Diary In Grey Tower

Chương 22



Tôi tin rằng điều lớn lao nhất mình có thể cống hiến cho trang trại Plymton lúc này là cố gắng thúc đẩy việc phát minh máy giải mã.

Khoa học vô biên giới, toán học gia cũng không thể phân biệt rạch ròi thứ bậc. Mỗi con người ở Plymton đều từng là thiên tài số học hay một ngành học độc đáo nào đó. Hầu hết họ còn rất trẻ, đều được Andemund tuyển chọn thẳng từ trường đại học hoặc các cơ quan nghiên cứu, ai nấy đều tràn trề nhựa sống và chí phấn đấu. Bảo rằng “từng là”, ấy là vì tất cả bọn họ đều đã từ bỏ ngành học buổi đầu để dấn thân vào mật mã học.

Có bữa tôi ngồi chơi đố bài toán chó chạy với hai đồng sự ở văn phòng số 1, một trong số họ là giáo sư tiếng Pháp của Oxford, kiêm nhà nghiên cứu số học nghiệp dư.

Đề bài ấy thì rất kinh điển, hai người tiến về phía nhau, một con chó chạy đi chạy lại giữa họ, hỏi đến khi hai người gặp nhau con chó đã chạy được quãng đường bao xa. Người biết mẹo chỉ cần tính thời gian từ lúc xuất phát đến lúc họ gặp nhau nhân với tốc độ chạy của con chó là ra đáp án.

Ngài giáo sư tiếng Pháp nọ cũng cho tôi câu trả lời chính xác.

Tôi liền hỏi giỡn: “Anh biết mẹo giải há?”

Anh ta rất kinh ngạc hỏi lại: “Có mẹo sao? Tôi chỉ tính quãng đường con chó chạy mỗi lần rồi bội số chúng lên thôi.”

Ra đó là văn phòng số 1.

Văn phòng số 1 nằm tại một góc hẻo lánh của trang trại Plymton, là một khối kiến trúc Tudor sừng sững cô quạnh giữa ánh nắng mùa đông. Bản tính trầm lặng của Andemund khiến cả gác đỏ và nơi này đều có vẻ thật bí ẩn. Tôi đã đứng tỉ mỉ săm soi tấm biển bằng đồng trước cửa rất lâu rồi mới bước chân vào phòng khách lầu một.

Sàn nhà ốp gỗ được lau sạch bóng, tiếng vang trống rỗng nảy lên dưới mỗi gót giày nện xuống.

Tầng hai chỉ sử dụng một phòng họp, ba phòng làm việc lớn, số phòng còn lại đều bị khóa cửa. Căn phòng trong cùng cạnh cánh cửa dẫn ra ban công được gắn một tấn biển bằng đồng đề tên “Andemund Garcia”, tôi đoán là phòng làm việc riêng của ảnh ở đây.

Tôi được phân đến phòng giữa trong ba phòng làm việc, phòng lúc này đang có bảy, tám người, ai cũng có vẻ bận tối mắt. Chỗ ngồi của tôi cạnh cửa sổ, giấy tờ và vật dụng cá nhân đều đã được xếp sẵn trên bàn.

Không kể Andemund, văn phòng số 1 tổng cộng có khoảng hai chục chuyên gia mật mã. Họ hợp thành những nhóm nhỏ hai hoặc bốn người để làm việc hằng ngày. Khi điện tín mã hóa bởi “Mê” được gửi đến, người thì phụ trách tìm khóa mã, người thì lo mò phương pháp sắp xếp bảng chữ. Đang vừa vặn đủ mười người, tôi đến lại hóa ra bị thừa, nhất thời chẳng biết phải làm sao.

“Xin hỏi, trước đây Lindon hợp tác với ai vậy? Có lẽ tôi sẽ bổ khuyết được vị trí của cậu ấy.”

Người được tôi hỏi là một thanh niên tóc đen đương bê tài liệu đã giải mã xếp vào tủ hồ sơ.

