Đã gần 2 tháng trôi qua. Cuộc sống lại quay về quỹ đạo cũ: thiết
triều mỗi sáng thứ 2, phê duyệt công văn hàng ngày, ăn tối với những vị
khách quốc tế, mỉm cưởi trước ống kính phóng viên, chịu đựng những chiếc đầm xùm xuề, … Dường như càng ngày lịch làm việc lại dày hơn. Tôi như
cục bột nhỏ liên tục bị nhồi nặng thành trăm thứ hình hài. Dần dần cũng
không còn cảm giác được chính mình, dường như tôi đang sống cuộc đời của một ai đó tên là Trường Thịnh Thiên Viễn Xuyên.
Từ sau vụ đảo chính của thái hậu, hệ thống quan lại cũng mất đi vài
vị trí. Những người theo phe thái hậu đều bị cắt chức hoặc giam lỏng
hoặc đưa đi cải tạo. Riêng thái hậu đã bị đày ra một tỉnh lẻ gần biên
giới, tạm thời cư ngụ trong một biệt thự lớn, lấy danh nghĩa là “tĩnh
tâm suy nghĩ về sai lầm của mình”. Ý kiến này là do Dĩ Linh đưa ra và
chú Lữ Công gật đầu tán thành. Cho dù bà ấy có phạm tội tày trời thì
cũng là một thành viên kì cựu trong hoàng tộc. Chúng tôi không thể tống
giam hay xử phạt như một thần dân. Làm như vậy chính là vạch áo cho
người xem lưng, sẽ mất hết thể diện của hoàng gia. Còn về phần Mỹ Thụy
vương phi, tôi cảm thấy bất lực và đau khổ vô cùng. Tôi đã tìm ra sự
thật nhưng vẫn không thể công bố nó với cả nước. Mẹ tôi là bị người ta
hãm hại, phải oan ức bỏ đi khỏi hoàng cung. Tôi không biết bà có yêu cha tôi hay không nhưng chắc chắn Liêu Mãn Bình đối với bà tình cảm sâu
nặng. Từ đầu đến cuối ông đã bảo vệ mẹ và tôi, cũng chỉ có ông nắm rõ
tình hình, thu xếp cho cuộc sống của hai mẹ con. Tôi được sống tới hôm
nay và ngồi lên vị trí tối cao này hoàn toàn nằm trong dự định của Cố
tướng quân.
Những ngày này là khoảng thời gian tôi hay nghĩ ngợi về quá khứ. Tôi
đã gặp mặt hội Sử Kí-cơ quan dưới quyền hội Hoàng gia có trọng trách
biên soạn lịch sử nhiều đời của dòng họ Trường Thịnh Thiên. Việc ghi
chép về Mỹ Thụy vương phi đang được sửa đổi cho phù hợp. Tôi đã tự thêu
dệt lại câu chuyện về mẹ hết sức nhẹ nhàng: Mẹ tôi sau một thời gian về
làm vợ nhà vua thì bắt đầu nhung nhớ cuộc sống chốn nhân gian. Bà không
chịu nổi cảnh làm con chim trong chiếc lồng vàng, thế rồi quyết định rời hoàng cung. Hoàng đế Quang Minh vì yêu vợ mà miễn cưỡng chấp nhận. Ông
giao phó cho Liêu tướng quân trông nom cuộc sống của Vương phi. Một số
người có ác ý đã tung tin đồn về cái chết của bà làm bôi nhọ thanh danh
bà. Vì muốn bảo mật cuộc sống bên ngoài của vợ cũng như đứa con gái mới
chào đời mà nhà vua giữ im lặng. Thế là không may Mỹ Thụy phi phải gánh
chịu tội danh ngoại tình trong một thời gian dài cho tới khi bà nhắm
mắt. Sự việc này cho thấy mặt tiêu cực của đế chế cũng như cuộc sống gò
bó trong hoàng cung. Chính những lễ nghi khắc nghiệt và thiếu đi tự do
đã khiến một vương phi hiền lành, cao quý phải đoạn tuyệt ra đi.
