*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.“Anh Rit, anh Reuang đâu ạ?” Mae Prang hỏi anh trai nhỏ.
“Anh Reuang đang tắm, một chốc sẽ đến, để rồi ăn cơm cùng nhau.” Mùi thơm thức ăn từ tay nghề Ketsurang kích thích nước bọt của mọi người trong nhà. Khi Meun Narongratcharittha ra khỏi gian phòng ngủ thì xuống ngồi đầy đủ cùng nhau, như thể cuộc đời được lấp đầy khi cả gia đình được ở trọn vẹn bên nhau.
“Canh chua tôm của mẹ thật ngon tuyệt vời.” Tiểu thư Prang nói trong khi bóp cơm đưa vào miệng.
“Mae Prang, lại nói năng kỳ lạ rồi đấy.” Khun Ying Jampa khuyên răn như vẫn luôn khuyên răn. Tiểu thư Kaew cúi mặt mỉm cười cùng đĩa cơm do suy nghĩ buồn cười em gái, khi ngẩng mặt nhìn về phía Ketsurang, thấy đối phương nháy mắt cho thì lại càng phải nhịn cười đến mức khuôn mặt tươi sáng đỏ ửng.
“Lần này về nhà ở lại mấy ngày thế Por Reuang?”
“Chỉ ở lại được bốn năm ngày thôi ạ. Thời gian này người từ thành phía Bắc đưa gia đình đến Song Kwae sinh sống nhiều hơn. Tin tức kể sơ rằng cùng nhau xuống buôn bán nhiều hơn, cả phía Đức Vua cũng lệnh cho thêm gỗ tô mộc đi Batavia (Jakarta), có thể có dân làng khuân gom đồ từ rừng đến bán nhiều hơn.”
“À, thế Praya Phitsanulok và Ookpra Ramnarong thì thế nào?”
“Chú vẫn khỏe ạ, còn Praya Phitsanulok thì khoảng thời gian về sau ngài cũng có đau bệnh. Trước khi con về thì ngài cũng không được khỏe lắm, tiểu thư Riam, con gái út của ngài Praya Phitsanulok vừa cạo búi* mới chỉ một năm. Lần này trở về con hẳn phải mang đồ trang sức đến gửi. Chắc phải nhờ Mae Kaew, Mae Prang giúp chọn mua giùm.”
*Là kiểu tóc cạo xung quanh chừa lại phần giữa rồi búi lên như đứa bé quần tím trong ảnh.“Thật tốt, ta sẽ hết sức giúp anh tìm mua luôn ạ. Hôm nay luôn được không? Ta vừa hay muốn đi chơi chợ Chikun. Nghe nói có vải Mô-gôn (Ấn Độ) đến bán thêm, cả vải vẽ hoa văn lẫn vải in hoa văn mà đám người Hà Lan mang đến bán từ xứ Ấn, để có vải đẹp đến khoe với các chị trong cung.” Tiểu thư Prang vội tình nguyện, khuôn mặt nho nhỏ nở như mâm bồng khi nhìn thấy cơ hội được đi chơi. Ketsurang chạm ánh mắt chồng trong khi toét cười ngượng, tựa như thấy tội lỗi khi lời ăn tiếng nói của con gái hoàn toàn có từ nàng.
“Muốn tốt thì phải đến khu nhà ven chùa Khun Prom bên ngoài kinh thành đấy. Tin tức nói rằng dân làng nơi đó đem vải trắng nhập khẩu đến vẽ in thành hoa vải vân nước ngọt để bán, đẹp đến quẫy chết.” Tiểu thư Kaew nhắc lại cùng giọng đoan trang nhưng đôi mắt ánh lên, cũng không thể giấu sự muốn đi chơi.
“Cả mẹ lẫn con đều đủ rồi, nói năng kỳ lạ hết cả. Người khác nghe thấy sẽ nhìn thế nào hả Mae Kaew?” Cháu gái nghe thấy thì cúi mặt héo hắt lấy lệ đủ khiến cho người làm bà nội mềm lòng.
“Dạo này đau gân gối xương chân quá, muốn kiếm người nào đến làm cho giảm bớt thì nào có ai…” Ánh mắt mà tiểu thư Kaew giấu lúc ban nãy liền mở mí mắt lên đến mức nhìn thấy con ngươi lấp lánh trong sáng.