Cậu ta trả lời một cách cứng nhắc: “Cậu ta hợp tác với ngài Garcia.”

Lúc này có người ngẩng lên nhìn về phía bọn tôi: “George, có người mới à? Nghe nói Alan Castor sắp đến đấy, chính là anh chàng giải ‘Mê’ đó.”

Cậu chàng tóc đen lập tức ngẩng lên: “Cậu tên là gì?”

“Alan Castor. Cậu ấy là con trai phu nhân Castor, từ hôm nay sẽ làm việc tại văn phòng số 1.” có người nhẹ nhàng đẩy cửa bước vào, cả phòng thoáng chốc im lìm. Tôi quay lại, thấy Andemund xuất hiện với túi hồ sơ trong tay.

Andemund luôn có thể tạo cảm giác yên bình cho người khác. Hình như chỉ cần anh ấy đứng đó, chẳng cần làm gì cả, âm thanh xung quanh tự chúng vẫn tiêu biến mất, và những vẩn bụi li ti trong không khí cũng sẽ mơ hồ ẩn mình vào ánh dương.

“Alan sẽ cộng tác với tôi.” anh ấy ngừng lại một chút: “Nghiên cứu máy giải mã ‘Mê’.”

“Cần tài liệu gì cứ sang phòng tôi, Alan.”

Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt sau buổi tối hôm đó. Tim tôi đập thình thình dưới vải áo, Andemund thì vẫn tuyền một bộ dạng bình tĩnh đến dửng dưng. Anh ấy liếc nhìn tôi, cặp mắt híp lại, rồi ảnh chìa tay cho tôi: “Rất mừng vì cậu đã khỏi bệnh.”

Andemund rất ít khi đến phòng 1, hầu hết thời gian anh ấy đều ở gác đỏ. Tôi nghiên cứu cỗ máy giải mã lắp dang dở của ảnh rồi đối chiếu ngược lại với bản vẽ Raphael đưa cho tôi. Phương pháp của Andemund rất ngắn gọn, anh ấy cố gắng cải tiến cách nối mạch máy mã hóa “Mê”, rồi từ đó quay ngược lại tìm cách thiết kế máy giải mã tốc độ cao dựa trên phản xạ mã khóa.

Raphael thì khác, bản thiết kế cậu ta cho tôi vẽ chi chít những mạch điện rối rắm phức tạp.

Tôi ngồi nghiền ngẫm bản vẽ máy giải mã dưới ánh đèn lờ mờ, cậu ta thì quen thói ngồi trên bậu cửa sổ ngập tràn ánh nắng của văn phòng số 7, một chân co trên bậu cửa, kiên nhẫn đợi tôi xem xong.

“Thứ này mà chế tạo được thì chấn động thế giới đây.”

“Đó mới là ý tưởng của tôi thôi, đã hoàn thiện đâu.”

Lần đầu tiên tôi thấy thứ gì thế này. Cậu ta thiết kế rất nhiều ống chân không trong máy giải mã, rồi phán đoán dựa trên băng giấy đục lỗ của máy chữ để tìm ra thuật toán logic.

“Sao cậu lại ở phòng 7 vậy?” tôi hỏi.

Raphael hơi giật mình.

“Bằng vào khả năng của cậu, cậu không nên chỉ ở phòng số 7.”

Tôi giũ giũ bản vẽ trên tay.

Cậu ta bật cười tự giễu, mặt lạnh như đá: “Mẹ tôi là người Ba Lan, bà ngoại là người Do Thái, tôi có một nửa dòng máu ngoại quốc.”

“Thế thật không công bằng! Nước Anh đâu phải Quốc xã, huyết thống là cái thá gì!”

“Alan, lâu lắm cậu không bước chân ra khỏi trang trại Plymton đúng không? Giờ này ngày nào quân áo đen cũng gây chuyện trên phố… chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Quốc xã đã tràn lan khắp nước Anh rồi… huống gì chỗ này là cục tình báo.”