Câu chuyện này kể ra quá gượng ép mà cũng giả tạo làm sao. Nhưng ít
nhiều nó đã rữa sạch nổi oan của mẹ đồng thời không làm lộ sự mục rữa
bên trong nội bộ hoàng gia. Người đời sau sẽ thấy mẹ tôi là một quý phi
sống cuộc đời tự tại, được nhà vua thương yêu hết mực không ai sánh
bằng, một phụ nữ không tham lam quyền lực và tài sản, một người mẹ đức
hạnh hết lòng yêu con, một con người quang minh chính đại, không so đo
miệng lưỡi thế gian… Như thế thôi có lẽ cũng đã khiến linh hồn bà thanh
thản cho dù không ai biết nổi oan ức và khốn khổ của bà. Tôi tin mẹ mình cũng không mong muốn bị hậu thế nhìn bằng con mắt thương hại.
Đó là hình tượng tôi tạo ra cho mẹ, để mẹ có một vị thế tốt và mãi
mãi là một nhân vật lịch sử không bị ai chê trách. Về phần mình,tôi có
nghĩa vụ đi tìm sự thật. Cho dù chỉ để mỗi mình biết cũng không sao. Tôi là con gái của bà, tôi muốn hiểu và thông cảm với bà. Cuộc đời mẹ tôi
giống như câu chuyện cô bé lọ lem có cái kết bất hạnh. Trong một chuyến
vi hành thăm thú thắng cảnh và xem xét cuộc sống dân chúng, Hoàng đế
Quang Minh IV đã bị hút hồn bởi nét đẹp thanh thoát của một cô gái bán
hoa bên đường. Bản tính thiên tử muốn gì được nấy, nhà vua chẳng thèm
hỏi hang đã bắt cóc cô gái bỏ vào valy đem về nhà. Thế là từ một cô nhi
lớn lên ở cô nhi viện, nàng bổng chốc hóa phượng hoàng, trở thành Mỹ
Thụy phi được hoàng đế hết lòng sủng ái. Cái này gọi là gì? Tình yêu sét đánh hay là một tai ương bất ngờ? Nếu ngày đó nàng không xuất hiện
trước mắt vua thì có lẽ đến tận bây giờ vẫn còn được sống bình yên trong nhân gian. Một đóa hoa thanh bạch như mẹ tôi làm sao có thể tồn tại
giữa thâm cung hiểm ác? Cho dù ở trong Mỹ Thụy cung được xây dựng cách
biệt, mẹ vẫn chẳng thể an toàn. Người hầu gái thân cận hóa ra là do Thủy Tú-nhị vương phi cài vào từ lâu. Cô ta không ngừng theo dõi và báo ngay cho chủ khi biết mẹ tôi mang thai. Rồi thêm một liều thuốc độc nhẫn tâm bỏ vào ly nước. Mẹ tôi đã may mắn không uống. Có lẽ nhờ vào linh tính
kỳ dịu của người làm mẹ, hoặc do số mệnh bắt buộc tôi phải được sinh ra… Mẹ đã hoảng sợ chạy thoát khỏi bốn bức tường của hoàng cung. Hóa ra 19
năm trước tôi từng một lần suýt chết! Sự biến mất của mẹ đã khiến người
nữ hầu kia tưởng rằng chính tay mình đã gây nên cái chết của một sinh
mệnh, à không, của hai sinh mệnh mới phải… Xem như cô ta cũng còn chút
tính ngưởi, cũng không quên những tháng ngày mẹ tôi hết lòng quý mến và
đối xử tốt với nàng ta. Nhưng chính vì điều đó làm cô ta chìm vào cảm
giác sợ hãi, hối hận của một tên sát nhân. Đêm ngày chìm đắm trong ý
nghĩ mình đã giết người, chẳng bao lâu cô hầu nữ hóa điên thật. Không
ngờ mười mấy năm sau, cô hầu kia một lần nữa trông thấy Mỹ Thụy phi.
Người đàn bà điên quỳ dưới chân tôi năm đó chính là cô ta! Lời xám hối
đó, khuôn mặt đầm đìa nước mắt đó. Tôi cho rằng mình đã tha thứ rồi, mẹ
tôi cũng không oán hận gì nàng ta nữa. Nếu cô ấy không ra tay thế nào
cũng có người khác ra tay. Ông trời dù sao cũng đã trừng phạt kẻ tội
lỗi. Cái chết của người đàn bà đã được Thái hậu chính miệng nhận trách
nhiệm. Vì lo sợ tôi sẽ cho người điều tra, thái hậu đã ra tay sớm một
bước, bịt đầu mối cuối cùng. Giờ thì chẳng còn ai làm nhân chứng nữa,
mọi chuyện xem như khép lại.