“Bà nội ạ, nếu cơm nước tiêu hóa xong rồi thì cháu sẽ đi bóp chân cho ạ. Mẹ kể rằng bà nội than rằng tay ai cũng không chạm đến đúng dây đúng gân bằng tay của cháu.”
“Tốt… bà no rồi. Ăn cơm uống nước cho no rồi nếu muốn đi chơi thì đi. Quay về thì đến tìm bà ở phảng trước phòng ngủ nhé Mae Kaew của bà.”
“Thưa vâng.” Cháu trai cháu gái còn lại đều đồng lòng giơ ngón tay cái cho chị gái và em gái của mình. Cho đến khi no nê thì tiểu thư Prang liền tách ra đi xuống bên dưới nhà để tìm con gà mà mình nuôi, giữa ánh mắt chạm vào nhau của bố mẹ và những người con còn lại.
“Cam thế nào rồi ạ?” Tiểu thư Kaew là người đầu tiên lên tiếng hỏi nhẹ giọng khi nhìn thấy anh trai giữa chạm ánh mắt cha mẹ rồi có sắc mặt tiến thoái lưỡng nan không ít.
“Chết từ lúc sớm nhưng anh đã đi tìm mua con mới về thay cho rồi.”
“Con thứ mấy rồi?” Meun Narongratcharittha hỏi em trai.
“Hẳn là con thứ tám rồi.”
“Thế sao? Đừng để Mae Prang đến nhìn nó lâu quá, kẻo lại nhận ra rằng không phải con cũ.”
“Chị Pin, chị Yaem đi theo Mae Prang một chút đi, bảo rằng chốc nữa anh Reuang sẽ đưa đi chợ Chikun và rừng vải xanh. Còn chợ ven chùa Khun Prom thì mai hãy đi.” Ketsurang nói với người hầu đồng cam cộng khổ.
“Vẫn chưa quá tối, lúc này nắng không gắt, hẳn là có thể thoải mái đi xem đồ đạc đấy anh Reuang.” Meun Maharit nói cùng anh trai trong khi gật đầu đồng tình với mẹ.
“Nàng có đi cùng các con hay không?” Chủ gia đình hỏi người vốn hẳn muốn đi chơi nhất.
“Không ạ, ta sẽ cho chị Pin chi Yaem đi theo chăm sóc Mae Kaew và Mae Prang. Để ta sẽ ngồi làm nguồn động viên khi Khun Pi làm việc, rồi sẽ thêu cho xong vỏ gối để dâng lên cho nhà sư.”
“Mãi ở trong nhà, tỏ vẻ đoan trang thế này xem ra ta phải mau chóng đi Song Kwae rồi chăng.” Praya Wisutsakorn nhướn mày giễu vợ trước khi đi vào trong thay quần áo chuẩn bị đi tắm trước lúc làm việc trên phảng trong đình gỗ nhỏ cách xa đình lớn rất nhiều.
“Quả là luôn biết kịp mọi lúc mà.” Miệng phàn nàn nhưng đôi mắt tỏa ánh hạnh phúc, Ketsurang lệnh cho hầu tớ trong nhà sắp xếp đồ đạc, trong khi Nai Jerm và Nai Chom chuẩn bị đi chèo thuyền cho bốn vị chủ nhân, có Nai Waen và Nai Prung* đi theo sát. Lại còn có Pin, Yaem, Jik và Plang* đi theo phục vụ hai tiểu thư, chèo thêm một chiếc thuyền, trở thành một đoàn to tương xứng với địa vị. Trong khi đoàn các con của Praya Wisutsakorn chèo thuyền đi, chiếc thuyền chứa đầy rau củ cũng lướt ngang qua. Mae Glin nhìn nhóm thuyền chèo ngang qua trong khi thở dài.
*Waen đọc là ‘wẻn’, Prung đọc là ‘prùng’.
Pin đọc là ‘pỉn’, Yaem đọc là ‘dẻm’.