“Tôi biết, trên báo có mà. Họ đòi đàm phán với Đệ tam đế quốc chứ gì.” tôi mệt mỏi nói: “Nhưng họ chỉ là thiểu số thôi.”

Để chế tạo một cỗ máy cỡ này cần ít nhất một trăm nghìn bảng, mà chẳng ai đảm bảo sẽ không có sai sót. Raphael có tư duy toán học thiên phú, cậu ta vạch ra một phương pháp giải mã cực kỳ tinh vi và phức tạp, nhưng nó hoàn toàn không thực tế. Rất may là máy giải mã “Mê” không rắc rối đến mức ấy, bởi vì không lâu sau đó tôi đã nghĩ ra một cách giản tiện hơn nhiều.

Thời gian nghiên cứu máy giải mã khi ấy thực sự rất yên ả. Sự yên ả duy trì được khoảng ba, bốn tháng.

Tuyết đọng trên đường phố London tan dần, vòm trời lại một lần nữa trở nên cao vời vợi. Mùa hoa uất kim hương tỏa hương trong khu vườn nhỏ của các biệt thự riêng bên bờ sông Thames đã đến, người đến quán bar uống bia đen lúc rảnh rỗi tăng dần. Tôi bắt đầu nhớ quận Cambridge, cây táo ngoài thư viện giờ này chắc cũng bắt đầu trổ bông rồi. Không biết thằng nhỏ hư đốn học toán có khá khẩm hơn chút nào hay không nữa.

Arnold thường đến thăm tôi. Trời nổi gió anh ta sẽ khoác thêm cho tôi một cái áo bên ngoài lớp sơ-mi phơ phất.

Phòng chật ních người, anh ta thì lì như da trâu, ngồi dựa mông vào cạnh bàn làm việc để tán tỉnh tôi, mặt tỉnh như không.

“Bé Alan này, đã suy nghĩ về tuần trăng mật ngắm hoa oải hương bên hồ tháng 8 của tụi mình chưa đấy?”

Lắm khi có mặt Andemund ở đó Arnold cũng chẳng buồn để mắt đến ảnh, cứ cười tít mắt ngả ngớn bên cạnh tôi.

Andemund cũng chưa bao giờ lệnh cho anh ta rời đi.

Anh ấy chỉ ngồi nán lại phòng 1, bàn công việc, đọc mật mã… cho đến khi Arnold ra về.

Không biết Andemund đang làm gì, chỉ là từ hôm đó rất hiếm khi tôi thấy Lena.

Chỉ duy nhất một lần tôi đến gác đỏ, cửa phòng làm việc của Andemund đang khép hờ. Tôi cầm bản kế hoạch đứng ngoài thì nghe thấy tiếng phụ nữ vọng ra.

Tiếp đó là giọng Andemund gằn mạnh, có vẻ không hài lòng: “Anh đã bảo em đừng đến.”

“Nhưng anh đang bị thương mà!”

Qua khe cửa tôi nhìn thấy anh ấy ngồi trên ghế dựa, cúc áo sơ-mi phanh hở để lộ cả khoảng ngực. Một vết thương kinh dị vắt chéo từ vai trái đến giữa ngực anh ấy, máu vẫn chảy không ngừng. Lena đang cầm thứ gì đó rịt vết thương, dưới sàn vương vãi đầy băng gạc sũng máu.

Andemund có vẻ rất đau đớn, mặt anh ấy đã trắng bệch.

Tôi do dự không biết có nên gọi bác sĩ hay không.

Đột nhiên Lena như nhận ra điều gì. Cô ta bật dậy bước lùi lại, hung dữ như một con mèo bị kích động, nhanh như chớp, cô ta xoay người, rút súng ra.

“Ai ở ngoài đó?!”

Tôi đành đẩy cửa ra, vừa giơ tay vừa đi vào: “Thưa cô, có cần tôi gọi bác sĩ không?”

Tôi hất cằm về phía Andemund: “Ngài ấy mất máu nhiều quá.”

