo từng mâm tế phẩm bước lên đài, ở phía đông nam đàn tế đã được chuẩn bị một đống củi lớn, Khương Trạch giơ cao ngọn đuốc tiến gần đến đống củi cao gấp đôi bản thân kia.
Thế nhưng động tác của y đột nhiên dừng lại.
Khương Trạch lập tức cong người về phía sau!
Một mũi tên nhọn mang theo thanh âm xé gió, khí thế mãnh liệt xẹt ngang qua trán của y, không đợi Khương Trạch kịp đứng thẳng người dậy, từ trong đống củi liền phát ra tiếng động thật lớn, một bóng người nhảy ra huơ kiếm đâm thẳng vào ***g ngực của y.
Khương Trạch quyết đoán dùng cây đuốc trên tay ngăn trở, chỉ nghe “Xoẹt” một tiếng, lưỡi kiếm sắc nhọn hiển nhiên đã xuyên thủng phần cán gỗ của cây đuốc, đồng thời tiếp tục hướng thẳng về phía ngực của y! Khương Trạch không những không lùi lại mà còn tiến tới, mạnh mẽ dùng cán đuốc đánh thẳng vào chuôi kiếm, gian nan cản trở thế đâm ào ạt kia.
Đợi đến khi có thể ngồi dậy, Khương Trạch lập tức quăng cây đuốc đã bị chém làm hai về phía thích khách, người nọ dễ dàng dùng kiếm gạt đi. Thế nhưng có lẽ xiêm y của thích khách đã bị dính dầu đốt, có một phần nhỏ đã bắt đầu bắt lửa, chỉ là gã không để ý đến những biến cố nhỏ này mà tiếp tục đâm ra một kiếm
Bất chợt gã liền đối mặt với một đôi mắt âm lãnh vừa quen thuộc vừa xa lạ, đồng tử chợt co rụt lại, khí thế cũng theo đó đột nhiên biến đồi.
Khương Trạch dùng tốc độ không thể tưởng tượng nghiêng người né tránh, tay phải nắm chặt cánh tay cầm kiếm của thích khách, tay còn lại nhanh như thiểm điện đánh chính xác vào cổ đối phương. Chỉ nghe một tiếng răng rắc, trong chớp mắt thích khách cả người cứng đờ, Khương Trạch thuận thế bẻ gãy cánh tay gã, lại trở tay dùng đoản kiếm của đối phương hung hăng xuyên thẳng vào tim chủ nhân của nó.
Trước ngực thích khách nhiều ra một lưỡi huyết kiếm, hai mắt trừng trừng mở to, cuối cùng chậm rãi ngã vật ra đất!
Từ lúc thích khách xuất hiện đến khi Khương Trạch phản kích giết gã, toàn bộ quá trình bất quá chỉ là vài cái nháy mắt, nhanh đến mức các quan văn chỉ kịp thét lên vài tiếng chói tai “Có thích khách” “Bảo hộ bệ hạ”, mà võ tướng cùng Đình úy cũng chỉ vừa kịp xông lên tế đàn thì lần ám sát này đã yên lặng kết thúc.
Người có động tác nhanh nhất tự nhiên là Khương Tố.
Khương Tố so với mọi người thì ở gần Khương Trạch nhất, đợi đến lúc thích khách vong mạng thì đã đứng bên cạnh y, hắn cũng không đi nhìn thích khách mà là kinh hoảng hớt hãi cầm lấy cổ tay Khương Trạch, kiểm tra từ trên xuống dưới một phen. Đến khi hoàn toàn xác nhận đối phương không bị tổn hại mới đem trái tim vừa rồi đã nhảy lên cổ họng của mình đặt về vị trí cũ.
Sau đó Khương Tố mới đưa mắt đặt lên thi thể của thích khách.
Có một tên Đình úy đã chạy đến lột khăn che mặt của thích khách xuống, để lộ ra khuôn mặt hết sức bình thường bên dưới.
Chỉ là Khương Trạch nhận ra kẻ này.