Jik đọc là ‘jịk’, Plang đọc là ‘plằng’.“Thật đáng tiếc, đi đâu vậy nhỉ?” Nàng rướn cổ nhìn cho đến khi bốn chiếc thuyền chèo khuất đi mất. Mae Glin cười nhẹ thành tiếng khi bản thân bị nặng quá rồi, khi chỉ được ngắm nhan sắc bốn người sượt qua da thôi thì đã thấy đầy sinh lực không diễn tả được. Khi đến bến thuyền nhà Praya Wisutsakorn thì liền sắp xếp cho hầu tớ đi theo khuân đồ lên bến. Còn bản thân thì đi chào hỏi người hầu nhà Praya Wisutsakorn để cho báo với chủ nhà bên trên rằng rau củ từ vườn bà Kui được khuân đến tặng rồi. Nhà ngài Praya Wisutsakorn mát mẻ, mát mẻ cả lòng cả thân thể, mọi người mỉm cười thân thiện, mỗi vị chủ nhân đều có tấm lòng tốt đẹp đến mức được đồn đãi khắp nơi. Mae Glin cảm thấy bản thân thật may mắn khi bà Kui xin nàng về nuôi, khiến cho nàng cũng được nhận phúc, được sảng khoái nhận lấy mùi hương của sự tốt đẹp bao bọc khắp khu vực này mỗi lúc đem rau củ đến tặng.
* * *
Pudtan nhìn hình ảnh chợ trước mặt trong khi thở dài, đồ đạc quả thật là nhiều đến hoa mắt nhưng không khác gì chợ ngoại tỉnh, nào kiếm được sự văn minh. Người người ăn mặc có phần kỳ lạ, nào quấn đầu, nào không mặc áo. Có cả sạp gỗ cố định có mái che và là bục nâng gỗ tre được nối lại thành sạp một cách đơn giản không có mái. Còn may là người buôn bán ai nấy đều mỉm cười tươi tắn, người đến mua đồ không phải ít nhưng không đông đúc chật chội. Vài phần đất khô cứng, vài chỗ trông dơ bẩn đến mức cô gần như không muốn bước vào. Nhiều người không mang giày, thật sợ ký sinh trùng chui vào quá, chính cô mang giày đan da mà bà Kui cho từ trước khi xuống thuyền nên phần nào có thể dằn lòng. Bản thân bà Kui cũng mang, nhưng On, Eung đều để chân trần. Nhiều bà bán hàng la chào hỏi han ồn ào khi bà Kui bước vào chợ, khiến cho biết rằng bà Kui này đây có không ít tiếng tăm.
“Hôm nay không mang rau đến bán ở chợ than sao bà Kui?”
“Ngày mai đi, hôm nay ta mang sang nhà Praya Wisutsakorn hết rồi.” Khi bước đến chỗ bán vải thì đôi mắt xinh đẹp liền ánh lên lúc cô nhìn thấy vải bông chất liệu tương đối tốt nhiều màu sắc do có sự yêu thích cái đẹp ẩn trong máu. Vải nhìn thấy có cả màu xanh biển, màu đỏ, màu vàng, màu trân châu, màu xanh lá nhạt, màu hồng và màu nâu. Có thể nói là tạo không ít sự hoài nghi cho cô khi được nhìn thấy màu sắc của vải mà không nghĩ rằng sẽ có trong thời đại này vốn tụt hậu so với chỗ cô từng ở hơn 300 năm.
“Có thích màu gỗ đàn hương này không? Nhưng nếu mặc thì nào phải có thể dùng bền được. Màu nâu đậm dễ nhất, giá rẻ thì mới tốt, mặc làm việc thì cũng không thấy vết bẩn nhiều lắm.” Bà Kui dùng tay vuốt vải mà Pudtan cho rằng là màu vàng trong khi nói thật dài.
“Lấy màu nâu cũng tốt ạ bà Kui.”
“Lấy một tấm màu tươi, màu gỗ đàn hương hợp với da ngươi lắm, và màu nâu này đi vậy. Ở đây một mảnh là đủ, để rồi sẽ đi rừng than trước, ghé lấy hạt giống rau một chút. Lúc về thì hãy đến rừng vải xanh trước ngục.”
“Trước ngục sao ạ?”
