Dị Năng Trọng Sinh: Thiếu Nữ Bói Toán Thiên Tài

Chương 2: Bị Đập Trúng Đầu (1)



Sau khi khỏi bệnh, bà nội dẫn cô đến đạo quán trên núi để tạ ơn Bồ Tát.

Kiếp trước, cô đã không đi.

Còn giờ, cô muốn kiếp này phải khác với kiếp trước nên liền đi theo bà.

Đạo quán trên núi đó vẫn giữ nguyên dáng vẻ mà cô nhìn thấy lúc lên ba. Đó là một đạo quán cũ kỹ, các bức tường xung quanh vẫn còn lưu lại những dòng chữ màu đỏ của cái thời xóa bỏ sự mê tín của chế độ phong kiến trước đây, các dòng chữ đó là các câu khẩu hiệu đại khái ghi là lãnh đạo xxx muôn năm.

Tuy nhiên, không khí và môi trường xung quanh đạo quán lại rất trong lành.

Đạo quán được bao bọc bởi những hàng cây tùng, cây bách lâu năm. Không biết chúng đã được trồng từ khi nào nhưng cây nào cây nấy cũng cành lá xanh um, chim hót líu lo suốt ngày. Không khí trong lành khiến lòng người cũng nhẹ nhõm và thoải mái hẳn.

Sau khi vào đạo quán, bà nội liền thành khẩn khấn vái.

Còn cô, Dương Tử Mi năm tuổi thì hiếu kỳ quan sát xung quanh, sau đó phát hiện tuy là một đạo quán cũ nhưng các vách tường bên trong lại được vẽ, chạm trổ vô cùng tinh xảo. Các bức tranh trên tường màu sắc hài hòa, nét vẽ, chạm trổ đều rất khéo léo, nếu như không bị các khẩu hiệu bài xích mê tín kia làm cho xấu đi thì có thể nói chúng xứng đáng là một di sản văn hóa.

Cô vẫn nhớ, đạo quán này không biết vì lý do gì mà lại bị hỏa hoạn vào năm cô sáu tuổi. Lúc đó, cháy lớn đến nỗi cả một vùng trời sáng rực cả lên, mọi người trong thôn đều vô cùng hoảng sợ. Hơn nữa, cô còn nghe nói vị đạo trưởng duy nhất trong đạo quán này cũng mất mạng trong trận hỏa hoạn đó.

Nghĩ đến đây, ánh mắt cô bỗng dừng lại ở chỗ của vị đạo trưởng đang cùng bà nội cô sắp lễ vật lên bàn cúng.

Vị đạo trưởng mặc một đạo bào vá chằng vá chịt, đầu búi tóc đạo sĩ, râu và tóc bạc phơ phơ, ngay cả một sợi tóc đen cũng không thấy. Tuy tóc đều đã bạc hết nhưng mặt ông lại hồng hào trơn láng chứ không nhiều nếp nhăn như bà nội, ánh mắt thì sáng long lanh chứ cũng không đục đục như mắt bà nội. Vì thế mà cô không tài nào đoán ra được ông ấy bao nhiêu tuổi, cô chỉ cảm thấy ông quả nhiên là một vị đạo sĩ có khí khái của các vị tiên nhân.

Vị đạo sĩ như thần tiên kia cũng bị chết cháy sao?

Nghĩ đến đây, cô bất giác cảm thấy sao mà thê lương, u ám quá.

Trước đây, cô thường gặp rất nhiều người thích hỏi về vận số, tương lai của mình khi cô chưa trở thành thầy bói chuyên lừa gạt người khác.

Giờ cô phát hiện, nếu có người biết trước được tương lai nhưng lại không thể thay đổi vận số thì quả là một chuyện vô cùng đau khổ.

- Con mau đến tạ ơn Bồ Tát đi, tạ ơn người đã phù hộ con tai qua nạn khỏi.