Nếu có gì không thỏa đáng thì chính là vì sao bà ta-kẻ đứng sau tất
cả vẫn ngang nhiên tung hoành cho tới bây giờ. Tôi không tin bà ấy sẽ
sống những tháng ngày còn lại một cách bình an. Và tôi cũng không muốn
làm gì bà ta nữa. Hiện tại bà đã bị giam lỏng ở một tòa dinh thự, xem
như một nhà tù sa hoa. Danh hiệu Thái hậu cũng không còn, tuổi thanh
xuân qua rồi, con cháu cũng không ai cần bà nữa, cả nước đã mất đi lòng
tin ở bà, chẳng bao lâu họ sẽ không nhớ ai là Thủy Tú Thái hậu. Như thế
có lẽ là đủ, cứ để bà ấy nếm trãi cảm giác không ai nhìn tới.
Chú Lữ Công có đến tìm tôi hôm qua, ông cũng đã biết hết sự thật về
Mỹ Thụy phi. Ông không nói gì trừ hai tiếng xin lỗi. Tôi chỉ mỉm cười và gật đầu. Thật tình thì cũng không còn hơi sức trách cứ gì ông ấy. Một
người dành cả đời phục vụ cho anh trai, rồi tới cháu trai bây giờ là
cháu gái. Trên đời này khó tìm thấy vị trung thần nào đáng tin cậy hơn
ông.
Cuộc tuyển cử vừa mới bắt đầu hơn một tuần. Ngày nào Dĩ Linh cũng bàn bạc với tôi về việc phong chức cho các quan thần mới. Những kẻ tạo phản đã bị thanh trừ. Hệ thống qua chức cũng vì thế vắng đi nhiều vị trí.
“Thời đại của các lão già qua rồi, bây giờ là lúc thanh niên đứng lên
làm chủ đế chế” Dĩ Linh luôn miệng nói như vậy. Chị chọn ra nhiều gương
mặt trẻ u tú với hy vọng họ sẽ vào triều phục vụ hoàng gia. Suýt buổi
chỉ toàn nghe chị ấy đánh giá, bình phẩm, nêu ra ưu điểm khuyết điểm của các ứng cử viên, lựa chọn xem tài năng này thì phải đặt vào chỗ nào mới phát huy hết công dụng. Tôi im lặng vừa nghe vừa gật đầu. Mắt nhìn
người của Dĩ Linh thật tinh tường, cách dụng người cũng rất anh minh.
Một lần trong lúc ngồi nghe chị nói tôi phải thốt lên “Bởi chi Nữ Hoàng
là chị thì tốt rồi!”. Dĩ Linh giật mình nhìn tôi rồi lúc lâu lại lặng lẽ cúi xuống “Đừng nói thế thưa Điện hạ, Người mang dòng máu hoàng tộc
không pha tạp, là người mà tiên đế lựa chọn, làm sao thần dám bất
trung?”
Chợt lúc đó trong đầu tôi lóe ra một suy nghĩ: Vì sao phải nhất thiết lấy huyết thống làm chỉ tiêu chọn người kế vị? Thật là bất công khi kẻ
vô tài là tôi ngồi tên ngai vàng để một người sáng ngời khí nhất làm vua như chị kè kè bên cạnh giúp đỡ.
Tôi thở dài giơ tay cho tì nữ mặc váy áo vào. Tự nhiên thấy nhớ chị
Vi Linh quá. Chị không còn bên cạnh chăm sóc tôi nữa mà bây giờ đã hóa
thiên thần. Tôi đưa mắt nhìn ra khung cửa sổ. Ở giữa vườn thượng uyển là một cái trụ đá mới xây, trên ấy khắc tên chị cùng với một dòng chữ:
‘Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, Nữ Hoàng đời thứ VI triều đại Quang Minh
gửi tới tì nữ Khả Vi Linh lời chúc bình an chân thành nhất.”
-Xong rồi thưa điện hạ!
Lời nói của cô hầu làm tôi chợt tỉnh.
-Phiền chị cho người chuẩn bị xe, tôi muốn tới Liêu phủ!
Tôi tình cờ gặp Dĩ Thuật trên đường xuất cung. Anh vừa đi vừa say sưa đọc sách đến nổi tí nữa là đâm sầm vào cái cột. Khi thấy tôi Dĩ Thuật
cười rạng rỡ vẫy tay chào
-Ah! em họ, lại đến phủ tướng à?
Dương Cảnh hộ tống bên cạnh kính cẩn chào anh, kèm theo một lời nhắc nhở
-Hoàng tử điện hạ, Ngài phải gọi Người là Nữ Hoàng!