“Cái gì… à, ngục thì trên cõi tiên chắc không có đâu nhỉ. Ngục để giam giữ người làm xấu làm sai đấy.”
“Ờ… ta chỉ không nghĩ là ngục sẽ nằm giữa thành.”
“Phải nằm giữa thành chứ. Nếu không thì khi lôi bọn chúng đi làm việc sẽ mất thời gian đi lại. Công việc không xong thì nuôi tốn cơm, cái đám đấy toàn là da dày nuôi lâu mà chẳng chết.” Lời ăn tiếng nói bộc trực và tương đối thô lỗ đến tận trong lòng Pudtan đây là gì. Bà Kui đúng là trông có lòng xót thương nhưng do là dân buôn bán và phải chật vật kiếm sống nên khiến cho trông phần nào lỗ mãng, nhưng khi nhìn rồi thì có cả trăm phần chân thành. Khi đi thêm một chút thì cô mới hiểu được lời nói lôi đi làm việc vì nhìn thấy nhóm nam nữ da ngăm rám nắng, bị xiềng xích treo trên cổ đang khiêng gỗ mà có người cai quản hẳn là quý tộc tầng thấp nhất. Vài nhóm còn có trẻ con lẫn vào, có xích buộc nối lại với nhau đang phụ trách nạo vét kênh rãnh.
“Đám trẻ này làm gì sai thế bà Kui?”
“À, cha nó làm sai, nên vợ con đều bị xiềng theo. Mau xuống thuyền thôi, rừng than thì phải đi thêm khoảng chục hai chục tay chèo mới đến.” Pudtan vẫn đang ngây ra cùng điều nghe thấy. Cô nhìn đến nhóm người đáng tội nghiệp đó trong khi thắt lòng… rõ ràng là man rợ mà.
“Tại sao chỉ đàn ông làm sai thôi mà phải kéo cả vợ con đến chịu phạt ạ?”
“Chồng nó cha nó làm sai làm xấu, nếu chúng làm thành công thì vợ con chúng cũng được lợi theo. Khi không làm thành công thì bị xiềng bị giam ngục, vợ con phải chịu hậu quả cùng. Đây là nhân gian không phải xứ tiên của ngươi. Nếu thấy điều gì không nên mà ồn ào thì sẽ bị phạt lây.” Bà Kui nhìn trước nhìn sau như thể đề phòng trước khi nhấn mạnh với Pudtan cho cư xử thích hợp. Pudtan chỉ có thể thầm thở dài trong khi đi lon ton theo bà Kui.
Rừng than cách tương đối xa rừng Chompu, sau khi lên bến thì bà Kui liền đi men theo các sạp khác nhau, toàn là rau củ trái cây các loại, lại còn có bó gỗ mây dài, gỗ củi, các cục than đốt kích cỡ khác nhau, bao gồm cả đồ tươi từ rừng. Hạt giống rau tuy không đa dạng nhưng cũng có số lượng lớn được bà Kui đặt mua bỏ vào bao vải buộc chung đưa cho hầu tớ đi theo. Chợ này bẩn hơn chợ vải vừa rồi đến mức Pudtan bước đi không dạn chân trong khi rõ ràng mang giày. Cô nàng cố gắng dằn lòng trong khi vươn tay tán hạt giống trong mỗi một bao tải ra xem trong khi ngẫm nghĩ cách kiếm sống.
“Không có hạt giống rau muống Tàu sao?” Pudtan thử hỏi chủ bán vốn là người phụ nữ trung niên đang lau nước trầu khỏi môi.
“Rau muống Tàu à, không có đâu, giá đắt lắm nên ta không bán. Đám người Hoa đem sang theo trên thuyền buồm không nhiều lắm, trồng rồi đem đến nấu canh luộc chần thì vị cũng không ngon bằng rau muống của chúng ta. Nào bán được tốt đâu, nếu bán thì phải bán cho dân quý tộc dùng mỡ heo để xào. Nếu dùng dầu dừa như chúng ta thì nào có vừa miệng. Ngươi thử đi xem ở nhà nổi Banggaja* thì có thể có bán đấy.”
*Đọc là ‘bàng cà chạ’“Nhà nổi Banggaja sao ạ?” Pudtan nhắc lại tên địa điểm lạ tai đấy, rồi quay sang nhìn mặt bà Kui trong khi gửi đến nụ cười dụ dỗ đến mức người nhìn mềm lòng.