Bà nội thấy cô tâm hồn đang treo ngược cành cây thì lên tiếng nhắc nhở.

Cô bước đến bên bà.

Vị đạo sĩ nhìn cô, vẻ mặt vốn rất điềm tĩnh của ông đột nhiên trở nên kinh ngạc lạ thường, ông nhìn cô một hồi lâu.

Bị nhìn như vậy, Dương Tử Mi cảm thấy dường như là bị nhìn thấu hết nội tâm của mình vậy nên liền cụp mắt xuống, tránh ánh mắt của vị đạo sĩ kia.

.........

Bà nội bắt cô quỳ gối và khấu đầu trước mặt Bồ Tát.

Dương Tử Mi quỳ xuống bồ đoàn, tuy cả đời cô không tin vào thánh thần gì cả nhưng lúc này đây, cô lại vô cùng thành khẩn.

Cô muốn cầu xin Bồ Tát phù hộ cho gia đình cô được khỏe mạnh, bình an, phù hộ cô kiếp này đừng trở thành cô nhi, không nơi nương tựa, phù hộ cô kiếp này có được vận số tốt chứ không bi thương, đau khổ như kiếp trước.

Cô vừa khấn vái vừa cúi đầu hành lễ vô cùng thành khẩn.

Sau khi khấu đầu ba cái xong, lúc ngẩng mặt lên nhìn Bồ Tát thì Ngọc Tịnh Bình trên tay bức tượng Bồ Tát kia đột nhiên rơi xuống, trúng ngay vào trán cô…

Ôi!

Một cú đập mạnh vào trán khiến cô choáng váng bất tỉnh, ngã lăn quay ra đất.

..........

Lúc tỉnh lại, cô phát hiện mình đang nằm trên một chiếc giường xa lạ, vật dụng trên giường cũng hết sức bình dị, đơn giản, trên tường nơi cô nằm có một bức tranh đã cũ, kế bên còn có một kệ sách to, trên kệ là vô số các quyển sách cũ.

(Ngoài lề: Tại sao trong đạo quán lại có Quan Âm?)

Quan Âm là một vị Bồ Tát được thờ phụng trong rất nhiều cung quán của Đạo giáo. Quan Âm thường được gọi là Từ Hàng Đại Sĩ hoặc Từ Hàng Chân Nhân trong các đạo quán này. Đạo giáo thậm chí còn có một câu chuyện như sau: Quan Âm Bồ Tát vốn là một trong mười hai đệ tử của Thiên Tôn khởi đạo. Sau vì Phật Tổ Như Lai ở Tây Phương thấy Quan Âm cùng Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn và Phổ Hiền Tôn Giả có duyên với Phật nên đã dẫn họ đến thế giới Tây Phương của mình. Tuy câu chuyện này có chút gượng ép nhưng lại rất giống với chuyện Lão Tử sau khi xuất quan đã cưỡi Thanh Ngưu đến Thiên Trúc để tiếp tục truyền đạo của Đạo giáo. Trí tưởng tượng của các đạo sĩ còn cần phải được bồi dưỡng thêm. Quan Âm Bồ Tát là hóa thân của Từ Hàng, Từ Hàng chính là Quan Âm, Đạo giáo gọi là Từ Hàng, Phật giáo gọi là Quan Âm thế nên Quan Âm là Bồ Tát trong Phật giáo và cũng là thần tiên trong Đạo giáo. Quan Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo được Đạo giáo gọi là Từ Hàng Chân Nhân. Từ Hàng Chân Nhân (Quan Thế Âm) được người người trên thế giới tôn kính dù là có hay không có đạo. Vì thế có thể nói, Quan Thế Âm là một vị Bồ Tát, một vị thần linh vượt qua ranh giới của tôn giáo. Trước nay, trong các Tiên Hạc Quán đều có Quan Âm Điện chuyên thờ cúng Quan Âm Đại Sĩ, mà Đạo giáo thường gọi là Từ Hàng Chân Nhân.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.