Dĩ Thuật trồ mắt làm bộ mặt sợ hãi
-Ấy chết, thần quá bất kính, mong Nữ Hoàng trị tội!
Tôi phì cười nhìn bộ mặt giả tại kia cũng hỏi hang mấy câu
-Thôi khỏi, anh gọi như vậy em còn thoải mái hơn. Mà dạo này anh trốn ở đâu? Chị Dĩ Linh sắp nổi cơn điên rồi!
Dĩ Thuật ngạo nghễ nhìn lên trời, tay phe phẩy chiếc quạt giấy
-Dần đây anh bận lập kế hoạch hành tẩu giang hồ, Dĩ Linh còn lâu mới
nắm bắt được anh. Cái gì? Làm quan hả? Thôi mơ đi! Anh thà làm một hoàng tử vô danh tiểu tốt, tự tung tự tác còn hơn bị xỏ mũi đi hầu hạ người
ta. À, ý anh là không muốn bị Dĩ Linh sai vặt chứ không phải né tránh
không muốn phục vụ em. Nếu Nữ Hoàng ban thánh chỉ thì anh không dám cãi…
Tôi hiểu ý nên gật đầu cười
-Không đâu, em biết anh không thích dính liếu chính trị, tính tình
của anh cũng không phù hợp làm chính trị. Thôi thì cứ tiếp tục làm chàng hoàng tử đào hoa của Vương quốc đi. Em không gây khó dễ cho anh. À mà
anh cũng đừng quá ham chơi, hôm trước em nghe dượng nói sẽ chuẩn bị cho
anh đi coi mắt đó! Lớn thế này rồi, sớm tìm cho dượng cô con dâu đi
thôi!
Dĩ Thuật như nghe phải hung tin, anh tái tím mặt, rung rẫy đánh rơi cây quạt xuống đất
-CÁI GÌ??? Cưới vợ? Thôi chết rồi, tuổi thanh xuân của anh sắp bị
cướp đi rồi. Tạm biệt em họ, anh phải lập tức chuẩn bị hành lý… kì này
anh quyết bỏ nhà ra đi!
Nói rồi Dĩ Thuật hớt hãi quay đầu bỏ chạy. Giữa chừng đột nhiên anh dừng lại, nghiêm túc nói với tôi một câu:
-Viễn Xuyên à, tuy hơi muộn nhưng anh muốn nói lời xin lỗi vì từ đầu đã không đứng về phía em!
Một vẻ trang nghiêm hiếm có xuất hiện trên khuôn mặt anh. Tôi mỉm cưởi xua tay
-Biết rồi, em quên từ lâu rồi, ai cũng có quyền do dự trong trường hợp như thế. Cảm ơn anh vì cuối cùng đã ủng hộ em…
Lúc Dĩ Thuật đã đi mất hút, tôi quay sang hỏi Dương Cảnh
-Anh ấy không thuộc nhóm những người có mưu đồ tạo phản đúng không?
Dương Cảnh trịnh trọng thưa
-Vâng ạ. Hoàng tử đã giúp đỡ rất nhiều để vạch trần âm mưu của Thái hậu tuy rằng ban đầu có thiếu tính dứt khoát…
Tôi ậm ừ gật đầu
-Phải… nhưng nói thế cũng không thể dễ dàng bỏ qua, thái độ do dự có thể coi là bất trung! Cần phải trừng trị đích đáng.
Thế là tôi nhón chân thì thầm vào tai Dương Cảnh mấy câu. Anh nghe xong nhìn tôi ngạc nhiên sau đó vừa cười vừa hô
-Thần tuân chỉ!
Tôi gật đầu hài lòng rồi mới chui vào trong xe
-Ok, bây giờ chúng ta đi thôi… em muốn gặp Thần Phong.
Đoàn xe không hề phô trương mà lặng lẽ xuất cung. Tôi ngồi im nhìn
cảnh vật bên đường, trong lòng nhủ thầm: “Ngạn Luật, em nhớ anh quá, lại đến thăm anh đây!”
Người phụ nữ cuối cùng trong Liêu tộc đứng trước mặt tôi. Bà là Liêu
La, năm nay đã hơn 55 tuổi, chị gái của cố tướng quân và là cô ruột của
Ngạn Luật. Sau khi cúi chào, người phụ nữ đưa mắt nhìn tôi, có thể thấy
nổi tuyệt vọng bên trong cặp mắt đen sụp mí vì tuổi tác
-Điện hạ lại tới thăm, thứ lỗi cho Liêu gia không kịp nghênh đón.