Thích khách tên gọi Niếp Hành, nguyên bản là một tên đồ tể, đời trước Cơ Minh vì muốn ám sát thái tử Ngọc, cũng không biết thông qua loại phương pháp nào tìm được tên thích khách trà trộn trong dân gian này. Không lâu sau, thái tử Ngọc vì muốn tranh thủ nhân tâm mà đi thăm một thuộc hạ đang bị trọng bệnh, đến khi ngang qua một nơi yên lặng liền thấy một vị lão nhân bị mấy tên hán tử đánh chửi lăng nhục, trong lòng có chút không nỡ nhìn liền bước xuống nâng lão nhân dậy, không ngờ bị một kiếm xuyên ngực, lập tức mất mạng.
Tùy tùng bên cạnh cho đến tận khi thái tử Ngọc tắt thở mới kịp phản ứng, song lúc đó Niếp Hành đã thuận lợi chạy trốn, thậm chí trong suốt hai năm sau đó Tùy quốc cũng không ai có thể tróc nã gã về quy án.
Mười bước giết một người, ngàn dặm chẳng cần đi1. Niếp Hành chính là một người như vậy.
Niếp Hành cứ thế tiêu thất hồi lâu, đến khi xuất hiện lần nữa cũng là lúc nhận mệnh Sở đế Mị Cận đếm ám sát Khương Trạch vừa mới đánh hạ Tùy quốc.
Lúc đó Khương Trạch vừa mới hậu táng Trương Di, nghe nói có người nhặt được đồ vật trong núi tựa hồ là di vật của Khương Tố thì không kịp điều tra ma trực tiếp triệu kiến, sau đó liền nghênh đón một hồi ám sát.
Đáng tiếc Khương Trạch không chết.
Cũng tựa như hôm nay vậy, Khương Trạch bóp lấy yết hầu của Niếp Hành, đem đoản kiếm trong tay đâm vào ***g ngực của gã, sau đó lại đem thi thể của người nọ treo trên tường thành phơi suốt ba ngày ba đêm để răn đe.
Khương Trạch thống hận Niếp Hành cũng không ít hơn Cơ Minh chút nào. Bởi vì y một mực hoài nghi, Khương Tố rất có thể cũng là do Niếp Hành ám sát.
Căn cứ lời kể năm đó của Trương Di, sau khi Khương Tố lĩnh binh đẩy lui Cơ Minh, lại cũng vì vậy mà ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh mà trong lòng hối hận, quyết tâm buông tha kế hoạch mưu phản, muốn hồi triều nhận tội với Khương Trạch. Lúc đó Khương Tố đã đem một nửa binh phù trao cho đại trướng dưới trướng, phòng khi Cơ Minh quay lại trong quân không người có thể điều động quân đội chống đỡ, bên người chỉ dẫn theo mười gã trung bộc giục ngựa chạy đi.
Đoàn người trèo non lội suối, trong cơn mệt nhọc liền nghỉ lại tại nhà một thợ săn trong núi, đêm đó bọn họ ăn lương khô mang theo nhưng lại uống nước mà hộ săn mang đến, sau đó liền phát hiện bản thân có dấu hiệu trúng phải mê dược. Khương Tố tự biết trúng kế hốt hoảng chạy ra, cuối cùng đoàn người bị vây khốn trên vách núi, sau đó Khương Tố bỏ mình, mà Trương Di lại mang theo di ngôn của chủ nhân nhảy xuống vách núi, lay lắt hơi tàn hoàn thành ký thác cuối cùng đó.
Tròn hai mươi mốt năm.
Suốt hai mươi một năm này, Khương Trạch vẫn thường xuyên nhớ đến đoạn hồi ức Trương Di miêu tả, phỏng đoán tình huống lúc đó, thậm chí còn đích thân đi lại đoạn đường lúc đó Khương Tố đã đi, tìm lại gian nhà gỗ bọn họ từng ghé lại, cả người phảng phất như lạc vào một cảnh giới kỳ lạ mà không ngừng tái hiện lại tràng cảnh bọn họ gặp phải.
Bởi vì đoạn cố sự này thực sự có quá nhiều điểm đáng ngờ.
