Điền Viên La Nhiễm

Chương 35



La Nhiễm đối với kẹo đường cùng điểm tâm kia đều không có hứng thú nhưng thật ra đối với hộp nhỏ kia đã nhìn đến vài lần. Bên trong có đủ loại món đồ chơi nhỏ như ná, chong chóng, chuồn chuồn tre, cái còi, v.. v.. Thấy mấy viên đá mà lam kia, tâm của La Nhiễm chợt reo lên sung sướng. Không tồi, nếu không sai thì mấy viên đá màu lam nhỏ kia chính là ngọc bích thời hiện đại.

Ngọc bích là một trong những tinh thể khoáng chất tự nhiên được khảm vào trong đá hoặc khoáng chất, độ cứng cao. Loại khoáng thạch có giá trị này không thay đối dưới tác động của khí quyển và khoáng chất, sau khi mài nó có màu sắc đẹp và vân trong như pha lê, ánh sáng rực rỡ, bền chắc có thể chế tác được trang sức. Thấy ngọc bích có giá trị nghìn vàng ở thời hiện đại lại cho tiểu hài tử làm đồ chơi như vậy, La Nhiễm có loại cảm giác không nói lên lời. Có hai loại khả năng: Một là, ở thời đại này, mọi người còn chưa nhận thức được đá quý cũng giống như ngọc bích. Hai là, hai người lớn trong nhà cùng bà ngoại không biết về bảo thạch, hoặc là cũng chưa từng để ý, dù sao là đồ chơi của tiểu hài tử làm gì có ai cẩn thận xem xét không.

"Bà ngoại, mấy viên đá màu lam này thật đẹp, so với ngọc bội còn đẹp hơn". La Nhiễm chỉ vào mấy viên đá ngọc bích kia mà nói.

"Nhiễm Nhi còn biết đến ngọc bội cơ đấy. Oh! Mấy viên đá màu làm này quả thật rất đẹp, nhìn không giống như viên đá bình thường. Cha bọn nhỏ, ông tới nhìn xem". Bà ngoại Trịnh đem ba viên đá ngọc bích kia cho ông ngoại Trịnh xem.

Ông ngoại Trịnh nhận lấy liền cầm ở trong tay đánh giá mấy viên đó thật lâu, sau đó nói: "Này.. nếu ta không nhìn nhầm thì đây là ngọc bích. Lão đại, lão nhị, mấy viên đá này tìm được ở đâu thế"?

"Cha, mấy viên đá này hẳn là đứa nhỏ Phàm Nhi lúc chơi đùa không biết tìm được ở chỗ nào". Trịnh đại cữu trả lời.

Ông ngoại Trịnh hiểu được ngọc bích rất quý, liền nói: "Không ngờ Phàm Nhi có thể tìm được đồ tốt này. Nếu lần này đã cầm đến đây thì đưa cho ba đứa Văn Tuyên, Nhiễm Nhi, Văn Sinh đi".

Trịnh đại cữu cười ha hả nói: "Không có gì, huống chi mấy đứa Văn Tuyên cũng không phải người ngoài".

Trịnh thị sau khi nghe thấy thì liền cảm thấy vật này rất quý trọng: "Cha, đây nếu thật sự là ngọc bích thì có thể có giá rất nhiều bạc sao có thể để cho mấy đứa nhở chơi đùa chứ".

La Hữu Lễ cũng cho rằng không thể cho mấy hài tử nhận được, lập tức nói: "Đúng vậy, cha, thứ này rất quý, tiểu hài tử chơi đánh rơi thì nguy rồi. Đại ca, nhị ca đem cất đi hoặc đem đi đổi bạc đều được".

Bà ngoại Trịnh lại trực tiếp xua tay nói: "Đã cho mấy đứa nhỏ thì sẽ không đòi lại. Vừa hay các con có thể đem đi đổi bạc để cuộc sống bớt khó khăn".

La Nhiễm nhìn chằm chằm mấy viên ngọc bích kia không rời mắt, nhưng nếu mọi người đều biết ngọc bích rất quý thì cái này có thể đổi chút bạc. Vốn trong lòng nghĩ rằng nếu ngọc bích không phải là một loại đá quý trong xã hội này thì mình có thể thu thập, thu thập nhiều hơn, mài thành nhiều kiểu dáng làm đồ trang sức độc đáo và đẹp mắt, nhưng mà nếu có thể đổi thành bạc, với tình trạng hiện tại thì đổi bạc vẫn tương đối tốt hơn. Phỏng chừng có thể đổi được mấy chục lượng bạc, dù sao bình thường ngọc bội cũng đổi được xấp xỉ mấy chục lượng bạc, hơn nữa mấy viên ngọc bích này không lớn, màu sắc cũng không được tốt lắm. Còn nữa, nếu như trấn trên không được giá thì phải lên tận huyện.

La Nhiễm nhìn bảo thạch, nhịn đau nói: "Ông ngoại, bà ngoại, chúng cháu không lấy đâu, đường tỷ cháu là La Bình nếu nhìn thấy khẳng định sẽ cướp đi. Vật này vồn chính là Trịnh Phàm biểu ca thu thập được, để cho biểu ca ở đó đổi thành bạc cũng được". Trên thực tế, La Nhiễm muốn nói là nhà mình hiện tại còn chưa có ở riêng, Tần thị nếu phát hiện ra khẳng định sẽ đem bảo thạch cướp đi, cho dù đem đi đổi bạc cũng không an toàn. Nhưng ngại La Hữu Lễ đang ở đây mà không biết xấu hổ nói xấu Tần thị như vậy, chỉ có thể vòng vo nói là La Bình, bất quá mọi người ở đây ngoại trừ Văn Sinh thì đều có thể hiểu được ý tứ của La Nhiễm.