Tôi đỡ bà ngồi xuống ghế rồi thân thiết nắm tay
-Cô đừng nói thế. Cháu không đến đây với tư cách Nữ Hoàng. Cháu chỉ muốn nhìn anh ấy một chút…
Người cô cười cười, nheo mắt nhìn lên tấm chân dung to treo ngay phòng khách
-Ở dưới suối vàng chắc anh cũng cầu phúc cho Tiểu Phong nhà ta. Đứa
con này rất là quý báu, giọt máu hy vọng cuối cùng của Liêu tộc. Thật là ông trời chơi ác với gia đình này, đến đứa cháu đích tôn mà cũng không
tha…
Tôi nhẹ nhàng đặt tay lên vai bà lão. Dường như mỗi lần tôi tới, bà
đều lập đi lập lại mấy câu y chang nhau. Tôi cũng ngước nhìn người trong tranh. Khuôn mặt của ông sáng lạng với nụ cười oai nghiêm, trên vai đeo lấp lánh quân hàm, ngực áo là những huân chương vàng bạc đủ loại, trên
tay còn có thanh ấn kiếm quyền lực. Chắc là khi còn trẻ Ngài cũng bảnh
bao lắm. Tôi lại nhớ tới mẹ mình mà không khỏi bâng khuâng. Bà có yêu
ngài ấy không?
-Haizz… gia đình này không biết đã đắc tội gì mà hết tai họa này tới
tai ương họ tìm đến. Sớm biết thế ta đã ra sức ngăn cản. Người chết rồi
thì làm gì cũng không sống lại. Vì sao phải nhất quyết trả thù để rồi
trước họa vào thân? Bây giờ cha nó nằm dưới âm ti cũng không vui vẻ gì.
Tôi mỉm cười an ủi bà lão
-Cô à, nói thế cũng không phải. Anh ấy có hiếu như thế làm sao có thể bỏ qua kẻ hại chết cha mình, huống hồ là anh chính mắt trông thấy. Nếu
có được lựa chọn thêm lần nữa thì Thần Phong cũng quyết không buông tha. Bản chất anh ấy là vậy, cô nên mừng vì có một người cháu bản lĩnh kiên
cường!
Bà lão lại thở dài gục gật đầu. Nói chuyện một lát tôi xin phép bà
đứng dậy vào thăm Ngạn Luật. Người cô ừ hử như kẻ mất hồn. Tôi đi theo
hành lang quen thuộc tìm tới phòng của anh.
-Dương Cảnh, anh có thể cho em vài phút riêng tư không?
Anh cận vệ do dự rồi gật đầu
-Phiền Nữ Hoàng gửi lời thăm hỏi của tôi tới ngài!
Tôi ừ nhẹ rồi mở cửa đi vào. Căn phòng này giờ quá quen thuộc. Kệ
sách, bàn làm việc, giường ngủ, tủ quần áo,… mọi thứ được sắp xếp theo
một trình tự cố định. Lúc còn ở thị trấn nhỏ, phòng của anh cũng y như
vậy. Ngạn Luật từng nói đây là cách thức của nhà binh, vị trí đồ vật
cũng phải mang tính khoa học sao cho tiện lợi, thoải mái, hợp phong thủy và tạo không gian đẹp. Tôi nhìn quanh một lượt rồi nhẹ nhàng đi đến bên giường. Chiếc giường lớn nằm gần cửa sổ. Ánh sáng buổi sớm rọi vào
thành một luồng lấp lánh li ti. Trăm nghìn tinh thể bụi bay loạn trong
luồng sáng. Cả gian phòng im phăng phắc khó thoát khỏi cảm giác cổ quái. Người nằm trên ấy yên tĩnh như thể một pho tượng đã nghìn năm. Ánh mặt
trời nhẹ nhàng rọi vào, biến khuôn mặt anh thành nửa tối, nửa sáng. Nó
giống như chiếc mặt nạ trắng đen hoàn hảo. Và cái bóng của tôi cũng đổ
dài từ chân giường, trãi ra trên tấm thảm… Nó dài lê thê, ốm nhom, cằn
cỏi như chính tâm hồn tôi vậy.