“Ngươi định trồng rau bán sao?”
“Vâng ạ, hẳn là dễ hơn trồng trái cây và tốn thời gian không lâu.”
“Hạt giống rau Tàu rất đắt, người Ayutthaya không ăn, ngươi định đem bán cho ai?” Bà Kui nói trong khi thở dài, người con gái này hẳn có thể trồng được rau cỏ theo như miệng khoe khoang. Nhưng có lẽ không rành việc buôn bán nên mới không hiểu chuyện. Tuổi tác tuy trông cũng kha khá nhưng ánh mắt vẫn còn chứa sự ngây thơ.
“Thôi vậy, coi như thấy ngươi có lòng dạ làm việc, ta sẽ chia hạt giống rau dễ trồng dễ bán cho ngươi. Rau Tàu đấy thì thôi nghĩ đến đi, và chia mầm chuối đem đi trồng hẳn sẽ được việc hơn đấy.” Pudtan nghe xong thì nhận ra rằng bản thân mình giống như người khác thời đại mà không biết chuyện kinh tế của thời đại này, bao gồm cả xu hướng trong việc ăn uống. Cô liền gật đầu một cách dễ dàng nhưng cũng quyết tâm trong lòng rằng nếu ổn định được và quen thuộc với nơi này nhiều rồi thì cô sẽ thử làm điều mà mình nghĩ. Dù không thể bán cho người Thái được thì sẽ tập trung vào khách nước ngoài vậy, chỉ là việc tìm mua hạt giống rau Tàu nói là đắt đấy có lẽ phải dùng không ít tiền.
Cô nàng hạ tầm mắt ngẫm nghĩ trước khi mở mắt to lên khi nghĩ ra được rằng khi cô xuất hiện ở nơi này, chàng trai trẻ đó từng cho cô tiền, hình dạng không khác gì tiền mà bà Kui đưa cho người bán vừa lúc nãy. Cục tiền trông còn to hơn nữa kia, hẳn có giá trị không ít, nhưng thật tiếc khi tỉnh dậy thì tiền đó không còn nằm trong tay nữa. Xem ra chắc là rơi rớt mất tại khu vực khúc sông cong mà cô ngất xỉu rồi. Cô suy nghĩ quyết tâm trong lòng rằng xem ra phải đến chỗ đó lần nữa để tìm kiếm hạt tiền đến chi trả để có thể chống đỡ được.
* * *
Sau khi mua hạt giống xong thì tất cả liền lên thuyền đến khu vực rừng vải xanh, bà Kui cho hầu tớ đưa đi men theo lối cũ và tách ra khỏi lối cũ về phía chợ trước ngục lớn. Pudtan nhìn chợ mà mình vừa đến một cách háo hức do phong cảnh trông tốt hơn hai chợ vừa qua. Cách bến thuyền không xa lắm có tháp bự cao ba tầng có mái vồng sơn màu đỏ. Từng tầng có cái trống to được căng dây thật chặt và điều kỳ lạ là có mèo trắng với vệt đen ở đầu tai béo ú phì bụng, dáng vẻ không bao lâu nữa sẽ sinh nằm quẩy đuôi một cách lười biếng trên sàn tháp trống. Khoảng cách không xa lắm nhìn thấy thêm hai ba con mèo khác tự nhiên theo kiểu mèo, trèo lên nằm trên đống vải được đặt bán một cách thoải mái. Cô mải nhìn cho đến khi có thân hình vạm vỡ bước đến sượt qua người cô vào nói chuyện với chủ tiệm bán bao cau mà bà Kui đang chọn.
“Tránh đường một chút đi Mae Glin. Bác Chom, ta đến thu tiền cá. Mau mau kẻo ta phải đi quản đám tù nhân đằng kia tiếp nữa.”
“Ờ cầm lấy, con Trắng xem ra không bao lâu nữa sẽ sinh cả lứa đấy. Ta thấy bụng nó rồi thì thật sợ rằng sẽ là ngày mai ngày kia đấy. Hãy giúp để ý giùm nhé Moo Song*.”