Đầu tiên, Khương Tố vì sao phải cố ý nhanh chóng trở về mà không đợi đến khi khải hoàn hồi triều mới nhận tội với y? Thứ hai, cho dù thật sự Khương Tố muốn trở về nhận tội thì vì sao lại vội vàng như vậy, thậm chí phải ngày đêm kiên trình đến mức mệt mỏi không chịu được, phải nghỉ lại tại hộ săn trong núi? Thứ ba, nửa mảnh hổ phù còn lại trên người Khương Tố không cánh mà bay, đồng thời sau đó cũng không còn xuất hiện? Thứ tư, thợ săn năm đó có phải do Niếp Hành giả trang hay không? Những người vây giết Khương Tố là ai? Chủ mưu là người phương nào?
Những câu hỏi này đều đã bị mai táng trong vô số máu tươi và thi thể, cho dù y đã sống lại lần nữa cũng có thể vì mọi việc đã thay đổi mà không bao giờ có thể lần nữa tìm ra manh mối.
Khương Trạch chậm rãi phục hồi tinh thần lại.
Y gắt gao nắm lấy bàn tay của Khương Tố.
Y nắm thật chặt, thật chặt, thậm chí còn có một chút run rẩy, đến khi Khương Tố có chút chần chờ không biết có nên ôm y vào ngực an ủi hay không thì Khương Trạch đã buông tay, lợi dụng ống tay áo rũ dài che đậy hai bàn tay tương hợp, mười ngón giao triền.
Khương Tố không khỏi giật mình.
Có lẽ lúc nãy không chút che giấu thực lực xuất thủ đánh chết Niếp Hành, hiện tại cả người Khương Trạch khí thế đã đạt đến đỉnh phong. Hiện tại văn võ bá quan đều đã tập trung lại, tam công2 không ngừng hỏi han an nguy của y, lại muốn thỉnh ý chỉ phải xử lý những việc tiếp theo thế nào, xung quanh không ngừng vang lên tiếng người xì xào. Trong lúc này, Khương Trạch không hề thu liễm một tia khí thế nào, chỉ lẳng lặng ngưng mắt nhìn quanh một vòng.
Ánh mắt của y phá lệ lãnh tĩnh, chỉ một ánh mắt này đã đủ khiến cho bách quan ngậm miệng.
Thiếu niên mười tám tuổi vốn đang bị vây trong thời kỳ vỡ giọng, y ở trước mặt Khương Tố vẫn luôn tận hết khả năng khiến thanh âm trở nên trong trẻo dễ nghe, hôm nay rốt cuộc cũng buông lỏng ngụy trang, dùng thần vận trảm đinh chặt sắt từ kiếp trước, trầm thấp phun ra một chữ: “Tra.”
Kiếp trước ở thời điểm này tao ngộ ám sát là thái tử Ngọc của Tùy quốc, kiếp này Niếp Hành lại xuất hiện ở đây, là ai phái gã đến ám sát y?
Tôn Thái Thường cả người run rẩy, dùng thanh âm rụt rè cẩn thận hỏi Khương Trạch: “…Nghi lễ tế thiên lần này… bệ hạ có muốn tiếp tục hay không…”
“Tiếp tục.”
Tuy rằng tế lễ vẫn tiếp tục cử hành, thế nhưng tâm tình của mọi người cũng đã hoàn toàn thay đổi, rất sợ lại xuất hiện thêm một tên thích khách nhảy ra ám sát đế vương. Cũng từ thời điểm đó về sau, toàn bộ quá trình Khương Trạch đều nắm chặt tay Khương Tố, cùng hắn sóng vai đứng trên tế đàn chủ trì đại điển, đồng thời hủy bỏ quá trình cùng những tế tự khác nhảy điệu《Vân môn 》. Tôn Thái Thường nghe vậy cũng chỉ phát ra vài câu kháng nghị yếu ớt, ngay khi ánh mắt băng lãnh của đế vương quét qua thì ngoan ngoãn câm miệng.
Tất cả mọi người đều phát hiện dường như Khương Trạch đã có gì đó không giống trước đây.
—— chí ít so với những biểu hiện trên triều đình thì độ hung tàn đã đề cao không chỉ một chút.