Tôi thả rơi chiếc bóp đầm trên vai xuống, tự nhiên đưa bàn tay chạm
nhẹ vào gò má của anh. Vì sao làn da này lạnh như thế? Tôi giật mình
trong cảm giác hoảng sợ rồi lập tức nhìn vào máy đo nhịp tim. Những
đường đồ thị lên xuống vẫn đều đặn. Lúc này tôi mới thở ra nhẹ nhõm. Ở
phía trên đầu giường có bao nhiêu là hạc giấy. Lần trước tôi đã thấy mấy nàng hầu trong phủ treo chúng lên. Dường như họ cũng mong làm được điều gì đó, tạo ra một hy vọng nhỏ nhoi cho anh, cho tôi, cho mọi người. Tôi ngồi xuống khoảng trống bên giường, áp cả hai bàn tay vào mặt anh để
làm ấm làn da lạnh lẽo kia. Không biết thời gian trôi đi đã bao lâu, tôi mãi mê chà xát đôi tay vào gò má, vào trán, vào cổ hay bất kì khoảng da nào lộ ra bên ngoài. Anh vẫn im lặng mặc tôi quấy phá, véo vào chiếc
mũi, vỗ vỗ lên trán, gặm lấy mấy ngón tay, hà hơi lên mắt anh,… tôi chỉ
trông chờ được nghe Ngạn Luật mắng: “Em nghịch vừa phải thôi, để cho anh yên!”. Thế nhưng đáp lại chỉ là cái tĩnh lặng vô hư sâu thẳm… Ngạn Luật đến mở miệng cũng lười nhát. Vẻ mặt thân quen như vậy mà sao hờ hửng.
Tôi thấy tim mình đau buốt, không khí vào phổi rát bỏng và mọi thứ nghẹn lại trong cổ họng. Tôi muốn gọi tên anh nhưng sao không cất nổi thành
lời. Sợ rằng anh không đáp lại, sợ rằng chỉ có sự im lặng vô tri, sợ
rằng mình sắp bật khóc… Bao nhiêu cái sợ vẫn không ngăn tôi thốt lên
-Ngạn Luật, nhìn em đi… em về rồi này… anh xấu lắm, đã hứa sẽ sang
đón em vậy mà vẫn còn ngủ ở đây… Anh không chịu dậy em sẽ giận anh luôn!
Tôi nói bằng giọng bình tĩnh cùng một chút nhõng nhẽo của ngày
thường. Anh có thấy nước mắt lại rơi rồi không? Hai tháng nay anh đã tắm bao nhiêu nước mắt có biết không? Em mỗi ngày đều đến, đều ngồi trò
chuyện với cô, an ủi cô. Nhưng ai có thể an ủi em? Ai có thể làm em yên
lòng? Em đã bảo rồi, anh là nước, em là cá. Không có nước, không có cá.
Anh còn muốn chơi trò trốn tìm tới bao giờ? Lại muốn kiểm tra em sao?
Nói cho anh hay, em sẽ đợi suốt đời, anh không kiên nhẫn hơn em đâu.
Tôi mỉm cười trong làn nước mắt và nhẹ nhàng cúi đầu hôn lên bờ môi
nhợt nhạt. Nụ hôn lan dần lên sóng mũi cao cao, rơi xuống trán, đậu lại
trên đôi mắt. Tôi nghe hơi nhở mong manh phà vào từng lổ chân lông, cùng quấn quít quanh hơi thở mình. Thế rồi tôi gói đầu lên tấm ngực lớn,
nghe nhịp tim thình thịch. Tay tôi mân mê cổ áo trắng tinh. Ước gì hai
cánh tay kia sẽ nhấc lên, ôm lấy tôi như thường ngày. Thiếu nó tôi thấy
toàn thân giá lạnh, một sự thiếu vắng không gì bù đắp được.
Ngạn Luật, em yêu anh…
Nghị Hàn, em yêu anh…
Hãy nghe tiếng nói từ tâm hồn em…
Hãy trả lời em…
Tôi lập đi lập lại giai điệu đó. 100 lần… 200 lần… 1000 lần… 2000
lần… Gọi mãi tới khi tim khô máu, phổi rỗng hơi. Tôi tưởng mình có thể
hóa đá cùng anh, cứ dính chặt như thế dù ánh dương lên rồi lặn, giò thổi gió ngừng, lá vàng lá xanh… bao nhiêu năm, bao nhiêu thế kỉ… hãy để tôi nằm yên như thế, nghe nhịp tim kia đều đặn trong lồng ngực, nghe hơi
thở kia nhịp nhàng không thôi…