*Đọc là ‘mù xổng’.“Được được, để ta đi cho thằng Dee xem cho vậy. Ế!” Moo Song quét mắt nhìn cho đến khi thấy ánh mắt của Pudtan rồi thốt lên. Ánh mắt chán ngán công việc vừa nãy liền ánh lóe lên khi nhìn thấy nhan sắc hút mắt của người con gái lạ mặt. Pudtan liền vội dịch người vào sát bà Kui cùng sự cảnh giác.
“Ta còn tưởng là Mae Glin, đang nghĩ là Mae Glin trắng lên nhiều. Một người cháu gái khác sao bà Kui?”
“Lắm chuyện.” Bà Kui tĩnh mặt đáp trong khi cúi xuống cầm vải đến so sánh màu. Cô nàng nhìn chăm chăm người nói đối đáp lại đến mức mắt suýt trợn lên. Nhưng người bị mắng lại lại bật cười lên trước, khiến cho biết rằng lời mắng thế này xem ra không quá mức thô lỗ đối với người trong thời đại này.
“Lại còn lo lắng đấy, nhưng đẹp đến thế này thì cũng nên lo. Ế.. nhưng mặt quen quen giống với, ế… giống ai nhỉ?”
“Nói nhiều quá rồi Moo Song. Vừa nãy bảo đi quản tù nhân không phải sao?”
“Ờ đúng, dù sao thì mau gửi tiền phí cá cho ta.” Moo Song thúc đòi tiền từ các chủ tiệm khác rồi vội gom tiền bỏ vào trong túi vải, và định bước chân đi đến bên cạnh ngục. Nhưng trước khi đi còn quay lại nhìn Pudtan cùng sự si mê trong một thoáng. Khi đối phương đi xa rồi thì bà Kui liền nhẹ giọng nhắc nhở Pudtan.
“Moo Song rất lăng nhăng. Đừng dính đến hắn ta nhé Mae Pudtan, kẻo lại tổn hại thân thể.”
“À, ra là playboy.” Pudtan gật gù, bà Kui nhìn gương mặt trắng đó rồi thở dài do nghe người con gái này không mấy hiểu được.
“Moo Song, tên thật là lạ ạ.”
“Tước vị Moo, tên Song, quý tộc cấp thấp.” Bà Kui kể trong khi phun nước trầu xuống đất một bãi to, xem ra không ưa thích Moo Song bao nhiêu.
“Từng lượn đến tán Mae Glin, nhưng ngoài lăng nhăng ra thì tính tình cũng không tệ.”
“Ta còn nghĩ rằng hắn ta bán cá chứ, thấy đến thu tiền cá với khắp các chủ tiệm.” Bà Kui nghe rồi cười nhẹ thành tiếng trước khi giải thích nghĩa.
“Tiền cá nướng cho đám mèo trông tháp trống kia.”
“Tiền cá cho mèo sao ạ?”
“Đám mèo này có trách nhiệm trông tháp trống, có thấy dây thừng buộc trống đó hay không? Cả cái trống da đều toàn là thức ăn cho chuột, trước kia chuột cắn hư hỏng không chừa ngày nào, phải mất tiền làm trống mới nhiều lần. Quý tộc đến bảo vệ trống liền đem mèo đến nuôi đuổi chuột, thu tiền cá nướng nuôi mèo là tiền phí thuê dãy sạp tiệm này mỗi tiệm năm ốc tiền đấy.”
“Ô hô! Thật tuyệt.” Pudtan nhìn về đám mèo đó cùng ánh mắt thay đổi. Hình ảnh mọi người đi lại rối mù không một ai rảnh, cả người bán và tìm kiếm mua đồ đều có trách nhiệm công việc cần làm. Cả tù nhân làm việc nặng, phải nạo vét đào kênh, đến ngay cả mèo còn có việc làm có tiền thuê. Nếu cô gập tay gập chân* cho bà Kui nuôi thì hẳn phải thấy ngại với mèo, ngọn lửa trong người cô bùng lên đến mức muốn quay về đào đất chia khoảnh trồng rau ngay lúc này.
*Ý chỉ sự lười biếng, không cố gắng mà chỉ đợi sự giúp đỡ từ người khác