Cặp mắt màu lam của Lena nheo lại đầy ngờ vực, khẩu súng vẫn chưa hạ xuống.

Giọng Andemund chợt vang lên, rất nhỏ, lần đầu tiên tôi nghe anh ấy nói yếu ớt như vậy: “Alan, gọi Peter giúp tôi. Lena, phiền em về đi… cảm ơn em.”

Tôi sang phòng bên gọi điện cho Peter, báo sơ lược tình hình. Lúc quay lại vị hôn thê của ảnh đã đi rồi. Còn một mình Andemund mệt mỏi ngồi trên ghế, mặt trắng bệch.

Tôi tiến tới cầm băng gạc rịt vết thương giúp anh ấy, hỏi: “Anh bị sao vậy?”

“Anh đi điều tra quân áo đen gây rối.” anh ấy đáp: “Bị chém trong lúc hỗn loạn.”

“Sao phải tự anh đi? Đặc vụ cấp dưới của anh đâu hết rồi?”

Andemund lắc đầu.

“Có những việc phải tận mắt chứng kiến mới được.”

“Anh chắc không cần gọi Arnold chứ?”

Andemund uể oải nhắm mắt lại.

“Không cần.”

Một lát sau, anh ấy lại nói: “Lena cũng là đặc vụ của cục tình báo, tiếng chân em lớn lắm. Cũng may vừa rồi em kịp mở cửa ra, nếu không cách cửa gỗ cô ấy cũng có thể bắn trúng em đó.”

“Đừng nói nữa.”

Đây là lần đầu tiên tôi thấy anh ấy bị thương. Trong ấn tượng của tôi Andemund vẫn rất kiên cường. Chưa bao giờ anh ấy bị kích động, luôn là cái vẻ lạnh lùng trầm tĩnh ấy. Kể cả khi anh ấy quật tôi xuống bàn ăn ở gác đỏ, tiến vào cơ thể tôi, anh ấy cũng chỉ lạnh lùng. Giờ thì vết thương đã khiến sức mạnh giữ cho lớp vỏ cứng rắn bao quanh anh ấy tan vỡ, đột nhiên tôi thấy thật thú vị, tôi cúi xuống, nâng cằm anh ấy lên.

“Tình yêu à, nếu giờ em banh chân anh ra thì sao nhỉ?”

Cặp mắt màu lục thẫm của anh ấy nheo lại một cách nguy hiểm.

“Em dám?”

Tôi nhét đống gạc vào tay phải anh ấy, bắt đầu cởi dây lưng anh ấy: “Tự giữ vết thương đi, mạnh tay vào, coi chừng máu không ngừng được đâu.”

“Alan, dừng lại.”

Tôi cười cười: “Em sẽ dịu dàng hơn anh nhiều. Ít nhất lát nữa anh sẽ không ngất trong bồn tắm đâu.”

“Em… ngất sao?”

Mặt Andemund càng trắng nhợt, máu hoen loang lổ từ cổ trở xuống. Tôi cúi xuống hôn lên gáy anh ấy, nếm được vị máu tươi nồng ngọt.

“Cưng à, giạng chân ra.”

Thực ra tôi cũng không định làm đến cùng, chỉ là muốn hạ nhục anh ấy, trả thù cho sự điên dại của anh ấy đêm đó. Tôi tùy tiện véo những nơi không bị thương trên người anh ấy, rồi vuốt ve nơi đó của ảnh. Andemund bức bối ngửa đầu lên.

Đến khi Peter gõ cửa tôi mới chịu buông tha.

Đột nhiên anh ấy chụp lấy tay tôi, ấn xuống đũng quần anh ấy.

Tôi kinh ngạc đến không thốt nên lời.

Anh ấy… chỉ có thế… mà đã cương.

Tiếng gõ của của Peter vẫn đều đặn vang lên, ba tiếng, ngừng một nhịp, lại ba tiếng.

Giọng Andemund khàn khàn vang lên: “Alan, em dám đi à.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.