Đống củi lúc nãy đã bị phá tan, rơi rải rác khắp nơi trên tế đàn, đám người hầu liền nơm nớp run rẫy mang củi lửa dự bị tiến lên. Khương Trạch tiếp nhận cây đuốc xong lại phái người đi lấy thêm một cây, cùng Khương Tố đồng thời châm lửa.
Đây cũng là việc từ trước đến nay Khương Tố vẫn luôn muốn làm.
Thế nhưng khi chân chính đứng ở vị trí này, thực hiện những động tác đó, Khương Tố nhất thời chỉ cảm thấy ngổn ngang trăm mối.
Hắn nhớ lại Khương Trạch đã từng nói “Đệ sẽ trả ngôi vị hoàng đế này cho ca ca “, lúc đó hắn chỉ cười nhạt, bởi vì những lời này đối với hắn tại thời điểm đó chẳng khác gì mỉa mai châm chọc.
Trong lúc đó, giữa hai người bọn họ, cho dù hắn sủng ái Khương Trạch đến không gì sánh được, cho dù hắn vô số lần nhân nhượng Khương Trạch thì từ nhỏ đến lớn người chiếm lấy địa vị chủ đạo cũng là hắn. Hắn yêu cầu Khương Trạch đọc sách, Khương Trạch liền cùng hắn đọc sách, hắn yêu cầu Khương Trạch tập võ Khương Trạch liền cùng hắn tập võ; hắn yêu cầu Khương Trạch hiểu chuyện nghe lời, Khương Trạch liền mười phần vâng lời của hắn…
Vô luận hắn yêu cầu Khương Trạch làm gì, Khương Trạch đều mỉm cười đáp ứng, vì vậy thời gian trôi qua, hắn liền cảm thấy tất cả đều là đương nhiên. Khương Trạch đương nhiên thuộc về hắn, cho dù y sẽ trưởng thành, sẽ thú thê sinh tử.
Chỉ là Khương Trạch không những đã trưởng thành.
Y còn là đế vương một nước.
Khương Tố hầu như không thể chịu đựng được sự chuyển biến địa vị giữa bọn họ, cái cảm giác vô lực không thể nắm được quyền khống chế trong tay hắn chỉ trải qua một lần khi mẫu phi qua đời, một lần lúc mất đi đế vị, hắn hoàn toàn không muốn lại trải qua thêm lần nữa.
Vì thế hắn lựa chọn mưu phản.
Chỉ là Khương Trạch lại không giống hắn.
Y chỉ cố chấp đem tất cả mọi thứ trả lại cho hắn, thành thật thu liễm phong mang, không thèm quản lý triều chính, mặc cho bách quan trước mặt khuyên nhủ hay thở dài sau lưng vẫn biểu hiện một mặt tài trí tầm thường. Y đem tất cả cơ hội có thể lưu danh thiên cổ giao lại cho hắn làm, đợi đến khi bách quan cho rằng y cần thoái vị nhượng hiền, y liền thuận thế đem ngôi vị hoàng đế trao trả cho mình.
Chỉ đến khi lần nữa bị tử vong uy hiếp, Khương Trạch mới triệt để bộc lộ sự xuất chúng của mình.
Đây là khí thế mạnh mẽ, khiến người muốn quỳ bái đến cỡ nào!
Hắn… mặc cảm.
**********************
Tác giả nói ra suy nghĩ của mình: Các người cho rằng ta sẽ thật sự viết đệ đệ khiêu vũ trước mặt mọi người sao, các ngươi còn quá ngây thơ nha =w=
Thuận tiện cũng phải nói, ta rất thích viết về đời trước của bọn họ nha, một người hoàn toàn tỉnh ngộ lại tuổi trẻ qua đời, một người điên cuồng đến già chỉ còn lại tương tư. Thật rất có cảm giác mà.
———————————-
1/ Mười bước giết một người, ngàn dặm chẳng cần đi: Đây là bản dịch một câu thơ trong bài Hiệp khách hành của Lý Bạch
Triệu khách mạn hồ anh,
Ngô câu sương tuyết minh.
Ngân an chiếu bạch mã,
Táp đạp như lưu tinh.