"Thứ này nếu ở địa phương nhỏ của chúng ta đổi được không đáng bao nhiêu tiền, nếu lên huyện thì có thể đổi được gần mấy chục lượng bạc. Lúc có thời gian phải đi một chuyến". Ông ngoại Trịnh nghe La Nhiễm nói như vậy lập tức hiểu ngay, cả nhà nữ nhi còn chưa có ở riêng, đến lúc đó cái này sẽ không phải của nữ nhi. Vẫn là nhà mình cầm thì tương đối yên tâm, đổi bạc cũng có thể tiếp tế nữ nhi một chút.

Cuối cùng, vẫn là Trịnh đại cữu đem bảo thạch cất đi, về sau tranh thủ lên huyện để đổi bạc.

Nhìn hộp đồ chơi nhỏ kia, La Văn Sinh lại một lần nữa kéo hứng thú của mình trở về. Ôm hộp nhỏ yêu thích không buông tay. Đại gia hỏa này nhìn thấy lập tức cười ha ha, La Văn Sinh ngại ngùng cười nhưng mà vẫn ôm hộp nhỏ không buông tay.

Trịnh đại cữu lại đưa cho La Văn Tuyên một bao nhỏ, xem hình dáng hình như là sách. Đó là ba quyển: "Tam tự kinh", "Bách gia tính", "Thiên tự văn". Lần này, La Văn Tuyên, La Nhiễm đều yêu thích nó không buông tay.

Tự La Văn Tuyên hiểu rõ, từ nhỏ trong nhà chỉ biết có mỗi đường ca đọc sách, hơn nữa chỉ có thể chu cấp nuôi dưỡng một mình đường ca. Tuy rằng chính mình rất hi vọng bản thân có một ngày được đến học đường đọc sách nhưng biết điều đó không thể thực hiện được. Cho nên nhìn thấy mấy quyển sách này rất là kích động.

Đừng nói đến La Nhiễm, ở hiện đại cũng được coi là người có học, nhưng tới cổ đại rồi lại đột nhiện trở thành người bán mù chữ. Kể từ khi phát hiện ra trên câu đối của La gia ở đại môn chỉ nhận thức được hai, ba chữ, La Nhiễm liền suy đoán rằng đã có chuyện xảy ra, việc không biết chữ này quả thực là rất không có cảm giác an toàn. Chữ thời này so với hiện đại rất khác nhau, cùng Hán ngữ cổ viết cũng không giống nhau. Cho nên nhìn thấy mấy quyển sách này, liền giống như sói nhìn thấy cừu vậy.

"Hữu Lễ, nhìn mấy đứa nhỏ này có lẽ thích đọc sách, đặc biệt là Văn Tuyên, hiện tại cũng gần mười tuổi rồi, cũng không thể chậm chễ nữa. Con có kế hoạch gì không"? Ông ngoại Trịnh biết tình huống hiện tại để cho Văn Tuyên đến học đường rất khó thực hiện, nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng phải tạo áp lực cho cậu con rể cứng đầu này. Làm cha mẹ, nhìn con cái ăn không đủ no mặc không đủ ấm, nhưng vẫn muốn cháu mình được chu cấp để đọc sách thi tú tài.

"Việc này, cha, hiện nay tình huống trong nhà cũng không gánh nổi việc cho Văn Tuyên đến trường". La Hữu Lễ ủ rũ đáp. Từ trước đến giờ không có nghĩ nhiều như vậy, nhưng thật ra dạo này nghĩ đến mười mấy năm gần đây, vào lúc này lại đột nhiên phát hiện mình làm cha thật không xứng.

"Haizzz.. vậy mà các con vẫn còn muốn chu cấp cho cháu trai của mình nhập học đấy..". Ông ngoại Trịnh nhìn bộ dáng không hăng hái này của nữ nhi cùng con rể thì vô cùng buồn bực. Việc này quả thực là mình sai lầm rồi, vốn tưởng rẳng La Hữu Lễ thành thật trung hậu, nữ nhi gả cho hắn thì càng phù hợp. Không nghĩ tới.. haizzz.

La Nhiễm biết ông ngoại bị cha làm cho tức giận đến phát hỏa, tuy rằng mình cũng rất tức giận nhưng mà hiện tại không phải là thời điểm phát hỏa. "Ông ngoại, bà ngoại, đừng giận cha nương cháu. Lần này ông nội, bà nội, đại bá muốn nhà chúng cháu xuất ra mười hai lượng bạc cho Văn Danh ca mua bài thi để thi tú tài. Nhưng mà nương nói lần trước vay năm lượng bạc còn chưa có trả, nếu không lần này đưa cho Văn Danh ca năm lượng bạc thì bảo Văn Danh ca viết giấy ghi nợ, đem năm lượng bạc vay lần trước bổ sung vào, tổng cộng xem như là nợ mười hai lượng".

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.