Thập bộ sát nhất nhân,
Thiên lý bất lưu hành.
Sự liễu phất y khứ,
Thâm tàng thân dữ danh.
Nhàn quá Tín Lăng ẩm,
Thoát kiếm tất tiền hoành.
Tương chích đạm Chu Hợi,
Trì thương khuyến Hầu Doanh.
Tam bôi thổ nhiên nặc,
Ngũ nhạc đảo vi khinh.
Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu,
Ý khí tố nghê sinh.
Cứu Triệu huy kim chuỳ,
Hàm Đan tiên chấn kinh.
Thiên thu nhị tráng sĩ,
Huyên hách Đại Lương thành.
Túng tử hiệp cốt hương,
Bất tàm thế thượng anh.
Thuỳ năng thư các hạ,
Bạch thủ “Thái huyền kinh”.
Dịch Thơ thầy Trần Trọng San
Khách nước Triệu phất phơ giải mũ
Kiếm Ngô Câu rực rỡ tuyết sương
Ngân yên bạch mã huy hoàng
Vó câu vun vút như ngàn sao bay
Cách mười bước giết người chẳng trật
Ngàn dặm xa vùng vẫy mà chi?
Việc xong rũ áo ra đi
Ẩn thân rừng núi kể gì tiếng tăm
Rảnh lại nhớ Tín Lăng tìm đến
Gươm gác đùi chuốc chén đầy vơi
Này nem này rượu khuyên mời
Bên thời Chu Hợi bên thời Hầu Doanh
Ba chén cạn, thân mình xá kể?
Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng!
Mắt hoa mặt đã nóng bừng
Khí hùng bay bổng lên từng mây xanh
Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái
Thành Hàm Đan run rẩy kinh hoàng
Nghìn thu tráng sĩ hai chàng
Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương
Người dù thác xương còn thơm ngát
Chẳng hổ ngươi đáng mặt anh hào!
Kìa ai ẩn náu lên lầu
Chép kinh đến thủa bạc đầu chưa xong?
2/ Tam công: Ba chức quan cao nhất trong triều đình. Chiêu minh vương giảng rằng: “Trong Thiên văn, Tam công là tên sao. Tấu Thư, Thiên Văn Chí chép rằng: Ba sao Tiêu Nam trong chòm sao Bắc Ðẩu, sao Khôi đệ nhất, phía Tây ba sao nữa, đều gọi là Tam công. Trên trời, các sao này chủ về dụng đức cải hóa thế gian, hòa hợp chính sự, dung hòa Âm-Dương. Lại nói: Ðông Bắc 3 sao gọi là Tam công, chủ những đại thần ngồi ở Triều đình.
Tam công có xuất xứ từ nhà Chu, gồm ba chức quan là thái sư (太師), thái phó (太傅), thái bảo (太保). Bắc Nguỵ gọi là tam sư.
Đến thời tiền Hán (Tây Hán), tam công bao gồm thừa tướng (sau đổi thành đại tư đồ) quản lý về hành chính, thái úy (太尉) (sau đổi thành đại tư mã) quản lý về quân sự, và ngự sử đại phu (御史大夫) (sau đổi thành đại tư không) phụ trách giám sát.
Thời hậu Hán (Đông Hán) các chức danh này được đổi tên thành tư đồ (司徒), tư mã (司馬), tư không (司空), nên còn được gọi là tam tư. Lương bổng của Tam công thời Hán là một vạn thạch[1] (có lẽ là thạch lúa mì, vì thời đó gạo chưa phổ biến ở vùng phía Bắc sông Dương Tử, trung tâm của nhà Hán).
Về sau, với sự hình thành của lục bộ (binh, hình, hộ, lại, lễ, công) thì tam công dần trở thành các chức danh danh dự, mang màu sắc là các cố vấn cao cấp của triều đình. – Ðại Tư Mã: Chức quan tổng chỉ huy binh mã. – Ðại Tư Ðồ: Chức quan coi về lễ giáo học hành. – Ðại Tư Không: Chức quan coi về việc đất cát dân chúng.
đơn giản là lười Xem các bài viết của ổ mèo lười